DẠNG PHÂN TÍCH Lời nhắn nhủ: Bình thường mình chỉ giảng trên lớp thôi. Giờ viết ra thành lời, nếu các bạn không hiểu thì góp ý nhé. Còn ổn ổn thì các bạn review cho mình nha. Mình sẽ làm thêm cho các dạng đề khác và hướng dẫn cách làm bài thi luôn. Cảm ơn mọi người. A) Đề 1: Cảm nhận về chân dung người lính Tây Tiến trong bài thơ "Tây Tiến" - Quang Dũng. Đề 2: Phân tích về chân dung người lính Tây Tiến trong bài thơ "Tây Tiến" - Quang Dũng. - Cụm từ "chân dung người lính Tây Tiến" được xem là luận đề của bài. Nếu bài không nhắc đến hoặc không đề cập đến "chân dung người lính Tây Tiến" thì bài xem như lạc đề hoặc xa đề. - Nếu trong đề bài có xuất hiện duy nhất cụm từ "cảm nhận, phân tích" thì người ta gọi đó là dạng đề phân tích một luận đề. Tổng kết lại: Dạng này là PHÂN TÍCH MỘT LUẬN ĐỀ . B) Đề 1: Cảm nhận về chân dung người lính Tây Tiến trong bài thơ "Tây Tiến" - Quang Dũng để thấy rõ ngòi bút tài hoa của tác giả. Đề 2: Phân tích về chân dung người lính Tây Tiến trong bài thơ "Tây Tiến" - Quang Dũng để thấy rõ ngòi bút tài hoa của tác giả. - Cụm từ "chân dung người lính Tây Tiến" được xem là luận đề 1 của bài. Cụm từ "ngòi bút tài hoa của tác giả" được xem là luận đề 2 của bài. Nếu bài không nhắc đến hoặc không đề cập đến "chân dung người lính Tây Tiến" và "ngòi bút tài hoa của tác giả" thì bài xem như lạc đề hoặc xa đề. - Nếu trong đề bài có xuất hiện cụm từ "cảm nhận.. để thấy rõ, phân tích.. để thấy rõ.." thì người ta gọi đó là dạng đề phân tích hai luận đề. Tổng kết lại: Dạng này là PHÂN TÍCH HAI LUẬN ĐỀ.
DẠNG BÌNH LUẬN KHÔNG Ý KIẾN (TRỌNG TÂM: Liên tục các năm nay, đề thi THPT Quốc gia là dạng này) Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem