Việt Nam Giai Thoại - Nguyễn Khắc Thuần

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Mạc Hồng Viên, 26 Tháng mười một 2018.

  1. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 40: Lý Công Uẩn lên ngôi.

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 1, tờ 32 a-b và tờ 33 a-b) chép rằng:

    "Có một lần, Lê Ngọa Triều (tức Lê Long Đĩnh) ăn khế nhưng (khi bổ ra lại thấy) ở trong có hạt mận thì tin ở lời sấm truyền (xem giai thoại số 39), bèn ngầm sai bộ hạ tìm người họ Lý để giết đi, ấy thế mà Lý Công Uẩn ở ngay bên cạnh vẫn không biết. (Mận - cây mận, quả mận - âm Hán Việt là lý, cho nên Lê Ngọa Triều suy chữ lý là mận ra chữ lý là họ Lý). Đến khi (Lê) Ngọa Triều băng, con nối ngôi thì còn quá bé, cho nên, (Lý) Công Uẩn cùng với quan giữ chức Hữu điện tiền chỉ huy sứ là Nguyễn Ðê, mỗi người được đem năm trăm quân Tùy Long (quân hầu riêng cho Thiên tử) vào làm quân túc vệ.

    Bấy giờ, quan Chi hậu là Ðào Cam Mộc dò biết Lý Công Uẩn có ý muốn được truyền ngôi, bèn nhân lúc vắng người, nói khích với Lý Công Uẩn rằng:

    - Bấy nay, chúa thượng ngu tối và bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, khiến trời ghét nên không cho hưởng thọ mà con nối thì thơ ấu, không thể kham nổi việc lớn đầy khó khăn, trăm sự đều phiền nhiễu, thần linh không ưa, dân chúng nháo nhác tìm chân chúa. Vậy tại sao quan Thân Vệ (chỉ Lý Công Uẩn) lại không nhân cơ hội này mà nghĩ mưu cao, quyết đoán sáng suốt, xa thì xem dấu cũ của vua Thang, vua Vũ, gần thì xem việc của họ Đinh, họ Lê.. trên thuận lòng trời, dưới hợp lòng người (nắm lấy ngôi báu có phải là hơn việc) khư khư giữ chút tiết hạnh bề tôi nhỏ nhoi hay không?

    (Lý) Công Uẩn lấy làm vừa ý với câu nói của Ðào Cam Mộc, nhưng lại còn sợ Ðào Cam Mộc có mưu khác, bèn giả vờ mắng lại rằng:

    - Sao ông dám ăn nói như thế? Tôi phải bắt ông đem nạp cho bá quan mới được. (Ðào) Cam Mộc thong thả nói với Lý Công Uẩn rằng:

    - Tôi thấy việc trời và việc người như thế cho nên mới dám nói ra. Nay ông muốn tố cáo tôi thì tôi cũng xin thưa rằng tôi đâu sợ chết!

    (Lý) Công Uẩn nói:

    - Tôi đâu nỡ tố cáo ông, chẳng qua chỉ vì sợ lời nói của ông mà tiết lộ ra thì chúng ta đều phải chết nên mới răn như thế đó thôi.

    Hôm sau, (Ðào) Cam Mộc lại bảo (Lý) Công Uẩn rằng:

    - Người trong nước cho rằng họ Lý sẽ làm nên nghiệp lớn, lời sấm đã hiện ra rồi, tai họa không thể che giấu được nữa. Nay, chuyện chuyển họa thành phúc phải làm ngay trong một sớm một chiều mà thôi. Đây chính là lúc mà trời thì ban cho, người thì theo về, ông còn ngần ngại gì nữa?

    (Lý) Công Uẩn nói:

    - Tôi hiểu ý ông cũng không khác gì ý của nhà sư Vạn Hạnh. Đã vậy thì nên tính kế như thế nào?

    (Ðào) Cam Mộc nói:

    - Thân Vệ là người khoan thứ, nhân từ, người người đều theo. Hiện nay, trăm họ đều đã mỏi mệt vì kiệt quệ, dân khó mà sống nổi, Thân Vệ nên nhân đó, lấy ân đức mà vỗ về, ắt người người đều vui theo, chẳng khác gì nước chảy xuống chỗ trũng, không ai có thể cản lại được.

    (Ðào) Cam Mộc biết rõ việc đã cần kíp lắm rồi, để nữa sợ sinh biến, liền trình bày với các bậc quan lại trong triều, ai ai cũng đều đồng lòng cả. Ngay ngày hôm ấy, họ họp lại, bàn rằng:

    - Hiện nay, dân chúng muốn triệu người đều có lòng khác, trên dưới cách biệt, ai cũng ghét tiên đế hà khắc, bạo ngược nên không muốn theo về với vua nối nghiệp (còn nhỏ tuổi) mà muốn suy tôn quan Thân Vệ, bọn ta không nhân cơ hội này mà tôn lập Thân Vệ làm Thiên tử, lỡ để xẩy ra việc gì, liệu chúng ta có giữ nổi đầu mình nữa hay không?

    Thế rồi họ cùng nhau dìu (Lý) Công Uẩn lên chính điện, tôn làm Thiên tử. Trăm quan đều lạy rạp dưới sân, trong ngoài cùng tung hô vạn tuế! Tiếng hô vang dậy cả cung đình.

    (Lý Công Uẩn) lên ngôi, đại xá thiên hạ, lấy năm sau làm năm Thuận Thiên thứ nhất. Nhà vua sai đốt giềng lưới, bãi ngục tụng (ý muốn nói ban ân đức đến cả con người lẫn loài vật), đồng thời xuống chiếu rằng: Từ nay, hễ ai có việc gì cần tranh kiện thì cho phép được đến triều đình tâu bày, nhà vua sẽ thân hành xét xử. Các quan dâng tôn hiệu cho Vua là Phụng Thiên Chí Lý Ứng Vận Tự Tại Thánh Minh Long Hiện Duệ Văn Anh Vũ Sùng Nhân Quảng Hiếu Thiên Hạ Thái Bình Khâm Minh Quang Trạch Chương Minh Vạn Bang Hiển Ứng Phù Cảm Uy Chấn Phiên Man Duệ Mưu Thần Trợ Thánh Trị Tắc Thiên Đạo Chính Hoàng Đế".

    Lời bàn:

    Trước đó, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán rồi lên ngôi vương, Đinh Bộ Lĩnh quét sạch loạn mười hai sứ quân rồi lên ngôi đế, sự nghiệp tuy mỗi người một vẻ, nhưng cái chung vẫn là ở chỗ, từ công đức lớn, các bậc hào kiệt ấy đã hiên ngang bước lên ngôi chí tôn. Đến đây, Lý Công Uẩn nhờ đại đức tỏa sáng mà được bá quan văn võ tôn phò. Có gì may mắn hơn, khi mà Hoàng Đế là bậc nhân từ khoan thứ và cẩn trọng hơn người?

    Từ đây, triều Lý bắt đầu, nền thái bình thực sự cũng bắt đầu và Đại Việt dần dần trở thành một cường quốc ở Đông Nam châu Á. Có ai hay những trang hào hùng sau đó của lịch sử lại được mở đầu bằng sự kiện ngỡ như rất bình dị này? Có người lên thuyền khiến cho thuyền bị nghiêng đổ, nhưng cũng có người lên thuyền khiến cho thuyền có thể lướt tới băng băng. Lý Công Uẩn chính là một trong những người bước lên và đã có công khiến cho con thuyền Đại Việt băng băng lướt tới.

    Kính thay!
     
  2. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    THẾ THỨ CÁC TRIỀU ĐẠI TỪ THỜI HÙNG VƯƠNG ĐẾN HẾT THẾ KỈ THỨ X

    Để bạn đọc tiện tra cứu khi xét thấy cần, chúng tôi viết thêm mục Thế thứ các triều đại từ thời Hùng Vương đến hết thế kỉ thứ X. Với ý nghĩa là góp phần giúp bạn đọc tiện tra cứu. Chúng tôi giới thiệu hết tất cả các triều đại từng có trên đất nước ta trong giai đoạn lịch sử này, bất kể đó là chính quyền độc lập và tự chủ của ta hay chính quyền đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Và, vì đây chỉ là một trong những nội dung của phần phụ lục, chúng tôi chỉ có thể trình bày một cách gọn gàng mà thôi.

    I - THẾ THỨ CÁC TRIỀU ĐẠI THỜI SƠ SỬ

    1 - Thời đại Hùng Vương :

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Khoa học lịch sử hiện đại cho rằng, thời Hùng Vương chỉ mở đầu cách nay khoảng hai ngàn năm trăm năm (chứ không phải là bốn ngàn năm như nhiều sách vở trước đây vẫn thường nói).

    - Về niên đại kết thúc của thời Hùng Vương, phần lớn các nhà sử học hiện nay cho là vào khoảng năm 208 trước công nguyên chứ không phải là năm 258 trước công nguyên như sử cũ vẫn nói.

    - Các nhà sử học hiện nay cũng cho rằng, hai chữ Hùng Vương gồm hai thành tố khác nhau. Thành tố thứ nhất là Hùng. Thành tố này có lẽ bắt nguồn từ sự phiên âm Hán Việt của một từ Việt cổ nào đấy, có ngữ âm và ngữ nghĩa gần với các từ Kun, Khun hay Khunzt của đồng bào các dân tộc anh em như Mường, Thái, Mun-đa.. theo đó thì Kun, Khun hay Khunzt đều có nghĩa là trưởng, thủ lĩnh, người đứng đầu v. V.. Thành tố thứ hai là Vương. Có lẽ, đây là thành tố do các nhà chép sử đời sau thêm vào, cốt để tỏ rõ rằng, thủ lĩnh hay người đứng đầu (Hùng) là thủ lĩnh hay người đứng đầu nhà nước. Đứng đầu quốc gia, nếu không là đế thì nhất định là vương mà thôi. Như vậy, Hùng Vương là tên tước vị, xuất hiện do phiên âm một từ Việt cổ nào đó.

    - Sử cũ có nói đến con số mười tám đời Hùng Vương, nối nhau trị vì liên tục trong 2622 năm (từ năm 2879 trước công nguyên đến năm 258 trước công nguyên). Đó là những con số rất khó thuyết phuc.

    - Các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng, các vua Hùng chỉ có thể nối nhau trị vì trong khoảng 300 năm, với niên đại kết thúc là năm 208 trước công nguyên (chứ không phải là năm 258 trước công nguyên). Trong khoảng thời gian như vậy, con số mười tám đời Hùng Vương là hoàn toàn có thể có.

    - Theo Hùng triều ngọc phả thì mười tám đời Hùng Vương là:

    01- Hùng Dương (tức Lộc Tục).

    02- Hùng Hiền (tức Sùng Lãm)

    03- Hùng Lân

    04- Hùng Việp

    05- Hùng Hy

    06- Hùng Huy

    07- Hùng Chiêu

    08- Hùng Vỹ

    09- Hùng Định

    10- Hùng Hy (cùng âm với đời thứ 5 nhưng mặt chữ Hán thì hoàn toàn khác).

    11- Hùng Trinh

    12- Hùng Võ

    13- Hùng Việt

    14- Hùng Anh

    15- Hùng Triều

    16- Hùng Tạo

    17- Hùng Nghị

    18- Hùng Duệ

    - Thời các vua Hùng, quốc hiệu của ta là Văn Lang. Khoa học lịch sử đã chứng minh được rằng, Văn Lang là một thời đại có thật. Thủ phủ của các vua Hùng là vùng Bạch Hạc (Phú Thọ) ngày nay.

