Ví dụ 1: Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen: 0.2AA: 0.2 Aa: 0.6aa. Theo lý thuyết, tần số alen A của quần thể này là: A. 0.2 B. 0.5 C. 0.3 D. 0.7 Cách giải: 1. Alen A có thể từ kiểu gen AA và Aa. 2. Tần số alen A từ kiểu gen AA là: 1 x 0.2= 0.2 3. Tần số alen A từ kiểu gen Aa là: 1/2 x 0.2= 0.1 4. Tổng tần số alen A của quần thể này là: 0.2 + 0.1= 0.3. Đáp án đúng: C. Ví dụ 2: Cho các dòng thuần chủng có kiểu gen như sau :(I) AAbb; (II) aaBB; (III) AABB; (IV) aabb. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra đời con có ưu thế lai cao nhất? A. Dòng (I) x Dòng (II). B. Dòng (IV) x Dòng (II) C. Dòng (II) x Dòng (III) D. Dòng (III) x Dòng (IV) Cách giải: Từ khóa: Ưu thế lai cao nhất ở đời con. Nghĩa là con có nhiều tính trội hơn đời bố mẹ. Loại trừ dòng III vì đời bố mẹ đã có tất cả các tính trạng trội rồi => Loại đáp án C, D. Đáp án B: Đời con có ưu thế lai là 1 tính trạng so với bố mẹ. Đáp án A: Đời con có ưu thế lai cả 2 tính trạng so với bố mẹ. => chọn A là đáp án đúng. Ví dụ 3: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaXBY tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Cách giải: - Kiểu gen Aa tạo giao tử: 1/2A: 1/2a. - Kiểu gen XBY tạo giao tử: ½ XB: 1/2Y. ð Số loại giao tử: 4. Ví dụ 4: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra đời con có kiểu gen aa chiếm tỉ lệ 25%? A. AA x aa B. Aa x aa C. Aa x Aa D. Aa x aa Cách giải: Gen aa chiếm tỉ lệ 25% ở đời con (F1) quy đổi thành tỉ lệ: 1/4 = 1/2 x 1/2 Nghĩa là tỉ lệ alen a phải là 1/2 trong cả bố mẹ (P) => P phải là Aa x Aa. Để làm được bài tập dạng này, cần học thuộc 3 loại phép lai đơn giản sau: P: AA x AA => F1: 100%AA. P: Aa x aa => F1: 100% aa P: Aa x Aa => F1: 1/4 AA: 1/2Aa: 1/4 aa P: Aa x aa => F1: 1/2Aa: 1/2aa P: AA x Aa => F1: 1/2 AA: 1/2 Aa Các bài tập tương tự: Khi cho tỉ lệ kiểu gen đời con aabb là 12.5%, quy đổi thành tỉ lệ 1/8 = 1/4 x 1/2. Nghĩa là P cho giao tử ab là 1/2 và 1/4. + P cho giao tử ab chiếm tỉ lệ 1/4 chỉ có 1 kiểu gen là: AaBb. + P cho giao tử ab chiếm tỉ lệ 1/2 có kiểu gen: AaBb hoặc Aabb. Ví dụ 5: Ở một loài động vật, xét hai gen phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và cả hai gen đều biểu hiện ở cả hai giới. Cho biết ở loài này có cặp NST giới tính là XX và XY. Nếu không xét tính đực và tính cái thì quần thể có tối đa sáu loại kiểu hình về cả hai tính trạng này; số loại kiểu gen ở giới đực gấp hai lần số loại kiểu gen ở giới cái. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hai gen này nằm trên hai cặp NST thường khác nhau. B. Trong quần thể có tối đa 378 kiểu phép lai về hai gen trên. C. Trong quần thể có tối đa 27 loại kiểu gen về hai gen trên. D. Trong quần thể, số loại giao tử đực nhiều hơn số loại giao tử cái. Cách giải: Theo dữ liệu đề bài: Quần thể có tối đa 6 loại kiểu hình, mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, gen biểu hiện ở cả 2 giới=> có 3 cặp alen. Mỗi cặp alen có tối đa 3 kiểu gen => quần thể có tối đa 3x3x3=27 cặp gen. Đáp án đúng: C. Ví dụ 6: Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AB /ab Dd đang giảm phân, trong đó cặp NST chứa hai cặp gen A, a và B, b không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; cặp D, d và các cặp NST khác phân li bình thường. Biết các gen không xảy ra hoán vị. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Kết thúc quá trình giảm phân tạo ra 4 giao tử đột biến. II. Giao tử tạo ra có kiểu gen AB Dd hoặc ab . III. Các bộ giao tử được tạo ra có bộ NST là (n+1) và (n-1) IV. Số loại giao tử tối đa được tạo ra là 4. A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Cách giải: - Không xảy ra hiện tượng hoán vị => không có giao tử đột biến nên câu I sai. - Cặp NST chứa cặp gen A, a và B, b không phân li ở giảm phân I, giảm phân II bình thường => Bộ giao tử được tạo ra có bộ NST là (n+1) và (n-1). Câu II đúng. - Giao tử được tạo ra sẽ có dạng: AB D, AB d, ab D hoặc ab d => Câu II sai, câu IV đúng. Đáp án đúng :D Các ví dụ trên được trích dẫn tham khảo từ đềthi đại học quốc gia môn Sinh. Tham khảo thêm phần 2 tại đây: Để Học Tốt Môn Sinh Lớp 12: Dạng Đề Phần Di Truyền Và Cách Giải Chi Tiết (Phần 2)
Để Học Tốt Môn Sinh Lớp 12: Dạng Đề Liên Quan Đến Các Phép Lai Và Cách Giải Câu 1: Nếu mạch 1 của gen có 3 loại nucleotit A, T, X thì trên mạch 2 của gen này không có loại nucleotit nào sau đây? A. A B. T C. G D. X Cách giải: Ta biết theo nguyên tắc bổ sung thì A luôn liên kết với T và G luôn liên kết với X nên mạch 2 của gen sẽ có các nucleotit T, A, G và không có X. Đáp án đúng :D Câu 2: Theo lí thuyết phép lai P: AB /AB x aB /aB tạo ra F1 có bao nhiêu kiểu gen? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Cách giải: - Ta thấy alen A và B liên kết với nhau trên một NST nên khi giảm phân chúng không bị phân li, kiểu gen AB /AB cho một loại giao tử làAB . - Alen a và b cũng tương tự nên kiểu gen ab /ab cho một loại giao tử là ab . - Đời F1 chỉ có 1 loại kiểu gen là AB /ab . Đáp án đúng: A Câu 3: Dạng đột biến điểm nào sau đây làm tăng số liên kết hydro của gen? A. Thay thế một cặp A- T bằng một cặp T-A B. Thay thế một cặp G-X bằng một cặp X-G C. Mất một cặp A- T D. Thay thế một cặp A- T bằng một cặp G-X Cách giải: Vì: - A liên kết với T bằng 2 liên kết hydro. - G liên kết với X bằng 3 liên kết hydro. ð Thay A-T (2H) bằng G-X (3H) làm tăng số liên kết hydro. Đáp án đúng :D Câu 4: Tiến hành lai xa giữa hai loài thực vật có kiểu gen: AaBb và DdEe tạo ra F1. Theo lí thuyết tiếp tục đa bội hóa các hợp tử F1 thì tạo ra kiểu gen nào sau đây? A. AAbbDDEE B. AaBBddEE C. AaBbDdEe D. AaBbDDEe Cách giải: - Từ kiểu gen của bố mẹ P không có alen A => loại đáp án A. - Vì có đa bội hóa các hợp tử F1 => kiểu gen sau đa bội các alen cùng một cặp phải giống nhau => loại đáp án C vì có BbDd, loại đáp án D vì có Bb. Đáp án đúng: B. Câu 5: Trong một quần thể chuột, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông xám. Ở thế hệ P, số con lông xám bằng số con lông đen dị hợp và chiếm 20%; các con cái có tỉ lệ kiểu gen: 0.4AA: 0.4Aa: 0.2aa. Trong mỗi thế hệ ngẫu phối, tỉ lệ phôi bị chết ở các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 25%; 50%; 0%. Biết tỉ lệ giới tính là 1: 1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tần số alen A tăng dần từ P đến F2. II. Ở F1 số chuột lông đen chiếm 29/33. III. Tỉ lệ phôi bị chết khi F1 sinh sản nhỏ hơn tỉ lệ phôi bị chết khi P sinh sản. IV. Ở F2, các cá thể