Đề đọc hiểu: Kim Trọng trở lại vườn Thúy - Từ ngày muôn dặm phù tang

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 14 Tháng tư 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Đề kiểm tra đọc hiểu đoạn thơ Kim Trọng trở lại vườn Thúy (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) bao gồm hệ thống các câu hỏi phân bố theo 4 cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng làm bài đọc hiểu. Mời các bạn cùng tham khảo:

    Đọc hiểu: Kim Trọng trở lại vườn Thúy

    (Trích "Truyện Kiều" – Nguyễn Du)

    Đọc đoạn thơ sau:

    Từ ngày muôn dặm phù tang

    Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà

    Vội sang vườn Thúy dò la

    Nhìn xem phong cảnh nay đà khác xưa

    Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa

    Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời

    Trước sau nào thấy bóng người

    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

    Xập xè én liệng lầu không

    Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày

    Cuối tường gai góc mọc đầy

    Đi về, này những lối này năm xưa

    Chung quanh lặng ngắt như tờ

    Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?


    ( Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du, NXB Giáo Dục 1978, tr155-156)

    Trả lời các câu hỏi:

    Câu 1: Xác định thể thơ, nêu 02 phương thức biểu đạt của đoạn trích.

    Câu 2: Đoạn thơ trên kể lại sự việc gì? Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là ai?

    Câu 3: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả khung cảnh vườn Thúy trong đoạn thơ? So sánh với hình ảnh khu vườn được Nguyễn Du miêu tả trong đêm thề nguyền (Đoạn "Thề nguyền" – SGK Ngữ văn 10, tr 115)

    Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật sử dụng trong các câu thơ:

    Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời

    Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày


    Câu 5: Câu thơ cuối "Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?" là kiểu câu gì? Nêu tác dụng biểu đạt của kiểu câu đó.

    Câu 6: Nêu cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Kim Trọng trong đoạn thơ trên.

    [​IMG]

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1:

    - Thể thơ: lục bát;

    - 02 phương thức biểu đạt của đoạn trích: miêu tả, biểu cảm (hoặc tự sự).

    Câu 2:

    - Đoạn thơ trên kể lại sự việc Kim Trọng sau khi độ tang chú, trở lại vườn Thúy tìm Kiều nhưng sau gia biến, Kiều đã bán mình theo Mã Giám Sinh.

    - Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là Kim Trọng.

    Câu 3:

    - Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả khung cảnh vườn Thúy trong đoạn thơ: cỏ mọc, lau thưa, én liệng lầu không, cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày, gai góc mọc đầy...

    - Khu vườn trong đêm thề nguyền là khu vườn đẹp đẽ, thơ mộng:

    Nhặt thưa gương giọi đầu cành;

    Bóng trăng đã xế, hoa lê lại gần;

    khác hẳn khu vườn hoang tàn, hiu hắt trong đọa thơ trên.

    Câu 4:

    - Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong các câu thơ trên là: phép đối:

    Song trăng quạnh quẽ >< vách mưa rã rời
    Cỏ lan mặt đất >< rêu phong dấu giày


    - Tác dụng:

    + Bổ sung ý nghĩa cho nhau, góp phần gợi lên hình ảnh khu vườn hoang sơ, hiu hắt sau nửa năm không người qua lại;

    + Tạo nên sự cân xứng, nhịp nhàng cho lời thơ.

    Câu 5:

    - Câu thơ cuối "Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?" là kiểu câu hỏi (câu hỏi tu từ).

    - Tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ:

    + Góp phần thể hiện sự hoang mang, ngổn ngang bao nỗi niềm của Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy. Qua đó thể hiện rõ sự đồng cảm của nhà thơ Nguyễn Du trước sự hụt hẫng của chàng Kim. (Đây là biểu hiện của giá trị nhân đạo sâu sắc.)

    + Tạo giọng điệu xót xa, đau đớn, nuối tiếc, làm cho lời tho sinh động hấp dẫn, tăng hiệu quả diễn đạt.

    Câu 6: Cảm nhận về tâm trạng của Kim Trọng trong đoạn thơ:

    Nếu chưa có tài khoản, bạn hãy đăng kí miễn phí tại LINK để đọc tiếp nha!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng mười 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...