    2 - Thời đại An Dương Vương :

    - Theo ghi chép của sử cũ, An Dương Vương húy là Thục Phán, làm vua nước Âu Lạc từ năm 258 trước công nguyên đến năm 208 trước công nguyên. Nhưng, các nhà nghiên cứu hiện nay lại cho rằng, nước Âu Lạc chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 208 trước công nguyên đến năm 179 trước công nguyên, tổng cộng gần ba chục năm.

    - Cũng theo ghi chép của sử cũ, Thục Phán là con của vua nước Ba Thục, nhân khi Hùng Vương suy yếu, đã đem quân đến đánh và lật đổ Hùng Vương, làm vua nước ta, xưng là An Dương Vương, đổi tên nước ta là Âu Lạc. Nhưng, kết quả nghiên cứu của khoa học lịch sử hiện đại lại cho thấy, An Dương Vương là thủ lĩnh của các bộ tộc Âu Việt (cư trú chủ yếu ở vùng Việt Bắc và Tây Bắc nước ta ngày nay).

    Kể từ năm 214 trước công nguyên, nếu Hùng Vương tỏ ra bất lực trong sự nghiệp tổ chức và lãnh đạo nhân dân chống lại cuộc tấn công ồ ạt của quân Tần, thì trái lại, Thục Phán là một trong những vị anh hùng chống xâm lăng. Năm 208 trước công nguyên, Thục Phán được tôn lên làm vua. Ông xưng là An Dương Vương, đổi gọi tên nước là Âu Lạc.

    - Kinh đô của Âu Lạc là Cổ Loa (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Nay, di tích thành Cổ Loa vẫn còn.

    - Năm 179 trước công nguyên, Âu Lạc bị vua của nước Nam Việt là Triệu Đà thôn tính. Từ đây, thời kỳ đen tối lâu dài nhất của lịch sử nước ta bắt đầu: Thời Bắc thuộc.
     
  3. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    II - THẾ THỨ CÁC CHÍNH QUYỀN BẮC THUỘC

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Từ năm 179 trước công nguyên đến năm 905 sau công nguyên nước ta bị các triều đại phong kiến Trung Quốc nối nhau xâm lược và đô hộ. Sử gọi đó là thời Bắc thuộc. Hẳn nhiên, chính quyền Bắc thuộc không phải là chính quyền của ta, nhưng, để bạn đọc có thể tra cứu khi xét thấy cần thiết, chúng tôi trình bày them mục Thế thứ các chính quyền Bắc thuộc. Điều cần lưu ý là tất cả niên đại ghi dưới đây đều dựa trên danh nghĩa chứ không phải là trên thực tế.

    1- Chính quyền đô hộ của Nam Việt :

    - Năm 208 trước công nguyên, nhà Tần sụp đổ, một viên tướng cũ của nhà Tần là Triệu Ðà đã chiếm cứ vùng Lĩnh Nam và lập ra nước Nam Việt (vào năm 206 trước công nguyên).

    - Ngay sau khi lập được nước Nam Việt, Triệu Ðà đã liên tục đem quân đến đánh Âu Lạc. Năm 179 trước công nguyên, Âu Lạc bị Triệu Ðà thôn tính và đô hộ.

    - Nam Việt thống trị ta từ năm 179 trước công nguyên đến năm 111 trước công nguyên, tổng cộng là 68 năm với năm đời vua nối nhau trị vì là:

    Triệu Vũ Đế (Triệu Ðà), làm vua từ năm 206 trước công nguyên đến năm 137 trước công nguyên.

    Triệu Văn Vương (Triệu Hồ), làm vua từ năm 136 trước công nguyên đến năm 125 trước công nguyên.

    Triệu Minh Vương (Triệu Anh Tề), làm vua từ năm 124 trước công nguyên đến năm 113 trước công nguyên.

    Triệu Ai Vương (Triệu Hưng) làm vua năm 112 trước công nguyên.

    Thuật Dương Vương (Triệu Kiến Đức), làm vua năm 111 trước công nguyên.

    2 - Chính quyền đô hộ của nhà Hán :

    - Năm 206 trước công nguyên, khi nhà Tần sụp đổ, nếu ở vùng Lĩnh Nam, Triệu Ðà lập ra nước Nam Việt, thì ở vùng trung nguyên của Trung Quốc, Lưu Bang cũng lập ra một triều đại mới, đó là nhà Hán.

    - Năm 111 trước công nguyên, nhà Hán đã thôn tính được Nam Việt và thay thế Nam Việt đô hộ nước ta. Lịch sử nhà Hán bao gồm hai giai đoạn khác nhau. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ khi Lưu Bang lên ngôi Hoàng đế (Hán Cao Tổ) đến năm thứ 8 sau công nguyên. Giai đoạn này sử gọi là thời Tiền Hán hay thời Tây Hán. Từ năm thứ 8 đến năm thứ 25, loạn Vương Mãng đã làm cho nền thống trị của nhà Hán bị gián đoạn một thời gian ngắn. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ khi Lưu Tú lên ngôi Hoàng Đế (Hán Quang Võ) đến năm 220. Giai đoạn này sử gọi là thời Hậu Hán hay thời Đông Hán. Cũng có khi, sử gộp chung, gọi cả hai giai đoạn này là thời Lưỡng Hán. - Thời Lưỡng Hán, có tất cả 42 viên quan được cử sang làm đô hộ ở nước ta.

    3 - Chính quyền đô hộ của nhà Ngô :

    - Cuối thế kỉ thứ II, nhà Hán sụp đổ, các thế lực cát cứ nổi lên xâu xé lẫn nhau. Đầu thế kỉ thứ III, Trung Quốc bước vào thời kì hỗn chiến tương tàn của ba nước là Ngô, Thục và Ngụy. Sử gọi đó là thời Tam Quốc. Thời này, nhà Ngô thống trị nước ta.

    - Trên danh nghĩa, nhà Ngô thống trị nước ta từ năm 220 đến năm 280. Trong thời gian đó, 31 viên quan đã được cử sang làm đô hộ.

    4 - Chính quyền đô hộ của nhà Tấn :

    - Năm 280, nhà Tấn thống nhất được Trung Quốc, và cũng từ năm đó, nhà Tấn thay nhà Ngô thống trị nước ta.

    - Nhà Tấn tồn tại tổng cộng 140 năm (từ năm 280 đến năm 420). Trong thời gian này, 22 viên quan của nhà Tấn đã được cử sang làm đô hộ nước ta.

    5 - Chính quyền đô hộ của Nam Triều :

    - Đầu thế kỉ thứ V, Trung Quốc lại lâm vào tình trạng hỗn chiến cát cứ mới, sử gọi đó là thời Nam - Bắc Triều. Trong thời kì này, Nam Triều thống trị nước ta. Nền thống trị của Nam Triều bắt đầu từ năm 420 đến năm 542. Năm này, Lý Bí (cũng tức là Lý Bôn) đã khởi nghĩa và giành được thắng lợi, lập ra nước Vạn Xuân. (Xin xem thêm mục thứ III của phần này).

    - Trong 122 năm thống trị, Nam Triều đã lần lượt đưa sang 25 viên quan làm đô hộ ở nước ta.

    6 - Chính quyền đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường :

    - Năm 581, nhà Tùy được thành lập ở Trung Quốc. Năm 602 nhà Tùy tấn công xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống xâm lăng do Lý Phật Tử lãnh đạo đã nhanh chóng bị thất bại. Nhà Tùy đô hộ nước ta từ năm 602 đến năm 618.

    - Năm 618, nhà Ðường lật đổ nhà Tùy và thay nhà Tùy đô hộ nước ta. Ách đô hộ của nhà Ðường kéo dài từ năm 618 đến năm 905, mặc dù trên danh nghĩa, phải đến năm 907 nhà Ðường mới bị diệt vong hoàn toàn.

    - Nhà Tùy thống trị nước ta chỉ có 16 năm, và điều đáng nói là dấu ấn để lại không có gì sâu sắc, bởi vậy, sử vẫn gộp với nhà Ðường mà gọi chung là thời thuộc Tùy - Ðường.

    - Trong thời gian thống trị kéo dài tổng cộng 303 năm, nhà Tùy và nhà Ðường đã đưa 64 viên quan sang làm đô hộ ở nước ta.
     
  4. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    III - THẾ THỨ CÁC CHÍNH QUYỀN TỰ CHỦ ĐƯỢC DỰNG LÊN TRONG CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA CHỐNG BẮC THUỘC

    (Phần đầu)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Từ năm 179 trước công nguyên đến năm 905 sau công nguyên, trong số những dòng phát triển khác nhau của lịch sử, có hai dòng đối nghịch, luôn luôn diễn ra một cách quyết liệt trên đất nước ta, đó là Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Dòng Bắc thuộc được thể hiện rõ nét nhất qua việc thiết lập và không ngừng củng cố hệ thống chính quyền đô hộ ngoại bang. Ngược lại, dòng chống Bắc thuộc được thể hiện tập trung nhất qua hàng loạt những cuộc công phá chính quyền đô hộ ngoại bang, nhằm thiết lập hệ thống chính quyền độc lập và tự chủ. Sau hơn ngàn năm đối đầu không khoan nhượng, cuối cùng, dòng thứ hai – dòng chống Bắc thuộc - đã thắng. Thắng lợi của dòng thứ hai là thắng lợi của cả một quá trình lâu dài và gian khổ.

    Trong suốt quá trình đó, không ít các hệ thống chính quyền với những quy mô và tính chất khác nhau đã được lập ra. Gọi đó là triều vua (gồm nhà vua và những thiết chế chính trị do vua lập ra) theo đúng nghĩa của từ này, thì hẳn nhiên là còn có những điều cần phải cân nhắc, nhưng rõ ràng, tất cả những hệ thống chính quyền ấy đều là thành tựu tuyệt vời của cuộc chiến đấu một mất một còn, đều thực sự là tinh hoa của ý chí độc lập và tự chủ.

    Xuất phát từ nhận thức ấy, chúng tôi trân trọng giới thiệu một số các chính quyền tiêu biểu nhất (dẫu người đứng đầu chưa xưng tước hiệu gì rõ ràng) được thành lập trong hoặc sau những cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc.

    1- Chính quyền Trưng Nữ Vương (40 – 43)

    - Trưng Nữ Vương húy là Trưng Trắc, con gái của Lạc tướng Mê Linh. ( (Đất Mê Linh nay thuộc vùng giáp giới giữa Hà Tây với Vĩnh Phúc và ngoại thành Hà Nội).

    - Thân sinh mất sớm, Trưng trắc và em gái là Trưng Nhị được thân mẫu là bà Man Thiện (cũng có truyền thuyết nói bà là Trần Thị Đoan) nuôi dưỡng. - Hiện chưa rõ Trưng Trắc sinh năm nào, chỉ biết khi Tô Định được nhà Đông Hán sai sang làm Thái thú ở Giao Chỉ (năm 34), thì Trưng Trắc đã trưởng thành và kết hôn với con trai của Lạc tướng Chu Diên là Thi Sách. (Đất Chu Diên nay là vùng giáp giới giữa Hà Tây với Hà Nam).

    - Bấy giờ, nhân lòng căm phẫn của nhân dân ta đối với chính sách thống trị tàn bạo của nhà Đông Hán, lại cũng nhân vì Thi Sách bị Thái thú Tô Định giết hại, Trưng Trắc đã cùng em là Trưng Nhị và nhiều bậc hào kiệt khác, phát động và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa có quy mô rất lớn.

    - Khởi nghĩa bùng nổ vào cuối năm 39 đầu năm 40 và nhanh chóng được nhân dân cả nước nhất tề hưởng ứng. Tô Định phải hốt hoảng bỏ chạy về nước.

