Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: "Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than? Không, không, Ðiền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Ðiền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Ðiền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Ðiền khổ, con Ðiền khổ, cha mẹ Ðiền khổ. Chính Ðiền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Ðiền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Ðiền. Ðiền chẳng cần đi đâu cả. Ðiền chẳng cần trốn tránh, Ðiền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời.. (Trích" Giăng sáng ", Nam Cao) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên Câu 2: Nội dung đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì Câu 3: Tác giả thể hiện tình cảm gì trong đoạn trích trên Câu 4: Anh/chị hãy nêu ý nghĩa của câu nói:" Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than " Gợi Ý Câu Trả Lời Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự Câu 2: Nội dung nói về cuộc sống vất vả, cơ cực, lầm than của số phận con người nghèo khổ. Niềm đam mê văn chương trổi dậy trong Điền khi Điền nhận ra, nghệ thuật phải gắn liền với hiện thực đời sống. Câu 3: Tác giả thể hiện tình cảm xót xa, thấu hiểu, cảm thông và yêu thương những con người có đời sống nghèo khó. Thông qua đoạn trích trên, tác giả ca ngợi, đề cao phẩm chất tâm hồn của con người dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt vẫn luôn giữ vững khát vọng, niềm tin, ý chí, nghị lực để vươn lên. Câu 4: Ý nghĩa của câu nói:" Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than" - Văn chương cần phải miêu tả chân thực đời sống con người chứ không nên chỉ miêu tả sơ sài, đơn điệu, phiến diện vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài - Nghệ thuật chân chính phải đi sâu vào diễn biến tâm lý, tâm tư tình cảm, nỗi khổ, niềm đau của nhân vật một cách rõ nét. - Những thứ đẹp đẽ bên ngoài không thể phản ánh được những khía cạnh sâu của đời sống tâm hồn Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem