Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương: Từ đây, như tìm đúng đường về... một nỗi lòng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 24 Tháng sáu 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương trong đoạn trích sau: "Từ đây, như tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi.. như những vấn vương của một nỗi lòng". Từ đó, anh/chị hãy nhận xét về chất thơ trong tác phẩm.

    [​IMG]

    Bài Làm

    "Xanh mượt bờ xanh Huế, Huế ơi!

    Cỏ cây đây đã hóa vườn trời

    Người đi bước nhẹ không nghe tiếng

    Mà nặng lòng yêu biết mấy mươi"

    (Huế vấn vương)

    Nếu như trong địa hạt thi ca từng có một Huy Cận nặng lòng thương nhớ với dải đất miền Trung trầm mặc, tự tình như thế thì trong thế giới của bút kí, người ta không thể nào quên nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường với tâm hồn thấm đẫm dáng hình, tình ý xứ Huế mộng, Huế thương. Huế trong lòng mỗi người nghệ sĩ đều là cố đô đọng lại bao xúc cảm, nỗi niềm cùng dòng sông Hương thơ mộng êm trôi. Qua ngòi bút uyên bác dịu dàng của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chắp bút cho "Ai đã đặt tên cho dòng sông?", họa lại bức tranh Hương Giang không chỉ xinh đẹp như người con gái trữ tình xứ Huế mà còn giàu truyền thống, ý nghĩa trong trang sử Việt Nam. Đoạn trích: "Từ đây, như tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi.. như những vấn vương của một nỗi lòng" đã cho thấy một sông Hương đầy dịu dàng thủy chung. Qua đó, ta thấy chất thơ đầy lỗi lạc, tự do, tản mạn thiên về tùy bút, bộc lộ trí tuệ sắc sảo, uyên bác của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

    Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế. Quê gốc ở Quảng Trị, ông sống và học tập, hoạt động cách mạng tại Huế, cuộc đời gắn liền với Huế nên rất tình cảm, tâm hồn đã thấm đẫm nền văn hóa mảnh đất này. Hoàng Phủ Ngọc Tường là cây bút tài hoa ở thể bút kí, ông có lối viết rất riêng. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về nhiều lĩnh vực. Bút kí của ông là ánh thơ văn xuôi thấn đẫm chất thơ mang vẻ đẹp, nỗi buồn của hoài niềm, những suy ngẫm triết học về lẽ sống. Nhà văn đã từng có nhiều lúc đứng lặng hàng giờ trên bờ đê sông Hồng mà so sánh rằng "Sông Hồng như một mạch máu lớn nuôi sống Thủ Đô. Nước sông theo kênh mương tỏa đi khắp nơi như mạch máu chảy dọc cơ thể người".

    "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" là bút kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tại Huế ngày 4/1/1981, in trong tập sách cùng tên. Bài bút kí có ba phần, và tác phẩm được nằm trong phần thứ nhất. Đây là bài bút kí rất đậm chất tùy bút, người đọc tìm thấy ở đó một phong cách tài hoa, tự do, phóng khoáng với lối văn hóa sâu rộng, một tâm hồn nhạy cảm, rất mực say mê với cái đẹp của cảnh vật và con người xứ Huế thân yêu. Trong tình yêu có một câu danh ngôn rất nổi tiếng: "Trong tình yêu đích thực, người ta vừa được dâng tặng, vừa được khám phá và hoàn thiện chính mình", thì sống Hương cũng được xem như một mối tình. "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" câu hỏi bâng khuâng. Khơi gợi biết bao sự tìm tòi và thích thú, sự tìm kiếm cái đẹp tiềm ẩn trong sông Hương và thiên nhiên xứ Huế. Thể hiện một cái tôi mê đắm, nồng cháy, suy tư trước vẻ đẹp đầy quyến rũ của Hương Giang. Cách đặt tên độc và lạ của tác giả đã thu hút sự tò mò, cho người đọc những suy lắng và cảm nhận về một con sông thiên phú, của một "nhan sắc" làm mê đắm lòng người.

    Nói về quan niệm của mình đối với văn chương, nhà văn Nguyễn Khải từng tâm niệm: "Nếu phải về nói quan niệm của mình, thì thật ra, tôi không thích, không chịu được lối văn chương về ra, con cà con kê rồi những phong cảnh, tâm tình, phong tục, tập quán, Dẫu đi suốt trăm trang sách vẫn chưa nói được điều gì. Đó là lối văn chương lo chải chuốt, làm duyên làm dáng, bôi son trái phấn, như các bà làm hàng quà, bọc rất nhiều lớp vỏ, nhưng khi bóc mãi, bóc mãi, cái nhân còn bé hơn lưỡi mèo!". Văn chương phản ánh hiện thực, nói lên tư tưởng, cảm xúc của người cầm bút và gửi gắm bức thông điệp quý giá về thiên nhiên, con người và cuộc sống cho người đọc. Thế nhưng, văn chương dù nói lên tâm tình, cuộc sống của nhân vật, dù qua hình tượng nghệ thuật có thể giúp độc giả khám phá cuộc sống, nhưng chưa bao giờ người đời dung nạp và yêu chuộng những câu chữ chỉ trọng hoa mĩ, "chải chuốt" và làm duyên mà không xoáy sâu vào "cá nhân" cốt lõi, ý tứ cần thể hiện. Trong hành trình thể nghiệm mình trên trang bút kí, dù viết về sông nước Việt Nam với lối văn trữ tình, một cái tôi lãng mạn phiêu bạt nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn luôn giữ được sự rắn rỏi trong ý văn và sự uyên bác trong từng diễn tả. Hình tượng sông Hương hiện lên trang bút kí không được "chải chuốt" một cách bóng loáng, mà ngược lại, nhà văn đã dành rất nhiều tâm huyết cho thủy trình của Hương giang, giúp người đọc nhìn thấu suốt một thủy trình đầy thử thách nhưng cũng đầy tuyệt vời mà dòng sông đã vượt qua để đến với xứ Huế tươi đẹp.