    - Khi quân đô hộ đã bị quét sạch khỏi bờ cõi, Hai Bà Trưng đã thành lập một hệ thống chính quyền độc lập và tự chủ, sử gọi đó là chính quyền Trưng Nữ Vương.

    - Chính quyền Trưng Nữ Vương tồn tại được trong khoảng gần ba năm (từ đầu năm 40 đến cuối năm 42 đầu năm 43). Sử gia Lê Văn Hưu (1230 – 1322) viết: "Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà mà hô một tiếng cũng có thể khiến được các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay. Xem thế cũng đủ biết hình thế đất Việt ta có thể dựng được nghiệp bá vương."

    - Nhà Đông Hán đã phải cử tên lão tướng khét tiếng tàn bạo và dày dạn kinh nghiệm trận mạc là Mã Viện sang đàn áp mới tiêu diệt được lực lượng và chính quyền của Hai Bà Trưng.

    2- Chính quyền của Bà Triệu (248)

    - Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) người đất Quân Yên (nay thuộc huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa) sinh năm nào chưa rõ, chỉ biết khi cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi xướng và lãnh đạo cuộc chiến đấu chống ách đô hộ của quân Đông Ngô (năm 248) bà đã là một cô gái ở độ tuổi khoảng trên dưới hai mươi. Bấy giờ, nhiều người khuyên bà nên lập đình, xây dựng hạnh phúc riêng, nhưng bà đã khảng khái trả lời: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, cởi ách nô lệ cho nhân dân chớ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta". Sau câu nói bừng bừng khẩu khí anh hùng đó, bà đã quả cảm phát động khởi nghĩa.

    - Quân Ngô sau nhiều phen thất bại, đã tìm đủ mọi thủ đoạn xảo quyệt, thậm chí đã dùng cả tước hiệu Lệ Hải Bà Vương để chiêu dụ bà, nhưng ý chí của bà trước sau vẫn không hề bị lung lạc.

    - Cuối cùng, nhà Ngô đã phải sai viên tướng lừng danh là Lục Dận đem đại binh sang đàn áp. Bà Triệu cùng với hàng loạt nghĩa binh đã anh dũng hi sinh vào năm 248.

    - Về thực chất, bộ chỉ huy khởI nghĩa do Bà Triệu cầm đầu cũng là một guồng máy chính quyền. Bà Triệu chưa xưng đế hay xưng vương, cũng chưa đặt quốc hiệu hay niên hiệu, nhưng rõ ang, guồng máy chính quyền sơ khai do Bà Triệu lập ra, hoàn toàn biệt lập và đốI nghịch sâu sắc với chính quyền đô hộ của quân Ngô.

    3 - Thế thứ chính quyền nhà Tiền Lý (542 – 602)

    - Năm Nhâm tuất (542), Lý Bí (còn có tên gọi khác là Lý Bôn) đã lãnh đạo nhân dân vùng dậy lật nhào ách đô hộ của nhà Lương (một triều đại của Nam triều ở Trung Quốc thời Nam - Bắc triều). Chỉ trong một thời gian rất ngắn, Lý Bí đã giành được thắng lợi và thiết lập một hệ thống chính quyền độc lập, tự chủ riêng.

    Nhiều bộ sử cũ vẫn gọi khoảng thời gian từ năm 542 đến năm 602 là thời Tiền Lý, dẫu thực tế không hoàn toàn như vậy. Xét rằng, các chính quyền khác xuất hiện trong khoảng thời gian này, tuy không đúng là của nhà Tiền Lý nhưng lại được xây dựng trên cơ sở thắng lợi của nhà Tiền Lý, cho nên, chúng tôi cũng gộp chung mà gọi là thời Tiền Lý. Thời Tiền Lý có mấy hệ thống chính quyền sau đây:

    A) Lý Nam Đế (542 – 548)

    - Họ và tên : Lý Bí (còn có tên khác là Lý Bôn).

    - Nguyên quán là đất Thái Bình (đất này nay thuộc vùng tiếp giáp giữa huyện Thạch Thất và thị xã Sơn tây, tỉnh Hà Tây).

    - Hiện chưa rõ năm sinh.

    - Năm 542, Lý Bí phát động khởi nghĩa và chỉ trong vòng ba tháng đã quyét sạch quân Lương ra khỏi bờ cõi. Năm Giáp Tí (544), Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, xưng là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, niên hiệu là Đại Đức (cũng có thư tịch cổ chép là Thiên Đức)

    - Liên tục trong hai năm (545 và 546), nhà Lương cho quân sang đàn áp. Sau trận thất bại ở hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế giao quyền bính lại cho Triệu Quang Phục rồi tạm lánh vào động Khuất Lão và mất ở đấy vào năm 548. - Do chưa rõ năm sinh nên chưa rõ Lý Nam Đế thọ bao nhiêu tuổi.

    B) Triệu Việt Vương (546 – 571)

    - Họ và tên : Triệu Quang Phục.

    - Nguyên quán : Phủ Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Phủ này, nay là vùng giáp giới giữa Hà Tây với Vĩnh Phúc.

    - Khi Lý Bí phát động khởi nghĩa, Triệu Quang Phục và cha là Triệu Túc cùng hưởng ứng. Khi Lý Bí xưng là Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục được phong tới chức Tả tướng.

    - Năm 546, sau thất bại trong trận đánh ở hồ Điển Triệt, Triệu Quang Phục được Lý Nam Đế ủy thác quyền trông coi nghĩa binh. Triệu Quang Phục đã đưa lực lượng về đầm Dạ Trạch (đầm này nay thuộc Châu Giang, Hưng Yên) và tổ chức chiến đấu tại đây.

    - Năm 548, sau khi nghe tin Lý Bí đã qua đời, Triệu Quang Phục xưng là Triệu Việt Vương.

    - Năm 557, Triệu Việt Vương đã đánh tan lực lượng đi càn quét của nhà Lương, giành lại quyền tự chủ cho đất nước, đồng thời, thành lập một guồng máy chính quyền độc lập do ông đứng đầu.

    - Năm 571, do Lý Phật Tử tấn công bất ngờ, Triệu Việt vương thua trận và bị giết.

    - Do chưa rõ năm sinh nên chưa rõ Triệu Việt Vương thọ bao nhiêu tuổi.

    C) Lý Phật Tử (555 – 602)

    - Năm 546, khi thua trận ở Điển Triệt, lực lượng của Lý Nam Đế bị chia làm hai. Bộ phận thứ nhất do Triệu Quang Phục (người về sau xưng là Triệu Việt Vương) cầm đầu. Triệu Quang Phục là vị tướng được Lý Nam Đế tin cậy mà ủy thác mọi quyền bính cho. Bộ phận thứ hai do tướng Lý Phục Man cầm đầu. Lý Phục Man họ tên gì chưa rõ, ông vì có công chinh phục người Man, được Lý Nam Đế yêu quý mà đặt tên là Phục Man, lại cho được lấy họ Lý, sử nhân đó gọi là Lý Phục Man. Ông người làng Yên Sở. Làng này nay thuộc huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.

    - Cũng năm 546, nếu Triệu Quang Phục bám trụ ở đầm Dạ Trạch và chiến đấu ngoan cường với quân nhà Lương, thì Lý Phục Man đã đem lực lượng chạy vào vùng phía Tây Thanh Hóa ngày nay.

    - Năm 555, Lý Phục Man mất, một vị tướng người cùng họ với Lý Nam Đế là Lý Phật Tử lên thay.

    - Năm 557, khi Triệu Việt Vương đánh tan quân nhà Lương thì Lý Phật Tử cũng lập tức đem quân đánh Triệu Việt Vương để giành quyền bính.

    - Sau nhiều trận không phân thắng bại, hai bên tạm lấy vùng đất tương ứng với huyện Từ Liêm (Hà Nội) ngày nay làm ranh giới. Từ đất này trở về Nam thì do Lý Phật Tử cai quản, trở ra Bắc thì do Triệu Việt Vương cai quản.

    - Lý Phật Tử cho con trai là Nhã Lang kết hôn với con gái của Triệu Việt Vương là Cảo Nương, mượn danh nghĩa thông gia để làm cho Triệu Việt Vương mất cảnh giác.

    - Năm 571, Lý Phật Tử bất ngờ cho quân đánh úp, khiến Triệu Việt Vương bị đại bại và bị giết. Lý Phật Tử thâu tóm mọi quyền hành. Sử cũ gọi đó là nhà Hậu Lý Nam Đế.

    - Năm 581, nhà Tùy được dựng lên. Sau một thời gian lo củng cố quyền thống trị ở Trung Quốc, năm 602, nhà Tùy liền dùng áp lực quân sự, khiến Lý Phật Tử phải đầu hàng. Không thấy sử cũ ghi chép gì về số phận của Lý Phật Tử sau khi đầu hàng.

    - Chưa rõ năm sinh và năm mất nên chưa rõ Lý Phật Tử thọ bao nhiêu tuổi.
     
  5. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    III - THẾ THỨ CÁC CHÍNH QUYỀN TỰ CHỦ ĐƯỢC DỰNG LÊN TRONG CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA CHỐNG BẮC THUỘC

    (Phần cuối)​

    Bấm để xem
    Đóng lại
    4 - Chính quyền Đinh Kiến (687)

    - Từ năm 618 đến năm 905, đất nước ta bị nhà Đường đô hộ. Năm 679, nhà Đường lập ra An Nam Đô hộ phủ. Sử Trung Quốc bắt đầu gọi ta là An Nam kể từ đó. - Năm 687, quan cai quản An Nam Đô hộ phủ của nhà Đường là Lưu Diên Hựu thu thuế rất tham tàn, khiến cho nhân dân ta rất căm phẫn. Nhân cơ hội đó, một vị hào trưởng là Lý Tự Tiên (nay vẫn chưa rõ quê quán) đã bí mật tổ chức một cuộc khởi nghĩa lớn. Nhưng cơ mưu bị bại lộ, Lý Tự Tiên bị Lưu Diên Hựu giết chết.

    - Tiếp nối sự nghiệp của Lý Tự Tiên, một vị hào trưởng, cũng là một thuộc tướng của Lý Tự Tiên đã lãnh đạo nhân dân vùng dậy. Vị hào trưởng ấy là Đinh Kiến.

    - Ngay trong năm 687, Đinh Kiến đã giết chết được Lưu Diên Hựu và chiếm được phủ đô hộ là thành Tống Bình (tức Hà Nội ngày nay), đồng thời, nhanh chóng thiết lập một hệ thống chính quyền do ông đứng đầu.

    - Đinh Kiến chưa xưng đế hay vương, cũng chưa đặt quốc hiệu hay niên hiệu, nhưng chính quyền do ông đứng đầu thực sự là chính quyền độc lập và tự chủ.

    - Hiện vẫn chưa rõ quê quán cũng như năm sinh và năm mất của Đinh Kiến.

    5 - Chính quyền Mai Hắc Đế (722)

    - Họ và tên : Mai Thúc Loan (còn có tên khác là Mai Huyền Thành).

    - Sinh quán : Huyện Thiên Lộc (nay, đất sinh quán của ông thuộc Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Sau, gia đình ông di cư về vùng Ngọc Trường (vùng này, nay thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

    - Mai Thúc Loan sinh trưởng trong một gia đình nghèo, bản thân ông luôn bị quan lại nhà Đường bắt phải đi phu, phục dịch rất vất vả.

    - Năm 722, ông phát động và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa lớn. Cũng ngay năm này, Mai Thúc Loan đã cho xây dựng đại bản doanh tại Hùng Sơn (tục danh là Núi Đụn) và lập căn cứ dọc theo bờ sông Lam (Nghệ An). Đồng thời, để quy tụ lòng người, ông đã lên ngôi Hoàng đế, xưng là Mai Hắc Đế (ông vua người họ Mai, da đen). Mai Hắc Đế đã lãnh đạo nghĩa quân, đánh cho quan đô hộ của nhà Đường lúc ấy là Quang Sở Khách phải hốt hoảng tháo chạy về nước.

