Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế. Từ đó, anh/chị nhận xét về cảm hứng nhân văn đoạn trích. Bài làm Ai đó đã từng viết: "Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương, để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mãi mãi mang theo". Vâng "một dòng sông để thương, để nhớ" của mỗi người rất khác nhau. Nếu tên tuổi Văn Cao gắn liền với sông Lô hùng tráng; nếu Hoàng Cầm là nỗi nhớ của ta khi ngang qua "Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh" ; nếu Hoài Vũ mãi là nhà thơ của con sông Vàm Cỏ đêm ngày thao thiết chở phù sa, thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đã song hành cùng sông Hương đi vào trái tim người đọc với bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?". Với sở trường về bút ký và đặc sắc trong sáng tác là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý, nhà văn đã đem đến cho người đọc những vẻ đẹp đa dạng về con sông Hương, đặc biệt chính là vẻ đẹp sông Hương nơi ngoại vi thành phố Huế - một vẻ đẹp đầy mơ màng, hư ảo, qua đó, cho ta thấy được cái nhân văn trong con người của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế. Quê gốc ở Quảng Trị, ông sống và học tập, hoạt động cách mạng tại Huế, cuộc đời gắn liền với Huế nên rất tình cảm, tâm hồn đã thấm đẫm nền văn hóa mảnh đất này. Hoàng Phủ Ngọc Tường là cây bút tài hoa ở thể bút kí, ông có lối viết rất riêng. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và tuy duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về nhiều lĩnh vực. Bút kí của ông là ánh thơ văn xuôi thấn đẫm chất thơ mang vẻ đẹp, nỗi buồn của hoài niềm, những suy ngẫm triết học về lẽ sống. Nhà văn đã từng có nhiều lúc đứng lặng hàng giờ trên bờ đê sông Hồng mà so sánh rằng "Sông Hồng như một mạch máu lớn nuôi sống Thủ Đô. Nước sông theo kênh mương tỏa đi khắp nơi như mạch máu chảy dọc cơ thể người". "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" là bút kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tại Huế ngày 4/1/1981, in trong tập sách cùng tên. Bài bút kí có ba phần, và tác phẩm được nằm trong phần thứ nhất. Đây là bài bút kí rất đậm chất tùy bút, người đọc tìm thấy ở đó một phong cách tài hoa, tự do, phóng khoáng với lối văn hóa sâu rộng, một tâm hồn nhạy cảm, rất mực say mê với cái đẹp của cảnh vật và con người xứ Huế thân yêu. Trong tình yêu có một câu danh ngôn rất nổi tiếng: "Trong tình yêu đích thực, người ta vừa được dâng tặng, vừa được khám phá và hoàn thiện chính mình", thì sông Hương cũng được xem như một mối tình. "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" câu hỏi bâng khuâng. Khơi gợi biết bao sự tìm tòi và thích thú, sự tìm kiếm cái đẹp tiềm ẩn trong sông Hương và thiên nhiên xứ Huế. Thể hiện một cái tôi mê đắm, nồng cháy, suy tư trước vẻ đẹp đầy quyến rũ của Hương Giang. Cách đặt tên độc và lạ của tác giả đã thu hút sự tò mò, cho người đọc những suy lắng và cảm nhận về một con sông thiên phú, của một "nhan sắc" làm mê đắm lòng người. Từ góc nhìn nơi đại ngàn hùng vĩ, tác giả thu hút ánh mắt quan sát của mình để khắc họa hình ảnh sông Hương khi ở đồng bằng và ngoại ô thành phố. Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn, sông Hương như người gái đẹp bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, như một nàng công chúa bị hóa phép với giấc mông ngàn năm, đợi chàng hoàng tử đến lay dậy để sống trọn đời hạnh phúc. "Chàng hoàng tử" ở đây chính là xứ Huế, một cách liên tưởng, so sánh thật đặc biệt. Câu chuyện tình yêu tựa như cổ tích, nhưng nàng thơ Hương giang vẫn giữa đúng tính cách man dại, tinh tế khi kiếm tìm tình yêu của mình, như cách "sóng tìm ra tận bể" trong thơ Xuân Quỳnh – vừa mạnh dạn, chủ động những cũng vừa tinh tế, dịu dàng. Từng cách gọi "người con gái", "người mẹ phù sa" đến "người con gái đẹp" và lối so sánh độc đáo đã bộc lộ rõ nét tài