    Sông Hương khi chảy giữa lòng thành phố Huế lại mang những vẻ đẹp riêng của nó. Tác giả tưởng tượng cảm giác của sông Hương khi gặp thành phố yêu dấu của mình "sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những miền xanh biếc". Khi gặp được đích thực người yêu của mình, sông Hương như một cô gái vui vẻ, hạnh phúc, rạng ngời không thể che giấu. Huế trong cảm nhận đầu tiên của sông Hương là "chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non" như những chiếc cầu nối của sự yên bình, thanh thoát nhẹ nhàng, như một tiếng thở phào nhẹ nhõm của người con gái ấy đã tìm thấy tình yêu sau chặng đường vất vả, Huế mang vẻ đẹp thanh tú, gợi cảm. Dọc theo hành trình của dòng sông, người đọc như xuôi trên mái chèo mà lắng nghe Hoàng Phủ tâm tình về lòng yêu quý nàng Hương, yêu quý chuyện tình xứ Huế đẹp đẽ ấy. Từng câu bút kí với lối ví von, so sánh liên tưởng và sự hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên Huế, thơ đã thể hiện trong thiên bút kí đầy sắc sảo. "Giáp mặt thành phố ở Cồn Dã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng" vâng "không nói ra của tình yêu . Và sau chặng hành trình với rất nhiều gian nan nhưng cũng đầy thú vị, nàng Hương đã được nằm trọn trong lòng người yêu, " giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét ", quả là một so sánh đặc biệt. Qua những biến đổi của sông Hương, ta thấy hành trình về xuôi của nó là một hành trình dài, chảy qua nhiều địa dành, mang nhiều mảng màu mới lạ song đó cũng là hành trình lãng mạn để tìm kiếm tình yêu đích thực. Sông Hương là một cô gái trẻ đầy đam mê, khát vọng hạnh phúc vượt qua trở ngại của thời gian, không gian để kiến nhẫn chờ đợi, nỗ lực biến đổi để mình trở nên hoàn thiện hơn để gặp người tình mong đợi. Hoàng Phủ Ngọc Tường với vốn hiểu biết uyên bác, cùng lối hành văn mê đắm giàu cảm xúc và rất đỗi tài hoa đã thể hiện một góc nhìn vô cùng lãng mạn, gửi gắm những suy tư vô cùng triết lí vào bút kí đặc biệt này. Nhà văn như cùng sông Hương đứng lại nhìn gắm " người tình " của mình thật lâu, để rồi nhận ra " Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông " . Một Huế cổ xưa, trầm mặc như giữ nguyên một linh hồn mô tê xưa cũ. Ở bên Huế, sông Hương " cơ hồ chỉ còn là mặt hồ yên tình ", bình thản đón nhận hạnh phúc bình yên của mình. Trong dáng hình phức điệu của tình yêu, dòng Hương đã can đảm đi tìm người yêu một cách đầy bản lĩnh, đã vượt qua muôn ngàn gấp khúc, đã uốn mình qua bao dòng chảy, đến khi toại ý cầu mong, hẳn trong tâm thức người con gái hoang dại ấy chỉ còn sự an nhiên, an bình mà đón nhận. Nhà văn có dịp nhớ về những kí ức với những điệu chảy nhanh của sông Nê-va, rồi cuống quýt ước được làm chú chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển. Đặt sông Hương cạnh những dòng sông đẹp của nước ngoài, Hoàng Phủ Ngọc Tường đa kín đáo bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước tha thiết của mình. Ông như một người lữ khách đã đi đến và ghé thắm từng dông sông khác nhau trên thế giới, mở ra một cảm quan rộng lớn để ngắm nhìn và thả trôi lòng theo những dòng chảy êm trôi ấy: " Tôi đã đến Lê-nin- grát, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thyền xinh đẹp của chúng.. ". Trong nhịp ru êm của mỗi mùa cuốn trôi qua nơi " cái nôi của Cách mạng Tháng Mười Nga ", dòng sông Nê-va mạnh mẽ cuốn trôi những đám băng, lung linh huyền ảo dưới ánh sáng mặt trời mùa xuân, khiến ta nhớ đến ánh nắng tháng ba Đường thi trong tùy bút của Nguyễn Tuân. Cảnh nước rực rỡ dưới ánh dương luôn khiến mắt người nhìn ngắm say sưa, hòa quyện, đủ để " đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại; ôi, tôi muốn hóa làm một con chim như đứng co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển " . Dòng sông xa xôi nước Nga trở thành một chốn nương máu cho những giấc mơ thơ dại trong lòng tác giả, một giấc hoa hóa thành chú chim đứng co chân ung dung trên tàu để đi ra biển, không ngần ngại hòa vào cuộc sống của con người để cùng con người tiến ra đại dương mênh mông. Trong giây phút gợi nhớ ấy, ta bắt gặp một nhà văn như sống lại cả tuổi xuân của mình, " cuống quýt vỗ tay " với muôn vàn kì vọng và phấn khởi, " nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo " – thế là những chúc him phải rời bến với với niềm tiếc nuối không lời từ giã, hoang hoải trong lòng một khoảng trống mênh mông vì dòng sông chảy đi quá nhanh. Và Hoàng Phủ Ngọc Tường như hòa cùng tâm tưởng của hải âu, tưởng như mình cũng hẫng hụt bởi dòng chảy cuộn xoáy không nhẫn nại, không đợi chờ, không thấu hiểu của Nê-va. Ông nhớ tới câu chuyện " Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy! ". Trong lòng ông mang theo nuối tiếc và nhớ về con sông quê hương với biết bao niềm trân trọng. Người Việt quay về dòng sông Việt, hiền hòa chảy trôi và thấu hiểu lắng động, Hương giang trong vẻ lặng tờ và đằm nhắm đã ở lại trong lòng Hoàng Phủ một cách sắt son như thế. Đối với ông, sông Hương có rất nhiều điểm " hơn " những dòng sông khác, như một nàng thơ độc nhất vô nhị của người Việt Nam. Ông ví đấy như là một " điệu slow tình cảm dành riêng cho xứ Huế ", " có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng " . Tất cả tình cảm dành cho sông Hương và xứ Huế đặc biệt như cách dòng sông này đã dành trọn cho một thành phố duy nhất được thưởng ngoạn vẻ đẹp và sự gắn bó thủy chung của nó.