    - Nhà Đường đã phải huy động một lực lượng lớn mới đàn áp được Mai Hắc Đế và nghĩa sĩ của ông. - Mai Hắc Đế mất năm 722, do chưa rõ năm sinh nên chưa rõ thọ bao nhiêu tuổi.

    6 - Chính quyền họ Phùng (? - 791)

    A) Bố Cái Đại Vương (? - 789)

    - Họ và tên : Phùng Hưng, tự là Công Phấn.

    - Nguyên quán : Đường Lâm, Phong Châu (đất này nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Tây).

    - Phùng Hưng sinh trưởng trong một gia đình đời đời làm quan lang của vùng Phong Châu.

    - Bấy giờ, nhà Đường đô hộ nước ta. Quan đô hộ là Cao Chính Bình khét tiếng tham lam và tàn bạo, khiến cho nhân dân ta căm phẫn, đồng thời, binh lính của Cao Chính Bình cũng chống đối quyết liệt. Nhân cơ hội đó, Phùng Hưng phát động khởi nghĩa. Hiện chưa rõ khởi nghĩa bùng nổ vào năm nào. Các nhà nghiên cứu cho rằng, Phùng Hưng phát động khởi nghĩa trong khoảng từ năm 766 đến năm 779.

    - Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, Phùng Hưng đã chiếm được thành Tống Bình. Sau đó, ông tiến đánh các lực lượng còn lại của nhà Đường ở trên đất nước ta, đồng thời, thiết lập một bộ máy chính quyền do ông đứng đầu.

    - Khoảng 7 năm sau khi cầm đầu guồng máy chính quyền này, Phùng Hưng qua đời (năm 789).

    - Sau khi mất, ông dược truy tôn là Bố Cái Đại Vương. Do chưa rõ năm sinh nên chưa rõ ông thọ bao nhiêu tuổi. B) Phùng An (789 - 791) - con của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, không rõ sinh năm nào - nối nghiệp cha, cầm đầu guồng máy chính quyền độc lập và tự chủ kể từ năm 789.

    - Năm 791, nhà Đường cử viên tướng nổi tiếng xảo quyệt là Triệu Xương sang đàn áp. Phùng An đầu hàng. Sau, không rõ số phận của Phùng An ra sao.

    7 - Chính quyền Dương Thanh (819 - 820)

    - Dương Thanh là một vị hào trưởng của đất Hoan Châu (đất này nay thuộc Nghệ An) và cũng là người được nhà Đường cho làm Thứ sử của châu này.

    - Biết Dương Thanh là người giàu lòng yêu nước, quan đô hộ của nhà Đường là Lý Tượng Cổ đã dùng mưu kế để làm giảm uy tín của ông, đồng thời, tách ông ra khỏi cơ sở quần chúng của ông.

    - Năm 819, Dương Thanh đã phát động cuộc khởi nghĩa lớn, giết được Lý Tượng Cổ, đồng thời thiết lập được hệ thống chính quyền tự chủ do ông đứng đầu.

    - Sau nhiều phen đàn áp nhưng bị thất bại, nhà Đường đã dùng kế li gián để chia rẽ lực lượng của Dương Thanh. Ông bị cô lập dần, để rồi cuối cùng, bị tru di tam tộc vào năm 820. Hiện chưa rõ năm sinh nên chưa rõ ông thọ bao nhiêu tuổi

    - Cũng như nhiều vị thủ lĩnh kiệt xuất khác, Dương Thanh không xưng đế hay xưng vương, chưa đặt quốc hiệu và niên hiệu, nhưng chính quyền đo ông thiết lập ra thực sự là chính quyền độc lập và tự chủ.

    * Trên đây là những hệ thống chính quyền tiêu biểu nhất, được thành lập trong hoặc sau thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc, gồm nhiều quy mô và tính chất khác nhau. Hẳn nhiên, đó chưa phải là tất cả, nhưng, dẫu nhìn từ bất cứ góc độ nào thì đó cũng thực sự là tinh hoa của lịch sử chống xâm lăng thời Bắc thuộc.
     
  6. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    IV - THẾ THỨ CÁC TRIỀU ĐẠI TRONG BUỔI ĐẦU CỦA KỈ NGUYÊN ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ VÀ THỐNG NHẤT

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Năm 905, lợi dụng sự đổ nát của nhà Đường, Khúc Thừa Dụ (một hào trưởng quê ở Hồng Châu, nay thuộc Hải Dương) đã khôn khéo thành lập một hệ thống chính quyền độc lập, tự chủ và thống nhất. Từ đó, kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất bắt đầu được thiết lập. Trong kỉ nguyên lớn này, giai đoạn từ năm 905 đến hết thời Tiền Lê (1009) là giai đoạn đầu, giai đoạn có ý nghĩa xây dựng và từng bước khẳng định, gồm các triều đại sau đây:

    1. Họ Khúc (905 - 930)

    - Cuối năm 905, lợi dụng khi chính quyền đô hộ của nhà Đường trên đất nước ta bị tan rã, Khúc Thừa Dụ xưng là Tiết độ sứ (tên chức danh của quan đô hộ Trung Quốc đối với nước ta lúc bấy giờ). Ngày 7 tháng 2 năm 906, nhà Đường buộc phải thừa nhận chức tước của Khúc Thừa Dụ, đồng thời, còn gia phong cho Khúc Thừa Dụ hàm Đồng bình chương sự.

    - Sau Khúc Thừa Dụ, con và cháu của ông vẫn tiếp tục giữ vững chính sách ứng xử khôn khéo với nhà Đường. Như vậy, tuy chưa xưng đế hoặc xưng vương, thậm chí còn tự coi là quan lại của Trung Quốc; tuy chưa đặt quốc hiệu và niên họ.. nhưng, họ Khúc thực sự đã có công đặt nền tảng căn bản đầu tiên cho kỉ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất của nước nhà.

    Họ Khúc nốI truyền được ba đời, gồm:

    • Khúc Thừa Dụ : 905 – 907
    • Khúc Hạo : 907 – 917
    • Khúc Thừa Mỹ : 917 – 930

    2. Họ Dương (931 – 937)

    - Năm 930, Nam Hán (tên một nước nhỏ của Trung Quốc trong thời kì Ngũ Đại Thập Quốc) đem quân sang xâm lược nước ta. Khúc Thừa Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến đấu chống quân Nam Hán xâm lược.

    - Họ Khúc tuy thất bại nhưng lực lượng của họ Khúc vẫn còn. Năm 931, một bộ tướng của họ Khúc là Dương Đình Nghệ (nhiều chỗ chép là Dương Diên Nghệ) đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi.

    - Năm 931, sau khi đã đánh đuổi được quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã thành lập và đứng đầu chính quyền độc lập, tự chủ và thống nhất ở nước ta. Cũng như họ Khúc, Dương Đình Nghệ không xưng đế hay xưng vương cũng không đặt quốc hiệu và niên hiệu. Tuy nhiên trong thực tế, Dương Đình Nghệ là ngườI đã có công tiếp tục khẳng định xu hướng độc lập, tự chủ và thống nhất vốn đã xuất hiện một cách âm thầm nhưng rất mãnh liệt dưới thời họ Khúc.

    3. Họ Ngô (938 - 965)

    - Tháng 4 năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên bộ tướng, lại cũng là con nuôi của ông, tên là Kiều Công Tiễn giết hại để giành chức quyền.

    - Ngay trong năm 937, một bộ tướng khác của Dương Đình Nghệ, cũng là con rể của Dương Đình Nghệ, tên là Ngô Quyền đã đem quân đến hỏi tội Kiều Công Tiễn. Trong cơn quẫn bách, Kiều Công Tiễn đã đi cầu cứu quân Nam Hán và Nam Hán đã đem quân sang xâm lược nước ta.

    - Năm 938, Ngô Quyền đã lãnh đạo quân dân ta, đánh trận quyết chiến chiến lược tuyệt vời ở Bạch Đằng, quét sạch quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi, đồng thời, trừng trị đích đáng hành động tội lỗi của Kiều Công Tiễn. Với chiến công xuất sắc này, Ngô Quyền đã có công khẳng định một cách hiên ngang kỉ nguyên độc lập tự chủ và thống nhất của nước nhà.

    - Sau chiến thắng, Ngô Quyền lên ngôi vương, sử gọi đó là thời Ngô Vương. Ngô Vương đóng đô ở Cổ Loa.

    - Chính quyền họ Ngô gồm hai giai đoạn khác nhau. Giai đoạn do Ngô Quyền cầm đầu là giai đoạn cường thịnh và giai đoạn sau khi Ngô Quyền mất là giai đoạn suy yếu để rồi bị diệt vong.

    - Chính quyền họ Ngô truyền nối được ba đời nhưng lại có đến 4 bậc xưng vương. Đó là:

    • Ngô Quyền (938 - 944)
    • Dương Tam Kha: Anh vợ của Ngô Quyền, cướp ngôi của con Ngô Quyền sau khi Ngô Quyền mất (944 - 950).
    • Nam Tấn Vương (tức Ngô Xương Văn) và Thiên Sách Vương (tức Ngô Xương Ngập) : Cả hai đều là con của Ngô Quyền, giành lại được ngôi vương từ Dương Tam Kha và cùng.. xưng vương (951 - 965). Sử gọi đây là thời Hậu Ngô Vương.

    - Ngay trong thời Hậu Ngô Vương, nạn cát cứ đã bắt đầu xuất hiện. Các thế lực yếu bị tiêu diệt nhanh, các thế lực mạnh tồn tại được lâu hơn. Cuối cùng, chỉ còn có mười hai thế lực mạnh, sử gọi đó là loạn mười hai sứ quân.

    - Danh sách mười hai sứ quân như sau :

    . Ngô Xương Xí (con của Ngô Xương Ngập, cháu nội của Ngô Quyền) chiếm cứ vùng Bình Kiều, nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên.

    . Trần Lãm chiếm giữ đất Bố Hải, nay thuộc Tiền Hải (Thái Bình)

    . Nguyễn Thủ Tiệp chiếm giữ vùng Tiên Sơn, nay thuộc Bắc Ninh

    . Lý Khuê chiếm giữ vùng Thuận Thành (nay thuộc Bắc Ninh)

    . Lã Đường (cũng đọc là Lữ Đường) chiếm giữ vùng Văn Giang, nay thuộc Bắc Ninh và Hưng Yên

    . Phạm Bạch Hổ chiếm giữ vùng Đằng Châu, nay thuộc Hưng Yên

    . Nguyễn Siêu chiếm giữ vùng Thanh Trì, nay là vùng Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội.

    . Nguyễn Khoan chiếm giữ vùng Vĩnh Tường, nay thuộc Vĩnh Phúc

    . Kiều Công Hãn chiếm giữ vùng Bạch Hạc, nay thuộc Phú Thọ.

    . Kiều Thuận chiếm giữ vùng Cấm Khê (Sơn Tây)

    . Đỗ Cảnh Thạc chiếm giữ vùng Đỗ Động, nay thuộc Hà Tây.

    . Ngô Nhật Khánh chiếm giữ vùng Đường Lâm, nay thuộc Hà Tây.

    - Như vậy, ngoài những vùng do các sứ quân nói trên chiếm giữ, thời gian này, ở nước ta có nhiều vùng không thuộc vào bất cứ hệ thống chính quyền nào.

    - Loạn mười hai sứ quân đã làm cho thế nước suy vi, dân tình khốn khổ. 4. Họ Đinh (968 - 980).

    - Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp yên được loạn mười hai sứ quân, tái thiết nền thống nhất cho đất nước và lập ra một triều đại mới : Triều Đinh.

    - Họ Đinh xưng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình, đóng đô ở Hoa Lư (nay thuộc Ninh Bình), nối truyền được hai đời, tổng cộng 12 năm :

    • Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) : 968 – 979
    • Đinh Phế Đế (Đinh Toàn) : 979 - 980.

    5. Họ Lê (980 - 1009)

    - Năm 979, Đinh Tiên Hoàng cùng con trai trưởng là Nam Việt Vương Đinh Liễn qua đời, con nối ngôi là Vệ Vương Đinh Toàn (tức Đinh Phế Đế) còn quá nhỏ, (mới 6 tuổi đầu), trong khi đó, tình hình đối nội cũng như đối ngoại của đất nước rất phức tạp.

    - Tháng 7 năm 980, khi được tin quân Tống đang chuẩn bị tràn sang xâm lược nước ta, đa số quan lại trong triều nhà Đinh đã đồng lòng tôn Lê Hoàn lên ngôi vua. Sự kiện này vừa có ý nghĩa gấp rút ổn định tình hình trong nước, vừa có ý nghĩa thiết thực đối với sự nghiệp tập hợp và lãnh đạo nhân dân cả nước chống xâm lăng.

    - Với sự kiện Lê Hoàn lên ngôi, nhà Lê được lập ra. Để phân biệt với triều Lê sau (mở đầu là Lê Lợi), sử gọi đây là triều Tiền Lê.

    - Triều Tiền Lê tồn tại trước sau tổng cộng ba đời vua trị vì gần ba mươi năm.

    Ba đời vua đó là :

    • Lê Hoàn : 980 – 1005 Nhà vua sinh năm Tân Sửu (941) tại Ái Châu (đất này nay thuộc Thanh Hóa), ở ngôi 25 năm, mất năm Ất Tị (1005), tại Hoa Lư, thọ 64 tuổi. Khi ở ngôi, Nhà vua đã đặt ba niên hiệu là Thiên Phúc (980 - 988), Hưng Thống (989 - 993) và Ứng Thiên (994 - 1005).
    • Lê Trung Tông : 1005. Nhà vua tên thật là Lê Long Việt, con thứ ba của Lê Hoàn, sinh năm Quý Mùi (983) tại Hoa Lư, được lập làm Thái Tử năm 1004, nối ngôi vào tháng 3 năm 1005, nhưng vừa lên ngôi được ba ngày thì đã bị người em cùng cha cùng mẹ là Lê Long Đĩnh giết hại, thọ 22 tuổi. Vua chưa kịp đặt niên hiệu.
    • Lê Ngọa Triều : 1005 - 1009. Nhà vua tên thật là Lê Long Đĩnh, bản tính tàn bạo, ăn ở thất đức, giết anh ruột để cướp ngôi, đối xử với quần thần rất vô đạo, sau ăn chơi trác táng lại mắc bệnh trĩ nên ngồi không được, vì thế, sử gọi là Lê Ngọa Triều (ông vua họ Lê, ra triều phải nằm). Nhà vua mất vào tháng 10 năm 1005, thọ 23 tuổi (986 - 1009).

      Cũng như nhà Đinh, nhà Tiền Lê đóng đô tại Hoa Lư. Không thấy sử chép việc đổi quốc hiệu, như vậy, quốc hiệu Đại Cồ Việt có lẽ đã được tiếp tục sử dụng.

    Ngay sau khi Lê Ngọa Triều mất, Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi vua. Triều Lý được thành lập kể từ đó. Tuy nhiên, mọi chuyện thuộc về triều Lý thì đã có tập 51 giai thoại thời Lý rồi.
     
  7. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    LỜI CHÚ CUỐI SÁCH

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Dưới đây là phần chú thích ngắn gọn, viết chung cho cả tập sách. Tất cả các từ, các khái niệm cần chú thích, chúng tôi đều sắp xếp theo thứ tự vần chữ cái của tiếng Việt. Các chữ số để trong ngoặc đơn và dặt ngay sau những từ, những khái niệm được chú thích là số thứ tự của các giai thoại có trong tập này. Xin được lưu ý bạn đọc là những lời chú thích dưới đây chỉ đúng với tập sách này mà thôi.

    BA THỤC (02) : Tên một vương quốc cổ ở Trung Quốc thời Chiến Quốc. Vương quốc này có lãnh thổ đại để tương ứng với vùng Tứ Xuyên của Trung Quốc ngày nay.

    CÂY QUANG LANG (03) : Loài cây cho bột ăn được, tương tự như cây sắn dây.

    CHI HẬU NỘI NHÂN (30) : Tên chức quan nhỏ ở trong cung vua, chỉ làm những việc gần như là tạp dịch.

    DUYÊN BIÊN AN PHỦ SỨ (38) : Chức quan hàm ngang với An phủ sứ coi việc ớ chốn biên cương vùng duyên hải. Đây chỉ là chức quan đặt trong nhất thời của Trung Quốc đời Tống.

    ĐAO CANH THỦY CHỦNG (03) : Cày bằng dao, gieo trồng nhờ nước. Bấy giờ vì chưa biết dùng trâu bò để cày bừa, người ta dùng dao dọn đất rồi đến mùa thì dẫn nước vào cho đất nhão ra để gieo trồng. ĐÔ HỘ TỔNG QUẢN, KINH LƯỢC CHIÊU THẢO SỨ (24) : Quan giữ chức Đô hộ, được quyền cai quản hết đội quân đi đánh ở xa. Chức này do nhà Đường phong cho Cao Biền khi sai Cao Biền cầm quân sang nước ta năm 864.

    ĐỘNG ĐÌNH (02) : Tên hồ. Hồ Động Đình là một trong những danh lam nổi tiếng của Trung Quốc.

    ĐƯỜNG HÀM THÔNG (24) : Niên hiệu Hàm Thông của nhà Đường. Vua nhà Đường ở đây là Đường Ý Tông, tên thật là Triệu Thôi, lên ngôi năm 860, ở ngôi đến năm 868 thì mất.

    GIÁM QUÂN (24) : Chức võ quan cao cấp của Trung Quốc đời nhà Đường, trông coi hoạt động của quân đội ở một vực lớn, tương ứng với nhiều tỉnh hiện nay.

    GIÁN NGHỊ ĐẠI PHU, ĐỒNG TRUNG THƯ MÔN HẠ, BINH CHƯƠNG SỰ (19) : Gián nghị Đại phu là vinh hàm mà triều đình nhà Đường ban cho một số dại thần. Đồng trung thư môn hạ là chức. Chức này dành cho cận thần của vua, được phép thường xuyên tâu bày chính sự với nhà vua. Bình chương sự là quyền. Bậc được xếp vào hàng Bình chương sự có quyền uy rất lớn, nhiều người trong số họ được phép "tiền trảm hậu tấu" (chém trước, tâu lên sau).

    GIAO CHÂU THỦY LỤC CHUYỂN VẬN SỨ (33) : Tên chức việc. Chức này trông coi việc chuyển vận các thứ quân lương bằng đường thủy cũng như đường bộ đến nước ta.

    HỮU CHÍNH NGÔN (36) : Chức quan văn của Trung Quốc đời nhà Tống, các quan giữ chức Chính ngôn thường làm việc ở Ngự Sử Đài. Chức Hữu chính ngôn thấp hơn Tả chính ngôn một bậc.

    HỮU THẬP DI HÀN LÂM HỌC SĨ, KIÊM KINH TRIỆU HỘ TÀO THAM QUÂN (19) : Chức quan đời Đường. Bấy giờ, Hàn lâm Học sĩ gồm hai loại. Loại dành cho người Trung Quốc thì gọi là Hàn lâm Học sĩ. LọaI dành cho người các nước phiên thuộc thì gọi là Thập di Hàn lâm Học sĩ. Chức Thập di Hàn lâm Học sĩ cũng có Tả và Hữu. Tả cao hơn Hữu một bậc. Hộ Tào là cơ quan trực thuộc bộ Hộ. Kiêm Kinh Triệu Hộ Tào là kiêm giữ chức việc của Hộ Tào nhưng lại làm việc ở kinh đô. Tham quân cũng là tên chức. Chức này thuộc quyền cai quản của quan đứng đầu Hộ Tào.

    KHAI PHỦ NGHI ĐỒNG TAM TI, KIỂM HIỆU THÁI SƯ, GIAO CHỈ QUẬN VƯƠNG (29) : Chức và tước của Đinh Liễn kể từ năm 975, do nhà Tống phong cho. Khai phủ nghi đồng tam ti là chức được phép mở phủ đệ riêng, được xem xét mọi việc từ hành chánh, thuế khóa, quân đội đến xét xử án kiện. Kiểm hiệu Thái sư là hàm. Thái sư là một trong Tam thái (Thái sư, Thái bảo và Thái phó), mà Tam thái là hàm lớn nhất. Giao Chỉ là tên nước ta theo cách gọi của người Trung Quốc lúc bấy giờ. Quận vương. Quận vương nhỏ hơn Quốc vương một bậc.

    KIỂM HIỆU THÁI SƯ, TĨNH HẢI QUÂN TIẾT ĐỘ SỨ, AN NAM ĐÔ HỘ (29) : Người có hàm Kiểm hiệu Thái sư, quyền đứng đầu Tĩnh HảI Quân, chức An Nam Đô hộ. Tĩnh Hải Quân là khu vực hành chánh của Trung Quốc đời Đường mà phần lãnh thổ chính của khu vực này là nước ta. An Nam Đô hộ là chức. Chức này hàm ý nói rằng, đây là người được Trung Quốc cử đến để đô hộ nước ta, cho dẫu người giữ chức này (Đinh Liễn) là người Việt.

    LỴ NHÂN (05) : Tên đất. Đất này nay thuộc tỉnh Hà Nam.

    LƯU HOẰNG (09) : Tức là Thường Sơn Vương Lưu Hoằng, ngườI được Lữ Hậu đưa lên ngôi sau khi vua Hán Thiếu Đế bị bà phế truất. Khi Lữ Hậu mất, Lưu Hoằng lại bị triều thần phế truất để rồi đưa Lưu Hằng lên ngôi. Lưu Hằng là con của Hán Cao Tổ, chú ruột của Lưu Hoằng. Miếu hiệu của Lưu Hằng là Hán Văn Đế.

    MŨ ĐÂU MÂU (17) : Mũ của quan võ xưa, thường làm bằng da, che từ chân tóc phía trước ra tận gáy phía sau, có tác dụng như một mảnh giáp bảo vệ đầu.

    NÚI TẢN VIÊN (05) : Tên núi ở Ba Vì, Hà Tây.

    NÚI THẤT DIỆU (06) : Tên núi, cũng ở Ba Vì, Hà Tây.

    NGŨ ĐẾ (08) : Năm đời Hoàng đế của Trung Quốc. Năm đời này có sách nói : Thái Hiệu, Hoàng Đế, Thần Nông, Thiếu Hiệu và Chuyên Húc, nhưng cũng có sách lại nói là : Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Đường Nghiêu và Ngu Thuấn. Đây chỉ chung các đời cổ sơ nhất.

    NHA NỘI CHỈ HUY SỨ (36) : Chức võ quan của nước ta thời Tiền Lê. Chức này trông coi đội quân bảo vệ thường trực của triều đình.

    PHẪU PHÙ (08) : Một nửa của vật làm tin. Xưa, trong một số trường hợp, để làm tin, người ta lấy một vật gì đó (thường là một thỏi vàng hoặc bạc) chặt đôi ra, mỗi người giữ một nửa để làm tin. Khi cần, người ta đem ráp lại để kiểm tra lời ước nguyện cũ.

