Cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của dòng sông Đà: Thuyền tôi trôi... tình nhân chưa quen biết

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 25 Tháng sáu 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Cảm nhận về vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của dòng Sông Đà được nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả trong đoạn văn bên dưới. Từ đó, anh/chị hãy nhận xét về chất thơ trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.

    "Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. () Dải sông Đà bọt nước lênh bênh/Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình" của một người tình nhân chưa quen biết. "

    [​IMG]

    BÀI LÀM

    Người nhàn, hoa quế rụng rơi

    Đêm xuân yên lặng, núi đồi vắng tanh

    Trăng nhô, chim núi giật mình

    Thường kêu inh ỏi ở quanh suối ngàn

    Đọc những câu thơ trong bài " Điểu minh giản " (Khe chim kêu) của Vương Duy, bản dịch của Trần Trọng San khiến tôi lại liên tưởng đến những câu văn trong tuỳ bút " Người lái đò Sông Đà " của nhà văn Nguyễn Tuân . Đó là những câu văn tuyệt bút miêu tả vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của con Sông Đà: " Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. () Dải sông Đà bọt nước lênh bênh/Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình "cua tình nhân chua quen biết". Từ đây, ta thấy được chất thơ rất đặc sắc được thể hiện trong tác phẩm.

    Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là nhà văn lớn, nhà văn hóa lớn của dân tộc, người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách tài hoa, uyên bác, độc đáo. Ông luôn tiếp cận thiên nhiên ở vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội hoặc thơ mộng, tuyệt mĩ; luôn tiếp cận con người dưới tư cách của một người nghệ sĩ. Nếu trước Cách mạng tháng Tám, ông nổi tiếng với tập truyện "Vang bóng một thời" thì sau cách mạng ông được biết đến nhiều với tập tùy bút Sông Đà (1960). Tập tùy bút là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi, không chỉ để thỏa mãn cái thú tìm đến những miền đất lạ cho thỏa niềm khát khao xê dịch, mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên cùng thứ vàng mười đã qua thử lửa ở tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng đó. Vì thế, Sông Đà nói chung và tùy bút Người lái đò Sông Đà nói riêng cho ta nhận ra diện mạo của một nhà văn Nguyễn Tuân mới mẻ, khao khát được hòa nhập với đất nước và cuộc đời. Tùy bút Người lái đò Sông Đà tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: Uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề, nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng làm lay động người đọc nhiều nhất. Đến với đoạn văn miêu tả vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của Sông Đà sẽ thấy rất rõ điều này.

    Sau khi miêu tả tính cách hung bạo của con Sông Đà, trận thủy chiến kinh điển của ông lái đò, nhà văn Nguyễn Tuân lại đi sâu miêu tả vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của dòng sông. Vẻ đẹp đó được thể hiện qua hình dáng "tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình", qua màu sắc nước đa dạng; qua vẻ đẹp tuyệt sắc của màu nắng tháng ba Đường thi "Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu", thì đến đoạn cần phân tích này, Nguyễn Tuân lại tập trung miêu tả cảnh sắc và sự sống của đôi bờ tiền sử, một vẻ đẹp tĩnh lặng, thanh bình và căng tràn sức sống.

    Mở đầu đoạn văn, Nguyễn Tuân viết: "Thuyền tôi trôi trên Sông Đà". Đây là một câu văn rất đặc biệt khi có sáu chữ đều là thanh bằng, nó gợi cảm giác êm đềm, thanh bình của một dòng sông quê hương xứ sở. Từ câu văn mở đầu ấy nó đã trở thành điệp khúc được lặp đi lặp lại ba lần trong một đoạn văn rất ngắn. Sự lặp lại này nói lên sự hiền hòa, thanh bình, yên ả của một dòng sông như cổ tích tuổi xưa. Có lúc tác giả dùng cụm từ "thuyền tôi trôi trên", khi thì là "thuyền tôi trôi qua", chính cái điệu trôi nhẹ nhàng ấy, Nguyễn Tuân đã có điều kiện để quan sát cận cảnh, kĩ lưỡng cảnh sắc và sự sống ven hai bên bờ Sông Đà. Thuyền trôi đến đâu là vẻ đẹp của sự tĩnh lặng, thanh bình, tươi mới, hoang sơ, cổ kính lại hiện ra trước mắt người đọc sống động. Đoạn văn như một thước phim tư liệu quay cận cảnh những gì đẹp nhất, thanh bình nhất của dòng Sông Đà. Chính ống kính ấy được cảm nhận qua con mắt của một nhà văn tài hoa, uyên bác độc đáo, cảnh sắc và sức sống bên sông như một lần được sống lại trên những trang văn đậm chất thơ của Nguyễn Tuân, để rồi nó trở thành trang văn "xanh mãi" cùng với thời gian. Dưới ống kính ấy, dòng sông thơ mộng, trữ tình hiện ra ở những vẻ đẹp sau:

    Thứ nhất, đó là một vẻ đẹp tĩnh lặng, yên ả, thanh bình như còn dấu tích lịch sử của ông cha: "Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi". Với việc sử dụng phép điệp từ "lặng tờ" hai lần cùng với cấu trúc câu văn đặc biệt khi không sử dụng dấu phẩy để ngăn cách các đơn vị ngữ pháp, nhà văn Nguyễn Tuân như muốn khẳng định vẻ đẹp thanh bình, yên ả đã chảy miên man trong suốt dòng chảy lịch sử từ xa xưa đến nay. Chính sự tĩnh lặng ấy đã góp phần tạo nên vẻ đẹp thơ mộng .