hoa của Hoàng Phủ, nhà văn không xem dòng sông là một dòng sông đơn thuần nữa, mà đó đã trở thành một sinh thể lôi cuốn, một người con gái xinh đẹp rực rỡ. Trên thủy trình của sông Hương, hoa thơm đua hương khoe sắc, dằm dài hoa đỗ quyên đỏ, cánh đồng hoa dại dường như đều trở thành nền nâng bước đi của dòng sông. Tựa như giữa hành trình đi tìm tình yêu, tất cả cánh rừng, hàng cây, hoa thơm cỏ ngọt đều chuyển mình đưa đón, ngắm nhìn dòng sông bằng tất cả sự ngưỡng mộ và yêu mến. "Sông Hương quyến rũ lạ lùng Em choàng tình giấc ngượng ngùng nhìn tôi" (Sông Hương, Vũ Dung) Ngân dài những cảm xúc theo dòng bút kí đặc biệt, ta tưởng như nhìn thấy một Hương giang nồng nàn, ngượng ngùng nhìn độc giả và giấu đi một trái tim đang tha thiết tình yêu xứ Huế. "Ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới thành phố tưởng lai của nó". Đó là cuộc tìm kiếm tình yêu đầy thử thách thú vị của người con gái luôn hết mình với tình yêu đích thực của đời mình. Nếu ở những đoạn đầu, nhà văn tập trung khắc họa vẻ đệp trong tích cách của dòng sông, thì đến đây, Hoàng Phủ đã phác họa nên một dáng hình người con gái xinh đẹp với "những đường cong thật mềm", người con gái đã quyện dành trọn nỗi nhớ thương và sự thủy chung cho "thành phố tương lai" của mình. Không "xăm xăm băng lối vừa khuya một mình", nàng Hương chọn một cách tìm kiếm nhẹ nhàng nhưng vô cùng bản lĩnh và khéo léo. Bằng sự am hiểu sâu sắc về thủy trình của Hương giang, nhà văn đã tái hiện sống động "đường đi" mà dòng sông phải vượt qua để đến với người yêu thương. Sông Hương bắt đầu "từ ngã ba Tuần", theo hương nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Đây quả thật là một cuộc hành trình dài, quanh co, gấp khúc. Với cách thể hiện sống động, nhà văn như ghi lại dòng chảy của sông Hương như một cuộn phim tư liệu sống động, thể hiện cách nhìn, sự quan sát tỉ mỉ của nhà văn trong thời gian gắn bó với dòng sông thiết tha này. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một dòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm. Ở đây, sông Hương như đang tự làm mới mình trong bể lọc lớn, như trút bỏ hết những u uất của thời gian mà khoác lên mình tấm áo choàng mềm mại. Và kể từ đó, nàng Hương trôi đi giữa hay dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi. Ở đây, sông Hương đã phô được những đường cong quyến rũ của mình. Nếu giải thích theo góc độ địa lí, lí do hướng chảy của sông Hương phải trải qua nhiều lần uốn dòng qua những thung lũng, những dãy đồi núi như vậy là khỏi không gian Trường Sơn, sông Hương mất đi độ dốc, mực nước sống không cao so với mực nước biển, vì thế dòng chảy trở nên rất chậm, tự sông Hương không thể vượt qua những chướng ngại trên đường đi để đổ qua biển, nó phải khéo léo uốn mình để có thể đi đến đích phía trước. Nhưng sự uốn mình đó đã tạo ra cho sông Hương điều thú vị, bất ngờ. Khi uốn mình qua hai dãy đồi sừng sững như thành quách, những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, màu nước biển ảo "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" khiến sống Hương như được dịp khoác lên bộ xiêm váy lộng lẫy, xinh đẹp và rựa rỡ. Ta nhớ đến một Sông Đà mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, say đắm và tình tứ: Màu sắc dòng sông thay đổi theo mùa "Mùa xuân màu xanh ngọc bích", khác với sông Gâm, sông Lô "màu xanh canh hến" . Mùa thu nước sông "lừ lừ chin đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa.." . Những màu sắc và âm hương của từng con sông đã "tãi" vào lòng người một thứ rực rỡ lạ kì. Sự biến đổi kì diệu của dòng sông tựa như cuộc sống của con người, ta hòa mình trong những gam màu nóng, lạnh của cuộc đời. Rõ ràng, chẳng ai chọn sống đơn điệu và tẻ nhạt, ta đều mang một màu sắc riêng. Nhưng dường như, nhà văn không chỉ để cho Hương giang đẹp ở ngoại hình, cách ông đặc tả về nàng Hương khi nàng trầm mặc "như triết lí, như cổ thi" lúc đi qua những đồi thông u tịch, nơi phong kín giấc ngủ ngàn năm của những vị vua chúa và niềm kiêu hạnh âm u của những trang lăng tầm đồ sộ tỏa lan khắp một vùng thượng lưu. Mới chính là vẻ đẹp tình cách đáng trân trọng của nàng thơ này. Sông Hương như cúi chào, khép mình lặng lẽ nghiêm trang trước những phong kín của thời gian, không muốn kinh động đến giấc ngủ ngàn năm của những vị vua chúa. Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long.. Và điều cần tìm cũng đã hiện ra, nó vui mừng khôn xiết khi nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần lên trên nền trời ở nơi cuối con đường. Cứ như nàng Hương giang ấy đang rất hồi hộp chờ đợi giây phút này từ rất lâu rồi. Nhà văn ví chiếc cầu ấy "nhỏ nhắn như vành trăng non" như là chiếc cầu nối của sự bình yên, thanh thoát nhẹ nhàng, như một tiếng thở phào nhẹ nhóm của người con gái ấy đã tìm thấy tình yêu sau chặng đường vất vả. Dọc theo hành trình của dòng sông, người đọc như xuôi trên mái chèo mà lắng nghe Hoàng Phủ tâm tình tình về lòng yêu quý nàng Hương, yêu quý chuyện tình xứ Huế đẹp đẽ ấy. Từng câu bút kí với lối ví von, so sánh liên tưởng và sự hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên Huế thơ đã hiển hiện trong thiên bút kí đầy sắc sảo. "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ nhàng đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông trở nên mềm mại hẳn đi, như một tiếng" vâng "không nói ra của tình yêu". Và sau chặng hành trình với rất nhiều gian nan nhưng cũng đầy thú vui, nàng Hương đã được nằm trọn trong lòng người yêu, "giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét", quả là một so sánh đặc biệt. Qua những biến đổi của sông Hương, ta thấy hành trình về xuôi của nó là một hành trình dài, chảy qua nhiều địa dành, mang nhiều mảng màu mới lạ đó song đó cũng là hành trình lãng mạn để tìm kiếm tình yêu đích thực. Sông Hương là một cô gái trẻ đầy đam mê, khát vọng hạnh phúc vượt qua trở ngại của thời gian, không gian để kiến nhẫn chờ đợi, nỗ lực biến đổi để mình trở nên hoàn thiện hơn để gặp người tình mong đợi. Hoàng Phủ Ngọc Tường với vốn hiểu biết uyên bác, cùng lối hành văn mê đắm giàu cảm xúc và rất đỗi tài hoa đã thể hiện một góc nhìn vô cùng lãng mạn, gửi gắm những suy tư đầy triết lí vào bút kí đặc biệt này. Nói rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường yêu Huế và hiểu Huế, thì đó là một lẽ đương nhiên. Tôi muốn đi xa hơn, tìm một căn nguyên thầm kín để cắt nghĩa cho sự thành công mỹ mãn của những trang viết ấy: Phải chăng ở đây đã có một sự hòa hợp, tương giao, linh ứng giữa cảnh sắc Huế, lịch sử Huế, văn hóa Huế với một tâm hồn nhà văn dễ rung động, nhạy cảm, tinh tế. Phải là sự tưởng giao, đến mức hòa quyện chặt chẽ mới sinh ra được những áng văn tài hoa không dễ một lần thứ hai viết được như thế. Ngỡ như không khác được: Viết về sông Hương là phải vậy, viết về "văn hóa vườn" ở Huế là phải vậy. Đó là những áng văn, câu chữ được chọn lựa cân nhắc kĩ càng, vì hình ảnh được sáng tạo đẹp đẽ, vì cảm xúc phong phú bất ngờ, mới mẻ (Phạm Xuân Nguyên). Gấp lại trang văn "Ai đã đặt tên cho dòng sông?", dường như trong lòng mỗi người đọc vẫn còn vương vấn mãi hình bóng dòng nước mênh mang trầm mặc nơi miền đất cố đô xinh đẹp, dịu dàng. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dùng ngòi bút phác họa hình dung một dòng Hương trữ tình bằng ngôn từ trên trang giấy, thể hiện trọn vẹn một nét bút tài hoa, uyên bác và khả năng quan sát, thấu thị đa chiều của mình trên từng dòng chảy Hương giang. Bao nhiêu năm đã trôi qua, thiên bút kí vẫn ở đó, vẹn nguyên cả về ý nghĩa và tình thần, mãi là nhịp phách tiền tuyệt nhất ru người đọc về với dải đất Huế mộng, Huế thương: "Huế vẫn thế, bao đời nay vẫn thế Hương Giang trôi, còn trôi mãi ngàn năm" (Theo anh về Huế, Huỳnh Minh Nhật)