Các sự kiện chính trong lịch sử Việt Nam giai đoạn 1802 - Nay

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi An Nam, 6 Tháng mười 2021.

  1. An Nam

    Bài viết:
    185
    Các sự kiện chính trong lịch sử Việt Nam giai đoạn 1802 - nay

    Giai đoạn nhà Nguyễn chống Pháp xâm lược

    1802: Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Long, lập ra triều nhà Nguyễn.

    1/9/1858: Thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

    17/2/1859: Pháp tấn công thành Gia Định, nhân dân ta đánh bại chiến thuật "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.

    23/3/1860: Pháp rút toàn bộ quân từ Đà Nẵng vào Gia Định.

    23/2/1861: Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa.

    10/12/1861: Quân của Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng của Pháp trên sông Nhật Tảo.

    5/6/1862: Nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất cắt ba tỉnh miền Tây cho Pháp.

    1862 - 1864: Cuộc khỏi nghĩa lớn nhất của phong trào chống Pháp ở Nam Bộ, khởi nghĩa Trương Định.

    20/6 - 24/6/1867: Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ mà không tốn một viên đạn.

    11/1872: Lái buôn Đuy-phuy gây rối ở miền Bắc.

    5/11/1873: Gác-ni-ê đem quân ra Hà Nội.

    20/11/1873: Pháp nổ súng đánh thành Hà nội lần thứ nhất, sau đó đưa quân đi chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ.

    21/12/1873: Trận Cầu Giấy lần thứ nhất, Gác-ni-ê bị đội quân Cờ Đen tiêu diệt.

    1874: Nhà Nguyễn chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Pháp đổi lại Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc qua hiệp ước 1874.

    3/4/1882: Quân Pháp do Rivie chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội lần thứ hai.

    25/4/1882: Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, nhanh chóng chiếm được thành.

    19/5/1883: Trận Cầu Giấy lần thứ hai, Rivie tử trận.

    18/8/1883: Pháp tấn công vào kinh thành Huế.

    25/8/2883: Nhà Nguyễn kí Hiệp ước Hác-măng.

    6/6/1884: Nhà Nguyễn kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt, chính thức đầu hàng thực dân Pháp.

    5/7/1885: Cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết thuộc phái chủ chiến chỉ huy.

    13/7/1885: Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, thổi bùng lên phong trào Cần Vương, giúp vua kháng chiến.

    1885 - 1888: Giai đoạn phong trào Cần Vương có vua, lãnh đạo là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

    1888: Vua Hàm Nghi bị bắt.

    1888 - 1896: Giai đoạn phong trào Cần Vương không có vua, lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.

    1883 - 1892: Khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo.

    1886 - 1887: Khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành, Đinh Công Tráng lãnh đạo.

    1885 - 1896: Khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo.

    1884 - 1914: Khỏi nghĩa Yên Thế do Đề Nắm, Đề Thám lãnh đạo.
     
  2. An Nam

    Bài viết:
    185
    Giai đoạn Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

    1897: Pôn Đume sang làm toàn quyền Đông Dương, tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

    1897 - 1914: Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất tại Việt Nam, tập trung vào cướp đoạt ruộng đất, khai mỏ và giao thông vận tải.

    1904: Phan Bội Châu thành lập hội Duy Tân và tổ chức phong trào Đông Du.

    1906: Phan Châu Trinh mở cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ.

    1908: Phong trào Đông Du tan rã.

    2/1913: Đề Thám bị sát hại, cuộc khởi nghĩa Yên Thế chấm dứt.
     
  3. An Nam

    Bài viết:
    185
    Giai đoạn tìm con đường cứu nước mới

    5/6/1911: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

    1897 - 1913: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tại Đông Dương.

    1913: Nguyễn Tất Thành đến Mĩ.

    1917: Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và bắt đầu nghiên cứu về Cách mạng tháng Mười Nga.

    Khỏi nghĩa của binh lính Thái Nguyên do Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến chỉ huy.

    1919 - 1929: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp tại Đông Dương.

    18/6/1919: Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến Hội nghị Véc-xai đòi quyền tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam.

    7/1920: Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.

    12/1920: Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Đảng xã hội Pháp bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên xuất thân từ thuộc địa, người Cộng sản Việt Nam đầu tiên.
     
  4. An Nam

    Bài viết:
    185
    Giai đoạn hoàn chỉnh và đưa con đường cứu nước về nước

    7/1921: Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa tại Pháp.

    1922: 600 thợ nhuộm Chợ Lớn bãi công.

    6/1923: Nguyễn Ái Quốc bí mật sang Liên Xô dự hội nghị quốc tế nông dân.

    6/1924: Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V.

    19/6/1924: Phạm Hồng Thái của Tâm tâm xã ám sát toàn quyền Meclanh tại Sa Diện không thành công.

    11/1924: Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu - Trung Quốc.

    6/1925: Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu - Trung Quốc.

    21/6/1925: Báo Thanh Niên ra số đầu tiên, là tờ báo cách mạng - cộng sản đầu tiên.

    8/1925: Bãi công công nhân Ba Son do Công hội đỏ lãnh đạo.

    11/1925: Bùng nổ phong trào đòi ân xá Phan Bội Châu.

    3/1926: Phan Châu Trinh qua đời, bùng nổ phong trào để tang Phan Châu Trinh.

    1927: Xuất bản cuốn "Đường Kách mệnh" của Nguyễn Ái Quốc.

    25/12/1927: Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập.

    3/1929: Thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam tại số 5D phố Hàm Long gồm 7 đồng chí.

    17/6/1929: Chi bộ Cộng sản Bắc Kỳ họp Đại hội thành lập Đông Dương cộng sản Đảng.

    8/1929: Các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành lập An Nam Cộng sản Đảng.

    9/1929: Các hội viên tiên tiến của Tân Việt cách mạng Đảng cũng tách ra để thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.

    6/1/1930: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc) khai mạc, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.

    3/2/1930: Ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...