Đọc hiểu: Vịnh Khoa thi Hương - Trần Tế Xương

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 5 Tháng một 2023.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631

    Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

    Vịnh khoa thi Hương

    "Nhà nước ba năm mở một khoa,
    Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
    Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
    Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
    Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
    Váy lê quét đất mụ đầm ra.
    Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
    Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.


    (Trần Tế Xương)


    [​IMG]

    Câu 1: Xác định bối cảnh giao tiếp rộng và bối cảnh giao tiếp hẹp trong bài thơ "Vịnh khoa thi hương"?

    Câu 2: Hai câu thơ đầu cho thấy kì thi có gì đặc biệt?

    Câu 3: Nhận xét hình ảnh sĩ tử và quan trường?

    Câu 4: Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật trong hai câu thơ 5, 6? Nêu tác dụng?

    Câu 5: Viết đoạn văn phân tích tâm trạng, thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết.


    Trả lời

    Câu 1

    Dựa vào bối cảnh sáng tác bài thơ, nói về phận thi cử đầy khó khăn của những Nho sĩ xưa, có thể trả lời về các bối cảnh như sau:

    Bối cảnh giao tiếp rộng: Xã hội Việt Nam xưa vào khoảng cuối thế kỷ XIX.

    Bối cảnh giao tiếp hẹp: Kỳ thi năm Đinh Dậu (khoảng năm 1897)

    Câu 2

    Đầu tiên, câu đầu của bài thơ là "Nhà nước ba năm mở một khoa", điều đặc biệt ở đây là tổ chức khoa thi là "nhà nước" chứ không phải "triều đình" như bao nhiêu kỳ thi trước.

    Câu thứ hai, "Trường Nam thi lẫn với trường Hà" cho thấy sự biến động của chính trị ảnh hưởng, gây xáo trộn với các khoa thi khi mà trường thi ở Nam Định thi lẫn với trường thi ở Hà Nội.

    Câu 3

    Sĩ tử trong bối cảnh khoa thi này thì lôi thôi, lượm thượm, không còn hình ảnh gọn gàng của những cử sĩ xưa, mà lại mang chút hơi hướng như kẻ chợ lẫn lộn.

    Còn quan trường nơi thi cử, không có vẻ uy nghiêm, chấn chỉnh mà giờ lại biến thành những quan trường hống hách, hách dịch, ậm ọe la hét, nhưng lại không rõ ràng, tiếng có tiếng không.

    Câu 4

    Nghệ thuật hai câu thơ đó là:

    Nghệ thuật đối trong hai câu: Lọng cắm rợp trời (trời) đối với váy lê quét đất (đất), quan sứ đến đối với mụ đầm ra.

    Tác dụng: Châm biếm những sự lố lăng, làm quá và hoa hòe, diêm dúa nhưng vẫn được nhiều người ngăn đón, a dua xua nịnh cho một chế độ xâm lược.

    Câu 5

    Là một sĩ tử bao năm vùi mài kinh sử, chỉ mong có thể đạt được công danh, rạng rỡ tổ tông, góp phần cho nước nhà. Ấy vậy mà, trong những năm tháng đất nước rơi vào cảnh mất nước, chuyện khoa cử tuyển hiền tài lại dường như lại trở thành một thông lệ cho có, một cảnh mua vui cho quan sứ, bà đầm.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trong cảnh trường thi rối loạn, nước nhà điêu tàn, Trần Tế Xương dường như chỉ có thể an oái thương xót "ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà". Một tầm lòng yêu nước da diết, một lòng căm thù giặc sâu sắc, nhưng lại chẳng thể làm gì được cho tổ quốc, chỉ có thể bất lực thức tỉnh những kẻ tài, người sỉ yêu nước "nhân tài đất Bắc nào ai đó". Đến cuối cùng, có lẽ Trần Tế Xương chỉ mong những người hiền tài có thể tỉnh lại trước hoàng cảnh đất nước hiện giờ, mà đứng dậy, lật đổ những kẻ đang xâm chiếm nước nhà, những quan sứ bà đầm mà người ta tung hô, để giành lại một thời hưng thịnh của nước nhà xưa.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...