Cách làm dạng bài đọc - hiểu trong đề THPTQG

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Whiskey, 29 Tháng tám 2021.

  1. Whiskey Whiskey

    Bài viết:
    45
    CÁCH LÀM DẠNG BÀI ĐỌC – HIỂU

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:

    Phần 1. Các nét cơ bản về:

    a) Phong cách ngôn ngữ:

    - Sinh hoạt --> Lời ăn tiếng nói hàng ngày (Đối thoại, nhật kí, thư từ, tin nhắn).

    - Nghệ thuật --> Dùng trong văn chương (Các tác phẩm văn học).

    - Báo chí --> Thông báo thông tin như bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc.. (Thường có nguồn báo, bút danh người viết, sự kiện, nhân vật, ngày tháng) à Cập nhật thông tin xã hội.

    - Khoa học --> Sử dụng trong lĩnh vực khoa học, nội dung chuyên môn sâu (Đem kiến thức cho người đọc).

    - Chính luận --> Văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự.. (Đưa ra vấn đề bàn luận để bày tỏ quan điểm của người viết liên quan đến chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa).

    - Hành chính --> Văn bản có tính khuôn mẫu.

    b) Phương thức biểu đạt:

    - Tự sự: Kể

    - Miểu tả: Tả

    - Biểu cảm: Bộc lộ cảm xúc.

    - Nghị luận: Đưa ra vấn đề cần bàn luận.

    - Thuyết minh: Giới thiệu vấn đề (Đưa ra kiến thức chi tiết về vấn đề).

    c) Thao tác lập luận:

    - Bác bỏ --> Dùng lý lẽ, bằng chứng và quan điểm để phủ nhận vấn đề .

    - Phân tích --> Chia nhỏ đối tượng để làm rõ ở nhiều khía cạnh (Thường có "thứ nhất/hai là..", "mặt khác..", "theo cách hiểu..").

    - Giải thích --> Làm rõ vấn đề bằng lý lẽ của bản thân để thuyết phục người khác (Thường đi với câu hỏi và từ "là").

    - Chứng minh --> Thuyết phục người khác bằng dẫn chứng.

    - So sánh --> Đối chiếu giữa hai hay nhiều sự vật để làm nổi bật vấn đề bản thân muốn đề cập (Thường có từ "như", "bằng", "hơn", "lớn", "bé", "bao nhiêu, bấy nhiêu").

    - Bình luận --> Đưa ra quan điểm, tư tưởng cá nhân của mình, sau đó đánh giá vấn đề.

    Phần 2. Các biện pháp tu từ:

    - Điệp âm/ Điệp vần/ Điệp thanh --> Nhấn mạnh điều gì đó. Tăng giá trị biểu cảm (Trong thơ ca sẽ tạo ra âm điệu, vần điệu cho đoạn thơ/bài thơ/câu thơ).

    - So sánh (Đối chiếu sự vật có nét tương đồng) --> Tăng sức gợi hình, gợi cảm. Sự vật, sự việc trở nên sinh động, hấp dẫn.

    - Nhân hóa (Dùng từ cho người để chỉ vật) --> Sự vật, hiện tượng có hồn, trở nên sinh động và gần gũi hơn.

    - Ẩn dụ (Gọi tên A bằng B có nét tương đồng) --> Tạo thêm nghĩa cho từ. Câu văn có tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

    - Hoán dụ (A chỉ B có nét tương cận) --> Nội dung diễn tả trở nên sinh động. Gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc.

    - Phép đối (Đưa ra sự đối lập để làm nổi bật vấn đề) --> Tạo sự hài hòa, cân đối trong diễn đạt. Nhấn mạnh về ý, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu.

    - Nói giảm, nói tránh --> Làm giảm tính đau thương, mất mát. Thể hiện sự tôn trọng và trân trọng.

    - Nói quá --> Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

    - Điệp từ/ Điệp ngữ --> Nhấn mạnh điều gì đó. Tăng giá trị biểu cảm (Trong thơ ca sẽ tạo ra âm điệu, vần điệu cho đoạn thơ/bài thơ).

    - Đảo ngữ --> Nhấn mạnh và làm nổi bật nội dung đang đề cập đến.

    - Điệp cấu trúc câu --> Nhấn mạnh điều gì đó. Tăng giá trị biểu cảm (Trong thơ ca sẽ tạo ra âm điệu, vần điệu cho đoạn thơ/bài thơ).

    - Câu hỏi tu từ (Câu hỏi không tìm câu trả lời) --> Bộc lộ cảm xúc của tác giả.

    - Liệt kê --> Đưa ra thông tin cụ thể, toàn diện và chi tiết về vấn đề.

    - Chêm xen --> Bổ sung thông tin hay bộc lộ cảm xúc.

    II. MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM BÀI:

    - Cần phân biệt giữa "những""chính" :

    + "những" --> Nhiều hơn một.

    + "chính" --> Chỉ một.

    - Với câu: "Theo tác giả" và "Theo anh, chị" :

    + "Theo tác giả" --> Tìm trong bài, thường có thể trích dẫn luôn nội dung trong bài.

    + "Theo anh, chị" --> Ý kiến cá nhân dựa vào nội dung văn bản.

    - Với câu: Chỉ ra Nội dung chính của đoạn trích --> Có thể có nhiều nội dung chính.

    - Câu: Chỉ ra biện pháp tu từ cần --> Nêu tên biện pháp (+ Trích dẫn nếu như đề bài không có câu văn/câu thơ in sẵn) + Tác dụng về mặt nghệ thuật và nội dung.

    - "Câu 4" viết từ 5-7 dòng, viết thành đoạn văn, không gạch đầu dòng:

    + Dạng 1: Đồng tình hay không đồng tình? --> Cách làm: 1) Đưa ý kiến (Đồng ý hay không) --> 2) Giải thích cho ý kiến --> 3) Dẫn chứng cho ý kiến trên.

    + Dạng 2: Thông điệp --> Rút ra thông điệp theo tác giả hoặc theo nhận thức của bản thân (gắn với bài đọc) --> Lý do chọn thông điệp?
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...