có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ nhỏ nhất. A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Cách giải: - Ở thế hệ P, có 0.2 lông xám (aa), 0.2 lông đen dị hợp (Aa) => số lông đen đồng hợp là 1-0.2-0.2= 0.6. - Tỉ lệ quần thể P: 0.6AA: 0.2Aa: 0.2aa - Đời P tỉ lệ con cái có tỉ lệ kiểu gen là: 0.4AA: 0.4Aa: 0.2aa Tỉ lệ con đực đời P là: XAA: YAa :(1-x-y) aa. Tỉ lệ giới tính là 1: 1 Từ đó suy ra :(0.4+x) /2 = 0.6 => x= 0.8 (0.4 +y) /2 =0.2 => y= 0 (0.2+1-x-y) = 0.2 => z= 0.2 P con đực có kiểu gen là: 0.8AA: 0.2 aa. - Ở đời P, tỉ lệ giao tử ở con cái là: 0.4+0.2= 0, 6A; 0.2+0.2= 0.4a. Tỉ lệ giao tử ở con đực là: 0.8A; 0, 2a. - Đời F1 dự kiến có kiểu gen với các tỉ lệ: 0.6x0.8= 0.48AA 0.4x0.2= 0.08aa 1- (0.48+ 0.08) = 0.44Aa - Tỉ lệ phôi bị chết ở các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 25%; 50%; 0%, vậy thực tế kiểu gen của đời F1 là: 0.36AA: 0.22Aa: 0.08aa tức 18/33AA: 11/33Aa: 4/33aa => Câu II đúng. - Ta thấy tỉ lệ alen A giảm dần từ P đến F1 => sẽ giảm khi đến F2. Câu I sai. - Tỉ lệ phôi chết ở P và F1 là hằng định theo lí thuyết => Câu III sai. - Làm tương tự thấy đời F2 tỉ lệ aa là thấp nhất => Câu IV sai Đáp án đúng: C. Đọc thêm phần bài tập di truyền ở phần 1: Để Học Tốt Môn Sinh Lớp 12: Dạng Đề Liên Quan Đến Các Phép Lai Và Cách Giải
Sinh học di truyền là một phần rất khó để hiểu rõ các dạng đề, yêu cầu các bạn cần nắm vững lí thuyết và vận dụng linh hoạt vào giải bài tập. Sau đây là một số bài tập mình đã sưu tầm và có kèm cách giải chi tiết. Câu 1: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng? A. Xa Xa x XAY B. XAXa x XaY C. XAXA x XaY D. XAXaxXAY Cách giải: - Ta thấy đời F1 có ¼ ruồi đực mắt trắng nghĩa là: 1/4 XaY, vì tỉ lệ giao tử Y luôn là 1/2 nên tỉ lệ giao tử Xa ở con cái sẽ phải là 1/2. - Loại được đáp án A và C. - Vì đời F1 không có con cái nào mắt trắng nên loại đáp án B Đáp án đúng :D Câu 2: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Tính theo lí thuyết phép lai (P) AB /ab DE /de x AB /ab DE /de trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa alen E và e với tần số 40%, cho F1 có kiểu hình thân Cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỉ lệ? A. 38.94% B. 56, 25% C. 18, 75% D. 30, 25% Cách giải: - Phân tích riêng rẽ từng cặp gen của (P) : + (P) : AB / ab x AB / ab G: 0.5 AB: 0.5 ab Tuy nhiên dữ liệu đề bài cho hoán vị gen giữa alen B và b là 20% nên thực tế giao tử phải có tỉ lệ: 0.4 AB: 0.4 ab: 0.1 Ab: 0.1 aB Đời F1 có kiểu hình thân cao và hoa tím sẽ có kiểu gen với tỉ lệ tương ứng là: (0.4x0.4=0.16) AB /AB :(0.4x0.1x2= 0.08) AB /Ab: 0.08 AB /aB: 0.32 AB /ab: 0.02 Ab / aB => Tỉ lệ kiểu hình F1 thân cao, hoa tím là: 0.16+ 0.08+ 0.08+ 0.32+ 0.02= 0.66. + (P) : DE/de x DE/de Kết hợp hoán vị gen giữa E và e là 40%, giao tử có tỉ lệ là: 0.3 DE: 0.3 de: 0.2 De: 0.2 dE Đời F1 có kiểu hình quả đỏ, tròn sẽ có kiểu gen tương ứng với tỉ lệ là: 0.09 DE/DE: 0.12 DE/De: 0.12 DE/dE: 0.08 De/dE: 0.18 DE/de => Tỉ lệ kiểu hình F1 quả đỏ, tròn là: 0.09+ 0.12+ 0.12+ 0.08+ 0.18= 0.59 - Vậy tỉ lệ kiểu hình F1 thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn là: 0.66 x 0.59 = 38.94% Đáp án đúng: A. Các bài tập được trích dẫn từ đề thi quốc gia năm 2021.