    Hoàng Phủ Ngọc tường từng bước khắc họa bức chân dung đa chiều của sông Hương một cách sinh động, hấp dẫn nhất từ những góc độ khác nhau, sông Hương mang những vẻ đẹp riêng cổ, độc đáo của mình, thể hiện từng vẻ đẹp ấy trên trang bút kí đặc sắc của nhà văn. Bằng vốn hiểu biết vô cùng phong phú trong các kính vực địa lí, triết học, lịch sử.. cùng sự kết hợp nhuẫn nhuyễn các biện pháp tu từ, hành văn ngôn ngữ nhẹ nhàng, giàu sức biểu đạt, tác giả đã tô vẽ một sông Hương khắc cốt ghi tâm trong lòng độc giả, khiến cho ai chưa đến thăm nơi này cũng phải thốt lên trước vẻ đẹp của nó. Và ẩn đằng sau hình tượng sông Hương ấy, nhà văn cũng bày tỏ cái tôi tác giả của mình: Đó là một cái tôi mê đắm tài hoa cảnh sắc quê hương đất nước, cái tôi uyên bác giàu tri thức về lịch sử, văn hóa, địa lí, cái tôi yêu quê, gắn bó một lòng sâu nặng với xứ sở đã sinh ra và nuôi dưỡng mình- xứ Huế mộng mơ.

    Nói rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường yêu Huế và hiểu Huế, thì đó là một lẽ đương nhiên. Tôi muốn đi xa hơn, tìm một căn nguyên thầm kín để cắt nghĩa cho sự thành công mỹ mãn của những trang viết ấy: Phải chăng ở đây đã có một sự hòa hợp, tương giao, linh ứng giữa cảnh sắc Huế, lịch sử Huế, văn hóa Huế với một tâm hồn nhà văn dễ rung động, nhạy cảm, tinh tế. Phải là sự tưởng giao, đến mức hòa quyện chặt chẽ mới sinh ra được những áng văn tài hoa không dễ một lần thứ hai viết được như thế. Ngỡ như không khác được: Viết về sông Hương là phải vậy, viết về" văn hóa vườn "ở Huế là phải vậy. Đó là những áng văn, câu chữ được chọn lựa cân nhắc kĩ càng, vì hình ảnh được sáng tạo đẹp đẽ, vì cảm xúc phong phú bất ngờ, mới mẻ (Phạm Xuân Nguyên).

    Có thể nói" Ai đã đặt tên cho dòng sông? "Đã mang đến những phát hiện mới lạ và độc đáo của sông Hương cho độc gải cả nước. Nó là một dòng sông man dại, hoang tàn ở khúc thượng nguồn, sông Hương đi vào trong trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường không vô tri vô giác mà nó còn cảm xúc, có tình yêu. Tác phẩm đã thể hiện được tình yêu quê hương, xứ sở nồng nàn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, một kí giả nặng lòng với Huế:

    " Dòng sông ai đã đặt lên

    Để người đi nhớ Huế mãi không quên

    Xa con sông mang bao nhiêu nỗi nhớ

    Người ở lại tháng năm đợi chờ".
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...