Dạng đề môn văn có thể gặp phải của lớp 10

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Emma Henistuse, 13 Tháng chín 2023.

  1. Emma Henistuse

    Bài viết:
    0
    Đây là một trong các đề mình sưu tập được của tỉnh Thanh Hóa

    Trường THPT Như Xuân 1

    Như các bạn học sinh lớp 10 đã biết nói chung và mọi người nói riêng thì từ năm học 2022-2023 các em học sinh đã phải học ba bộ sách mới là kết nối tri thức, cánh diều và chân trời sáng tạo thì đề thi cũng sẽ đổi mới nó sẽ không chỉ còn là phạm vi kiến thức ở trong sách mà còn có phạm vi kiến thức ở ngoài nên bộ giáo dục đã đưa ra quyết định không sử dụng kiến thức trong sách để kiêm tra nữa mà thay vào đó là một dạng đề chung học sinh sẽ ứng dụng những gì đã học để làm bài và đây là một trong những dạng đề đó.

    ĐỀ 1:

    PHẦN 1: ĐỌC HIỂU

    Đọc đoạn trích sau:

    Dặn con

    Chẳng ai muốn làm hành khất,

    Tội trời đày ở nhân gian.

    Con không được cười giễu họ,

    Dù họ hôi hám úa tàn.

    * * *

    Nhà mình sát đường họ đến.

    Có cho thì có là bao.

    Con không bao giờ được hỏi,

    Quê hương họ ở nơi nào.

    * * *

    ()

    Mình tạm gọi là no ấm,

    Ai biết cơ trời vần xoay.

    Lòng tốt gửi vào thiên hạ,

    Biết đâu nuôi bố sau này.

    <Trần Nhuận Minh>

    LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG

    Câu1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì?

    A. Thuyết minh

    B. Tự sự

    C. Nghị luận

    D. BIểu cảm (đáp án)

    Câu2: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

    A. Thơ tự do

    B. Thơ 6 chữ (đáp án)

    C. Thơ lục bát

    D. Thơ 8 chữ

    Câu3; Cho biết nội dung của đoạn trích trên?

    A. Lời dặn của cha đối với con về tình yêu thương, giúp đỡ, tôn trọng giữa người với người, mà ở đây là người hành khất. Cùng với đó là sự chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời như cơ trời vần xoay, lòng tốt, cho và nhận.. Khiến con người phải suy nghĩ về cách sống. (đáp án)

    B. Lời dặn của cha đối với con về tình yêu thương, giúp đỡ, tôn trọng giữa người với người, mà ở đây là các cụ già. Cùng với đó là sự chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời như cơ trời vần xoay, lòng tốt, cho và nhận.. Khiến con người phải suy nghĩ về cách sống.

    C. Lời dặn của cha đối với con về tình yêu thương, giúp đỡ, tôn trọng giữa người với người, mà ở đây là các em nhỏ.

    D. Lời dặn của cha đối với con về tình yêu thương, giúp đỡ, sẻ chia giữa những người bạn.

    Câu 4: Đâu là biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

    A. Phép điệp (đáp án)

    B. Phép đối

    C. Phép nhân hóa

    D. Phép so sánh

    Câu 5: Hãy tìm trong từ tiếng việt từ đồng nghĩa với từ "hành khất"

    A, Mồ côi

    B. Ăn xin (đáp án)

    C. Phú hộ

    D. Nông dân

    Câu 6: Nhận định nói đầy đủ và chính xác nhất về lí do tác giả dùng từ "hành khất" thay vì dùng từ đồng nghĩa khác?

    A. "Hành khất" là từ hán việt mang sắc thái trung tính, phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong lời dặn con.

    B. "Hành khất" là từ thuần việt thể hiện cái nhìn vị tha, bác ái hơn đối với những người có cuộc đời kém may mắn trong cuộc sống

    C. "Hành khất" là từ hán việt mang sắc thái trang trọng, khác với sắc thái trung tính của các từ thuần việt, cung với sự phối hợp nhịp nhàng của thanh điệu do đó phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong lời dặn con. (đáp án)

    D. "Hành khất" là từ thuần việt mang sắc thái trang trọng, phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong lời dặn con.

    Câu 7: Việc lặp lại "Con không.. con không" ở khổ 1 và khổ 2 thể hiện thái độ gì của nhân vật trữ tình khi căn dặn con?

    A. Thái độ nghiêm khắc, có ý nghĩa như một mệnh lệnh muốn người con phải tuyệt đối không được làm trái với những gì mình căn dặn.

    B. Thái độ thiếu tôn trọng đối với người hành khất

    C. Thương hại cho số phận kém may nắm.

    D. Thái độ đầy sự nghiêm khắc, mà ẩn trong lời răn dạy lại mang tính thương lượng tôn trọng của đứa con khi ở tình thế chủ động nhưng cũng đầy bất đắc dĩ (đáp án)

    TRẢ LỜI CÂU HỎI THỰC HIỆN YÊU CẦU

    Câu 8: Vì sao người cha lại dặn: "Con không bao giờ được hỏi/Quê hương họ ở nơi nào"

    GIẢI:

    Người cha dặn con "con không bao giờ được hỏi quê hương họ ở nơi nào" vì cha là người sâu sắc và từng trải nên hiểu rõ đạo lí:

    Với mỗi người quê hương là nơi trôn rau cắt rốn là"miền đất thiêng trong tâm hồn của họ, họ luôn muốn gắn bó. Nay vì thất cơ lỡ vận họ phải rời xa quê hương kiếm sống hỏi về quê hương là chạm vào lòng tự trọng tự tôn chạm vào nỗi nhớ và chỉ làm cho họ thêm buồn mà thôi
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng chín 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...