    Không chỉ vậy, Sông Đà còn hiện lên một vẻ đẹp tươi mới, tràn trề nhựa sống như như mới bắt đầu một mùa sinh sôi nảy lộc: "Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm" . Vẻ đẹp của sức sống tràn trề còn được Nguyễn Tuân miêu tả qua hình ảnh "đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng bạc như rơi thoi" . Như vậy, với việc quan sát tinh tế, miêu tả cụ thể, Nguyễn Tuân dậy một không gian Sông Đà đẹp đến mê hồn (tinh khôi, trong trẻo, trinh nguyên, rạo rực và căng tràn sức sống)

    Sông Đà còn có một vẻ đẹp hoang sơ cổ kính như một tồn tại vĩnh hằng của tự nhiên: "Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa". Với việc sử dụng nghệ thuật độc đáo khi lấy cái cụ thể để so sánh với cái trừu tượng, cùng với liên tưởng bất ngờ, thú vị, Nguyễn Tuân làm sống dậy cả một không gian hoang sơ, cổ kính đến tuyệt đối. Cách dùng từ ngữ tinh tế, chính xác và vô cùng sáng tạo khi đặt các đơn vị ngôn từ cạnh nhau: hoang dại – bờ tiền sử, hồn nhiên – nỗi niềm cổ tích tuổi xưa, tác giả đã diễn tả trọn vẹn vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính của đôi bờ tiền sử. => thực mà như mộng => lạc vào xứ sở của thần tiên => người tình vẫn trinh nguyên phơi phới.

    Để nhấn mạnh vẻ đẹp tĩnh lặng, thanh bình của Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã có một hình ảnh rất sáng tạo đó chính là "tiếng còi sương" : "Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói của một con vật lành:" Hỡi ông khách Sông Đà có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương ". Hình ảnh còi sương không phải là mới lạ. Trong bài " Kinh Nam tình vọng " của Nguyễn Trung Ngạn viết: " Còi sương rúc sáng rạng hồng/Tranh ai dệt nổi giữa vùng nước mây " hay trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết: " Lầu mai vừa rúc còi sương/Mã sinh giục giã vội vàng ra đi ". Tiếng còi sương trong thơ xưa được hiểu là âm thanh của tiếng còi hay tiếng tù và thổi trong sáng sớm báo hiệu thời gian của một ngày mới bắt đầu . Vậy " tiếng còi sương " trong cách dùng từ của Nguyễn Tuân được hiểu như thế nào? Tiếng tù và thổi lên, một âm thanh quen thuộc? Như vậy câu chữ có quá cũ, có còn là Nguyễn Tuân? Tiếng còi của đoàn xe lửa? Chắc là không! Là âm thanh hoang vắng mơ hồ từ xa xăm dội về theo cách cảm của nhiều người? Thiết nghĩ, đây là âm thanh của những giọt sương đêm đọng trên lá cỏ tan chảy trong miệng con hươu vỡ ra thành tiếng còi sương . Thứ âm thanh trong suốt, tinh khiết và nhỏ đến vô cùng khó ai nghĩ đến, khó ai tưởng tượng ra. Thế mà, Nguyễn Tuân lại cảm nhận được điều đó thì quả là vi diệu ! Vâng, cái vi diệu đó không phải tự nhiên có được mà đó là kết quả của quá trình đãi quặng tìm vàng giao thoa cùng tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của nhà văn muốn điều khiển con chữ để tái tạo kì công của tạo hoá và kí tích của con người. Nếu hiểu như trên, có thể khẳng định, Nguyễn Tuân đã dùng thủ pháp quen thuộc của thơ Đường khi lấy động để tả tĩnh. Trong bài thơ Khe chim kêu (dẫn ở phần đầu của bài văn), Vương Duy đã sử dụng triệt để nghệ thuật lấy động tả tĩnh giúp người đọc nhận thấy không gian yên tĩnh của núi đồi mùa xuân khi về đêm và tâm hồn thanh tịnh của một người nhàn. Chỉ có người nhàn trong tâm thanh tịnh như vậy mới nghe được âm thanh tiếng hoa quế (rất nhỏ) rụng rơi. Và tuyệt diệu hơn là trong không gian tĩnh lặng ấy, đàn chim đã giật mình trước sự chuyển động của trăng đêm ? Thì khi đọc những dòng thơ văn xuôi của Nguyễn, tôi cũng lại thấy được điều tuyệt diệu của nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Không gian phải tĩnh lặng gần như đến tuyệt đối, thì ông khách sông Đà mới có thể nghe được tiếng còi sương vỡ ra trong miệng hươu. Trong không gian ấy, một tiếng động của đàn cá dầm xanh cũng đủ làm cho đàn hươu hốt hoảng và vụt biến mất . Không gian đẹp và thơ như một thế giới cổ tích tuổi xưa . Ngòi bút của Nguyễn Tuân đã thực sự thăng hoa . Ông đã cảm nhận được tất cả những gì tuyệt diệu nhất của thiên nhiên ban tặng và cảm nhận được độ trong trẻo và tinh tế của ngôn ngữ Tiếng Việt. Khi tình yêu đã thăng hoa cùng tinh thần trách nhiệm của người cầm bút, sứ mệnh của người đi kiếm tìm cái đẹp thì mọi điều trở thành sự kì diệu.

