Việt Nam Giai Thoại - Nguyễn Khắc Thuần

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Mạc Hồng Viên, 26 Tháng mười một 2018.

  1. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 3:

    CÁI CHẾT CỦA ĐÀO KHÁNH VĂN

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đào Khánh Văn sinh năm nào không rõ, chỉ biết ông từng làm quan dưới thời Lý Thái Tổ và tháng 4 năm Tân Hợi (1011), ông được cùng với Lý Nhân Nghĩa cầm đầu phái bộ sứ giả sang nhà Tống. Năm trước (1010), Lý Thái Tổ được vua Tống tấn phong là Giao chỉ Quận vương, Tĩnh hải Tiết độ sứ, cho nên năm này, Lý Thái Tổ sai hai người sang nhà Tống đáp lễ. Đến nơi, Đào Khánh Văn bỏ trốn sứ bộ và xin thiên triều cho ở lại Trung Quốc, nhưng nhà Tống lại bắt Đào Khánh Văn giao trả cho ta. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ quyển 2, tờ 5-a) cho biết là bởi tội này mà Đào Khánh Văn bị triều Lý xử tội, lấy gậy đánh cho đến chết.

    Khác với Đào Khánh Văn, Lý Nhân Nghĩa là bậc trung thần, sau, ông từng có công lớn trong việc dẹp loạn Tam vương, làm quan trải hai triều là Thái Tổ và Thái Tông, danh thơm còn lưu mãi trong sử sách.

    Lời bàn :

    Ngay khi mới lên ngôi. Lý Thái Tổ đã tỏ rõ khả năng và bàn lĩnh của mình. Một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của đất nước đã được chính vua Lý Thái Tổ mở ra. Sử cũ đã phải viết : "Vua ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thời mở vận, là người khoan thứ nhân từ, tinh tế hòa nhã, có lượng đế vương". Vua tin cậy mà trao trọng trách đi sứ thiên triều cho Đào Khánh Văn Tiếc thay, đáp lại lòng tin đó, Đào Khánh Văn đã quẫn trí mà bỏ trốn, làm nhục quốc thể để rồi phải chết trong đớn đau và nhục nhã. Danh giá chết trước, thể xác lại chết sau, đường Khánh Văn đi là đường ngược đạo lí. Kẻ nào đang định lợi dụng xuất dương công cán để bỏ xứ mà đi, xin hãy trông gương Đào Khánh Văn.
     
  2. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 4:

    ĐIỀM BÁO TRƯỚC VIỆC VUA LÝ THÁI TÔNG RA ĐỜI

    [​IMG]

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) tên húy là Phật Mã, lại có tên húy khác là Đức Chính, con trưởng của vua Lý Thái Tổ. Mẫu thân của Thái Tông là hoàng hậu họ Lê, sinh ra Vua vào ngày 26 tháng 6 năm Canh Tí (1000), khi Thái Tổ còn là đại thần của triều Tiền Lê (980 - 1009). Vua Lý Thái Tông mất năm Giáp Ngọ (1054), thọ 54 tuổi.

    Lí lịch tóm lược của vua Lý Thái Tông có lẽ chỉ thế cũng đã tạm đủ, thế nhưng, chừng như để cho thêm phần li kì, người ta đã tặng thêm cho ông một đoạn không lấy gì làm vẻ vang. Đoạn ấy đã được sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 3, tờ 17b) ghi lại như sau :

    "Lúc Vua mới sinh ở phủ Trường Yên (Ninh Bình ngày nay) có con trâu của nhà dân tự nhiên thay sừng. Người ấy cho là điềm gở, lòng lấy làm lo lắng lắm. Có người giỏi chiêm nghiệm đi qua nhà ấy, cười mà nói rằng, đó là điềm đổi mới, có can dự gì đến nhà anh. (Nghe vậy), người ấy mới hết lo".

    Lời bàn :

    Đời cha thì được báo trước bởi con chó lông trắng có đốm đen ở châu Cổ Pháp, nay đến đời con thì được báo trước bởi con trâu thay sừng ở phủ Trường Yên. Coi hai việc ngẫu nhiên ấy làm điềm báo trước cho sự ra đời của hai vị vua, sự ấy mới lạ lùng làm sao!


    By Y Nhi on Mon 04 Oct 2010, 02:06

    05 - LOẠN TAM VƯƠNG

    Có một sự kiện rất đáng tiếc đã xẩy ra trong cung đình nhà Lý ngay sau khi vua Lý Thái Tổ mất (năm Mậu Thìn - 1028) đã được sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2, tờ 11a-b và tờ 12-a) ghi lại như sau:

    "Mùa xuân, tháng 2 Vua không khoẻ. Tháng ba, ngày mồng một là ngày Bính Thân, có nhật thực. Đến ngày Mậu Tuất (tức 3 -3), Vua băng ở điện Long An. Bầy tôi đều đến cung Long Đức xin Thái tử (Phật Mã) vâng di chiếu lên ngôi. Tam vương là Đông Chinh, Dực Thánh và Vũ Đức nghe tin, đều đem quân ở phủ mình vào phục sẵn trong cấm thành. Đông Chinh Vương phục ở trong Long Thành, hai vương Dực Thánh và Vũ Đức phục trong cửa Quảng Phúc, cùng đợi Thái tử đến thì đánh úp. Một lúc sau, Thái tử đi từ cửa Tường Phù vào, đến điện Càn Nguyên thì biết có biến, bèn sai người hầu đóng hết các cửa điện và sai vệ sĩ ở trong cung phòng giữ. (Thái tử) nhân đó bảo tả hữu rằng :

    - Ta đối với anh em không phụ bạc chút nào. Nay tam vương làm việc bất nghĩa, quên di mệnh của tiên đế, muốn mưu chiếm ngôi báu, các khanh nghĩ thế nào?