    SÙNG VĂN SỨ (25) : Chức quan văn của nhà Nam Hán, đại đểchức này chuyên thu tập tin tức và cung cấp cho nhà vua khi nhà vua cần.

    TẢ CHÍNH NGÔN (36) : Chức quan của Trung Quốc dời Tống. (Xin xem thêm : Hữu chính ngôn).

    TAM HOÀNG (08) : Các đời vua theo thần thoại của Trung Quốc, gồm Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng. Đây chỉ chung các đời cổ sơ nhất

    TÀO THAM (08) : Người có công phò tá Lưu Bang. Khi Lưu Bang lên ngôi, Tào Tham được trao chức Thừa tướng.

    TIÊU HÀ (08) : Người cùng với Tào Tham có công phò tá Lưu Bang, lập ra nhà Tiền Hán. Khi Lưu Bang lên ngôi, ông và Tào Tham đều lần lượt được Lưu Bang trao chức Thừa tướng.

    TIỂU HIỆU (24) : Tên chức quan bậc trung, được thay mặt cho quan địa phương về tâu việc với triều đình.

    TIỂU SỨ (24) : Tên chức quan bậc thấp, chuyên lo việc thong tin từ địa phương về triều đình.

    TĨNH HẢI QUÂN, TIẾT ĐỘ SỨ (25) : Tĩnh Hải Quân là đơn vị hành chánh được đặt ra cuối thời Đường. Đơn vị hành chánh này có đất đai chủ yếu là vùng lãnh thổ nước ta. Tiết độ sứ là chức đứng đầu đơn vị hành chánh nói trên. Tuy nhiên, thời nhà Nam Hán, chức này chỉ có nghĩa là kẻ đứng đầu chính quyền đô hộ ở ta chứ nhà Nam Hán không có đơn vị hành chánh cấp Quân như thời Đường

    -The end-​
     
  8. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    VIỆT SỬ GIAI THOẠI - tập 2

    51 GIAI THOẠI ĐỜI LÝ


    Tác giả: Nguyễn Khắc Thuần

    NXB Giáo dục 2003

    Số chương 51 + 2 phụ lục

    Việt Nam Giai Thoại 1 - Nguyễn Khắc Thuần

    LỜI NÓI ĐẦU

    Thuở mới cắp sách đến trường làng, cũng như bao bạn bè cùng trang lứa khác, tôi từng say mê đọc đi đọc lại sách Cổ học tinh hoa . Đúng là mỗi tuổi có một cách đọc và cách cảm nhận khác nhau. Hồi ấy, chúng tôi chuyền tay nhau xem đến nhàu nát cả sách, vậy mà thật là buồn cười, bởi chúng tôi chẳng hề để ý xem tác giả là ai, cũng không sao nhớ nổi những mẩu chuyện hấp dẫn kia vốn có xuất xứ từ đâu, đến cả nhân vật và sự kiện, chúng tôi cũng lẫn từ chuyện này sang chuyện kia, nhầm từ thời này sang thời nọ. Hình như chúng tôi bị cuốn hút đến mê mẩn bởi một cái gì đó ở phía sau những trang sách chứ không phải là ở giữa những hàng chữ in để đọc. Sau vì tuổi trẻ hiếu sự, ưa bày trò đố nhau, tôi đọc kĩ lại cả bìa sách mới biết Cổ học tinh hoa là của hai cụ Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân, còn những chuyện trong sách ấy đều có gốc tích từ thư tịch cổ của Trung Quốc. Hậu sinh vô tâm nhưng vẫn chan chứa lòng thành, xin hương hồn hai cụ vì thương mà rộng tình tha thứ.

    Hồi ấy có người bảo tôi rằng đó là sách dạy đạo lí cổ, sách dạy làm người. Ngày lại ngày, thầy giáo vẫn dạy chúng tôi rằng tiên học lễ, hậu học văn. Lễ nghĩa thầy dạy hồi ấy là những gì rất cụ thể, đại loại như cách mời chào, cách cư xử với người trên kẻ dưới sao cho phải phép.. còn khái quát lại, hỏi đạo lí là gì thì chúng tôi đành chịu. Có người bảo đó là sách dạy triết lí cổ của Trung Hoa. Tuổi thơ cạn nghĩ, tôi không hình dung được, tại sao trên đời này lại có môn học chất chứa toàn những lí sự như vậy, cho nên, tôi cũng chẳng mấy để tâm đến điều này. Lại cũng có người nói đó là sách dạy sử, trích lục từ sử sách của Trung Quốc. Thực long, tôi chẳng hể nghĩ rằng sẽ có ngày làm nghề dạy sử và nghiên cứu lịch sử như hôm nay, nên hồi ấy, tôi không chút lưu tâm đến giá trị sử học của sách Cổ học tinh hoa .

    Bước vào tuổi trung niên tôi mới vỡ lẽ là đọc Cổ học tinh hoa mà không thấm thía ý nghĩa đạo lí, giá trị triết lí và lịch sử, thì cũng kể như chưa đọc vậy. Và thế là tôi đọc lại. Có những quyển sách hợp với mọi người và tồn tại mãi với mọi thời. Cổ học tinh hoa có lẽ là sách thuộc loại ấy. Chúng ta có thể tìm thấy ở đây nhiều điều bổ ích, không phải chỉ vỏn vẹn có ba lĩnh vực như tôi vừa nói trên.

    Thế rồi cách nay hơn hai mươi năm, nghĩa là ngót nửa thế kỉ sau khi Cổ học tinh hoa xuất hiện, Nhà xuất bàn Sống Mới cho ra mắt bộ Ôn cố tri tân của Mộng Bình Sơn. Hồi đó, tôi có may mắn được đọc ngay khi sách vừa phát hành, lòng những vì thích thú mà mong sẽ có lần được hội kiến Mộng Bình Sơn tiên sinh, nhưng mãi đến hôm nay, ước nguyện nhỏ ấy vẫn chưa đạt được. Hồi ấy, thị trường sách vở Sài Gòn ra sao, không nói, có lẽ chúng ta cũng hình dung được. Giữa lúc trăm sự đảo lộn, văn hóa xô bồ mà bỗng dưng có một Mộng Bình Sơn âm thầm theo bước các cụ Ôn Như và Tử An, góp phần sửa đức thời loạn bằng cách giới thiệu những chuyện hay lấy từ Bắc sử, quả là đáng trân trọng lắm. Bởi lẽ ấy, sự đồng cảm sâu sắc mà tôi lặng lẽ dành riêng cho Mộng Bình Sơn tiên sinh, hơn hai chục năm rồi vẫn còn nguyên vẹn.

    Đọc sách mà chỉ cốt tìm cái dở của sách là điều tối kị. Tôi không bao giờ nghĩ rằng Cổ học tinh hoaÔn cố tri tân là những bộ sách hoàn hảo, song, lòng kính trọng đối với người viết sách khiến tôi chú tâm tiếp nhận cái hay. Vả chăng, Hán học tàn tạ đã từ lâu, nay nào có mấy ai đọc nổi cổ thư mà dám chê người cần mẫn đọc cổ thư để viết sách. Tuy nhiên, bởi là người giảng dạy sử học ở bậc đại học và cao học, tôi thường phải trả lời những câu hỏi rất khó của những người ngưỡng mộ truyền thống cha ông, từ nhiều nơi gởi về. Chính những câu hỏi đó khiến tôi nhận ra một điều rất đáng quan tâm, ấy là Cổ học tinh hoa và Ôn cố tri tân (cùng một vài sách khác), tuy rất hay, hàm chứa nhiều giá trị rất độc đáo, nhưng tất cả những chuyện trong sách ấy, từ bối cảnh, sự kiện đến nhân vật.. đều là của Trung Quốc. Có cái gì đó nửa gần nửa xa, thật khó nói.

    Không ít người của thế hệ sau, do chỉ có thể đọc được các bản in chữ quốc ngữ những sách nói trên, cho nên cứ đua nhau trích đi dẫn lại, vô tình cổ vũ cho sự sùng ngoại vốn dĩ đã từng phảng phất, lẩn quất đâu đây. Lẽ đâu, tổ tiên ta chỉ giỏi đánh giặc, còn tư tưởng, triết lí, đạo đức.. tất cả chẳng cần bận tâm, bởi đã có khuôn mẫu của Trung Quốc rồi. Đọc kĩ sử cũ, tôi thấy chừng như không phải vậy. Để kiểm nghiệm xem suy nghĩ của mình đúng sai thế nào, suốt năm này tháng nọ, tôi vừa đọc vừa ghi, sau, giật mình đếm được ngót sáu trăm chuyện, mỗi chuyện có một sắc thái và ý nghĩa riêng. Làm sao tôi có thể vô lễ, tự ví mình với Ôn Như, Tử An và Mộng Bình Sơn, nhưng quả là những chuyện của cha ông ta xưa mà sử cũ ghi được, không thể nói là kém những chuyện xưa của Trung Quốc.

    Mỗi lần lên lớp hay có dịp thuyết trình đó đây, thỉnh thoảng tôi vẫn lấy những chuyện này ra kể. Gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng đã giúp tôi giới thiệu những bài viết nhỏ này. Nhân đây, tôi xin có lời chân thành cám ơn, đặc biệt là với cố nhà văn Huỳnh Bá Thành (Tổng biên tập báo Công An thành phố Hồ Chí Minh), nữ nhà báo Thể Thanh (Tổng biên lập báo Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh) cùng các bạn Việt Bình, Ngọc Hiên và P han Chi ở Câu lạc bộ Tuổi trẻ (đài Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh).

    Trước khi cầm bút viết bộ sách này, tôi tự đặt cho mình ba nguyên Tắc. Một là phải ghi rõ xuất xứ của từng chuyện, thật gọn gàng nhưng cũng phải thật đầy đủ. Khi đọc, hiển nhiên là tôi phải ghi chép và đối chiếu nhiều thư tịch cổ khác nhau, nhưng khi ghi xuất xứ, tôi chỉ ghi thư tịch nào dễ tra cứu nhất mà thôi. Hai là, chuyện lấy từ sử cũ thì hãy để sử cũ trình bày là chính, tôi chỉ góp thêm lời bàn khi xét thấy cần thiết. Thêm bớt văn bản hay bóp méo văn bản theo ý tưởng hiện đại là xuyên tạc cổ nhân, đạo lí không cho phép tôi làm như vậy. Ba là, để người đọc dễ nhớ, tôi cố gắng viết thật ngắn, quyết không viết chuyện nào dài tới một ngàn chữ.

    Cuối cùng, xin chân thành cám ơn Nhà xuất bản Giáo dục đã dành cho tôi sự ưu ái đặc biệt bằng cách cho in và phát hành rộng rãi bộ sách này. Tôi đã viết lời bàn về từng mẩu chuyện cụ thể, còn lời bàn về sách này xin kính nhường bạn đọc gần xa.

    Thành phố Hồ Chí Minh.

    Hè 1992

    NGUYỄN KHẮC THUẦN
     
  9. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 1:

    GỐC TÍCH LÝ THÁI TỔ

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại


    Diễn đạt theo cách nói hiện nay thì vua đầu triều Lý là Lý Thái Tổ (1010 - 1028) quả là người có lí lịch rất không rõ ràng. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2, tờ 1-a) có đoạn chép như sau:

    "Thái Tổ hoàng đế họ Lý, húy là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, Bắc Giang (nay là đất Tiên Sơn, Bắc Ninh), mẹ người họ Phạm, đi chơi chùa Tiên Sơn (nay thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh), có thai với thần nhân, sinh ra vua vào ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974) Nhưng, cũng sách trên, ngay cuối tờ lại có đoạn chép rằng:

    " Vua sinh ra mới được ba tuổi, mẹ ngài bèn ẵm đến nhà Lý Khánh Văn. Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi ".