    Nói tóm lại, cảnh sắc và sự sống ven Sông Đà thật tuyệt mĩ mà có lẽ người đọc mãi mãi không bao giờ quên. Để diễn tả vẻ đẹp ấy, Nguyễn Tuân đã dùng hai câu thơ nổi tiếng của Tản Đà " Dải sông Đà bọt nước lênh bênh/Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình " của một người tình nhân chưa quen biết. Với hai câu thơ này, Nguyễn Tuân như đang muốn khẳng định tình yêu của mình dành cho một mĩ nhân Sông Đà, đó là cái nhìn đắm đuối trước một vẻ đẹp đến mê hoặc khó cưỡng lại của dòng sông quá đỗi thơ mộng trữ tình này . Và chắc chắn, trong tâm trí và trái tim của bạn đọc, Sông Đà mãi mãi là một tình nhân chưa quen biết bởi một vẻ đẹp dịu dàng, xuân sắc.

    Với việc sử dụng câu văn êm ái, kết hợp kiến thức của lịch sử, địa lí, văn chương, Nguyễn Tuân đã làm sống dậy vẻ đẹp thơ mộng tuyệt mĩ của Sông Đà. Điều này cho thấy sự tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân trong việc sử dụng từ ngữ, so sánh và liên tưởng tưởng tượng; vừa thể hiện tình yêu mến tha thiết của ông đối với thiên nhiên, đất nước. Với việc sử dụng điệp ngữ " thuyền tôi trôi "cộng với câu văn kết thúc bằng thanh bằng (13/15 câu), cùng phép nhân hóa và ngôn ngữ giàu chất thơ, Nguyễn Tuân đã gọi được hồn vía của Sông Đà bằng một đoạn văn quá đẹp . Đoạn văn đẹp như những trang hoa, tờ hoa. Vẻ đẹp đó được dệt lên từ tình yêu thiên nhiên đất nước say đắm muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, làm đẹp cho đời và làm giàu tâm hồn của bạn đọc . Với Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân xứng đáng được coi là bậc thầy của thể loại tùy bút và ngôn ngữ tiếng Việt . Với Người lái đò Sông Đà nói riêng và tùy bút Sông Đà nói chung thì dòng sông đặc biệt trên Tây Bắc này mãi mãi là địa hạt riêng của Nguyễn Tuân mà khó ai có thể xâm phạm được.

    Quả đúng như Pau top xki từng khẳng định: " nhà văn chân chính là người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp " . Với đoạn văn vừa phân tích, Nguyễn Tuân đã xứng đáng được coi là người nghệ sĩ chân chính, người suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp. Vâng, với vẻ đẹp của dòng Sông Đà, sự giàu có của ngôn ngữ và tấm lòng của nhà văn Nguyễn Tuân, ông đã để lại cho đời một siêu phẩm còn" xanh mãi "với thời gian. Đúng như Văn Cao viết trong bài thơ Thời gian:

    " Riêng những câu thơ còn xanh

    Riêng những bài hát còn xanh

    Và đôi mắt em long lanh

    Như hai giếng nước "

    Từ đây ta thấy, những gì thuộc về nghệ thuật chân chính, thuộc về cái đẹp sẽ bất từ cùng thời gian . Muốn vậy người nghệ sĩ phải " nhân đạo từ trong cốt tủy ", là người sẵn sàng " đứng trong lao khổ để đón lấy những vang vọng cuộc đời " và phải là người biết " tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có " . Vâng đó là trách nhiệm nặng nề, công việc rất vất vả của người cầm bút.

    Trong đoạn trích ta thấy chất thơ thể hiện rất rõ nét. Chất thơ là một thuật ngữ lí luận văn học thể hiện một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi được coi là có chất thơ khi đi sâu miêu tả thế giới cảm xúc và tâm trạng với những rung động tinh tế. Chất thơ còn được thể hiện ở hình thức đó là tính nhạc, là sự hàm súc tinh tế của ngôn từ và bằng một giọng văn giàu tính truyền cảm.

    Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, chất thơ được biểu hiện ở những khía cạnh sau: Thứ nhất, tác giả cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình của dòng sông: Sông Đà như một người gái đẹp của núi rừng Tây Bắc với mái tóc dài, thật dài, mượt mà, tha thướt, gài buông lơi những bông hoa ban trắng ngần hay những bông gạo đỏ rực, thấp thoáng ẩn hiện giữa núi rừng mùa xuân mù sương khói. Thứ hai, vẻ tinh khôi, non tơ của nương ngô nhú lá non đầu mùa, của những vạt đồi cỏ gianh đang ra nõn búp; vẻ lặng tờ, tịnh không một bóng người, hoang dại, hồn nhiên của đôi bờ biền bãi. Thứ ba, ở xúc cảm tinh tế của tác giả trước dòng sông thơ mộng, trữ tình: Cảm giác đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân sau chuỗi ngày chia biệt; cảm giác thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu.. Thứ tư, ở những so sánh, liên tưởng thú vị độc đáo của Nguyễn Tuân: Sông Đà như một người con gái đẹp, như một cố nhân, nước Sông Đà đổi màu liên tục qua mỗi mùa trong năm.