    Nội thị là Lý Nhân Nghĩa nói :

    - Anh em với nhau, bên trong có thể hiệp sức bàn mưu, bên ngoài có thể cùng nhau chống giặc. Nay tam vương làm phản, thì là anh em hay là kẻ thù? Xin cho chúng thần được đánh một trận để quyết được thua.

    Thái tử nói :

    - Ta lấy làm xấu hổ là tiên đế mới mất, thi thể chưa quàn mà cốt nhục đã đánh nhau, há chẳng để cho muôn đời chê cười sao?

    Nhân Nghĩa nói :

    - Thần nghe rằng, muốn mưu xa thì phải quên ơn gần, giữ đạo công thì phải dứt tình riêng, đó là việc Ðường Thái Tông và Chu Công Đán bất đắc dĩ phải làm. (Ý muốn chỉ việc Ðường Thái Tông giết hai anh, Chu Công Đán giết em là Quản Thúc để giữ ngôi vua cho Ðường Thái Tông và cho Chu Thành Vương). Nay, điện hạ có cho Ðường Thái Tông và Chu Công là chăm mưu xa và giữ đạo công chăng? Hay (hai người ấy) chỉ tham công gần và đắm tình riêng chăng? Điện hạ biết theo dấu cũ của Đường Thái Tông và Chu Công thì đời sau ca tụng công đức còn chưa hết, còn đâu mà chê cười?

    Nhân Nghĩa lại nói :

    - Tiên đế cho điện hạ là người hiền, đủ để nối được chí, có tài để làm nổi việc, nên đem thiên hạ phó thác cho điện hạ. Nay giặc đến vây bức cửa cung mà ẩn nhẫn như thế, thì đối với sự phó thác của tiên đế ra sao?

    Thái tử im lặng hồi lâu rồi bảo Nhân Nghĩa và bề tôi trong cung là bọn Dương Bình, Quách Thịnh, Lý Huyền Sư, Lê Phụng Hiểu rằng :

    - Ta há lại không biết việc làm của Ðường Thái, Chu Công hay sao? Chỉ vì ta muốn che giấu tội ác của tam vương, khiến họ tự ý rút quân chịu tội để được vẹn toàn tình cốt nhục là hơn.

    Khi ấy, phủ binh của tam vương vây bức càng gấp, Thái tử liệu không thể ngăn được, liền nói :

    - Thế đã như vậy, ta còn mặt mũi nào trông thấy tam vương nữa. Ta chỉ biết làm lễ thành phục (lễ mặc đồ tang) đến hầu tiên đế, ngoài ra đều ủy thác cho các khanh cả.

    Bọn Nhân Nghĩa đều lạy hai lạy, nói :

    - Chết vì vua gặp nạn là chức phận của chúng thần. Nay đã được chỗ đáng chết, còn từ chối gì nữa.

    (Nói xong), bèn ra lệnh cho vệ sĩ trong cung mở cửa ra đánh, ai cũng vui lòng xông phá, có sức một người chọi với cả trăm người. Khi quân đánh nhau chưa phân được thua, Phụng Hiểu tức giận rút gươm chạy thẳng đến cửa Quảng Phúc, hô to rằng :

    - Bọn Vũ Đức Vương ngấp nghé ngôi báu, không coi vua nối dõi vào đâu, trên quên ơn tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vì thế thần là Phụng Hiểu xin đem thanh gươm này để dâng.

    Nói rồi, xông thẳng đến chỗ ngựa của Vũ Đức Vương. Vương quay ngựa tránh, ngựa quỵ xuống, bị Phụng Hiểu bắt giết. Phủ binh của tam vương thua chạy, quan quân đuổi theo chém chết không sót một tên nào, chỉ có hai vương là Đông Chinh và Dực Thánh chạy thoát được".

    Lời bàn:

    Dẫu là người dưng mà chém giết nhau để giành quyền cao chức trọng, cũng đã đủ để tiếng xấu đến muôn đời, huống chi là anh em ruột thịt, nồi da nấu thịt. Đông Chinh, Dực Thánh và Vũ Đức làm sao có thể gọi là hợp mưu để giết Phật Mã được? Ngôi vua thì chỉ có một, dẫu có giết được Phật Mã đi chăng nữa, chẳng lẽ sau đó, cả ba lại cùng nhau làm vua? Cả ba chỉ lừa nhau, liên minh giả dối với nhau để rồi kẻ thắng thế duy nhất cũng chính là kẻ nham hiểm cao tay nhất.

    Đông Chinh và Dực Thánh chạy thoát lưỡi gươm đương thời, nhưng làm sao thoát được lời búa rìu khinh ghét của muôn đời!


    By Y Nhi on Tue 05 Oct 2010, 03:54

    06- LÊ PHỤNG HIỂU VÀ SỰ TÍCH THÁC ĐAO ĐIỀN

    Lê Phụng Hiểu người đất Băng Sơn, Châu Ái, nay là xã Dương Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, không rõ sinh và mất năm nào. Thuở hàn vi, ông nổi tiếng là người khỏe mạnh và võ nghệ hơn người. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2 tờ 12b) có đoạn chép về ông như sau :

    "Hai thôn Cổ Bi và Ðàm Xá tranh nhau địa giới, toan đánh nhau. Phụng Hiểu bảo người Cổ Bi rằng :

    - Một mình tôi có thể đánh được bọn họ.

