Đọc hiểu: Tự tình 3 - Hồ Xuân Hương: Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 15 Tháng năm 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Nữ sĩ Hồ Xuân Hương

    - Quê ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An nhưng sống ở một ngôi nhà nhỏ ở gần Hồ Tây, kinh thành Thăng Long.

    - Đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều danh sĩ nổi tiếng.

    - Tuy nhiên, "hồng nhan bạc mệnh", con đường tình duyên của bà khá lận đận. Hai lần lấy chồng thì cả hai lần đều làm lẽ, éo le hơn, hai lần đều góa bụa. Cả cuộc đời bà khao khát xuân tình nhưng không có lấy một mùa xuân hạnh phúc. Hạnh phúc mà bà khao khát ước mơ như bao người phụ nữ bình thường khác nhưng khao khát ước mơ chỉ là một cái đích xa vời.

    - Là một hiện tượng thơ đặc biệt của Việt Nam: sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm, viết về người phụ nữ với thân phận bị phụ thuộc, tình duyên ngang trái nhưng có vẻ đẹp về phẩm chất, có khát vọng sống cao đẹp và đặc biệt là khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

    Các sáng tác thơ Nôm còn lại cho thấy tài năng thơ ca - được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm" - của bà: tiếng thơ trào phúng đậm chất trữ tình, rất dân tộc và hiện đại, tài sử dụng ngôn ngữ dân tộc, đặc biệt là sử dụng vốn từ ngữ và cách nói của quần chúng nhân dân.

    Chùm ba bài thơ Tự tình tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Xuân Hương.

    Nhận định về thơ Hồ Xuân Hương

    - "Với Hồ Xuân Hương có cây bút như chiếc đũa của bà tiên, những vật tầm thường hèn mọn nhất đều như có một hồn gắn bó với hồn người; và cuộc sống hàng ngày biểu hiện trong những màu sắc, âm thanh rực rỡ." (Nguyễn Đức Bính)

    - "Xuân Hương không chấp nhận cái im lìm, cái tĩnh tại, cái bẹp dí, cái thiếu máu, cái xương xẩu cứng khô... Xuân Hương ưa chuộng, Xuân Hương chỉ muốn thấy, chỉ chấp nhận cái đầy ắp bên trong..." (Lê Trí Viễn).

    - "Thơ Hồ Xuân Hương không bao giờ tĩnh lặng, bằng phẳng, đăng đối mà ngược lại, chúng luôn sống động, gai góc, gồ ghề... xa lạ với chừng mực hài hòa của phong khí văn chương đương thời." (Đào Thái Tôn).


    ĐỀ SỐ 1

    Đọc bài thơ sau:

    Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh,

    Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.

    Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,

    Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.

    Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,

    Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.

    Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,

    Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính.

    Câu 2. Xác định đề tài, bố cục của bài thơ.

    Câu 3. Bài thơ là lời tâm sự của ai, về điều gì? Giải thích ý nghĩa nhan đề Tự tình.

    Câu 4. Nhân vật trữ tình đã gửi gắm lòng mình qua hình ảnh nào? Khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ.

    Câu 5. Tìm các từ láy được sử dụng trong bài thơ và nêu ý nghĩa biểu đạt của những từ láy đó.

    Câu 6. Phân tích hai câu thơ sau để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình:

    Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh,

    Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1.

    Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

    Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

    Câu 2.

    - Đề tài của bài thơ: viết về người phụ nữ

    - Bố cục của bài thơ: 4 phần:

    + Hai câu đề: nỗi buồn tủi vì thân phận bấp bênh;

    + Hai câu thực: tâm trạng buồn rầu, ngao ngán cho thân phận người phụ nữ lắm phong ba;

    + Hai câu luận: sự bất lực, buông xuôi phó mặc số phận;

    + Hai câu kết: đau khổ, người phụ nữ chỉ còn biết cam lòng, ôm nỗi đau vào lòng.

    Câu 3.

    - Bài thơ là lời tâm sự của người phụ nữ, giãi bày nỗi buồn tủi, ngao ngán, có phần cam phận vì cuộc đời bấp bênh, nhiều sóng gió.

    - Ý nghĩa nhan đề Tự tình: Nhan đề bài thơ "Tự tình": có nghĩa là bộc lộ tâm tình; tác giả tự đối diện với chính mình để tự vấn, tự thương xót cho mình.