    Chất thơ trong tuỳ bút của Nguyễn Tuân là một phần trong nội dung phong cách tài hoa, uyên bác của ông. Ông để lại ấn tượng đặc biệt về một con sông đầy cá tính, mang tính cách của con người với hai nét độc đáo, đối lập mà thống nhất: Hung bạo và trữ tình. Qua đó, ta thấy nhà văn có công đi tìm cái đẹp - chất vàng thiên nhiên Tây Bắc để ca ngợi . Thiên nhiên là sản phẩm nghệ thuật vô giá, là công trình mĩ thuật của tạo hóa đã ban tặng cho con người. Đó cũng chính là tình yêu Tổ quốc mà nhà văn cách mạng Nguyễn Tuân đã gửi gắm qua trang tuỳ bút của mình.

    Người lái đò Sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên, và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc. Tác phẩm còn là công phu lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa, uyên bác của một người nghệ sĩ chân chính trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và kĩ tích lao động của con người. Từ đó, ta có thể khẳng định khi tài năng sáng tạo và tâm huyết đi liền với nhau con người sẽ luôn tạo ra những siêu phẩm để đời. Vậy tại sao ta không sống bằng tất cả tình yêu và tinh thần trách nhiệm, bằng cái tâm trong sáng " để gió mãi cuốn đi " ?

    LỆNH PHỤ TRONG NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

    1. Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân .

    - B1:" Mỗi tác phẩm VH là sự khám phá về nội dung và hình thức "(Lê Ô nit). " Văn chương chỉ dung nạp những người biết tìm tòi, khơi những gì chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có "(Nam Cao) => sáng tạo = phát hiện mới mẻ về cuộc sống, về con người => Nguyễn Tuân thôi thúc bản thân đi tìm kiếm chất vàng 10, tìm kiếm cái đẹp. => phát hiện về vẻ đẹp của người lao động trong thời đại mới.

    -B2: Qua nhân vật ông lái đò, Nguyễn Tuân có cách nhìn mang tính phát hiện về người lao động mới. Ông đò tiêu biểu là người anh hùng, cũng là nghệ trong môi trường làm việc và trong công việc của mình khi dám đương đầu với thử thách và đạt tới trình độ điêu luyện t rong công việc. Nhà văn đã phát hiện ra " chất vàng mười đã qua thử lửa " của ông đò bằng phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác với thể tuỳ bút vừa giàu tính hiện thực, vừa tràn ngập cái tôi phóng túng đầy cảm hứng, say mê..

    - B3: Qua cách nhìn nhân vật ông đò, nhà văn bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng, tự hào về con người lao độngViệt Nam. Nếu trước đây, ông thường khắc họa người anh hùng trong chiến đấu, người nghệ sĩ trong nghệ thuật và thuộc về quá khứ" vang bóng một thời "thì đến tác phẩm này, ông tìm thấy anh hùng nghệ sĩ ngay trong con người lao động thường ngày, trong công việc bình thường và trong nghề nghiệp cũng bình thường. Nguyễn Tuân còn khẳng định với chúng ta rằng chủ nghĩa anh hùng cách mạng đâu phải chỉ dành riêng cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm mà còn thể hiện sâu sắc trong việc xây dựng đất nước và chinh phục thiên nhiên.

    2. Nhận xét chất thơ thể hiện trong đoạn trích Sông Đà

    - Biểu hiện: Chất thơ trong đoạn trích thể hiện:

    +Cảm nhận của tác giả về vẻ đẹp trữ tình của dòng sông: Sông Đà như một người gái đẹp của núi rừng Tây Bắc với mái tóc dài, thật dài, mượt mà, tha thướt, gài buông lơi những bông hoa ban trắng ngần hay những bông gạo đỏ rực, thấp thoáng ẩn hiện giữa núi rừng mùa xuân mù sương khói.

    +Vẻ tinh khôi, non tơ của nương ngô nhú lá non đầu mùa, của những vạt đồi cỏ gianh đang ra nõn búp; vẻ lặng tờ, tịnh không một bóng người, hoang dại, hồn nhiên của đôi bờ biền bãi.

    +Ở xúc cảm tinh tế của tác giả trước dòng sông thơ mộng, trữtình: Cảm giác đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân sau chuỗi ngày chia biệt; cảm giác thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đườngsắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu..

    +Ở những so sánh, liên tưởng thú vị độc đáo của Nguyễn Tuân: Sông Đà như một người con gái đẹp, như một cố nhân, nước Sông Đà đổi màu liên tục qua mỗi mùa trong năm.