    Các vị bô lão mừng lắm, bèn làm cơm rượu để thết đãi. Phụng Hiểu ăn một bữa mấy đấu gạo liền, uống cũng quá mức, rồi đến khiêu chiến với thôn Ðàm Xá. Phụng Hiểu cứ đứng thẳng lưng mà nhổ cây đánh tới tấp, nhiều người bị thương. Thôn Ðàm Xá sợ, phải trả lại ruộng cho thôn Cổ Bi".

    Nhờ danh tiếng ấy mà ông được Lý Thái Tổ dùng, cho làm tướng, thăng dần đến chức Vũ vệ tướng quân. Năm Mậu Thìn (1028), vua Lý Thái Tổ mất, tam vương là Đông Chinh, Dực Thánh, Vũ Đức mưu giết Thái tử Phật Mã để giành ngôi. Lê Phụng Hiểu cùng các tướng như Dương Bình, Quách Thịnh và Lý Huyền Sư có công lớn trong việc dẹp loạn. Chính Lê Phụng Hiểu là người đã chém Vũ Đức Vương chết ngay trong cung thành. Cũng sách trên đã chép :

    "Bọn Phụng Hiểu trở về, mặc áo trận đi vào báo tin thắng trận trước linh cữu Thái Tổ, rồi đến điện Càn Nguyên báo cho Thái tử biết. Thái tử úy lại rằng :

    - Ta sở dĩ được gánh vác cơ nghiệp to lớn của tiên đế, toàn vẹn được thân thể do cha mẹ sinh ra, đều là nhờ sức của các khanh cả. Ta thường xem sử nhà Ðường thấy Uất Trì Kính Đức cứu nạn cho vua, tự nghĩ là bề tôi đời sau không ai sánh được. Ngày nay gặp biến mới biết Phụng Hiểu còn trung dũng hơn Kính Đức nhiều.

    Phụng Hiểu lạy tạ hai lạy rồi nói :

    - Đức của Điện hạ cảm động cả trời đất, kẻ nào manh tâm mưu đồ gì khác thì trời đất thần linh đều vì chức phận mà giết đi, bọn thần có công sức gì?".

    Khi Thái Tông lên ngôi, Lê Phụng Hiểu được phong chức Đô thống thượng tướng quân, tước hầu. Sau, Lê Phụng Hiểu lại lập công lớn, danh tiếng vang khắp cả nước. Vua Lý Thái Tông định công ban thưởng, Lê Phụng Hiểu thưa rằng :

    - Thần không muốn thưởng tước, chỉ xin cho về ở núi Băng Sơn, ném dao lớn đi xa, dao rơi đến chỗ nào trong đất công thì xin ban cho làm sản nghiệp. Vua nghe theo Phụng Hiểu lên núi, ném dao xa đến hơn mười dặm, rơi xuống thôn Đa Mi. Vua lấy số ruộng ấy ban cho, tha thóc thuế cho ruộng ném dao ấy. Vì vậy, người Châu Ái gọi ruộng thưởng công là ruộng ném dao ".

    Lời bàn :

    Có tài mà đem tài một lòng giúp vua, ấy là đấng lương đống của nước nhà. Vua biết thành tâm trọng dụng người tài, ấy là đấng minh quân. Lê Phụng Hiểu và hai vua đầu triều Lý gặp nhau ở chỗ cùng lòng vì xã tắc.

    Phụng Hiểu dẫu khoẻ mạnh bao nhiêu cũng chẳng thể ném dao lớn đi xa hơn mười dặm. Con dao ấy đã bay xa khác thường bởi nó có thêm sức đẩy của nhà vua và những triều thần ngưỡng mộ ông. Vua nhân chuyện ném dao mà đặt lệ thác đao điền (ruộng ném dao) cho cả một triều đại, bảo văn thần võ tướng sao không một lòng vì vua mà cống hiến được?

    Thế mới biết chỉ có người tài mới dùng được người tài, người khoáng đạt mới dùng được người có chí lớn vậy.


    By Y Nhi on Tue 05 Oct 2010, 03:56

    07- ĐỀN THỜ THẦN NÚI ĐỒNG CỔ Ở THĂNG LONG

    Núi Đồng Cổ tức là núi Khả Phong ở Thanh Hóa. Dân gian cho rằng trên núi ấy có vị thần rất thiêng, từng giúp vua Lý Thái Tổ đánh tan quân Chiêm Thành nên được triều Lý ban sắc phong rất trọng hậu. Năm Mậu Thìn (1028), vua Lý Thái Tông đã ban cho thần núi Đồng Cổ tước vương và cho dựng đền thờ ở ngay trong kinh thành Thăng Long, hàng năm cúng tế rất tươm tất. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ quyển 2, tờ 15-a chép rằng:

    " Trước đó, cách một ngày trước khi tam vương làm phản, Vua mơ thấy một người tự xưng là thần núi Đồng Cổ, nói với Vua về việc tam vương là Vũ Đức, Đông Chinh và Dực Thánh làm loạn, phải mau đem quân dẹp ngay. Tỉnh dậy, (Vua) liền sai phòng bị, quả nhiên ứng nghiệm. Đến đây (ngày 15 tháng 3 năm Mậu Thìn, 1028) xuống chiếu giao cho hữu ti dựng miếu ở bên hữu thành Đại La, phía sau chùa Thánh Thọ, lấy ngày 25 tháng ấy (tháng 3) đắp đàn trong miếu, cắm cờ xí, chỉnh đốn đội ngũ, treo gươm giáo ở trước thần vị, đọc lời thề rằng : "Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết". Các quan từ cửa đông đi vào, đến trước thần vị, cùng uống máu ăn thề, hàng năm lấy làm lệ thường. Sau vì tháng ba có ngày quốc kị, chuyển sang ngày mồng 4 tháng 4".

    Lời bàn :

    Lý Thái Tổ mượn uy thần linh sông núi để cổ vũ binh sĩ Nam chinh, Lý Thái Tông mượn uy thần linh sông núi để cố kết lòng người, trong chỗ tin dị đoan chung của cả hai vị hoàng đế này, xem ra cũng có chút giá trị thực tế ở mục đích cuối cùng của nó. Nhưng, uy danh thần linh lại do con người tạo ra, cho lúc này để mượn lại lúc khác, lạ thay!

    Người xưa thờ thần đôi khi chẳng phải vì tin là thật sự có thần linh mà lắm lúc chỉ vì muốn tạo thêm thế lực cho người có thế lực vậy. Lễ thề ở đền thờ núi Đồng Cổ có lẽ cũng được tổ chức vì mục đích ấy chăng? Lễ này càng về sau càng được quy định thêm những nghi thức rất chặt chẽ, danh nghĩa là kính thần mà thực là kính lo sự an bình của xã tắc và của triều chính đó thôi.


    Trang 1 trong tổng số 6 trang

    Next

    SEE
     
  3. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 5:

    LOẠN TAM VƯƠNG

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Có một sự kiện rất đáng tiếc đã xẩy ra trong cung đình nhà Lý ngay sau khi vua Lý Thái Tổ mất (năm Mậu Thìn - 1028) đã được sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2, tờ 11a-b và tờ 12-a) ghi lại như sau:

    "Mùa xuân, tháng 2 Vua không khoẻ. Tháng ba, ngày mồng một là ngày Bính Thân, có nhật thực. Đến ngày Mậu Tuất (tức 3 -3), Vua băng ở điện Long An. Bầy tôi đều đến cung Long Đức xin Thái tử (Phật Mã) vâng di chiếu lên ngôi. Tam vương là Đông Chinh, Dực Thánh và Vũ Đức nghe tin, đều đem quân ở phủ mình vào phục sẵn trong cấm thành. Đông Chinh Vương phục ở trong Long Thành, hai vương Dực Thánh và Vũ Đức phục trong cửa Quảng Phúc, cùng đợi Thái tử đến thì đánh úp. Một lúc sau, Thái tử đi từ cửa Tường Phù vào, đến điện Càn Nguyên thì biết có biến, bèn sai người hầu đóng hết các cửa điện và sai vệ sĩ ở trong cung phòng giữ. (Thái tử) nhân đó bảo tả hữu rằng :

    - Ta đối với anh em không phụ bạc chút nào. Nay tam vương làm việc bất nghĩa, quên di mệnh của tiên đế, muốn mưu chiếm ngôi báu, các khanh nghĩ thế nào?

    Nội thị là Lý Nhân Nghĩa nói :

    - Anh em với nhau, bên trong có thể hiệp sức bàn mưu, bên ngoài có thể cùng nhau chống giặc. Nay tam vương làm phản, thì là anh em hay là kẻ thù? Xin cho chúng thần được đánh một trận để quyết được thua.

    Thái tử nói :

    - Ta lấy làm xấu hổ là tiên đế mới mất, thi thể chưa quàn mà cốt nhục đã đánh nhau, há chẳng để cho muôn đời chê cười sao?

    Nhân Nghĩa nói :

    - Thần nghe rằng, muốn mưu xa thì phải quên ơn gần, giữ đạo công thì phải dứt tình riêng, đó là việc Ðường Thái Tông và Chu Công Đán bất đắc dĩ phải làm. (Ý muốn chỉ việc Ðường Thái Tông giết hai anh, Chu Công Đán giết em là Quản Thúc để giữ ngôi vua cho Ðường Thái Tông và cho Chu Thành Vương). Nay, điện hạ có cho Ðường Thái Tông và Chu Công là chăm mưu xa và giữ đạo công chăng? Hay (hai người ấy) chỉ tham công gần và đắm tình riêng chăng? Điện hạ biết theo dấu cũ của Đường Thái Tông và Chu Công thì đời sau ca tụng công đức còn chưa hết, còn đâu mà chê cười?

    Nhân Nghĩa lại nói :

    - Tiên đế cho điện hạ là người hiền, đủ để nối được chí, có tài để làm nổi việc, nên đem thiên hạ phó thác cho điện hạ. Nay giặc đến vây bức cửa cung mà ẩn nhẫn như thế, thì đối với sự phó thác của tiên đế ra sao?

    Thái tử im lặng hồi lâu rồi bảo Nhân Nghĩa và bề tôi trong cung là bọn Dương Bình, Quách Thịnh, Lý Huyền Sư, Lê Phụng Hiểu rằng :

    - Ta há lại không biết việc làm của Ðường Thái, Chu Công hay sao? Chỉ vì ta muốn che giấu tội ác của tam vương, khiến họ tự ý rút quân chịu tội để được vẹn toàn tình cốt nhục là hơn.

    Khi ấy, phủ binh của tam vương vây bức càng gấp, Thái tử liệu không thể ngăn được, liền nói :

    - Thế đã như vậy, ta còn mặt mũi nào trông thấy tam vương nữa. Ta chỉ biết làm lễ thành phục (lễ mặc đồ tang) đến hầu tiên đế, ngoài ra đều ủy thác cho các khanh cả.

    Bọn Nhân Nghĩa đều lạy hai lạy, nói :

    - Chết vì vua gặp nạn là chức phận của chúng thần. Nay đã được chỗ đáng chết, còn từ chối gì nữa.