    Câu 4.

    Nhân vật trữ tình đã gửi gắm lòng mình qua hình ảnh chiếc bách (chiếc thuyền)

    Khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ: Tự tình bài III thể hiện tâm trạng, thái độ của nừ sĩ Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, phẫn uất trước éo le, sóng gió cuộc đời; vừa muốn gắng gượng vươn lên vừa như cam chịu chấp nhận. Đằng sau tâm trạng bi kịch ấy là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ nói riêng và người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

    Câu 5.

    Các từ láy được sử dụng trong bài thơ: nổi nênh, ngao ngán, lênh đênh, lai láng, bệp bềnh, tấp tênh

    Ý nghĩa biểu đạt của những từ láy trên:

    - lai láng: nhấn mạnh tình cảm dào dạt, tràn đầy trong lòng nữ sĩ;

    - nổi nênh, ngao ngán, lênh đênh, bệp bềnh, tấp tênh: nhấn mạnh thân phận trôi nổi, bấp bênh và tâm trạng ngao ngán, chán chường của người phụ nữ trước nghịch cảnh trớ trêu.

    Câu 6.

    Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh,

    Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.

    Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng kí miễn phí tại LINK để đọc tiếp nha.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem


    Đề bài đăng duy nhất trên dembuon.vn, xuất hiện trên Web khác là do sao chép trái phép (VD: Toploigiai)

    Xem tiếp bên dưới..
     
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng mười 2023
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023

    Đọc hiểu: Tự tình (bài III)
    ĐỀ SỐ 2

    Đọc bài thơ sau:

    Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh,

    Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.

    Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,

    Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.

    Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,

    Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.

    Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,

    Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Xác định cách gieo vần trong bài thơ.

    Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau:

    Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,

    Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.

    Câu 3. Nêu tác dụng của phép đối trong hai câu thơ:

    Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,

    Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.

    Câu 4. Khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ.

    Câu 5. Ý nghĩa nhân văn của bài thơ được thể hiện qua những khía cạnh nào?

    Câu 6. Từ bài thơ, thử lí giải vì sao Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "bà chúa thơ Nôm"

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. Cách gieo vần trong bài thơ:

    - Bài thơ gieo vần chân (gieo vần ở các tiếng cuối của câu 1, 2, 4, 6, 8)

    - Vần trong bài thơ trên là vần "ênh": nổi nênh, lênh đênh, bập bềnh, ghềnh, tấp tênh.

    Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau:

    Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,

    Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.

    Hai câu thơ trên trước hết miêu tả hình ảnh chiếc bách nổi nênh, bập bềnh giữa dòng nước, một mình đơn độc chống chọi với phong ba tới tấp ập vào mạn thuyền.

    Nghĩa ẩn dụ chỉ nghịch cảnh éo le của người phụ nữ: Trong lòng người phụ nữ trẻ, tình nghĩa vẫn dạt dào lai láng mà sóng gió cuộc đời bốn bề vây bủa, đe dọa liên tiếp khiến người phụ nữ rơi vào tình cảnh bất an, vô định. Từ đó cho ta thấy nỗi niềm thương thân xót phận của người phụ nữ.

    Câu 3. Nêu tác dụng của phép đối trong hai câu thơ:

    Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,

    Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.

    - Phép đối: Cầm lái >< Giong lèo; mặc ai >< thây kẻ; đỗ bến >< xuôi ghềnh

    - Tác dụng:

    + Nhấn mạnh tâm trạng chán chường, ngao ngán đến mức buông xuôi phó mặc cho số phận của người phụ nữ.

    + Tạo sự hài hòa, đăng đối cho lời thơ; tăng giá trị biểu đạt...

    Câu 4. Khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ:

    Tự tình (bài III) thể hiện tâm trạng, thái độ của nừ sĩ Hồ Xúan Hương: vừa đau buồn, phẫn uất trước éo le, sóng gió cuộc đời; vừa muốn gắng gượng vươn lên vừa như cam chịu chấp nhận. Đằng sau tâm trạng bi kịch ấy là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ nói riêng và người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

    Câu 5. Ý nghĩa nhân văn của bài thơ được thể hiện qua những khía cạnh nào?