    - Ý nghĩa: Chất thơ trong tuỳ bút của Nguyễn Tuân là một phần trong nội dung phong cách tài hoa, uyên bác của ông. Ông để lại ấn tượng đặc biệt về một con sông đầy cá tính, mang tính cách của con ngườivới hai nét độc đáo, đối lập mà thống nhất: Hung bạo và trữ tình. Qua đó, ta thấy nhà văn có công đi tìm cái đẹp- chấtvàng thiên nhiên Tây Bắc để ca ngợi. Thiên nhiên là sản phẩm nghệ thuật vô giá, là công trình mĩ thuật của tạo hóa đã ban tặng cho con người. Đócũngchính là tình yêu Tổ quốc mà nhà văn cách mạng Nguyễn Tuân đã gửi gắm qua trang tuỳ bút của mình.

    3. Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân

    - Qua nhân vật ông lái đò, Nguyễn Tuân có cách nhìn mang tính phát hiện về người lao động mới. Ông đò tiêu biểu là người anh hùng, cũng là nghệ sĩ trong môi trường làm việc và trong công việc của mình khi dám đương đầuvới thử thách và đạt tới trình độ điêu luyện trong công việc. Nhà văn đã phát hiện ra" chất vàng mười đã qua thử lửa "của ông đò bằng phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác với thể tuỳ bút vừa giàu tính hiện thực, vừa tràn ngập cái tôi phóng túng đầy cảm hứng, say mê..

    - Qua cách nhìn nhân vật ông đò, nhà văn bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng, tự hàovề con người lao độngViệt Nam. Nếu trước đây, ông thường khắc họa người anh hùng trong chiến đấu, người nghệ sĩ trong nghệ thuật và thuộc về quá khứ" vang bóng một thời "thì đến tác phẩm này, ông tìm thấy anh hùng và nghệ sĩ ngay trong con người lao động thường ngày, trong công việc bình thường và trong nghề nghiệp cũng bình thường. Nguyễn Tuân còn khẳng định với chúng ta rằng chủ nghĩa anh hùng cách mạng đâu phải chỉ dành riêng cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm mà còn thể hiện sâu sắc trong việc xây dựng đất nướcvà chinh phục thiên nhiên.

    4 Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của hình tượng sông Đà

    -B1: Khái niệm về chất trữ tình: Đẹp, giàu cảm xúc được thể hiện, miêu tả bằng thứ văn giàu chất thơ.

    - B2:

    + Sông Đà như một áng tóc trữ tình hình mềm mại, hiền hòa; mượt mà, duyên dáng, yêu kiều như áng tóc của người con gái. Trên nền thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, SĐ toát lên nét ẩn hiện, hư ảo, nên thơ.

    + Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà được Nguyễn Tuân thể hiện qua việc miêu tả sắc nước: Khi thanh khiết thơ mộng, khi đậm nét hư ảo, mơ màng cổ xưa; khi giận dữ nỗi niềm bực bội.

    + Cảnh sắc và sự sống ven sông: Lặng tờ, hoang dại như bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa; căng tràn sức sống.

    => Sông Đà như một cố nhân gần gũi đầm ấm, một cá tính mãnh liệt, hấp dẫn, đi xa thì nhớ, gặp lại thì mừng vui khôn xiết.

    => Nghệ thuật: Quan sát công phu; câu văn dài phóng túng, giọng điệu nhẹ nhàng, giàu chất thơ; nghệ thuật so sánh, liên tưởng, nhân hóa tài hoa độc đáo; ngôn ngữ giàu hình ảnh..

    - B3:

    + Tâm hồn tinh thế, nhạy cảm và yêu thiên nhiên.

    + Góp phần tạo nên chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc => con sông nó quyến rũ đến lạ lùng => sức sống, sức hấp dẫn của tác phẩm.

    + Thanh lọc tâm hồn độc giả => đẹp hơn, sống ý nghĩa hơn.

    5. Cái tôi trữ tình thể hiện trong đoạn trích

    - B1: Cái tôi là thuật ngữ chỉ dấu ấn của tác giả để lại trong quá trình sáng tác thơ văn. Trong tùy bút và bút kí bao giờ cũng in đậm cái tôi của tác giả. Trong tùy bút" Người lái đò Sông Đà "của nhà văn Nguyễn Tuân cũng vậy.

    -B2:

    + Đam mê cái đẹp thiên nhiên; ngợi ca, tự hào trước vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của Tây Bắc;

    + cái tôi yêu nước, hòa nhập với cuộc sống mới, con người mới.

    + Cái tôi uyên bác, tài hoa với thể tùy bút phóng túng

    B3:

    + Qua việc ngợi ca vẻ đẹp độc đáo của dòng Sông Đà, tác giả đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, thiết tha của mình.

    + Qua đó, làm nổi bật lên phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân: Sự độc đáo, tài hoa, uyên bác của một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Nguyễn Tuân luôn nhìn nhận mọi sự vật, sự việc dưới phương diện thẩm mỹ, luôn đi tìm cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật, tô đậm những cái phi thường để tạo cảm giác mãnh liệt gây ấn tượng. => đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng độc giả như một thứ vàng 10 không thể trộn lẫn => nhận thấy cần phải thể hiện và phát huy cái tôi trong cuộc đời đừng sinh ra là một bản thể chết đi là một bản sao.