    (Nói xong), bèn ra lệnh cho vệ sĩ trong cung mở cửa ra đánh, ai cũng vui lòng xông phá, có sức một người chọi với cả trăm người. Khi quân đánh nhau chưa phân được thua, Phụng Hiểu tức giận rút gươm chạy thẳng đến cửa Quảng Phúc, hô to rằng :

    - Bọn Vũ Đức Vương ngấp nghé ngôi báu, không coi vua nối dõi vào đâu, trên quên ơn tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vì thế thần là Phụng Hiểu xin đem thanh gươm này để dâng.

    Nói rồi, xông thẳng đến chỗ ngựa của Vũ Đức Vương. Vương quay ngựa tránh, ngựa quỵ xuống, bị Phụng Hiểu bắt giết. Phủ binh của tam vương thua chạy, quan quân đuổi theo chém chết không sót một tên nào, chỉ có hai vương là Đông Chinh và Dực Thánh chạy thoát được".

    Lời bàn:

    Dẫu là người dưng mà chém giết nhau để giành quyền cao chức trọng, cũng đã đủ để tiếng xấu đến muôn đời, huống chi là anh em ruột thịt, nồi da nấu thịt. Đông Chinh, Dực Thánh và Vũ Đức làm sao có thể gọi là hợp mưu để giết Phật Mã được? Ngôi vua thì chỉ có một, dẫu có giết được Phật Mã đi chăng nữa, chẳng lẽ sau đó, cả ba lại cùng nhau làm vua? Cả ba chỉ lừa nhau, liên minh giả dối với nhau để rồi kẻ thắng thế duy nhất cũng chính là kẻ nham hiểm cao tay nhất.

    Đông Chinh và Dực Thánh chạy thoát lưỡi gươm đương thời, nhưng làm sao thoát được lời búa rìu khinh ghét của muôn đời!
     
  4. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 6:

    LÊ PHỤNG HIỂU VÀ SỰ TÍCH THÁC ĐAO ĐIỀN

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Lê Phụng Hiểu người đất Băng Sơn, Châu Ái, nay là xã Dương Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, không rõ sinh và mất năm nào. Thuở hàn vi, ông nổi tiếng là người khỏe mạnh và võ nghệ hơn người. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2 tờ 12b) có đoạn chép về ông như sau :

    "Hai thôn Cổ Bi và Ðàm Xá tranh nhau địa giới, toan đánh nhau. Phụng Hiểu bảo người Cổ Bi rằng :

    - Một mình tôi có thể đánh được bọn họ.

    Các vị bô lão mừng lắm, bèn làm cơm rượu để thết đãi. Phụng Hiểu ăn một bữa mấy đấu gạo liền, uống cũng quá mức, rồi đến khiêu chiến với thôn Ðàm Xá. Phụng Hiểu cứ đứng thẳng lưng mà nhổ cây đánh tới tấp, nhiều người bị thương. Thôn Ðàm Xá sợ, phải trả lại ruộng cho thôn Cổ Bi".

    Nhờ danh tiếng ấy mà ông được Lý Thái Tổ dùng, cho làm tướng, thăng dần đến chức Vũ vệ tướng quân. Năm Mậu Thìn (1028), vua Lý Thái Tổ mất, tam vương là Đông Chinh, Dực Thánh, Vũ Đức mưu giết Thái tử Phật Mã để giành ngôi. Lê Phụng Hiểu cùng các tướng như Dương Bình, Quách Thịnh và Lý Huyền Sư có công lớn trong việc dẹp loạn. Chính Lê Phụng Hiểu là người đã chém Vũ Đức Vương chết ngay trong cung thành. Cũng sách trên đã chép :

    "Bọn Phụng Hiểu trở về, mặc áo trận đi vào báo tin thắng trận trước linh cữu Thái Tổ, rồi đến điện Càn Nguyên báo cho Thái tử biết. Thái tử úy lại rằng :

    - Ta sở dĩ được gánh vác cơ nghiệp to lớn của tiên đế, toàn vẹn được thân thể do cha mẹ sinh ra, đều là nhờ sức của các khanh cả. Ta thường xem sử nhà Ðường thấy Uất Trì Kính Đức cứu nạn cho vua, tự nghĩ là bề tôi đời sau không ai sánh được. Ngày nay gặp biến mới biết Phụng Hiểu còn trung dũng hơn Kính Đức nhiều.

    Phụng Hiểu lạy tạ hai lạy rồi nói :

    - Đức của Điện hạ cảm động cả trời đất, kẻ nào manh tâm mưu đồ gì khác thì trời đất thần linh đều vì chức phận mà giết đi, bọn thần có công sức gì?".

    Khi Thái Tông lên ngôi, Lê Phụng Hiểu được phong chức Đô thống thượng tướng quân, tước hầu. Sau, Lê Phụng Hiểu lại lập công lớn, danh tiếng vang khắp cả nước. Vua Lý Thái Tông định công ban thưởng, Lê Phụng Hiểu thưa rằng :

    - Thần không muốn thưởng tước, chỉ xin cho về ở núi Băng Sơn, ném dao lớn đi xa, dao rơi đến chỗ nào trong đất công thì xin ban cho làm sản nghiệp. Vua nghe theo Phụng Hiểu lên núi, ném dao xa đến hơn mười dặm, rơi xuống thôn Đa Mi. Vua lấy số ruộng ấy ban cho, tha thóc thuế cho ruộng ném dao ấy. Vì vậy, người Châu Ái gọi ruộng thưởng công là ruộng ném dao".

    Lời bàn :

    Có tài mà đem tài một lòng giúp vua, ấy là đấng lương đống của nước nhà. Vua biết thành tâm trọng dụng người tài, ấy là đấng minh quân. Lê Phụng Hiểu và hai vua đầu triều Lý gặp nhau ở chỗ cùng lòng vì xã tắc.

    Phụng Hiểu dẫu khoẻ mạnh bao nhiêu cũng chẳng thể ném dao lớn đi xa hơn mười dặm. Con dao ấy đã bay xa khác thường bởi nó có thêm sức đẩy của nhà vua và những triều thần ngưỡng mộ ông. Vua nhân chuyện ném dao mà đặt lệ thác đao điền (ruộng ném dao) cho cả một triều đại, bảo văn thần võ tướng sao không một lòng vì vua mà cống hiến được?

    Thế mới biết chỉ có người tài mới dùng được người tài, người khoáng đạt mới dùng được người có chí lớn vậy.
     
  5. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 7:

    ĐỀN THỜ THẦN NÚI ĐỒNG CỔ Ở THĂNG LONG

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Núi Đồng Cổ tức là núi Khả Phong ở Thanh Hóa. Dân gian cho rằng trên núi ấy có vị thần rất thiêng, từng giúp vua Lý Thái Tổ đánh tan quân Chiêm Thành nên được triều Lý ban sắc phong rất trọng hậu. Năm Mậu Thìn (1028), vua Lý Thái Tông đã ban cho thần núi Đồng Cổ tước vương và cho dựng đền thờ ở ngay trong kinh thành Thăng Long, hàng năm cúng tế rất tươm tất. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ quyển 2, tờ 15-a chép rằng:

    "Trước đó, cách một ngày trước khi tam vương làm phản, Vua mơ thấy một người tự xưng là thần núi Đồng Cổ, nói với Vua về việc tam vương là Vũ Đức, Đông Chinh và Dực Thánh làm loạn, phải mau đem quân dẹp ngay. Tỉnh dậy, (Vua) liền sai phòng bị, quả nhiên ứng nghiệm. Đến đây (ngày 15 tháng 3 năm Mậu Thìn, 1028) xuống chiếu giao cho hữu ti dựng miếu ở bên hữu thành Đại La, phía sau chùa Thánh Thọ, lấy ngày 25 tháng ấy (tháng 3) đắp đàn trong miếu, cắm cờ xí, chỉnh đốn đội ngũ, treo gươm giáo ở trước thần vị, đọc lời thề rằng :" Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết ". Các quan từ cửa đông đi vào, đến trước thần vị, cùng uống máu ăn thề, hàng năm lấy làm lệ thường. Sau vì tháng ba có ngày quốc kị, chuyển sang ngày mồng 4 tháng 4".

    Lời bàn :

    Lý Thái Tổ mượn uy thần linh sông núi để cổ vũ binh sĩ Nam chinh, Lý Thái Tông mượn uy thần linh sông núi để cố kết lòng người, trong chỗ tin dị đoan chung của cả hai vị hoàng đế này, xem ra cũng có chút giá trị thực tế ở mục đích cuối cùng của nó. Nhưng, uy danh thần linh lại do con người tạo ra, cho lúc này để mượn lại lúc khác, lạ thay!

    Người xưa thờ thần đôi khi chẳng phải vì tin là thật sự có thần linh mà lắm lúc chỉ vì muốn tạo thêm thế lực cho người có thế lực vậy. Lễ thề ở đền thờ núi Đồng Cổ có lẽ cũng được tổ chức vì mục đích ấy chăng? Lễ này càng về sau càng được quy định thêm những nghi thức rất chặt chẽ, danh nghĩa là kính thần mà thực là kính lo sự an bình của xã tắc và của triều chính đó thôi.
     
  6. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 8:

    CHUYỆN SƯ HƯU VÀ HÒM XÁ LỊ.

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Có một câu chuyện ngồ ngộ xẩy ra vào năm Giáp Tuất (1034) đã được sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2, tờ 22-b và tờ 23-a) chép như sau :

    "Năm ấy, sư Hưu ở chùa Pháp Vân, châu Cổ Pháp (Bắc Ninh) tâu rằng : Trong chùa ấy phát ra mấy luồng ánh sáng. Theo chỗ ánh sáng (phát ra) ấy mà đào xuống thì được một cái hòm bằng đá. Trong hòm đá, có cái hòm bằng bạc. Trong hòm bạc lại có cái hòm bằng vàng. Trong hòm vàng, có cái bình lưu li (lưu li là tên một loại ngọc, bình lưu li là bình ngọc lưu li). Trong bình (lưu li) đựng xá lị. Vua sai rước vào cấm điện, xem xong thì trả lại".

    Thuyết nhà Phật gọi xá lị là tinh túy do tinh khí tụ lại khi đốt xác, lửa không đốt cháy được nên gọi là bảo. Tương truyền người nào học phật thành thì thân hóa như thế).

    Lời bàn :

    Thời Lý, Phật giáo rất thịnh, thậm chí, cũng có thể coi là quốc giáo. Bởi Phật thịnh nên địa vị của các nhà sư trong xã hội rất cao. Ngay cả hoàng đế cũng có người bỏ cả ngai vàng mà đi tu.

    Đặt chuyện hoang đường để mê hoặc người đương thời và làm cho hậu thế phải chê trách. Ấy là hành vi rất xa lạ với nhà Phật. Thời Lý, nước nhà có không ít bậc cao tăng uyên thâm giáo lí, thấu đáo Phật sử, đạo hạnh cũng hơn người, một lòng một dạ lo tìm cách cứu nhân độ thế. Còn sư Hưu!
     
