Việt Nam Giai Thoại - Nguyễn Khắc Thuần

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Mạc Hồng Viên, 26 Tháng mười một 2018.

  1. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 13:

    ĐỨC ĐỘ CỦA VUA LÝ THÁNH TÔNG

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Lý Thánh Tông (1054 - 1072) tên húy là Nhật Tôn, con trưởng của Thái Tông, mẹ là Kim Thiên Thái hậu họ Mai. Năm Thiên Thành thứ 1 (1028) Nhật Tôn được sách phong Đông cung thái tử, Thái Tông băng, bèn lên ngôi báu. Ông là vị vua rất mộ đạo, giàu đức từ bi và từng cho xây cất rất nhiều chùa chiền. Lòng lành của Lý Thánh Tông tỏa đến cả tù nhân trong ngục tối. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 3, tờ 1-b) có chép một mẩu chuyện xẩy ra vào năm Ất Mùi (1055) như sau:

    "Mùa Đông, tháng 10, trời giá rét lắm. Vua bảo các quan tả hữu rằng: Trẫm ở trong cung cấm, nào lò sưởi ngự, nào áo hồ cầu (áo lông cáo) mà còn rét như thế này, huống chi là tù nhân trong ngục, thân khổ vì gông cùm, gian ngay chưa rõ, vậy mà cơm ăn không no bụng, mặc áo không kín thân, khốn khổ vì gió rét, có kẻ chết không đáng tội.. Trẫm rất lấy làm thương xót. Vậy, lệnh cho hữu ti phát chăn chiếu và cấp cơm ăn ngày hai bữa".

    Sau khi chép lại sự kiện này, các tác giả sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã thẳng thắn phê ngay một câu rằng: "Còn dân lành thì sao?".

    Lời bàn:

    Đại Việt sử kí toàn thư chép thiếu, có lẽ sách Khâm định Việt sử giám cương mục cứ theo sự không đầy đủ ấy mà chép lại nên mới ngỡ là vua Lý Thánh Tông chỉ mới nghĩ đến tù nhân, chưa nghĩ đến dân lành. Xem sách Đại Việt sử lược (tác phẩm khuyết danh, viết vào đầu thế kỉ XIII, quyển 2 tờ 10-b) thì thấy còn có một câu ở ngay cuối đoạn văn trên. Câu ấy như sau: "Vua ban cho dân trong cả nước một nửa số tiền thuế năm đó".

    Thế là đã rõ.

    Hiển nhiên, Lý Thánh Tông hay bất cứ ông vua nào thuở xưa, dù nhân đức bao nhiêu thì cũng là người bóc lột. Song, điều đáng nói ở đây là người bóc lột ấy đã biết chăm lo đến đối tượng bóc lột của mình, ấy là dân. Mà dân muôn đời chắc cũng mong được như vậy.


    By Y Nhi on Wed 06 Oct 2010, 23:34

    14 - CHUYỆN CON KỲ LÂN

    Sách Đại Việt sử lược (quyển 2, tờ 10-b) cho biết là vào năm Đinh Dậu (1057), vua Lý Thánh Tông nhân bắt được hai con thú lạ, bèn sai viên ngoại lang là Mai Nguyên Thanh đem sang biếu nhà Tống, nói đại rằng đó là hai con kì lân. Sự kiện này được sách Đại Việt sử kí toàn thư và sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép lại và bổ sung thêm nhiều chi tiết khá độc đáo. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 3, tờ 22) viết như sau:

    "Đem con thú lạ sang tặng nhà Tống, nói gạt là con lân. Khu mật sứ của nhà Tống là Điền Huống nói rằng:

    - Đó chỉ là con thú lạ, chứ không phải con lân.

    Tư Mã Quang nói:

    - Nếu quả là con lân thực mà xuất hiện không đúng lúc cũng không phải là điềm lành. Nếu là con lân giả thì chỉ tổ làm cho người phương xa cười thôi.

    Thế rồi nhà Tống tặng quà và đưa tiễn rất ưu hậu, bảo sứ giả về".

    Lời bàn:

    Không biết là con thú gì mà cũng nói đại là con lân, lại còn cả gan đem sang biếu thiên triều, các quan nhà Lý lúc ấy quả là liều lĩnh có một không hai. May thay, người lòa lại gặp người mù. Quan nhà Tống là Điền Huống khẳng định rằng đó chỉ là con thú lạ, không phải con lân, thì cũng là liều không kém. Còn như Tư Mã Quang, khôn khéo có thừa mà tri thức cũng chẳng hơn ai, đừng tưởng nói không mất lòng ai là được việc. Mới hay, Mai Nguyên Thanh, Điền Huống, Tư Mã Quang cùng triều thần hai bên gặp nhau ở đây là phải lắm.

    Chuyện kì lân lại hóa thành chuyện kì cục. Kẻ hay đàm đạo những điều mà mình không biết, hãy nên lấy đó làm gương.


    By Y Nhi on Wed 06 Oct 2010, 23:37

    15 - SỰ TÍCH ĐỒNG BÔNG Ở TỪ LIÊM (HÀ NỘI)

    Mãi đến năm 40 tuổi mà vua Lý Thánh Tông vẫn chưa có con trai nên lòng những lo lắng vì không biết rồi sẽ để ngai vàng lại cho ai. Nhà vua vốn đã mộ đạo, nhân vì chuyện này lại càng chăm đi cầu tự khắp mọi chùa chiền. Duyên kì ngộ bởi vậy đã đến với nhà vua. Sách Khâm định việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 3, tờ 26) viết rằng :

    "Khi đến làng Thổ Lỗi (tức làng Siêu Loại, Bắc Ninh - ND), có người con gái hái dâu đang tựa vào khóm cỏ lan, Nhà vua thấy lạ, cho vời vào cung, lập làm Ỷ Lan Phu nhân".

    Nhưng Ỷ Lan vào cung một thời gian khá lâu mà vẫn chưa sinh hạ Hoàng tử. Lý Thánh Tông lại tiếp tục đi cầu tự. Có lúc Nhà vua đích thân đi, nhưng cũng có lúc Vua ủy cho quan lại đi thay mình. Năm Quý Mão (1064), Chi hậu nội nhân là Nguyễn Bông được sai đi làm việc này. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 3, tờ 3-a) viết :

    "Vua muốn có con trai, sai Bông đem hương cầu đảo ở chùa Thánh Chúa. Nhà sư dạy cho Bông thuật đầu thai thác hóa (chết và cho hồn đầu thai ngay vào kiếp người khác - ND), Bông nghe theo. Việc ấy bị phát giác, Vua sai chém Bông ở trước cửa chùa. Người sau gọi chỗ ấy là Đồng Bông. Chùa (Thánh Chúa) ở xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, Đồng Bông ở phía Tây trước cửa chùa, nay hãy còn".

    Lời bàn :

    Nguyễn Bông đã tận tụy làm những gì chức phận phải làm, cũng có thể gọi là trung. Vua Lý Thánh Tông một đời nhân đức, sao mà lúc này lại đang tâm giết chết Nguyễn Bông, cũng có thể gọi là tàn bạo. Thuật đầu thai thác hóa mà nhà sư chùa Thánh Chúa truyền dạy cho Nguyễn Bông quả là thuật.. bợm. Nguyễn Bông chết trong oan uổng và mãi đến hai năm sau, Ỷ Lan mới sinh hạ Hoàng tử là Càn Đức, chẳng lẽ linh hồn Nguyễn Bông gian nan vất vưởng lâu đến thế hay sao?

    Cái tên Đồng Bông còn đó với thiên thu, hễ ai trong hậu thế mà tập nhiễm sự thèm khát con trai kiểu Lý Thánh Tông, sự bịp bợm kiểu nhà sư ở chùa Thánh Chúa hay sự trung thành mê muội có pha chút tham vọng của Nguyễn Bông, xin hãy đọc kĩ chuyên này.


    By Y Nhi on Fri 08 Oct 2010, 00:14

    16 - CHÚT SĨ DIỆN ĐÁNG YÊU CỦA VUA LÝ THÁNH TÔNG

    Đầu nửa sau của thế kỉ XI, quan hệ bang giao giữa Đại Việt với nhà Tống trở nên rất căng thẳng. Bấy giờ, nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lăng nước ta. Để góp phần thực hiện kế hoạch nguy hiểm này, chúng đã tung sứ giả đến nhiều lân bang, xúi giục họ phối hợp tấn công, quấy phá Đại Việt. Chiêm Thành là nước đã nghe theo lời xúi giục này. Hai gọng kềm quân sự to lớn đã xuất hiện, một ở phía Bắc là nhà Tống và một ở phía Nam là Chiêm Thành, cả hai đã sẵn sàng để bóp nát Đại Việt. Trước tình hình ấy, triều Lý chủ trương lần lượt bẻ gẫy từng gọng kìm để rồi cuối cùng, đập tan toàn bộ mưu đồ xâm lăng của nhà Tống. Mục tiêu đầu tiên của Đại Việt là gọng kìm phía Nam. Đầu năm Kỉ Dậu (1069), vua Lý Thánh Tông đích thân cầm quân vào Nam. Khi đi, Thánh Tông giao quyền điều khiển chính cho Ỷ Lan (lúc này đã được sách phong là Nguyên phi, tức người đứng đầu hàng thứ hai của vợ vua, sau Hoàng hậu). Chiêm Thành tuy không lớn nhưng có địa thế hiểm trở, thắng được cũng không phải là dễ dàng. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 3, tờ 4-b và tờ 5-a) chép sự kiện này như sau:

    "Trận này, Vua đánh Chiêm Thành mãi không được, bèn rút quân về. Đến châu Cư Liên, nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm hóa, hòa hợp, trong cõi vững vàng, tôn sùng Phật giáo, dân gọi bà là Quan Âm. Vua nói:" Nguyên phi là đàn bà mà còn làm được như thế, là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao? ". Bèn quay lại đánh nữa. Thắng được".

    Lời bàn:

    Năm ấy, vua Lý Thánh Tông đã 46 tuổi. Cứ chữ mà suy thì thiên tử nghĩa là con trời, song, các bậc thiên tử ở độ tuổi này thường rất hay coi trời bằng vung. Vậy mà rốt cuộc, cũng đã có lúc ông trời con là Lý Thánh Tông chợt thấy mình thua kém. Thua kém ai còn được, thua vợ mình thì còn ra thể thống gì nữa. Thánh Tông vì sĩ diện mà quyết đánh đến cùng. Chiêm Thành thua, gọng kìm phía Nam tan nát và sau đó đến lượt nhà Tống cũng đại bại. Chút sĩ diện ấy đáng yêu biết ngần nào. Câu sau cùng này có lẽ xin dành riêng để tâm sự với các đấng mày râu, rằng ở đời, ta có thể thua bà hàng xóm hay một người phụ nữ nào đấy, nhưng chớ để thua kém vợ mình. Mỗi đấng mày râu cố một chút, nhất định xã hội sẽ được nhờ, các bà cũng nhân đó mà được nhờ hơn nữa. Thử mà xem.


    By Y Nhi on Fri 08 Oct 2010, 00:17

    17 - DƯƠNG THÁI HẬU VÀ 76 THỊ NỮ BỊ GIẾT HẠI

    Tháng 1 năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông qua đời, thái tử Càn Đức bấy giờ mới 6 tuổi lên nối ngôi, đó là vua Lý Nhân Tông (1072-1127). Thái tử Càn Đức là con đẻ của Ỷ Lan Nguyên phi, nay Càn Đức lên ngôi, Ỷ Lan được tôn phong là Linh Nhân Thái phi, còn Hoàng hậu họ Dương thì được tôn phong là Dương Thái hậu. Lễ xưa quy định, hễ hoàng đế lên ngôi lúc còn nhỏ tuổi thì thái hậu được quyền buông mành giữa triều đình để ngồi ở phía sau mành mà nghe quần thần tâu bày chính sự, ấy gọi là thùy liêm . Chỉ thái hậu mới được quyền buông mành nhưng Dương Thái hậu lại không phải là mẹ đẻ của Lý Nhân Tông, điều đó khiến Linh Nhân Thái phi căm tức. Năm Quý Sửu (1073), một vụ tàn sát bi thảm đã diễn ra mà nạn nhân chính là Dương Thái hậu cùng 76 thị nữ (cũng có sách nói chỉ có 72 thị nữ mà thôi). Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 3, tờ 7-a) chép rằng:

    "Linh Nhân có tính hay ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, mới kêu với Vua rằng:" Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý thì người khác hưởng, vậy con để mẹ già vào đâu? ". Vua bèn sai giam Dương Thái hậu và 76 người thị nữ vào cung Thượng Dương rồi bức phải chết, cho chôn theo lăng của Thánh Tông".

    Sử thần Ngô Sĩ Liên nói : Nhân Tông là người nhân hiếu, Linh Nhân là người sùng Phật, sao lại đến nỗi giết Thái hậu, hãm hại người vô tội đến mức tàn nhẫn như thế? Ấy vì ghen là tính thường có của đàn bà, huống chi lại là mẹ đẻ mà không được dự chính sự. Linh Nhân dẫu là người hiền cũng không thể nhẫn nại được, cho nên phải kêu với Vua. Bấy giờ, Vua còn trẻ thơ, chỉ biết chiều lòng mẹ là thích mà không biết là lỗi to..".

    Lời bàn:

    Dương Thái hậu buông mành điều khiển chính sự, ấy là bởi quy định của điển lễ xưa, âu cũng là bổn phận phải làm vậy. Linh Nhân Thái phi buồn vì sự đời bất như ý, từ đó đâm ra ghen tức, ấy cũng là sự thường của người lòng dạ hẹp hòi, đàn ông đàn bà gì cũng thế mà thôi. Một đời Linh Nhân có biết bao cống hiến, sử sách ghi đầy đủ, nhưng một lần Linh Nhân tàn sát hơn bảy chục người, sử sách cũng không quên. Bởi việc tàn sát này mà nhân tâm li tán, kẻ thù lợi dụng, thử hỏi lúc đó nếu không có Lý Thường Kiệt thì vận mệnh nước nhà sẽ ra sao?


    Prev.

    Trang 2 trong tổng số 6 trang

    Next

    SEE
     
  2. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 14:

    CHUYỆN CON KỲ LÂN[​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sách Đại Việt sử lược (quyển 2, tờ 10-b) cho biết là vào năm Đinh Dậu (1057), vua Lý Thánh Tông nhân bắt được hai con thú lạ, bèn sai viên ngoại lang là Mai Nguyên Thanh đem sang biếu nhà Tống, nói đại rằng đó là hai con kì lân. Sự kiện này được sách Đại Việt sử kí toàn thư và sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép lại và bổ sung thêm nhiều chi tiết khá độc đáo. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 3, tờ 22) viết như sau:

    "Đem con thú lạ sang tặng nhà Tống, nói gạt là con lân. Khu mật sứ của nhà Tống là Điền Huống nói rằng:

    - Đó chỉ là con thú lạ, chứ không phải con lân.

    Tư Mã Quang nói:

    - Nếu quả là con lân thực mà xuất hiện không đúng lúc cũng không phải là điềm lành. Nếu là con lân giả thì chỉ tổ làm cho người phương xa cười thôi.

    Thế rồi nhà Tống tặng quà và đưa tiễn rất ưu hậu, bảo sứ giả về".

    Lời bàn:

    Không biết là con thú gì mà cũng nói đại là con lân, lại còn cả gan đem sang biếu thiên triều, các quan nhà Lý lúc ấy quả là liều lĩnh có một không hai. May thay, người lòa lại gặp người mù. Quan nhà Tống là Điền Huống khẳng định rằng đó chỉ là con thú lạ, không phải con lân, thì cũng là liều không kém. Còn như Tư Mã Quang, khôn khéo có thừa mà tri thức cũng chẳng hơn ai, đừng tưởng nói không mất lòng ai là được việc. Mới hay, Mai Nguyên Thanh, Điền Huống, Tư Mã Quang cùng triều thần hai bên gặp nhau ở đây là phải lắm.

    Chuyện kì lân lại hóa thành chuyện kì cục. Kẻ hay đàm đạo những điều mà mình không biết, hãy nên lấy đó làm gương
     
  3. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 15:

    SỰ TÍCH ĐỒNG BÔNG Ở TỪ LIÊM (HÀ NỘI)

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mãi đến năm 40 tuổi mà vua Lý Thánh Tông vẫn chưa có con trai nên lòng những lo lắng vì không biết rồi sẽ để ngai vàng lại cho ai. Nhà vua vốn đã mộ đạo, nhân vì chuyện này lại càng chăm đi cầu tự khắp mọi chùa chiền. Duyên kì ngộ bởi vậy đã đến với nhà vua. Sách Khâm định việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 3, tờ 26) viết rằng :

    "Khi đến làng Thổ Lỗi (tức làng Siêu Loại, Bắc Ninh - ND), có người con gái hái dâu đang tựa vào khóm cỏ lan, Nhà vua thấy lạ, cho vời vào cung, lập làm Ỷ Lan Phu nhân".

    Nhưng Ỷ Lan vào cung một thời gian khá lâu mà vẫn chưa sinh hạ Hoàng tử. Lý Thánh Tông lại tiếp tục đi cầu tự. Có lúc Nhà vua đích thân đi, nhưng cũng có lúc Vua ủy cho quan lại đi thay mình. Năm Quý Mão (1064), Chi hậu nội nhân là Nguyễn Bông được sai đi làm việc này. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 3, tờ 3-a) viết :

    "Vua muốn có con trai, sai Bông đem hương cầu đảo ở chùa Thánh Chúa. Nhà sư dạy cho Bông thuật đầu thai thác hóa (chết và cho hồn đầu thai ngay vào kiếp người khác - ND), Bông nghe theo. Việc ấy bị phát giác, Vua sai chém Bông ở trước cửa chùa. Người sau gọi chỗ ấy là Đồng Bông. Chùa (Thánh Chúa) ở xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, Đồng Bông ở phía Tây trước cửa chùa, nay hãy còn".