    6. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:

    - B1: Phong cách nghệ thuật là một thuật ngữ được sử dụng trong văn học để chỉ những dấu ấn riêng, độc đáo và là tiêu chí phân giữa nhà văn này với nhà văn khác. Việc định hình và để lại phong cách nghệ thuật là điều cần thiết đối với mỗi nhà thơ, nhà văn.

    B2: Biểu hiện:

    + Nguyễn Tuân là người tài hoa, luôn nhìn nhận, đánh giá cảnh vật và con người ở phương diện cái đẹp và góc độ mĩ thuật và tài hoa. Sông Đà hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ và là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa, còn người lái đò như một nghệ sĩ trong việc vượt thác ghềnh.

    + Nhà văn uyên bác khi đã vận dụng những tri thức ở nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lí, quân sự.. để viết về con Sông Đà hung dữ mà thơ mộng.

    + Văn phong Nguyễn Tuân phóng túng, ngôn ngữ điêu luyện và phong phú, hình ảnh giàu liên tưởng bất ngờ, độc đáo." Người lái đò Sông Đà "thể hiện sở trường ở thể loại tuỳ bút của ngòi bút Nguyễn Tuân.

    - B3: Ý nghĩa:

    + Sức sống, dấu ấn riêng cho tác phẩm.

    + Hình tượng Sông Đà cũng như ông lái đò hiện hiên sống động, sắc nét hơn.

    + Tạo nên tên tuổi của một văn lớn, người nghệ sĩ lớn nó bao trùm cả một giai đoạn văn học.

    => tạo dấu ấn, tạo phong cách là điều cần thiết đối với mỗi người trong hành trình khám phá và khẳng định bản thân mình.

    7. Nhận xét nhận xét phong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân

    - Biểu hiện phong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân: Ông không chấp nhận sự sáo mòn. Ông luôn tìm kiếm những cách thức thể hiện, những đối tượng mới mẻ. Nhà văn luôn tiếp cận sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, có ấn tượng với những sự vật gây cảm giác mạnh (Sông Đà là một sinh thể như vậy). Tác giả bộc lộ sự tinh vi trong mĩ cảm với trường liên tưởng phong phú, ngôn ngữ vừa phong phú vừa tinh tế. Một cái tôi uyên bác khi huy động mọi kiến thức thuộc nhiều lĩnhvực khác nhau để khắc họa hình tượng sông Đà.

    - Ý nghĩa: Qua phong cách tài hoa, uyên bác, Nguyễn Tuân là là nhà văn có ý thức tự khẳng định cá tính độc đáo của mình. Chứng tỏ ông là người có một lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, một cuộc đời lao động nghệ thuật khổ hạnh, một trí thức tâm huyết với nghề. Người đọc yêu hơn, trân trọng hơn phẩm chất, cốt cách của con người đáng quý này.

    8. Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân

    - Biểu hiện: Nhà văn nhìn Sông Đà không còn là con sông vô tri, vô giác mà là con sông có linh hồn, có cá tính như con người: Hung bạo, dữ dằn, hùng vĩ; khám phá vẻ đẹp của dòng sông ở góc độ địa lí nhưng đậm chất văn chương, kết hợp với nhiều ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, hội họa, điện ảnh, đầy ấn tượng.

    - Ý nghĩa: Qua hìnhtượng Sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả Sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng Sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.

    9. Nhận xét" thứ vàng mười đã qua thử lửa "của người lao động miền Tây Bắc mà Nguyễn Tuân đang tìm kiếm

    - Qua cuộc chiến đấu giữa ông đò với sóng nước sông Đà, tác giả ca ngợi vẻ đẹp của người lao động miền Tây Bắc. Đó là vẻ đẹp của sự ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống và vẻ đẹp của sự tài trí, tài hoa, giàu kinh nghiệm. Đây chính là " thứ vàng mười đã qua thử lửa " của người lao động miền Tây Bắc mà Nguyễn Tuân đang tìm kiếm.

    - Qua nhân vật ông đò cho thấy sự thay đổi trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân sau cách mạng: Trước cách mạng, con người Nguyễn Tuân hướng tới ca ngợi là những" con người đặc tuyển, những tính cách phi thường ". Sau cách mạng, nhân vật tài hoa của Nguyễn Tuân có thể tìm thấy ngay trong công cuộc chiến đấu, lao động hàng ngày của nhân dân.

    - Cái tôi tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân

    + Thể hiện những rung động, say mê của nhà văn trước sự hùng vĩ của thiên nhiên.

    + Ở cách nhìn và sự khám phá hiện thực có chiều sâu; ở sự vận dụng kiến thức sách vở và các tri thức của đời sống một cách đa dạng, phong phú; ở sự giàu có về chữ nghĩa. Các thuật ngữ chuyên môn của các ngành điện ảnh, thể thao.. được huy động một cách linh hoạt nhằm diễn tả một cách chính xác và ấn tượng những cảm giác về đối tượng.

    + Đây cũng chính là một cách thể hiện tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cái đẹp của người nghệ sĩ chân chính; đồng thời cũng cho thấy quan niệm của Nguyễn Tuân: Viết văn là để khẳng định sự đọc đáo của chính người cầm bút.