  7. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 9:

    LÝ THÁI TÔNG XEM TƯỚNG ĐỂ XÉT VIỆC.

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tháng 10 năm Ất Hợi (1035), vua Lý Thái Tông thân dẫn quân đi đánh dẹp ở Châu Ái, việc kinh sư giao lại cho Phụng Càn Vương đảm trách. Nhân việc Vua xuất chinh, một số tướng lĩnh và thân vương, hợp mưu cùng nhà sư họ Hồ, định làm phản. Nhưng cơ mưu bại lộ, Nguyễn Khánh và nhà sư họ Hồ (hai kẻ chủ mưu) bị xẻo thịt băm xương, bọn tòng phạm thì bị trị tội với những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đầu đuôi sự kiện này đã được sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2, tờ 23-b) chép như sau :

    "Vua ngự ở hành dinh (Châu Ái), ban yến cho các quan hầu và tướng súy, ngầm chỉ Định thắng đại tướng là Nguyễn Khánh mà bảo các phi tần rằng :

    - Khánh thế nào cũng làm phản.

    Các phi tần đều kinh ngạc hỏi :

    - Bệ hạ làm sao mà biết, xin nói rõ cho.

    Vua nói :

    - Lòng Khánh có điều không thường nên nhìn trẫm có vẻ hổ thẹn, đi đứng thất thố, nói năng trái lẽ. Lấy đó mà xét thì đủ biết là nó có ý khác, hình trạng đã rõ lắm rồi.

    (Vua) đánh được Ái Châu, trị tội châu mục, sai người đi phủ dụ dân chúng trong châu. (Đúng lúc ấy), chức kinh sư lưu thủ là Phụng Càn Vương Nhật Trung cho chạy trạm báo tin là bọn sư họ Hồ, cùng em nuôi của Định thắng đại tướng Nguyễn Khánh là Đô thống Đàm Toái Trạng và bọn hoàng đệ là Thắng Càn, Thái Phúc.. mưu phản. Sự việc quả đúng như lời Vua nói. Các phi tần đều lạy hai lạy và thưa rằng :

    - Bọn thiếp nghe nói thánh nhân có thể thấy được chỗ chưa hiện hình, biết trước được việc chưa xẩy ra, nhưng nay mới được chính mắt mình trông thấy".

    Lời bàn :

    Lý Thái Tông năm ấy đã 35 tuổi, làm vua đã được 7 năm, kinh nghiệm từng trải không phải là ít, cứ xem chuyện ông xét người xét việc cũng đủ biết ông là người thế nào.

    Nguyễn Khánh được phong tới chức đại tướng, ân sủng được hưởng nào thấp kém gì. Thọ ơn mà chẳng hàm ơn lại còn làm phản, tâm địa ấy tự nó tỏa ra ở phong thái lúng túng bề ngoài, làm sao qua nổi mắt Lý Thái Tông. Y bị xẻo thịt băm xương là một lần chết, bị miệng thế gian ngàn năm chê cười là thêm ngàn lần chết nữa. Nhục lắm thay!

    Nhà Phật có thuyết luân hồi. Cứ thuyết ấy mà suy thì ắt là giờ này, nhà sư họ Hồ còn trầm luân trong kiếp con giun hay con dế gì đó. Xin người đọc chuyện này hãy rộng lượng từ bi, đi đứng cẩn thận kẻo vô tình giẫm phải sư cụ không chừng
     
  8. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 10:

    CHUYỆN VUA LÝ THÁI TÔNG ĐI CÀY

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) là người rất chăm lo đến sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc hoạch định những chính sách rất tích cực và tiến bộ đối với nông nghiệp, Lý Thái Tông còn nhiều lần tự mình đi làm ruộng, lấy đó làm hành động thiết thực cổ vũ cho nghề nông. Sử cũ đã ghi rõ, ngày 14 tháng 10 năm Canh Ngọ (1030), Vua thân ra ruộng ở Điểu Lộ xem gặt; ngày 1 tháng 4 năm Nhâm Thân (1032) Vua đi cày tịch điền ở Đỗ Động Giang, hôm ấy, có nhà nông dâng Vua một cây lúa 9 bông; tháng 3 năm Nhâm Ngọ (1042), Vua đi cày ruộng tịch điền ở Khả Lãm.. v. V. Nhà vua mà còn đi cày, lẽ đâu các quan lại không ngó ngàng gì tới việc đồng áng. Một số ít quan lại vì thế mà chẳng ưa gì việc nhà vua đi làm ruộng. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2, tờ 25-b) có chép lại một mẩu chuyện rất đáng suy nghĩ như sau:

    "Mùa xuân, tháng 2 (năm Mậu Dần, 1038) Vua ngự ra cửa Bố Hải cày ruộng tịch điền. (Vua) sai hữu ti dọn cỏ đắp đàn rồi thân tế Thần Nông, tế xong, tự cầm cày để muốn làm lễ tự cày. Các quan tả hữu có người can rằng:

    - Đó là việc của nông phu, Bệ hạ cần gì làm thế?

    Vua nói:

    - Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo?

    Nói xong, Vua đẩy cày ba lần rồi thôi. Tháng 3, Vua về kinh sư.

    Sử thần Ngô Sĩ Liên nói : Thái Tông khôi phục lễ cổ, tự mình cày ruộng tịch điền để nêu gương cho thiên hạ, trên thì để cúng tôn miếu, dưới thì để nuôi muôn dân, công hiệu trị nước dẫn đến của giàu dân đông, nên thay!"

