Đọc hiểu: Giăng sáng - Nam Cao

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 16 Tháng mười 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đề kiểm tra đọc hiểu truyện ngắn Giăng sáng (Nam Cao) bao gồm hệ thống các câu hỏi phân bố theo 4 cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng làm bài đọc hiểu. Mời các bạn cùng tham khảo:

    Đọc hiểu: Giăng sáng - Nam Cao

    Ngữ văn 11 - Chương trình mới

    Đọc đoạn trích sau:

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Xác định thể loại, đề tài của văn bản.

    Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Chỉ ra sự chuyển dịch điểm nhìn trong truyện.

    Câu 3. Truyện được kể chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật nào? Tác dụng của việc chọn điểm nhìn.

    Câu 4. Nhận xét về cuộc sống của gia đình Điền.

    Câu 5. Hình ảnh người vợ nhếch nhác, thô tháp khiến Điền nghĩ đến những điều gì?

    Câu 6. Theo em, quan niệm về nghệ thuật của Điền (cũng là của Nam Cao) được thể hiện rõ nhất qua câu văn nào? Em hiểu như thế nào về câu văn đó?

    Câu 7. Truyện góp phần thể hiện bi kịch của người nghệ sĩ trước Cách mạng tháng Tám, theo em, bi kịch đó là gì?

    Câu 8. Em có suy nghĩ như thế nào về mối quan hệ giữa ước mơ và hiện thực qua câu chuyện trên?

    Câu 9. Khái quát nội dung chính của truyện.

    Câu 10. Nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao là gì?

    Gợi ý trả lời câu hỏi:

    Câu 1.

    - Thể loại: Truyện ngắn;

    - Đề tài của văn bản: Đề tài người trí thức nghèo trước Cách mạng tháng Tám.

    Câu 2.

    - Truyện được kể theo ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình).

    - Sự chuyển dịch điểm nhìn trong truyện: Điểm nhìn của người kể chuyện có sự dịch chuyển sang nhân vật Điền, vợ Điền.

    Câu 3.

    - Truyện được kể chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật Điền.

    - Tác dụng của việc chọn điểm nhìn: Điểm nhìn từ nhân vật Điền tạo nên sự phong phú, linh hoạt cho ngôn ngữ trần thuật, giúp cho việc khắc họa tâm lí nhân vật Điền thêm sâu sắc.

    Câu 4.

    - Cuộc sống của gia đình Điền được miêu tả qua những chi tiết: Thị (vợ Điền) phải nhịn ăn, nhịn mặc nhường chồng, bán yếm, bán áo mua thuốc cho chồng; con cái nheo nhóc, ôm đau khóc mếu; Vợ Ðiền khổ, con Ðiền khổ, cha mẹ Ðiền khổ.

    -
    Qua đó có thể thấy cuộc sống của gia đình Điền quá nghèo khổ, nhếch nhác.

    Câu 5. Hình ảnh người vợ nhếch nhác, thô tháp khiến Điền nghĩ đến những điều đẹp đẽ, thơ mộng: Ðiền ước ao một cái mái tóc thơm tho, một làn da mát mịn, một bàn tay ve vuốt; Điền nghĩ về những cô gái yêu kiều, nhàn nhã, họ sẽ đọc sẽ quý trọng văn Điền, yêu Điền, gửi cho Điền những bức thư xinh đẹp; Ðiền nghĩ đến những cuộc tình duyên lãng mạn với những người đàn bà đẹp chỉ biết trang điểm và yêu đương

    Câu 6.

    - Quan niệm về nghệ thuật của Điền (cũng là của Nam Cao) được thể hiện rõ nhất qua câu văn: Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than..

    - Câu văn trên có nghĩa: Nghệ thuật đích thực không thể chỉ phản ảnh cái vẻ bề ngoài xinh đẹp, thơ mộng của cuộc sống. Nghệ thuật đích thực phải bắt nguồn từ cuộc đời thực, phản ánh chân thực những chuyển biến xã hội đang diễn ra trong cuộc đời, dù cuộc đời có khổ ải, lầm than, xấu xí. Đây chính là phát ngôn cho quan điểm văn chương cần coi trọng tính hiện thực, mang giá trị nhân văn sâu sắc.

    Câu 7. Truyện góp phần thể hiện bi kịch của người nghệ sĩ trước Cách mạng tháng Tám, bi kịch đó là bi kịch của những văn nghệ sĩ yêu văn chương, khao khát sống một cuộc đời có ích, khao khát viết lên những tác phẩm giá trị. Nhưng cuối cùng lại bị gánh nặng áo cơm ghì sát đất. Họ không thực hiện được giấc mộng văn chương của mình, sống trong day dứt, đau khổ. Tuy vậy, họ không đánh mất mình, họ vẫn đấu tranh cho lẽ sống đẹp.

    Câu 8. Mối quan hệ giữa ước mơ và hiện thực qua câu chuyện trên:

    Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài viết để đọc tiếp nha!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Halulu, qynmai, pminhngoc1564 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng mười một 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu: Giăng sáng (TT)

    Câu 1: Vì sao vợ Điền lại phải vất vả lao động cả ngày? Những khó khăn ấy phản ánh điều gì về cuộc sống gia đình của Điền?

    Câu 2: Tâm trạng của Điền thay đổi ra sao khi chứng kiến sự khổ sở của vợ và tiếng khóc của con? Điều này nói lên gì về nội tâm của nhân vật?

    Câu 3: Những hình ảnh "giăng nhởn nhơ như một cô gái non vừa mới có nhân tình" và "những tàu lá chuối láng trăng đưa đẩy" có tác dụng nghệ thuật gì trong đoạn văn?