    10. Nhận xét chất thơ thể hiện trong đoạn trích sông Đà trữ tình

    - Biểu hiện: Chất thơ trong đoạn trích thể hiện:

    +Cảm nhận của tác giả về vẻ đẹp trữ tình của dòng sông: Sông Đà như một người gái đẹp của núi rừng Tây Bắc với mái tóc dài, thật dài, mượt mà, tha thướt, gài buông lơi những bông hoa ban trắng ngần hay những bông gạo đỏ rực, thấp thoáng ẩn hiện giữa núi rừng mùa xuân mù sương khói.

    +Vẻ tinh khôi, non tơ của nương ngô nhú lá non đầu mùa, của những vạt đồi cỏ gianh đang ra nõn búp; vẻ lặng tờ, tịnh không một bóng người, hoang dại, hồn nhiên của đôi bờ biền bãi.

    +Ở xúc cảm tinh tế của tác giả trước dòng sông thơ mộng, trữtình: Cảm giác đằm đằm ấm ấm như gặp lạicố nhân sau chuỗi ngày chia biệt; cảm giác thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt PhúThọ - Yên Bái - Lai Châu..

    +Ở những so sánh, liên tưởng thúvị độc đáo của Nguyễn Tuân: Sông Đà như một người con gái đẹp, như một cố nhân, nước Sông Đà đổi màu liên tục qua mỗi mùa trong năm.

    - Ý nghĩa: Chất thơ trong tuỳ bút của Nguyễn Tuân là một phần trong nội dung phong cách tài hoa, uyên bác của ông. Ông để lại ấn tượng đặc biệt về một con sông đầy cá tính, mang tính cách của con người với hai nét độc đáo, đối lập mà thống nhất: Hung bạo và trữ tình. Qua đó, ta thấy nhà văn có công đi tìm cái đẹp- chấtvàng thiên nhiên Tây Bắc để ca ngợi. Thiên nhiên là sản phẩm nghệ thuật vô giá, là công trình mĩ thuật của tạo hóa đã ban tặng cho con người. Đó cũng chính là tình yêu Tổ quốc mà nhà văn cách mạng Nguyễn Tuân đã gửi gắm qua trang tuỳ bút của mình.

    11. Cái Tôi của nhà văn Nguyễn Tuân được thể hiện qua đoạn trích:

    -" Cái tôi "tài hoa thể hiện ở những rung động, say mê của nhà văn trước vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước; Tất cả đã cho ta thấy ở Nguyễn Tuân một" cái tôi "tài hoa, tinh tế.

    -" Cái tôi "uyên bác thể hiện ở cách nhìn và sự khám phá hiện thực có chiều sâu; ở sự vận dụng kiến thức sách vở và các tri thức của đời sống một cách đa dạng, phong phú; ở sự giàu có về chữ nghĩa. Các thuật ngữ chuyên môn của các ngành quân sự, điện ảnh, thể thao.. được huy động một cách hết sức linh hoạt nhằm diễn tả một cách chính xác và ấn tượng những cảm giác về đối tượng.

    -" Cái tôi "tài hoa và uyên bác chính là một cách thể hiện tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cái đẹp của người nghệ sĩ chân chính.

    12. Nhận xét nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

    - Qua đoạn văn, ta thấy được nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân.

    + Hình ảnh sông Đà hung dữ ở một mức độ ghê gớm, hơn tất cả mọi con sông đã được tái hiện trong văn học, là bởi vì cảm quan sáng tác của Nguyễn Tuân chỉ hứng thú với những vẻ đẹp vượt lên mức bình thường, gây ấn tượng mãnh liệt.

    + Ngòi bút miêu tả của Nguyễn Tuân khi miêu tả sông Đà càng trở nên độc đáo bởi cách dùng từ chính xác, với câu văn có kết cấu trùng điệp, đặc biệt với nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng bất ngờ và ấn tượng.

    + Kết hợp với đó là vốn kiến thức phong phú ở nhiều lĩnh vực khác nhau, chính sự uyên bác của Nguyễn Tuân khiến cho văn phong của ông càng trở nên độc đáo.

    - Chính nét độc đáo kết hợp với sự tài hoa và uyên bác trong ngòi bút Nguyễn Tuân khiến cho hình tượng sông Đà trở nên đặc sắc và đáng nhớ.

    13. Nhận xét nét độc đáo trong tùy bút của Nguyễn Tuân.

    - Đoạn trích cũng như tùy bút" Người lái đò Sông Đà "thể hiện sâu sắc nghệ thuật viết tùy bút độc đáo, tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, đó là:

    + Luôn nhìn sự vật ở phương diện thẩm mỹ

    + Thể hiện rõ nét tài hoa, uyên bác qua ngôn ngữ phong phú, giàu chất hội họa: Diễn tả được mọi sắc thái, mọi cung bậc, hình thù, màu sắc của Sông Đà.

    + Sức liên tưởng phong phú, vận dụng kiến thức nhiều nghành, nhiều lĩnh vực..

    À Nét độc đáo của tùy bút Nguyện Tuân tạo nên những trang viết độc đáo giàu giá trị nghệ thuật cao.