    Lời bàn:

    Nước nông nghiệp, vua không chăm lo đến nghề nông thì còn chăm lo đến nghề gì nữa. Nhưng, nói nhiều mà làm gì? Một lần vua cầm cày hơn ngàn lần vua xuống chiếu khuyến dụ, một lần vua gần dân hơn ngàn lần vua hô hào cổ vũ. Thời ấy, nước Đại Việt ta là một trong những quốc gia hùng cường ở Đông Nam châu Á. Một trong những cội nguồn của sức mạnh Đại Việt là ở đây chăng?
     
  9. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 11:

    VUA LÝ THÁI TÔNG VỚI VIỆC CHỐNG HÀNG NGOẠI

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bệnh sính dùng hàng ngoại ở nước ta, kể ra cũng đã có từ rất lâu. Những mặt hàng ta chưa sản xuất được nên phải mua về thì đã đành, nhưng những mặt hàng ta đã sản xuất được, thậm chí là sản xuất với chất lượng cao hơn mà vẫn bị những kẻ có đầu óc sùng ngoại thái quá tìm cách nhập vào, quả là đã gây nguy hại cho quốc kế dân sinh không ít. Thời Lý, chuyện này đã từng xảy ra và vua Lý Thái Tông từng xử lí rất khôn khéo. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2, tờ 28-b) chép như sau :

    "Tháng 2 (năm Canh Thìn- 1040) Vua đã dạy được cung nữ dệt gấm vóc. Tháng ấy, (Vua) xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho để ban cho các quan. (Các quan) từ ngũ phẩm trở lên thì được ban áo bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên thì được ban áo bằng vóc. (Nhà vua) làm vậy để tỏ ý là Vua sẽ không dùng gấm vóc của nước Tống nữa.

    Sử thần Ngô Sĩ Liên nói : Việc làm này của Vua, trong cái tốt lại còn có cái tốt nữa. (Vua) không quí vật lạ, (ấy là) muốn tỏ ra hậu đãi với kẻ dưới".

    Các sử thần thời Nguyễn, tác giả của bộ Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 3, tờ 1) thì phê ngay một chữ rất gọn : Được!

    Lời bàn :

    Muốn dân chăm nghề canh cửi, trước quí tộc phải làm gương. Cung nữ mà còn dệt vải, thứ dân ai dám nói nghề dệt vải là thấp hèn. Muốn khắp thiên hạ dùng hàng nội, trước hoàng đế phải làm gương. Đấng chí tôn mà còn mặc hàng lụa là trong nước sản xuất, quan dân các hạng ai dám chê đó là mặt hàng chả ra gì.

    Vua Lý Thái Tông ít nói, ít để chí ở sự lập ngôn, chỉ lo lòng làm gương cho thiên hạ. Xem ra, gương ấy không phải chỉ sáng một đời cho quan dân một thời, nay đọc lại sử, thấy cũng đáng suy ngẫm lắm thay!
     
  10. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 12:

    NỬA SAU ĐỜI HOÀNG ĐẾ LÝ THÁI TÔNG

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trải 26 năm làm vua (1028 - 1054), Lý Thái Tông đã có nhiều cống hiến lớn, được sử sách trân trọng ghi lại. Trong nửa sau của thời gian trị vì, vua Lý Thái Tông đã làm được ba việc trọng đại. Một là vào năm Nhâm Ngọ (1042) Thái Tông đã tổ chức biên soạn xong bộ Hình thư là bộ luật thành văn đầu tiên của nước nhà, lịch sử pháp quyền nước ta bước vào một thời kì hoàn toàn mới. Hai là, vào năm Giáp Thân (1044), nhân thấy được mùa lớn, Thái Tông tuyên bố: "Nếu trăm họ đã no đủ, trẫm lo gì không no đủ". Nói xong liền hạ lệnh xá một nửa tiền thuế cho cả nước. Đó là việc làm điển hình của sự khoan sức dân và niềm tin ở dân. Ba là, vào tháng 10 năm Kỉ Sửu (1049), Thái Tông cho dựng chùa Một Cột ở Thăng Long. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2, tờ 37-a) chép rằng:

    "Trước đây, Vua chiêm bao thấy Phật Quan âm ngồi trên tòa sen và dắt Vua lên tòa. Tỉnh dậy, Vua đem việc ấy nói với bầy tôi. Có người cho là điềm chẳng lành. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên Vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa ao, làm tòa sen của Phật Quan Âm đặt lên trên cột như đã thấy trong mộng. Cho các nhà sư đi vòng lượn chung quanh tụng kinh cầu cho vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diên Hựu (kéo dài cõi phúc, tức kéo dài tuổi thọ)".

    Lời bàn:

    Soạn được Hình thư, Thái Tông đã tạo được khuôn phép cho cả một thời, lối cai trị theo tập tục tùy tiện đến đấy kể như cáo chung, nước có luật bắt đầu từ đó.

    Từng nghe triều đình xưa miễn giảm thuế cho dân mỗi khi có thiên tai địch họa hay mất mùa đói kém, chứ chưa từng nghe nhà nước miễn thuế cho dân vì thấy được mùa lớn bao giờ. Thái Tông quả là đã để đức lớn cho con cháu và dân trăm họ vậy.

    Dựng chùa Một Cột, Thái Tông đã in dấu ấn ngàn năm cho kinh thành Thăng Long. Muôn đời sau, nói đến Thăng Long là nói đến chùa Một Cột, và hễ nói đến chùa Một Cột là nói đến sự tinh tế tuyệt vời của Lý Thái Tông.

    Cổ kim dễ đã có mấy ai làm được như vậy. Một trong những người sống mãi với non sông là Lý Thái Tông đó thôi.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...