    Câu 4: Vì sao Điền mơ mộng đến cuộc sống và tình yêu lãng mạn với những người phụ nữ nhàn nhã, xa lạ?

    Câu 5: Qua suy nghĩ và hành động của vợ Điền, đoạn trích muốn phản ánh điều gì về những người phụ nữ trong xã hội xưa?

    Câu 6: Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Điền được thể hiện qua những chi tiết nào? Điều này nói lên tài năng gì của Nam Cao?

    Câu 7: Vì sao Điền lại cảm thấy "cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy" và không thể trốn tránh? Thông điệp gì được tác giả muốn truyền tải qua chi tiết này?

    Câu 8: Ý nghĩa của câu "Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia" trong đoạn trích là gì?

    Câu 9: Nam Cao đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào để đối lập giữa mộng tưởng và hiện thực? Tác dụng của sự đối lập này là gì?

    Câu 10: Hình ảnh "Điền ngồi viết giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng đòi nợ ngoài đầu xóm" có ý nghĩa gì trong việc khắc họa hoàn cảnh sống của Điền và quan niệm về nghệ thuật của anh?

    Gợi ý đọc hiểu:

    Câu 1:

    - Vợ Điền phải vất vả lao động cả ngày vì con ở đi vắng, nhà cửa bộn bề, con nhỏ khóc lóc, nên chị phải vừa lo việc dệt vải kiếm tiền, vừa chăm sóc con.

    - Điều này phản ánh cuộc sống cực nhọc, thiếu thốn và bế tắc của người nông dân nghèo, đặc biệt là người phụ nữ, trong xã hội cũ.

    Câu 2:

    - Tâm trạng của Điền thay đổi từ cảm giác tủi cực đến chua xót khi nhận ra sự hy sinh lớn lao của vợ dành cho mình. Điền thương con nhưng cũng cảm thấy khổ vì vợ không thể đáp ứng những mong ước tình cảm sâu sắc mà anh có.

    - Điều này cho thấy Điền là người nhạy cảm, có tâm hồn nghệ sĩ nhưng lại bị giằng xé giữa hiện thực đau khổ và những khao khát, lý tưởng cao đẹp.

    Câu 3:

    - Những hình ảnh "giăng nhởn nhơ như một cô gái non vừa mới có nhân tình" và "những tàu lá chuối láng trăng đưa đẩy" gợi lên vẻ đẹp lãng mạn, mềm mại của thiên nhiên.

    - Chúng biểu đạt sự mộng mơ và tâm hồn nghệ sĩ của Điền, khát vọng tìm thấy cái đẹp và những cảm xúc trong trẻo, thanh cao trong cuộc sống.

    Câu 4:

    Điền mơ mộng về cuộc sống lãng mạn với những người phụ nữ nhàn nhã, xa lạ vì anh khao khát sự yêu thương, vỗ về và sự nâng niu tình cảm. Đây là sự đối lập hoàn toàn với cuộc sống hiện thực đầy mệt mỏi và thiếu thốn tình cảm của anh bên cạnh người vợ tần tảo, thô cứng.

    Câu 5:

    Qua hình ảnh người vợ của Điền, Nam Cao phản ánh sự hy sinh thầm lặng, nhẫn nhịn và chịu đựng của những người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ chăm lo cho gia đình mà không quan tâm đến bản thân mình, chỉ tập trung vào việc đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản mà thiếu đi sự tinh tế trong tình cảm.

    Câu 6:

    - Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Điền thể hiện qua những dòng độc thoại nội tâm sâu sắc và tinh tế. Tác giả để cho Điền bộc lộ những giằng xé nội tâm, sự chán chường trước hiện thực và sự băn khoăn về mộng tưởng.

    - Qua đó, Nam Cao khắc họa thành công hình ảnh một con người cô đơn và khổ đau trong cuộc sống bế tắc.

    Câu 7:

    - Điền cảm thấy "sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy" vì mỗi lần anh mơ mộng, hiện thực khắc nghiệt của gia đình lại hiện lên, đẩy anh trở lại với đời sống nghèo khổ, đau thương.

    - Thông qua chi tiết này, Nam Cao muốn truyền tải thông điệp về sự đối lập gay gắt giữa hiện thực tăm tối và những ước mơ cao đẹp của con người.

    Câu 8: Ý nghĩa của câu "Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia" :

    Câu "Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia" là tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao. Ông cho rằng nghệ thuật chân chính không phải là thứ mỹ lệ, xa hoa mà phải xuất phát từ hiện thực, phản ánh và nâng cao những nỗi đau khổ của con người.

    Câu 9:

    Nam Cao sử dụng thủ pháp đối lập giữa mộng tưởng và hiện thực, khi cho Điền mơ mộng về cuộc sống yên bình, tình cảm lãng mạn nhưng lại bị kéo về hiện thực khổ đau, bế tắc. Sự đối lập này làm nổi bật bi kịch tinh thần của Điền và phê phán cái xã hội nghèo khó đã bóp nghẹt tâm hồn con người.

    Câu 10:

    Hình ảnh Điền ngồi viết giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng đòi nợ nhấn mạnh hoàn cảnh sống thiếu thốn và đầy đau khổ của Điền, đồng thời thể hiện quan niệm nghệ thuật của anh. Anh viết không phải để trốn tránh mà để phản ánh, để vạch trần những bất công và hiện thực xã hội đầy đau khổ, đúng với quan điểm "nghệ thuật vị nhân sinh" của Nam Cao.

     
    LieuDuongchiqudoll thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...