    Bởi mấy chữ ngắn ngủi này mà nhiều người cho rằng Lý Thái Tổ chính là con của Lý Khánh Văn.

    Nhưng rồi đến tháng 2 năm Mậu Ngọ (1018), nghĩa là tám năm sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lại cũng sách trên (tờ 8-a) cho biết, Lý Thái Tổ đã truy phong cho bà nội làm hậu và đặt tên thụy.

    Vậy thì thần nhân ở chùa Tiên Sơn và nhân vật Lý Khánh Văn ắt chỉ là sự thêm thắt chút ít mà thôi.

    Cha đẻ Lý Thái Tổ đích thực là ai, chuyện này xin tạm gác lại, chỉ biết việc Lý Thái Tổ chào đời, cứ như sử cũ mà xét, thì đã có sự báo trước một cách rất ngộ nghĩnh. Cũng sách đã dẫn ở trên (tờ 1-b) chép rằng:

    - Trước ở viện Cảm Tuyển, chùa Ứng Thiên Tâm (châu Cổ Pháp) có con chó con mới sinh, sắc trắng, lông có đốm đen, kết thành hình hai chữ Thiên tử. Kẻ thức giả nói đó là điềm năm Tuất (năm con chó), đất ấy sẽ sinh ra thiên tử. Đến nay, vua sinh năm Giáp Tuất, sau lên làm thiên tử, quả là ứng nghiệm".

    Lời bàn:

    Thiên tử nguyên nghĩa là con trời, nhưng con trời lại do người trần mắt tục sinh ra. Thế là trong sự khác thường đã có sự thường. Thái Tổ như người và cũng hơn người từ sự thường dễ hiểu ấy. Người đời ưa đặt điều quái dị, để rồi rốt cuộc, chính mình lại tin vào điều quái dị đó. Lẽ đâu tạo hóa cợt nhả đến độ vô lối, báo trước sự ra đời của một vĩ nhân qua đám lông của một con chó tầm thường.

    Lý Thái Tổ, ở trên thì được triều thần và sư tăng tôn phò, thay Ngọa Triều bạo ngược mà làm vua để giữ yên thiên hạ, dưới thì chăm lo sức dân, mở thời thái bình cho đất nước, con người có tầm nhìn xa trông rộng ấy đã sáng lập ra triều Lý (1010 - 1225) và định đô mới cho quốc gia là Thăng Long.. công đức sáng đến muôn đời, vinh quang kể đến tột bậc. Vậy thì, thêm thắt vài điều li kì cho lí lịch của Lý Thái Tổ nào có ích gì?
     
  10. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 2:

    LÝ THÁI TỔ VỚI VIỆC DỜI ĐÔ

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại


    Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, năm sau (968), ông lên ngôi hoàng đế, xưng là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình, định đô ở Hoa Lư. Đất Hoa Lư (nay thuộc Ninh Bình) là kinh đô của nước ta suốt cả thời Đinh (968 - 979) lẫn thời Tiền Lê (980 - 1009), dài đến hơn bốn chục năm trời.

    Năm 1010, nghĩa là ngay sau khi Ngọa Triều vừa mất, Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi báu, đó là Lý Thái Tổ, vị vua khai sinh ra triều Lý (1010 - 1225). Công việc đầu tiên của Lý Thái Tổ là dời đô. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2, tờ 2 a-b và tờ 3-a) chép rằng:

    "Vua thấy Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác, tự tay viết chiếu truyền rằng:" Ngày xưa, nhà Thương (Trung Quốc) tính đến đời Bàn Canh là năm lần dời đô, nhà Chu (Trung Quốc) tính đến Thành Vương là ba lần dời đô; há phải các vua đời tam đại ấy (tam đại gồm Hạ, Thương và Chu) theo ý riêng mà tự dời đô, không tính toán gì đâu. Làm thế chẳng qua cũng cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo dân, xem có chỗ tiện thì dời đô, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ của các nhà Thương, Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất lấy làm đau đớn, không thể không dời đô. Huống chi Đại La là thành cũ của Cao Vương (chỉ Cao Biền) ở giữa trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa đông tây nam bắc, tiện núi sông sau trước, rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân không khổ về ngập lụt tối tăm, muôn vật tốt tươi phồn thịnh. Xem khắp nước Việt ta, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của tứ phương, đúng là đất đóng đô mãi mãi đến muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? ". Bầy tôi đều nói" Bệ hạ vì thiên hạ mà lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, ai dám không theo? ". Vua nghe vậy cả mừng.

    Mùa thu tháng bảy (năm 1010), Vua từ thành Hoa Lư dời đô ra phủ thành Đại La. Khi thuyền Vua đang tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự. Vua nhân đó đổi gọi thành Đại La là Thăng Long".

    Lời bàn:

    Thời ấy, nhìn từ bất cứ góc độ nào thì Thăng Long cũng là trung tâm của đất nước. Vả chăng, trước triều Lý nhiều thế kỉ, Thăng Long cũng đã từng là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của đất nước rồi. Sớm muộn tuy có khác nhau, nhưng định đô ở Thăng Long, Lý Thái Tổ thực đã nối được chí lớn của An Dương Vương, của Lý Nam Đế, của Ngô Quyền, và của các bậc anh hùng thuở trước rồi đó vậy.

    Sáng suốt thay, người chọn đất đóng đô. Tuyệt vời thay, người đặt tên kinh đô. Chút huyền bí đượm nồng thi vị ấy đã góp phần tôn vẻ đẹp có thật của Thăng Long, để ngàn năm sau, đất ấy vẫn là niềm tự hào của dân tộc.


    By Y Nhi on Mon 04 Oct 2010, 02:00

    03- CÁI CHẾT CỦA ĐÀO KHÁNH VĂN

    Đào Khánh Văn sinh năm nào không rõ, chỉ biết ông từng làm quan dưới thời Lý Thái Tổ và tháng 4 năm Tân Hợi (1011), ông được cùng với Lý Nhân Nghĩa cầm đầu phái bộ sứ giả sang nhà Tống. Năm trước (1010), Lý Thái Tổ được vua Tống tấn phong là Giao chỉ Quận vương, Tĩnh hải Tiết độ sứ, cho nên năm này, Lý Thái Tổ sai hai người sang nhà Tống đáp lễ. Đến nơi, Đào Khánh Văn bỏ trốn sứ bộ và xin thiên triều cho ở lại Trung Quốc, nhưng nhà Tống lại bắt Đào Khánh Văn giao trả cho ta. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ quyển 2, tờ 5-a) cho biết là bởi tội này mà Đào Khánh Văn bị triều Lý xử tội, lấy gậy đánh cho đến chết.

    Khác với Đào Khánh Văn, Lý Nhân Nghĩa là bậc trung thần, sau, ông từng có công lớn trong việc dẹp loạn Tam vương, làm quan trải hai triều là Thái Tổ và Thái Tông, danh thơm còn lưu mãi trong sử sách.

    Lời bàn :

    Ngay khi mới lên ngôi. Lý Thái Tổ đã tỏ rõ khả năng và bàn lĩnh của mình. Một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của đất nước đã được chính vua Lý Thái Tổ mở ra. Sử cũ đã phải viết : "Vua ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thời mở vận, là người khoan thứ nhân từ, tinh tế hòa nhã, có lượng đế vương". Vua tin cậy mà trao trọng trách đi sứ thiên triều cho Đào Khánh Văn Tiếc thay, đáp lại lòng tin đó, Đào Khánh Văn đã quẫn trí mà bỏ trốn, làm nhục quốc thể để rồi phải chết trong đớn đau và nhục nhã. Danh giá chết trước, thể xác lại chết sau, đường Khánh Văn đi là đường ngược đạo lí. Kẻ nào đang định lợi dụng xuất dương công cán để bỏ xứ mà đi, xin hãy trông gương Đào Khánh Văn.


    By Y Nhi on Mon 04 Oct 2010, 02:02

    04 – ĐIỀM BÁO TRƯỚC VIỆC VUA LÝ THÁI TÔNG RA ĐỜI

    Vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) tên húy là Phật Mã, lại có tên húy khác là Đức Chính, con trưởng của vua Lý Thái Tổ. Mẫu thân của Thái Tông là hoàng hậu họ Lê, sinh ra Vua vào ngày 26 tháng 6 năm Canh Tí (1000), khi Thái Tổ còn là đại thần của triều Tiền Lê (980 - 1009). Vua Lý Thái Tông mất năm Giáp Ngọ (1054), thọ 54 tuổi.

    Lí lịch tóm lược của vua Lý Thái Tông có lẽ chỉ thế cũng đã tạm đủ, thế nhưng, chừng như để cho thêm phần li kì, người ta đã tặng thêm cho ông một đoạn không lấy gì làm vẻ vang. Đoạn ấy đã được sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 3, tờ 17b) ghi lại như sau :

    "Lúc Vua mới sinh ở phủ Trường Yên (Ninh Bình ngày nay) có con trâu của nhà dân tự nhiên thay sừng. Người ấy cho là điềm gở, lòng lấy làm lo lắng lắm. Có người giỏi chiêm nghiệm đi qua nhà ấy, cười mà nói rằng, đó là điềm đổi mới, có can dự gì đến nhà anh. (Nghe vậy), người ấy mới hết lo".

    Lời bàn :

    Đời cha thì được báo trước bởi con chó lông trắng có đốm đen ở châu Cổ Pháp, nay đến đời con thì được báo trước bởi con trâu thay sừng ở phủ Trường Yên. Coi hai việc ngẫu nhiên ấy làm điềm báo trước cho sự ra đời của hai vị vua, sự ấy mới lạ lùng làm sao!


    By Y Nhi on Mon 04 Oct 2010, 02:06

    05 - LOẠN TAM VƯƠNG

    Có một sự kiện rất đáng tiếc đã xẩy ra trong cung đình nhà Lý ngay sau khi vua Lý Thái Tổ mất (năm Mậu Thìn - 1028) đã được sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2, tờ 11a-b và tờ 12-a) ghi lại như sau:

    "Mùa xuân, tháng 2 Vua không khoẻ. Tháng ba, ngày mồng một là ngày Bính Thân, có nhật thực. Đến ngày Mậu Tuất (tức 3 -3), Vua băng ở điện Long An. Bầy tôi đều đến cung Long Đức xin Thái tử (Phật Mã) vâng di chiếu lên ngôi. Tam vương là Đông Chinh, Dực Thánh và Vũ Đức nghe tin, đều đem quân ở phủ mình vào phục sẵn trong cấm thành. Đông Chinh Vương phục ở trong Long Thành, hai vương Dực Thánh và Vũ Đức phục trong cửa Quảng Phúc, cùng đợi Thái tử đến thì đánh úp. Một lúc sau, Thái tử đi từ cửa Tường Phù vào, đến điện Càn Nguyên thì biết có biến, bèn sai người hầu đóng hết các cửa điện và sai vệ sĩ ở trong cung phòng giữ. (Thái tử) nhân đó bảo tả hữu rằng :

    - Ta đối với anh em không phụ bạc chút nào. Nay tam vương làm việc bất nghĩa, quên di mệnh của tiên đế, muốn mưu chiếm ngôi báu, các khanh nghĩ thế nào?

    Nội thị là Lý Nhân Nghĩa nói :

    - Anh em với nhau, bên trong có thể hiệp sức bàn mưu, bên ngoài có thể cùng nhau chống giặc. Nay tam vương làm phản, thì là anh em hay là kẻ thù? Xin cho chúng thần được đánh một trận để quyết được thua.