    - Bài thơ thể hiện nỗi lòng thương thân xót phận của nhân vật, cũng là chủ thể trữ tình Hồ Xuân Hương: bà tự thương cho số phận bấp bênh, trôi nổi của chính mình. Đồng thời, đó còn là tiếng nói thương cảm cho biết bao phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến: phải sống phụ thuộc, không có quyền quyết định cuộc đời;

    - Bài thơ là tiếng nói tố cáo những định kiến lạc hậu của xã hội cũ không cho người phụ nữ quyền được sống, được hạnh phúc;

    - Đề cao khát vọng chính đáng của người phụ nữ về hạnh phúc, tình duyên...

    Câu 6. Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "Bà Chúa Thơ Nôm" vì những thành công đặc biệt trong nghê thuật sử dụng ngôn ngữ dân tộc:

    - Số lượng lớn các bài thơ Nôm: khoảng 40 bài (chưa kể 26 bài ở tập Lưu hương kí).

    - Cách sử dụng vốn ngôn ngữ dân tộc táo bạo mà tinh tế; giản dị, gần gũi với đời thường mà gợi cảm và giàu giá trị tạo hình.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng mười 2022
  3. Grenade

    Bài viết:
    12
    Cho e hỏi 'lưng khoang' là gì ạ?
     
    Tiên NhiThùy Minh thích bài này.
  4. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    "Khoang" là khoang thuyền, phần trong lòng thuyền đó em. "Lưng khoang" là khoảng giữa khoang thuyền (giữa đáy và mép trên của thuyền).
     
    ThuyTrang, Tiên Nhi, chiqudoll4 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng mười 2022
  5. Grenade

    Bài viết:
    12
    À, e cảm ơn ạ ^^
     
    Tiên Nhi, Hgn547, nntc67611 người nữa thích bài này.
    Last edited by a moderator: 11 Tháng mười 2022
  6. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Nghĩa đen của cả hai câu: Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng - Nửa mạn phong ba luống bập bềnh là: Khoang thuyền, trong lòng thuyền vốn vẫn rộng mở (lai láng) ; Nhưng sóng gió bên ngoài thì liên tiếp xô tới.

    Nghĩa ẩn dụ chỉ nghịch cảnh éo le của người phụ nữ: Trong lòng người phụ nữ trẻ, tình nghĩa vẫn dạt dào lai láng mà sóng gió cuộc đời bốn bề vây bủa, đe dọa liên tiếp khiến người phụ nữ rơi vào tình cảnh bất an, vô định. Từ đó cho ta thấy nỗi niềm thương thân xót phận của người phụ nữ.
     
  7. Damphuonglinh

    Bài viết:
    1
    Cô giúp em với ạ: Qua bài tự tình 3, hãy nêu cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa (5-7 dòng)
     
    Tiên Nhi, chiqudollAnnie Dinh thích bài này.
    Last edited by a moderator: 21 Tháng mười một 2022
  8. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Em viết đoạn theo gợi ý sau:

    - Thân phận bấp bênh, nhiều sóng gió;

    - Thân phận bị phụ thuộc;..

    Cuộc đời người phụ nữ giống như chiếc thuyền trôi lênh đênh ngoài biển khơi, sóng gió liên tiếp ập tới: "Nổi nênh", "lênh đênh", "nửa mạn phong ba luống bập bềnh"; Trong những chữ "mặc ai", "thây kẻ" ta còn thấy sự buông xuôi, bất lực của người phụ nữ có khao khát hạnh phúc nhưng không thể thay đổi được hoàn cảnh, vận mệnh. Mọi buồn, vui sướng khổ của cuộc đời họ đều phụ thuộc vào người khác, họ có phản kháng cũng không thể thoát ra.
     
  9. mnihleee

    Bài viết:
    1
    Bài thơ được làm theo luật gì ạ? Vần chân, độc vận là gì ạ?
     
    Tiên Nhi thích bài này.
  10. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Bài thơ được làm theo luật trắc (căn cứ vào tiếng thứ hai của câu 1: "Bách" là tiếng có thanh trắc

    Vần chân là vần gieo ở cuối câu (khác với vần lưng gieo ở giữa câu như trong thơ lục bát) ; Độc vận là cả bài chỉ gieo 1 vần ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 nhé!
     
    chiqudoll, Tiên Nhi, LieuDuong2 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...