    14. Bình luận ngắn gọn nét độc đáo trong cách miêu tả sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân.

    - Nhà văn nhìn Sông Đà không chỉ là một dòng sông tự nhiên, vô tri vô giác mà còn là một sinh thể có sự sống, có tâm hồn, tình cảm. Với Nguyễn Tuân, sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Vẻ đẹp của Sông Đà hòa quyện vào vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc nên càng trở nên đặc biệt..

    - Cách miêu tả độc đáo này cho thấy Nguyễn Tuân có sự gắn bó sâu nặng, tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên Tây Bắc, với quê hương đất nước, đồng thời cho thấy được ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm của ông.

    15. Nhận xét những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân

    - Đoạn trích đã cho thấy công phu lao động nghệ thuật nghiêm túc, khó nhọc của nhà văn. Nguyễn Tuân đã phải dành nhiều tâm huyết và công sức để làm hiện lên những vẻ đẹp và sắc thái khác nhau của thiên nhiên Tây Bắc.

    - Nhà văn đã huy động tối đa các giác quan thị giác, xúc giác, thính giác và vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực để tái hiện hình ảnh sông Đà gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc

    - Nhà văn cũng đã thể hiện tài năng điêu luyện của một người nghệ sĩ ngôn từ trong việc tái tạo những kì công của tạo hóa.

    16. Bình luận về cách nhìn, cách miêu tả thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Tuân qua việc" tìm kiếm chất vàng "của thiên nhiên Tây Bắc

    - Nguyễn Tuân đến Sông Đà với mục đích trước tiên là tìm chất vàng của thiên nhiên. Đằng sau những biểu hiện hung bạo của Đà giang, nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp hoang dại, hùng vĩ và tiềm năng thủy điện to lớn của Sông Đà. Khi nghĩ đến những tuyếc-bin thủy điện, có lẽ nhà văn đã dự cảm được vị trí, vai trò của Đà giang trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

    - Dưới cái nhìn của Nguyễn Tuân, thiên nhiên không thuần túy là thiên nhiên, mà thiên nhiên cũng là một sản phẩm nghệ thuật vô giá của tạo hóa. Vì thiên nhiên chính là phông, nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp con người - người lái đò trên dòng sông hung bạo.

    - Chất thơ hay còn gọi là" thi vị "tức là có tính chất gợi cảm và gây hứng thú trong thơ." Chất thơ "có thể hiểu là một khía cạnh của cảm hứng thẩm mĩ nhân văn, phải gắn với cái đẹp. Cái đẹp có thể là do tự nhiên mang lại như cảnh mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh thẳm, tạo ra cảm giác dễ chịu cho người ngắm nhìn. Hoặc," chất thơ "cũng có thể tạo ra từ những tình cảm, hành động của con người như: Sự nhớ nhung, sự uyển chuyển của các điệu múa.." (Đỗ Lai Thúy)

    - Nói một tác phẩm văn xuôi có chất thơ tức là những ý văn, câu văn, đoạn văn tạo nên sự rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người và nó có khả năng truyền những rung cảm ấy đến với người đọc. Ở văn xuôi chất thơ có ở trong nhiều cấp độ: Từ ngữ; bức tranh thiên nhiên; hình tượng nhân vật vượt lên trên thực tại của đời sống, của hoàn cảnh để hướng đến vẻ đẹp của nhân cách, tâm hồn.

    - Với tài năng nghệ thuật của một nhà văn, đôi mắt của một họa sĩ và sự nhạy cảm, tinh tế của một tâm hồn yêu cái đẹp, ưa "xê dịch" kết hợp sự liên tưởng phong phú, độc đáo, Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà như một công trình nghệ thuật của tạo hóa.

    - Qua đó tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước, niềm tự hào về cảnh sắc quê hương tươi đẹp, một biểu hiện của tình yêu nước.

    - Xây dựng hình tượng Sông Đà Nguyễn Tuân thể hiện phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác:

    + Nhìn sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mỹ, tô đậm cái phi thường, tuyệt vời của cảnhvật.

    + Vận dụng kiến thức của nhiều ngành khác nhau để xây dựng hình tượng con sông.

    17. Nhận xét "cái tôi" của Nguyễn Tuân

    - Giải thích khái niệm "cái tôi"

    + "Cái tôi" ở đây chính là phong cách nghệ thuật.

    +Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc. Chỉ những nhà văn tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy thể hiện ở các tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm cho ta có thể nhận ra sự khác nhau giữa nhà văn này với nhà văn khác. Trong các sáng tác của một nhà văn, cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy. Phong cách của nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và của thời đại.

    - Nhận xét về "cái tôi" của Nguyễn Tuân thể hiện qua đoạn trích:

    +Cái tôi tài hoa, uyên bác: Vốn sống phong phú và trí tưởng tượng dồi dào tạo nên những trang viết hết sức độc đáo và có giá trị nghệ thuật cao.

    +Cái tôi với tài năng điêu luyện trong việc sử dụng ngôn từ.

    +Cái tôi kín đáo thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết và niềm say mê, tự hào với thiên nhiên của quê hương, xứ sở mình.
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...