    Lời bàn :

    Nguyễn Bông đã tận tụy làm những gì chức phận phải làm, cũng có thể gọi là trung. Vua Lý Thánh Tông một đời nhân đức, sao mà lúc này lại đang tâm giết chết Nguyễn Bông, cũng có thể gọi là tàn bạo. Thuật đầu thai thác hóa mà nhà sư chùa Thánh Chúa truyền dạy cho Nguyễn Bông quả là thuật.. bợm. Nguyễn Bông chết trong oan uổng và mãi đến hai năm sau, Ỷ Lan mới sinh hạ Hoàng tử là Càn Đức, chẳng lẽ linh hồn Nguyễn Bông gian nan vất vưởng lâu đến thế hay sao?

    Cái tên Đồng Bông còn đó với thiên thu, hễ ai trong hậu thế mà tập nhiễm sự thèm khát con trai kiểu Lý Thánh Tông, sự bịp bợm kiểu nhà sư ở chùa Thánh Chúa hay sự trung thành mê muội có pha chút tham vọng của Nguyễn Bông, xin hãy đọc kĩ chuyên này.
     
  4. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 16:

    CHÚT SĨ DIỆN ĐÁNG YÊU CỦA VUA LÝ THÁNH TÔNG

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại


    Đầu nửa sau của thế kỉ XI, quan hệ bang giao giữa Đại Việt với nhà Tống trở nên rất căng thẳng. Bấy giờ, nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lăng nước ta. Để góp phần thực hiện kế hoạch nguy hiểm này, chúng đã tung sứ giả đến nhiều lân bang, xúi giục họ phối hợp tấn công, quấy phá Đại Việt. Chiêm Thành là nước đã nghe theo lời xúi giục này. Hai gọng kềm quân sự to lớn đã xuất hiện, một ở phía Bắc là nhà Tống và một ở phía Nam là Chiêm Thành, cả hai đã sẵn sàng để bóp nát Đại Việt. Trước tình hình ấy, triều Lý chủ trương lần lượt bẻ gẫy từng gọng kìm để rồi cuối cùng, đập tan toàn bộ mưu đồ xâm lăng của nhà Tống. Mục tiêu đầu tiên của Đại Việt là gọng kìm phía Nam. Đầu năm Kỉ Dậu (1069), vua Lý Thánh Tông đích thân cầm quân vào Nam. Khi đi, Thánh Tông giao quyền điều khiển chính cho Ỷ Lan (lúc này đã được sách phong là Nguyên phi, tức người đứng đầu hàng thứ hai của vợ vua, sau Hoàng hậu). Chiêm Thành tuy không lớn nhưng có địa thế hiểm trở, thắng được cũng không phải là dễ dàng. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 3, tờ 4-b và tờ 5-a) chép sự kiện này như sau:

    "Trận này, Vua đánh Chiêm Thành mãi không được, bèn rút quân về. Đến châu Cư Liên, nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm hóa, hòa hợp, trong cõi vững vàng, tôn sùng Phật giáo, dân gọi bà là Quan Âm. Vua nói:" Nguyên phi là đàn bà mà còn làm được như thế, là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao? ". Bèn quay lại đánh nữa. Thắng được".

    Lời bàn:

    Năm ấy, vua Lý Thánh Tông đã 46 tuổi. Cứ chữ mà suy thì thiên tử nghĩa là con trời, song, các bậc thiên tử ở độ tuổi này thường rất hay coi trời bằng vung. Vậy mà rốt cuộc, cũng đã có lúc ông trời con là Lý Thánh Tông chợt thấy mình thua kém. Thua kém ai còn được, thua vợ mình thì còn ra thể thống gì nữa. Thánh Tông vì sĩ diện mà quyết đánh đến cùng. Chiêm Thành thua, gọng kìm phía Nam tan nát và sau đó đến lượt nhà Tống cũng đại bại. Chút sĩ diện ấy đáng yêu biết ngần nào. Câu sau cùng này có lẽ xin dành riêng để tâm sự với các đấng mày râu, rằng ở đời, ta có thể thua bà hàng xóm hay một người phụ nữ nào đấy, nhưng chớ để thua kém vợ mình. Mỗi đấng mày râu cố một chút, nhất định xã hội sẽ được nhờ, các bà cũng nhân đó mà được nhờ hơn nữa. Thử mà xem.


    By Y Nhi on Fri 08 Oct 2010, 00:17

    17 - DƯƠNG THÁI HẬU VÀ 76 THỊ NỮ BỊ GIẾT HẠI

    Tháng 1 năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông qua đời, thái tử Càn Đức bấy giờ mới 6 tuổi lên nối ngôi, đó là vua Lý Nhân Tông (1072-1127). Thái tử Càn Đức là con đẻ của Ỷ Lan Nguyên phi, nay Càn Đức lên ngôi, Ỷ Lan được tôn phong là Linh Nhân Thái phi, còn Hoàng hậu họ Dương thì được tôn phong là Dương Thái hậu. Lễ xưa quy định, hễ hoàng đế lên ngôi lúc còn nhỏ tuổi thì thái hậu được quyền buông mành giữa triều đình để ngồi ở phía sau mành mà nghe quần thần tâu bày chính sự, ấy gọi là thùy liêm . Chỉ thái hậu mới được quyền buông mành nhưng Dương Thái hậu lại không phải là mẹ đẻ của Lý Nhân Tông, điều đó khiến Linh Nhân Thái phi căm tức. Năm Quý Sửu (1073), một vụ tàn sát bi thảm đã diễn ra mà nạn nhân chính là Dương Thái hậu cùng 76 thị nữ (cũng có sách nói chỉ có 72 thị nữ mà thôi). Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 3, tờ 7-a) chép rằng:

    "Linh Nhân có tính hay ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, mới kêu với Vua rằng:" Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý thì người khác hưởng, vậy con để mẹ già vào đâu? ". Vua bèn sai giam Dương Thái hậu và 76 người thị nữ vào cung Thượng Dương rồi bức phải chết, cho chôn theo lăng của Thánh Tông".

    Sử thần Ngô Sĩ Liên nói : Nhân Tông là người nhân hiếu, Linh Nhân là người sùng Phật, sao lại đến nỗi giết Thái hậu, hãm hại người vô tội đến mức tàn nhẫn như thế? Ấy vì ghen là tính thường có của đàn bà, huống chi lại là mẹ đẻ mà không được dự chính sự. Linh Nhân dẫu là người hiền cũng không thể nhẫn nại được, cho nên phải kêu với Vua. Bấy giờ, Vua còn trẻ thơ, chỉ biết chiều lòng mẹ là thích mà không biết là lỗi to..".

    Lời bàn:

    Dương Thái hậu buông mành điều khiển chính sự, ấy là bởi quy định của điển lễ xưa, âu cũng là bổn phận phải làm vậy. Linh Nhân Thái phi buồn vì sự đời bất như ý, từ đó đâm ra ghen tức, ấy cũng là sự thường của người lòng dạ hẹp hòi, đàn ông đàn bà gì cũng thế mà thôi. Một đời Linh Nhân có biết bao cống hiến, sử sách ghi đầy đủ, nhưng một lần Linh Nhân tàn sát hơn bảy chục người, sử sách cũng không quên. Bởi việc tàn sát này mà nhân tâm li tán, kẻ thù lợi dụng, thử hỏi lúc đó nếu không có Lý Thường Kiệt thì vận mệnh nước nhà sẽ ra sao?


    Prev.

    Trang 2 trong tổng số 6 trang

    Next

    SEE
     
  5. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 17:

    DƯƠNG THÁI HẬU VÀ 76 THỊ NỮ BỊ GIẾT HẠI

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tháng 1 năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông qua đời, thái tử Càn Đức bấy giờ mới 6 tuổi lên nối ngôi, đó là vua Lý Nhân Tông (1072-1127). Thái tử Càn Đức là con đẻ của Ỷ Lan Nguyên phi, nay Càn Đức lên ngôi, Ỷ Lan được tôn phong là Linh Nhân Thái phi, còn Hoàng hậu họ Dương thì được tôn phong là Dương Thái hậu. Lễ xưa quy định, hễ hoàng đế lên ngôi lúc còn nhỏ tuổi thì thái hậu được quyền buông mành giữa triều đình để ngồi ở phía sau mành mà nghe quần thần tâu bày chính sự, ấy gọi là thùy liêm . Chỉ thái hậu mới được quyền buông mành nhưng Dương Thái hậu lại không phải là mẹ đẻ của Lý Nhân Tông, điều đó khiến Linh Nhân Thái phi căm tức. Năm Quý Sửu (1073), một vụ tàn sát bi thảm đã diễn ra mà nạn nhân chính là Dương Thái hậu cùng 76 thị nữ (cũng có sách nói chỉ có 72 thị nữ mà thôi). Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 3, tờ 7-a) chép rằng:

    "Linh Nhân có tính hay ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, mới kêu với Vua rằng:" Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý thì người khác hưởng, vậy con để mẹ già vào đâu? ". Vua bèn sai giam Dương Thái hậu và 76 người thị nữ vào cung Thượng Dương rồi bức phải chết, cho chôn theo lăng của Thánh Tông".

    Sử thần Ngô Sĩ Liên nói : Nhân Tông là người nhân hiếu, Linh Nhân là người sùng Phật, sao lại đến nỗi giết Thái hậu, hãm hại người vô tội đến mức tàn nhẫn như thế? Ấy vì ghen là tính thường có của đàn bà, huống chi lại là mẹ đẻ mà không được dự chính sự. Linh Nhân dẫu là người hiền cũng không thể nhẫn nại được, cho nên phải kêu với Vua. Bấy giờ, Vua còn trẻ thơ, chỉ biết chiều lòng mẹ là thích mà không biết là lỗi to..".

    Lời bàn:

    Dương Thái hậu buông mành điều khiển chính sự, ấy là bởi quy định của điển lễ xưa, âu cũng là bổn phận phải làm vậy. Linh Nhân Thái phi buồn vì sự đời bất như ý, từ đó đâm ra ghen tức, ấy cũng là sự thường của người lòng dạ hẹp hòi, đàn ông đàn bà gì cũng thế mà thôi. Một đời Linh Nhân có biết bao cống hiến, sử sách ghi đầy đủ, nhưng một lần Linh Nhân tàn sát hơn bảy chục người, sử sách cũng không quên. Bởi việc tàn sát này mà nhân tâm li tán, kẻ thù lợi dụng, thử hỏi lúc đó nếu không có Lý Thường Kiệt thì vận mệnh nước nhà sẽ ra sao?
     
  6. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 18:

    LÝ THƯỜNG KIỆT VỚI BÀI THƠ "NAM QUỐC SƠN HÀ"


    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cuối năm Bính Thìn (1076), nhà Tống ồ ạt đưa quân sang xâm lược nước ta. Quân đội Đại Việt lúc bấy giờ do Lý Thường Kiệt chỉ huy, tuy đã chủ động chuẩn bị đối phó từ trước, vẫn chống cự một cách rất khó khăn. Giặc tràn xuống bờ Bắc sông Cầu và đội quân tiên phong của chúng đã bước đầu chọc thủng được chiến tuyến Như Nguyệt. Chiến tuyến vỡ, một mảng quan trọng trong niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của quân sĩ ta cũng theo đó mà tan vỡ. Muốn giành lại được thế chủ động, trước phải đập tan đội quân tiên phong của giặc, mà muốn đập tan đội quân tiên phong này, trước phải tìm cách lấy lại và kích động mạnh mẽ tinh thần của quân sĩ. Nhận rõ điều đó, Lý Thường Kiệt đã bí mật đang đêm cho người vào đền thờ Trương Hát ở ngay bên bờ sông Cầu, đọc to bài thơ không đề sau đây:

    Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

    (Sông núi nước Nam, vua Nam ở

    Rành rành ghi rõ ở sách trời.

    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,

    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời).