    Thái tử nói :

    - Ta lấy làm xấu hổ là tiên đế mới mất, thi thể chưa quàn mà cốt nhục đã đánh nhau, há chẳng để cho muôn đời chê cười sao?

    Nhân Nghĩa nói :

    - Thần nghe rằng, muốn mưu xa thì phải quên ơn gần, giữ đạo công thì phải dứt tình riêng, đó là việc Ðường Thái Tông và Chu Công Đán bất đắc dĩ phải làm. (Ý muốn chỉ việc Ðường Thái Tông giết hai anh, Chu Công Đán giết em là Quản Thúc để giữ ngôi vua cho Ðường Thái Tông và cho Chu Thành Vương). Nay, điện hạ có cho Ðường Thái Tông và Chu Công là chăm mưu xa và giữ đạo công chăng? Hay (hai người ấy) chỉ tham công gần và đắm tình riêng chăng? Điện hạ biết theo dấu cũ của Đường Thái Tông và Chu Công thì đời sau ca tụng công đức còn chưa hết, còn đâu mà chê cười?

    Nhân Nghĩa lại nói :

    - Tiên đế cho điện hạ là người hiền, đủ để nối được chí, có tài để làm nổi việc, nên đem thiên hạ phó thác cho điện hạ. Nay giặc đến vây bức cửa cung mà ẩn nhẫn như thế, thì đối với sự phó thác của tiên đế ra sao?

    Thái tử im lặng hồi lâu rồi bảo Nhân Nghĩa và bề tôi trong cung là bọn Dương Bình, Quách Thịnh, Lý Huyền Sư, Lê Phụng Hiểu rằng :

    - Ta há lại không biết việc làm của Ðường Thái, Chu Công hay sao? Chỉ vì ta muốn che giấu tội ác của tam vương, khiến họ tự ý rút quân chịu tội để được vẹn toàn tình cốt nhục là hơn.

    Khi ấy, phủ binh của tam vương vây bức càng gấp, Thái tử liệu không thể ngăn được, liền nói :

    - Thế đã như vậy, ta còn mặt mũi nào trông thấy tam vương nữa. Ta chỉ biết làm lễ thành phục (lễ mặc đồ tang) đến hầu tiên đế, ngoài ra đều ủy thác cho các khanh cả.

    Bọn Nhân Nghĩa đều lạy hai lạy, nói :

    - Chết vì vua gặp nạn là chức phận của chúng thần. Nay đã được chỗ đáng chết, còn từ chối gì nữa.

    (Nói xong), bèn ra lệnh cho vệ sĩ trong cung mở cửa ra đánh, ai cũng vui lòng xông phá, có sức một người chọi với cả trăm người. Khi quân đánh nhau chưa phân được thua, Phụng Hiểu tức giận rút gươm chạy thẳng đến cửa Quảng Phúc, hô to rằng :

    - Bọn Vũ Đức Vương ngấp nghé ngôi báu, không coi vua nối dõi vào đâu, trên quên ơn tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vì thế thần là Phụng Hiểu xin đem thanh gươm này để dâng.

    Nói rồi, xông thẳng đến chỗ ngựa của Vũ Đức Vương. Vương quay ngựa tránh, ngựa quỵ xuống, bị Phụng Hiểu bắt giết. Phủ binh của tam vương thua chạy, quan quân đuổi theo chém chết không sót một tên nào, chỉ có hai vương là Đông Chinh và Dực Thánh chạy thoát được".

    Lời bàn:

    Dẫu là người dưng mà chém giết nhau để giành quyền cao chức trọng, cũng đã đủ để tiếng xấu đến muôn đời, huống chi là anh em ruột thịt, nồi da nấu thịt. Đông Chinh, Dực Thánh và Vũ Đức làm sao có thể gọi là hợp mưu để giết Phật Mã được? Ngôi vua thì chỉ có một, dẫu có giết được Phật Mã đi chăng nữa, chẳng lẽ sau đó, cả ba lại cùng nhau làm vua? Cả ba chỉ lừa nhau, liên minh giả dối với nhau để rồi kẻ thắng thế duy nhất cũng chính là kẻ nham hiểm cao tay nhất.

    Đông Chinh và Dực Thánh chạy thoát lưỡi gươm đương thời, nhưng làm sao thoát được lời búa rìu khinh ghét của muôn đời!


    By Y Nhi on Tue 05 Oct 2010, 03:54

    06- LÊ PHỤNG HIỂU VÀ SỰ TÍCH THÁC ĐAO ĐIỀN

    Lê Phụng Hiểu người đất Băng Sơn, Châu Ái, nay là xã Dương Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, không rõ sinh và mất năm nào. Thuở hàn vi, ông nổi tiếng là người khỏe mạnh và võ nghệ hơn người. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2 tờ 12b) có đoạn chép về ông như sau :

    "Hai thôn Cổ Bi và Ðàm Xá tranh nhau địa giới, toan đánh nhau. Phụng Hiểu bảo người Cổ Bi rằng :

    - Một mình tôi có thể đánh được bọn họ.

    Các vị bô lão mừng lắm, bèn làm cơm rượu để thết đãi. Phụng Hiểu ăn một bữa mấy đấu gạo liền, uống cũng quá mức, rồi đến khiêu chiến với thôn Ðàm Xá. Phụng Hiểu cứ đứng thẳng lưng mà nhổ cây đánh tới tấp, nhiều người bị thương. Thôn Ðàm Xá sợ, phải trả lại ruộng cho thôn Cổ Bi".

    Nhờ danh tiếng ấy mà ông được Lý Thái Tổ dùng, cho làm tướng, thăng dần đến chức Vũ vệ tướng quân. Năm Mậu Thìn (1028), vua Lý Thái Tổ mất, tam vương là Đông Chinh, Dực Thánh, Vũ Đức mưu giết Thái tử Phật Mã để giành ngôi. Lê Phụng Hiểu cùng các tướng như Dương Bình, Quách Thịnh và Lý Huyền Sư có công lớn trong việc dẹp loạn. Chính Lê Phụng Hiểu là người đã chém Vũ Đức Vương chết ngay trong cung thành. Cũng sách trên đã chép :

    "Bọn Phụng Hiểu trở về, mặc áo trận đi vào báo tin thắng trận trước linh cữu Thái Tổ, rồi đến điện Càn Nguyên báo cho Thái tử biết. Thái tử úy lại rằng :

    - Ta sở dĩ được gánh vác cơ nghiệp to lớn của tiên đế, toàn vẹn được thân thể do cha mẹ sinh ra, đều là nhờ sức của các khanh cả. Ta thường xem sử nhà Ðường thấy Uất Trì Kính Đức cứu nạn cho vua, tự nghĩ là bề tôi đời sau không ai sánh được. Ngày nay gặp biến mới biết Phụng Hiểu còn trung dũng hơn Kính Đức nhiều.

    Phụng Hiểu lạy tạ hai lạy rồi nói :

    - Đức của Điện hạ cảm động cả trời đất, kẻ nào manh tâm mưu đồ gì khác thì trời đất thần linh đều vì chức phận mà giết đi, bọn thần có công sức gì?".

    Khi Thái Tông lên ngôi, Lê Phụng Hiểu được phong chức Đô thống thượng tướng quân, tước hầu. Sau, Lê Phụng Hiểu lại lập công lớn, danh tiếng vang khắp cả nước. Vua Lý Thái Tông định công ban thưởng, Lê Phụng Hiểu thưa rằng :

    - Thần không muốn thưởng tước, chỉ xin cho về ở núi Băng Sơn, ném dao lớn đi xa, dao rơi đến chỗ nào trong đất công thì xin ban cho làm sản nghiệp. Vua nghe theo Phụng Hiểu lên núi, ném dao xa đến hơn mười dặm, rơi xuống thôn Đa Mi. Vua lấy số ruộng ấy ban cho, tha thóc thuế cho ruộng ném dao ấy. Vì vậy, người Châu Ái gọi ruộng thưởng công là ruộng ném dao ".

    Lời bàn :

    Có tài mà đem tài một lòng giúp vua, ấy là đấng lương đống của nước nhà. Vua biết thành tâm trọng dụng người tài, ấy là đấng minh quân. Lê Phụng Hiểu và hai vua đầu triều Lý gặp nhau ở chỗ cùng lòng vì xã tắc.

    Phụng Hiểu dẫu khoẻ mạnh bao nhiêu cũng chẳng thể ném dao lớn đi xa hơn mười dặm. Con dao ấy đã bay xa khác thường bởi nó có thêm sức đẩy của nhà vua và những triều thần ngưỡng mộ ông. Vua nhân chuyện ném dao mà đặt lệ thác đao điền (ruộng ném dao) cho cả một triều đại, bảo văn thần võ tướng sao không một lòng vì vua mà cống hiến được?

    Thế mới biết chỉ có người tài mới dùng được người tài, người khoáng đạt mới dùng được người có chí lớn vậy.


    By Y Nhi on Tue 05 Oct 2010, 03:56

    07- ĐỀN THỜ THẦN NÚI ĐỒNG CỔ Ở THĂNG LONG

    Núi Đồng Cổ tức là núi Khả Phong ở Thanh Hóa. Dân gian cho rằng trên núi ấy có vị thần rất thiêng, từng giúp vua Lý Thái Tổ đánh tan quân Chiêm Thành nên được triều Lý ban sắc phong rất trọng hậu. Năm Mậu Thìn (1028), vua Lý Thái Tông đã ban cho thần núi Đồng Cổ tước vương và cho dựng đền thờ ở ngay trong kinh thành Thăng Long, hàng năm cúng tế rất tươm tất. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ quyển 2, tờ 15-a chép rằng:

    " Trước đó, cách một ngày trước khi tam vương làm phản, Vua mơ thấy một người tự xưng là thần núi Đồng Cổ, nói với Vua về việc tam vương là Vũ Đức, Đông Chinh và Dực Thánh làm loạn, phải mau đem quân dẹp ngay. Tỉnh dậy, (Vua) liền sai phòng bị, quả nhiên ứng nghiệm. Đến đây (ngày 15 tháng 3 năm Mậu Thìn, 1028) xuống chiếu giao cho hữu ti dựng miếu ở bên hữu thành Đại La, phía sau chùa Thánh Thọ, lấy ngày 25 tháng ấy (tháng 3) đắp đàn trong miếu, cắm cờ xí, chỉnh đốn đội ngũ, treo gươm giáo ở trước thần vị, đọc lời thề rằng : "Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết". Các quan từ cửa đông đi vào, đến trước thần vị, cùng uống máu ăn thề, hàng năm lấy làm lệ thường. Sau vì tháng ba có ngày quốc kị, chuyển sang ngày mồng 4 tháng 4".

    Lời bàn :

    Lý Thái Tổ mượn uy thần linh sông núi để cổ vũ binh sĩ Nam chinh, Lý Thái Tông mượn uy thần linh sông núi để cố kết lòng người, trong chỗ tin dị đoan chung của cả hai vị hoàng đế này, xem ra cũng có chút giá trị thực tế ở mục đích cuối cùng của nó. Nhưng, uy danh thần linh lại do con người tạo ra, cho lúc này để mượn lại lúc khác, lạ thay!

    Người xưa thờ thần đôi khi chẳng phải vì tin là thật sự có thần linh mà lắm lúc chỉ vì muốn tạo thêm thế lực cho người có thế lực vậy. Lễ thề ở đền thờ núi Đồng Cổ có lẽ cũng được tổ chức vì mục đích ấy chăng? Lễ này càng về sau càng được quy định thêm những nghi thức rất chặt chẽ, danh nghĩa là kính thần mà thực là kính lo sự an bình của xã tắc và của triều chính đó thôi.


    Trang 1 trong tổng số 6 trang

    Next

    SEE
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...