Đề: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn trích sau, qua đó nhận xét tinh thần nhân đạo của Tô Hoài. "Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, rét càng dữ. Nhưng trong các làng Mèo Ðỏ, những chiếc váy hoa đã được phơi ra mỏm đá, xoè như con bướm sặc sỡ. Ðám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi, đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mỵ nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi " Mày có con trai con gái rồi Mày đi nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu " Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới. Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm sân chơi chung ngày tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, dánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy. Cả nhà thống lý ăn xong bữa cơm tết cúng ma. Xung quanh chiêng đánh ầm ỹ, người ốp đồng vẫn nhảy lên xuống, rung bần bật. Vừa hết bữa cơm tiếp ngay cuộc rượu bên bếp lửa. Ngày tết, Mỵ cũng uống rượu. Mỵ lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mỵ lịm mặt đấy nhìn người nhảy đồng, người hát. Nhưng lòng Mỵ đang sống về ngày trước, tai văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mỵ thổi sáo giỏi. Mùa xuân đến, Mỵ uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mỵ uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mỵ. Rượu tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mỵ không biết. Mỵ vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mỵ mới đứng dậy. Nhưng Mỵ không bước ra đường. Mỵ từ từ vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mỵ đi chơi hết. Bấy giờ Mỵ ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Từ nay Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mỵ trẻ, Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mỵ không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mỵ sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chì thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường." Bài làm Đặng Tiến từng viết: "Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt và biến đổi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên. Trong đau khổ đau đớn cùng quẩn văn học nghệ thuật vẫn tìm ra vẻ đẹp khuất lấp bị chôn vùi như ánh sao xa sáng chói trong đêm tối tâm mịt mù. Và nhà văn, họ như những thợ lặn làm nghề, lần sâu vào biển cuộc đời, không phải để nhặt nhạnh những mảnh san hô tầm thường mà kiếm tìm những hạt ngọc trai sáng giá của tình yêu, của một giá trị nhân văn nào đó. Tô hoài chính là như thế. Đây quả thực là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong nền văn học hiện đại Việt Nam, ông yêu chữ và cố công tích góp chữ của cõi nhân sinh để làm giàu trang viết của mình. Với ông, viết văn" là quá trình đấu tranh để nói ra sự thật, mà đã là sự thật thì không được tầm thường ". Tập" truyện Tây Bắc "- được viết trong chuyến đi thực tế lên vùng núi Tây Bắc- là minh chứng cho điều đó." Vợ chồng a phủ "là một trong ba tác phẩm xuất sắc nhất trong đọc truyện. Truyện mang dáng vóc thời đại và ánh sáng của tinh thần đấu tranh khi viết về những số phận nô lệ dưới ách thống trị của chế độ phong kiến miền núi. Trong đó, đoạn trích tâm trạng của mị trong đêm tình mùa xuân là một trong những đoạn hay nhất, đặc biệt để lại dấu ấn trong lòng đọc giả. Mị là cô gái dân tộc miền núi yêu đời và hồn nhiên. Ở tuổi mới lớn, mị đẹp như một bông hoa đào ở núi rừng Tây Bắc, làm siêu lòng biết bao chàng trai" trai làng đến nhẵn cả chân vách đầu buồng bị nằm ". Không những vậy, cô còn có tài thổi sáo, chỉ cần" uốn nhiều chứ lá trên môi "cô có thể tạo ra âm thanh của những bài ca tình yêu nồng nàn," có biết bao nhiêu chàng trai ngày đêm say mê đi theo tiếng sáo của mị ". Ở Mị còn toát lên vẻ đẹp nhân cách, cô là một người con có hiếu muốn giúp cha lao động trả nợ, chịu thương chịu khó, cần cù lao động và có trái tim khao khát tự do. Một cô gái như Mị xứng đáng có được cuộc sống tươi đẹp, nhưng không món nợ truyền kiếp đã đẩy Mị trở thành" con dâu gạt nợ "cho nhà thống lí phá tra. Mang tiếng con dâu nhưng thực chất chính là nô lệ. Ở nhà thống lý, Mị phải làm việc liên miên, không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị đày đọa về tinh thần. Đã biết bao lần cô muốn ăn lá ngón cho chết đi nhưng vì thương cha nên đành ngậm đắng nuốt cay mà sống tiếp. Từ một cô gái khát khao tự do và tình yêu, nay trở thành" con rùa xó cửa "chỉ đang tồn tại chứ không có hạnh phúc. Ta tưởng chừng như sức mạnh của cường quyền sẽ cấm đoán và giam hãm, bóp nghẹt mọi niềm tin, triệt tiêu tinh thần phản kháng của Mị. Nhà thống lý pha trà chính là địa ngục trần gian, là mồ chôn sống thanh xuân Mị, khiến cô gái trẻ chết dần chết mòn. Nhưng ở Mị vẫn tiềm tàng khát vọng được sống, nó vẫn âm ỉ cháy đâu đó đằng sau cái dáng hình lầm lủi câm lặng. Ngọn lửa ấy đã bùng lên mãnh liệt khi mùa xuân đến ở Hồng Ngài. Để tạo tiền đề cho sự đột phá của Mị, tô hoài đã dụng công chuẩn bị những yếu tố về thiên nhiên, về cảnh sắc cuộc sống của những người miền núi. Đầu tiên là khung cảnh mùa xuân tươi vui, nhộn nhịp, vạn vật đua nhau khoe màu áo mới phơi phới sắc xuân: Cỏ gianh vàng ửng; trong cái làng mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Rồi đến hàng loạt các hình ảnh" đám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm ầm trên trước sân nhà "," chiêng đánh ầm ĩ "," người ốp đồng "," vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa ". Những sự kiện ngày Tết đã tạo thành cơn mưa đánh thức hạt mầm sự sống trong Mị. Đặc biệt, chi tiết" tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi "là có ảnh hưởng lớn nhất. Biểu tượng của tình yêu trai gái như đến một hồi và tâm khảm nơi Mị. Nó kéo Mị vùng dậy sau bao ngày sống im lặng, đánh thức cô khỏi giấc ngủ của bi kịch đau thương. Trước giờ Mị sống" lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa ", suốt ngày làm việc mà" Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa ", đến mức quên đi những thú vui thường ngày. Nhưng Tết nay," mị cũng uống rượu ", đó là việc trước giờ chưa có, diễn ra trong tâm thế lén lút tránh né ánh mắt của nhà thống lý. Cách Mị" uống ực "là đang nuốt cay đắng, tủi nhục vào lòng, đó là cách uống của một kẻ phẫn đời, hận đời, phá phách." Mị niệm mặt ngồi đế nhìn mọi người nhảy đồng, người hát "dù có là mùa xuân thì dáng vẻ" buồn rười rượi "trên mặt Mị vẫn không mất đi, những thú vui của gia đình nhà thống lý là vô nghĩa với Mị." Lòng mẹ thì đang sống về những ngày trước "chính men rượu làm mị say nhưng tâm hồn cô lại bình tĩnh sau bao tháng ngày làm trâu làm ngựa. Cũng là lúc này đây mị lãng quên thực tại trước mắt mình, cô dường như đang bước trên lằn ranh nhập nhằng của quá khứ và thực tại. Cùng với men rượu ngà ngà là tiếng sáo gọi bạn đầu làng văng vẳng bên tai: " Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con gái con trai Ta đi tìm người yêu " Tiếng sáo được tô hoài dụng công miêu tả một cách nghệ thuật từ xa đến gần, từ âm thanh lơ lửng ngoài đường sau đó đi vào nội tâm nhân vật, nó thổi bùng lên khát vọng sống trong mị. Đầu tiên khi nghe thấy tiếng sáo, Mị" thiết tha bổi hổi ", đây là dấu hiệu của sự thức tỉnh trong tiềm thức, cô không phải một công cụ lao động, trở về là một cô gái cũng có cảm xúc cũng biết rung động." Mị ngồi nhẩm thầm bài hát "đây là lời hát gọi bạn lâu lắm rồi mị mới được nghe nhưng mị vẫn thuộc, Ký ức ngày trước vẫn được Mị cất giấu kỹ càng. Từng lời hát cứ đưa đẩy đến thúc giục Mị hành động. Những ngày xuân trước Mị cũng uống rượu và thổi sáo, có biết bao chàng trai say mê theo Mị," mùa xuân này, Mỹ uống rượu và thổi sáo bên bếp lửa. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo ", dù hoàn cảnh không như trước kia nhưng ngay lúc này không một xiềng xích nào có thể ngăn được Mị. Tuổi trẻ của cô đẹp và trong trẻo như chính tiếng sáo của cô. Với Mị đó chính là những ngày đẹp nhất đáng nhớ nhất hoàn toàn trái ngược với tình cảnh bây giờ. Tiệc tàn cũng là lúc mị quay về với thực tại, quá khứ càng đẹp bao nhiêu thì thực tế lại tàn nhẫn bấy nhiêu. Tô hoài chú trọng từng chi tiết nhỏ nhất để lột tả tâm trạng nhân vật một cách chân thật nhất." Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà "khoảng trơ ấy là sự đấu tranh trong nội tâm cô. Quá khứ vẫn là quá khứ, những thứ sau khi giấc mộng kết thúc mới là thực tại và cũng chính là số phận của cô." Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng "," Mị cũng chẳng buồn đi "bấy lâu nay sống ở nhà chồng chịu đầy chịu đọa khiến mị cũng chẳng mong đợi được bước ra ngoài. Mị nhận ra bổn phận vị trí của bản thân, suốt đời làm cái bóng ma trong nhà thống lý. Mị vẫn phải quần quật trong cái nhà như tù ngục, vùi vào làm việc cả đêm cả ngày" bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế "." Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng ", cái cửa sổ ấy là liên kết yếu ớt mong manh giữa Mị với thế giới bên ngoài trong cái buồng kín mít, mà a sử chính là người đã giam Mị." Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết ", mị cũng muốn đi, không khí dập dìu ngày tết cứ lôi kéo mà cái khung sắt giam cầm của a sử lại quá lớn. Với hắn, mị giống như một người ở đợ không công, không yêu thương cũng không giữ đạo nghĩa vợ chồng." Không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! "Đó chính là sự tra tấn đau đớn nhất với Mị. Mị tủi phận uất ức đến mức phải tìm đến lá ngón, muốn nhanh chóng kết thúc cuộc sống cũng như cái địa ngục trần gian này." Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng ngoài đường ", lần này tô hoài sử dụng tiếng sáo để làm lối thoát cho Mị. Đây không phải lần đầu mị chọn cái chết để làm lối thoát thoát khỏi số phận nô lệ, nhưng chính lúc cô nhận ra hoàn cảnh khốn cùng của mình, chua xót cho số phận thì ngay lập tức lòng tham sống trỗi dậy mạnh mẽ. Mị không thể ăn lá ngón, Mị không thể chết. Cô gái ấy phải sống để trực chờ một cơ hội thay đổi số phận mình. Đó chính là nét tiến bộ của Văn học sau cách mạng tháng tám năm 1945. Mị là linh hồn của tác phẩm, là nhân vật mà tô Hoài tập trung xây dựng nhiều nhất. Vừa am hiểu cuộc sống của người dân miền núi, thêm cả ngòi bút khéo léo, tác giả lách sâu vào tâm trạng của Mị để lột tả một cách chân thực: Mị nhẫn nhục, cam chịu đến bạc nhược nhưng mặt khác lại kiên gan quyết liệt đến bướng bỉnh. Mị giống như một rừng cây héo úa, tàn lụi nhưng sâu bên trong mao mạch của thân nhựa vẫn chảy thầm. Nhà văn đã thành công trong xây dựng một tình huống truyện đặc sắc làm nổi bật lên tâm lý và cảm xúc nhân vật. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật cực kỳ tinh tế và khéo léo bằng ngôn ngữ mang đậm dấu ấn miền núi cũng làm nên sức hút của đoạn trích cũng như tác phẩm. Qua đó ta còn thấy được vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Tây Bắc sống động. Hình tượng nhân vật Mị tiêu biểu cho số phận và vẻ đẹp tâm hồn người lao động miền núi, góp phần tôi đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của truyện ngắn. " Nhà văn trước hết phải là một nhà nhân đạo", điều này thể hiện rõ nét dưới ngòi bút tài hoa của tô Hoài. Đó là niềm cảm thương sâu sắc đối với thân phận bất hạnh bị tước đi quyền tự do, quyền làm chủ cuộc đời, tiêu biểu là nhân vật Mị, trân trọng ngợi ca những giá trị tốt đẹp của cuộc sống con người, những giá trị văn hóa dân tộc. Hơn nữa đó còn là sự thấu hiểu đồng cảm với số phận các nhân vật. Nhà văn đã lên án kết tội gay gắt mọi thế lực tàn bạo của chế độ thực dân phong kiến mà cụ thể là cha con nhà thống lí phá tra. Ngòi bút của tô Hoài thấm nhuần tư tưởng nhân đạo mới, thể hiện tấm lòng yêu thương cảm thông đối với thân phận đau khổ của người dân lao động nghèo miền núi, nhận ra vẻ đẹp của họ ở phẩm chất và khát vọng tự do. Trong văn của tác giả phê phán quyết liệt những thế lực và đạp con người để rồi chỉ ra con đường tự giải thoát, làm chủ vận mệnh của mình. Tinh thần giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện tài năng của tô Hoài, đưa tác phẩm đến sâu hơn trong lòng người đọc. Để tạo nên sự thành công của Thiên truyện Vợ chồng a phủ, tô hoài vô cùng tỉ mỉ trong từng chi tiết, hình ảnh nghệ thuật, miêu tả tâm lý nhân vật tiêu biểu là đoạn trích tâm trạng nhân vật Mị trong đêm xuân. Qua những câu từ tinh tế, nhà văn khẳng định sức sống mãnh liệt và khát vọng tự do của người dân lao động nhỏ bé, điển hình là nhân vật Mị, đồng thời làm nổi bật lên ngòi bút nhân đạo hiện thực của ông. Chính những điều này đã đưa tác phẩm vượt qua sự băng hoại của thời gian, đi xa hơn đi sâu hơn vào lòng đọc giả.