    Binh sĩ nghe lời thơ, tinh thần phấn chấn hẳn lên, ai ai cũng cố sức đánh giặc. Đội quân tiên phong của nhà Tống bị đập tan, chiến tuyến sông Cầu cũng mau chóng được hàn lại. Giặc từ đó bị giam chân ở bờ Bắc sông Cầu, tiến thoái lưỡng nan. Đến đầu năm Đinh Tị (1077), chúng bị Lý Thường Kiệt mở trận quyết chiến chiến lược ở Như Nguyệt, đánh cho tan tành.

    Ấy là bài thơ không đề, nhưng vì câu mở đầu phiên âm Hán - Việt là Nam quốc sơn hà Nam đế cư nên người đời thường gọi đó là bài Nam quốc sơn hà , lại cũng vì bài ấy được đọc lên lần đầu tiên ở trong đền thờ Trương Hát nên người đời cũng gọi đó là bài thơ thần.

    Lời bàn:

    Giữa lúc trận mạc hiểm nguy, sống chết cận kề mà vị tổng chỉ huy là Lý Thường Kiệt vẫn ung dung làm được bài thơ tuyệt vời này thì quả là vô cùng đặc biệt. Thơ đã tuyệt mà cách phổ biến thơ lại còn tuyệt hơn. Binh sĩ một lòng tin chắc rằng thần linh sông núi đang đứng về phía họ, sách trời cũng minh chứng cho đại nghĩa của họ, bảo họ không phấn khích làm sao được. Cơ trời huyền diệu, chỉ có thần nhân mới biết được, vậy thì thơ ấy, đọc ở thời điểm ấy, đọc ngay trong đền thờ ấy.. tất cả đều hợp lẽ vô cùng. Hậu thế coi đó là bài thơ có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước nhà, kể cũng phải lắm thay.
     
  7. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 19:

    VỤ ÁN LÊ VĂN THỊNH

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Năm Canh Tuất (1070) vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở ngay thủ đô Thăng Long. Nho học bắt đầu có địa vị trên vũ đài chính trị và tư tưởng của nước nhà kể từ đó. Đến năm Ất Mão (1075), vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127) cho mở khoa thi nho học đầu tiên ở nước ta. Đó là khoa minh kinh bác học, người có vinh dự đỗ đầu kì thi này là Lê Văn Thịnh.

    Khởi đầu, Lê Văn Thịnh được vào giảng học cho vua, sau ông được giữ chức thị lang bộ binh rồi thăng dần lên đến chức thái sư của triều đình, quyền uy một thời lừng lẫy thiên hạ. Nhưng đến tháng 3 năm Bính Tý (1096), Lê Văn Thịnh phạm tội, bị bắt đi đày (có sách nói là ở Phú Thọ nhưng cũng có sách nói là ở Thanh Hóa ngày nay). Vụ án này thoạt nghe cứ như là chuyện đùa nhưng lại là một vụ án có thật, được sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 4, tờ 1 và 2) ghi lại như sau:

    "Trước, Văn Thịnh có một tên gia nô người nước Đại Lý (vùng Vân Nam, Trung Quốc ngày nay). Tên này có pháp thuật lạ, nhân đó, Văn Thịnh manh tâm mưu sự khác. Bấy giờ, nhà vua chơi hồ Dâm Đàm (Hồ Tây, Hà Nội), đi chiếc thuyền con xem đánh cá. Bỗng nhiên hồ nổi sương mù, rồi có chiếc thuyền từ trong đám sương mù ấy lao tới, sát đến thuyền ngự. Nhà vua cầm giáo phóng tới thì đám sương mù tan đi, trong thuyền hiện ra một con hổ. Mọi người sợ hãi. Ông chài Mục Thận quăng lưới chụp lấy thì té ra lại là thái sư Lê Văn Thịnh. Nhà vua cho rằng Văn Thịnh là bậc đại thần có công lao nên không nỡ giết, chỉ bắt đi an trí ở trại Thao Giang (vùng Phú Thọ). Vua thưởng quan tước cho Mục Thận và ban cho đất Dâm Đàm để làm thái ấp.

    Lời bàn:

    Tháng 3 ở Hồ Tây, sương mù bỗng chốc xuất hiện cũng là điều dễ hiểu. Nay hiện tượng này vẫn có huống chi là ngót ngàn năm trước, quanh hồ cây cối còn hoang vu. Giữa đám mây mù, vua quan nhìn gà hóa cuốc, Văn Thịnh bởi thế mà mang tội trong chỗ không ngờ chăng?

    Dân gian kể rằng ông biết hóa hổ từ hồi còn là học trò và đã có lần mẹ ông chết ngất khi thấy ông hóa hổ ở ngay trong phòng học. Lê Văn Thịnh khác người ở chỗ giỏi hơn người, vì thế mà ông mang tội cũng phải khác người chăng? Không thấy sử chép là ông đã nói gì khi bị bắt, nhưng chắc là khó nói, bởi ý vua đã quyết, có nói cũng bằng thừa thôi.
     
  8. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 20:

    CHUYỆN GIÁC HOÀNG


    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ở thời thịnh trị, muôn vạn binh hùng tướng mạnh của ngoại bang ồ ạt tràn đến, triều chính chưa dễ đã lung lay nhưng ở thời chính sự suy vi, có khi chỉ một đứa bé cỏn con cũng đủ sức để làm cho ngai vàng nghiêng ngửa. Chuyện cậu bé Giác Hoàng xảy ra vào đầu năm Nhâm Thìn (1112) được sách Đại Việt sử lược (quyển 2, tờ 21 a-b) ghi lại sau đây, có thể coi là một ví dụ tiêu biểu:

    "Tháng 2 (năm 1112), người ở Thanh Hóa nói rằng, ven biển nơi ấy có đứa bé lạ, mới ba tuổi mà ai nói gì cũng hiểu, tự xưng là con vua, hiệu Giác Hoàng (nghĩa là Phật, người đã giác ngộ hoàn toàn). Phàm Vua làm gì, nó cũng đều biết trước. Vua sai quan trung sứ đến hỏi, thấy những điều nó nói đều đúng, bèn đón về, cho ở tại chùa Báo Thiên (Hà Nội). Vua thấy nó linh dị nên yêu quý lắm. Bấy giờ, Vua không có con trai, định lập nó làm thái tử, nhưng quần thần cho là không nên, bèn thôi. Vua sai bày trai đàn ở trong cấm đình, muốn sai Giác Hoàng đầu thai làm con mình. Có vị sư tên là Từ Lộ (hiệu là) Đạo Hạnh ở núi Phật Tích nghe tin đó, không bằng lòng, bèn bảo với người chị là Từ thị đi dự hội. Đạo Hạnh ngầm đưa vài hạt châu đã làm phép, nói với chị rằng, khi tới cuộc hội, nhớ đem giắt vào mái nhà, đừng để cho ai biết. Từ thị làm đúng lời dặn. Giác Hoàng bỗng nhiên mắc bệnh sốt, nói với mọi người rằng, hắn thấy khắp trong nước đều có chăng lưới sắt, không còn đường để vào thác sinh ở trong cung. Vua sai tìm kiếm khắp nơi thì bắt được mấy hạt châu của Từ thị giấu. (Vua) sai bắt Lộ trói ở hành lang Hưng Thánh, toan xử tử. (Bấy giờ) Sùng Hiền Hầu (em Vua) vào chầu. Lộ kêu than rằng, xin Hiền Hầu cứu bần tăng, nếu may mà bần tăng thoát chết thì (sau sẽ) xin làm con của (Hiền) Hầu để báo đền ơn đức. (Hiền) Hầu nhận lời. Vào chầu vua để cứu Lộ, Hầu nói, Giác Hoàng nếu thực sự có sức thần mà bị Lộ làm phép yểm được, thì Lộ rõ ràng là giỏi hơn Giác Hoàng. Thần cho rằng, chi bằng hãy cho ngay Từ Lộ thác sinh. Vua bèn tha tội Lộ.

    Giác Hoàng bị bệnh rất nguy, trăng trối lại rằng, sau khi chết, hãy dựng tháp ở núi Tiên Du mà thờ y".

    Lời bàn:

    Bậc xuất chúng có tài bẩm sinh, thời nào cũng có. Giác Hoàng cũng chỉ là một trong số những người ấy. Song, hành trạng Giác Hoàng thực hư lẫn lộn, trăm sự chẳng qua cũng bởi sự sùng Phật thái quá của người đương thời. Thiên tài phải một phen hú vía vì vua bắt đầu thai thác hóa, phát sốt mà thành bệnh nguy kịch cũng phải.

    Từ Đạo Hạnh là bậc tu hành, tự nói có pháp thuật cao cường, song thói tục đời thường xem ra vẫn còn nặng lắm. Từ Đạo Hạnh dùng bùa phép để hãm hại Giác Hoàng là bậc đồng đạo, ấy là thói ghen ghét vẫn còn chất chứa. Từ Đạo Hạnh lại muốn chính mình được đầu thai thác hóa để kiếp sau được làm vua, ấy là hòng tham quyền thế còn rất nặng nề. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 3 tờ 16-a) chép rằng, về sau, Từ Đạo Hạnh thác hóa làm con của Sùng Hiến Hầu (em vua Lý Nhân Tông), ấy là Lý Dương Hoán. Nhân Tông không có con trai nên truyền ngôi cho Lý Dương Hoán, đó là Lý Thần Tông (1128 - 1138).
     
  9. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Giai thoại 21:

    LƯỢC TRUYỆN VỀ Ỷ LAN

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại


    Ỷ Lan nghĩa là dựa vào cây lan, đó là hình ảnh hết sức độc đáo của cô thôn nữ vùng Thổ Lỗi (Bắc Ninh) mà vua Lý Thánh Tông lần đầu tiên bắt gặp khi đi cầu tự ở vùng này.

    Sử cũ chép rằng, bấy giờ, Vua xuân thu đã bốn chục nhưng chưa có vị hàng tử nào, lòng lấy làm lo lắng lắm, bèn đi cầu tự ở khắp nơi. Nghe tin Vua đến, dân làng Thổ Lỗi nô nức ra đường đón xem, duy chỉ có cô thôn nữ đặc biệt này lại ngồi dựa vào đám cỏ lan mà hát. Vua thấy lạ, liền đón về cung, lúc đầu cho làm cung nhân, sau sách phong dần lên đến Nguyên phi (người đứng đầu hàng thứ hai của vợ vua). Nhà vua lấy ngay hình ảnh của kỉ niệm buổi đầu gặp gỡ ấy làm hiệu cho Nguyên phi, người đương thời cũng như người bao thế kỉ qua nhân đó mà gọi là Ỷ Lan Nguyên phi. Sự kiện này có lẽ xẩy ra trước hoặc sau năm 1063 chút ít.

    Đến năm 1066, Ỷ Lan sinh hạ hoàng tử Càn Đức (sau là vua Lý Nhân Tông, 1072 - 1127). Địa vị của Ỷ Lan trong hoàng tộc trở nên vững vàng. Nhà vua vì đặc biệt yêu quý Ỷ Lan Nguyên phi mà vào năm 1068 đã cho đổi gọi nguyên quán của Ỷ Lan là làng Thổ Lỗi thành làng Siêu Loại (nghĩa là vượt lên trên đồng loại).

    Hoàng đế Lý Thánh Tông quả đúng là người có con mắt nhìn người rất tinh tường. Ỷ Lan không phải chỉ là cô gái đẹp mà còn là người tài hoa sắc sảo và rất có bản lĩnh. Bà hoàng có nguồn gốc dân dã ấy đã giành cho vua Lý Thánh Tông những bất ngờ lớn. Độc đáo hơn cả có lẽ là sự kiện năm Kỉ Dậu (1069). Bấy giờ, vua Lý Thánh Tông đích thân cầm quân đi đánh Chiêm Thành.

    Trước khi đi, Nhà vua vì tin cẩn mà trao quyền điều khiển chính sự ở triều đình cho Ỷ Lan Nguyên phi, nghĩa là gần như cho bà làm vua khi vua vắng mặt. Lý Thánh Tông đánh mãi không thắng, bèn rút quân về, nào ngờ dọc đường về, Nhà vua nghe quan lại và nhân dân ca ngợi rằng nguyên phi có tài trị nước, lòng lấy làm xấu hổ mà nói: "Nguyên phi là đàn bà mà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng làm được việc gì hay sao?". Nói rồi quyết chí cho quân quay lại đánh nữa, và lần ấy Nhà vua giành đại thắng!

    Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất, Thái tử Càn Đức lên ngôi, đó là Lý Nhân Tông, Ỷ Lan Nguyên phi được tôn phong làm Ỷ Lan Thái phi.. Một năm sau sự kiện này, nội bộ cung đình có sự tàn sát lẫn nhau. Ỷ Lan Thái phi đã bức hại Dương Thái hậu cùng 76 thị nữ khác. Đấy là lỗi lớn của Thái phi, sử không thể bỏ qua và chính Ỷ Lan cũng nhiều phen tự lấy làm tiếc.. Dương Thái hậu mất rồi, Ỷ Lan hiển nhiên là Thái hậu với tên hiệu mới là Linh Nhân, nhưng người đời vẫn quen gọi bà là Ỷ Lan.

    Ở địa vị tột đỉnh của hiển vinh nhưng Ỷ Lan vẫn không quên cảnh ngộ của những người phụ nữ nghèo hèn, những người đã và đang sống những cuộc đời còn thua kém cả thuở hàn vi của bà. Họ có khi còn không được quyền nghĩ đến hạnh phúc gia đình. Sử cũ chép rằng, vào năm Quý Mùi (1103), chính Ỷ Lan đã phát tiền ở kho nội phủ để chuộc những người con gái nhà nghèo bị bán đi ở đợ, đem họ mà gả cho những người đàn ông góa vợ. Bàn về sự kiện này, sử thần Ngô Sĩ Liên nói: "Thái hậu đổi đời cho họ, cũng là việc làm nhân chính vậy".

    Nhờ có thời son trẻ sống chân lấm tay bùn ở nơi thôn dã, bà hiểu rõ rằng nông dân cần gì, nông nghiệp cần gì và làm sao để thiên hạ có thể an cư lạc nghiệp. Canh cánh nỗi lo ấy đã theo bà cho đến phút chót của cuộc đời. Sách Đại Việt sử kí toàn thưa (bản kỉ, quyển 3, tờ 17 a-b) có ghi lại một sự kiện xẩy ra vào mùa xuân năm Đinh Dậu (1117), tức là chỉ mấy tháng trước khi bà qua đời, như sau:

    "Hoàng Thái hậu nói:" gần đây ở kinh thành, hương ấp, có nhiều người trốn tránh, lấy việc trộm cắp trâu bò làm nghề sinh nhai, trăm họ cùng quẫn, đến nỗi mấy nhà phải cày chung một con trâu. Trước đây ta đã từng nói đến việc ấy, nhà nước đã có lệnh cấm, vậy mà nay giết trâu bò lại còn nhiều hơn ". Bấy giờ Vua mới xuống chiếu rằng, kẻ nào mổ trộm trâu bò thì phạt 80 trượng, đồ làm khao giáp (tức là làm kẻ phục dịch trong quân), vợ của kẻ đó bị xử 80 trượng, đồ làm tang thất phụ (tức là phục dịch ở nơi chăn tằm) và bồi thường trâu bò. Láng giềng nào biết mà không tố cáo cũng bị phạt 80 trượng".

    Bà là người sùng Phật. Tính đến năm 1115, Bà đã cho xây cất trên 150 cái tháp. Sử cũ có lời đoán định rằng, hẳn là bà sám hối về việc bức hại Dương Thái hậu và 76 thị nữ nên mới làm như vậy. Thực ra, trước khi sùng Phật, Bà đã cho mời nhiều bậc cao tăng vào Hoàng cung để hỏi cho ra lẽ, rằng Phật là gì, Phật từ đâu tới, giáo lí của nhà Phật ra sao.. v. V. Chính những lời đối đáp giữa bà với các bậc cao tăng đã đặt nền tảng đầu tiên cho việc ra đời của sách Thiền uyển tập anh (nghĩa là anh tú vườn Thiền) rất có giá trị sau này.

    Ngày 25 tháng 7 năm Đinh Dậu (1117), bà qua đời, có lẽ thọ vào khoảng ngoài 70 tuổi. Bà quả là một phụ nữ sáng danh của lịch sử nước nhà vậy.
     
  10. Mạc Hồng Viên

    Bài viết:
    184
    Chương 22:

    DI CHIẾU CỦA LÝ NHÂN TÔNG

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Lý Nhân Tông (1072 - 1127), húy là Càn Đức, con trưởng của vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072), mẹ đẻ là Ỷ Lan Thái phi. Vua sinh vào tháng 1 năm Bính Ngọ (1066). Càn Đức chào đời hôm trước thì ngay ngày hôm sau được phong làm Thái tử và đến năm lên 6 tuổi (Nhâm Tí - 1072) thì được lên nối ngôi. Chân dung vua Lý Nhân Tông được sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 3, tờ 6-b) miêu tả đại lược như sau :

    "Vua trán dô, mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, nước lớn sợ, nước nhỏ mến, thần giúp, người theo, thông âm luật, chế ca nhạc, dân được giàu đông, mình được thái bình, là vua giỏi của triều Lý".

    Lý Nhân Tông ở ngôi 56 năm, thọ 62 tuổi, là vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhưng, Lý Nhân Tông bất diệt không phải là chỗ trị vì lâu dài, mà là ở lời di chiếu chứa chan lòng yêu nước, thương dân. Cũng sách trên (tờ 25-b và 26-b) đã trang trọng ghi lại lời di chiếu ấy. Xin trích hai đoạn. Sau đây :

    " Trẫm nghe, phàm các loài sinh vật, không loài nào là không chết. Chết là số lớn của trời đất và lẽ đương nhiên của mọi vật. Thế nhưng người đời chẳng ai không thích sống mà ghét chết. Chôn cất hậu làm mất cơ nghiệp, để tang lâu làm tổn tính mệnh, trẫm không cho thế là phải. Trẫm ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên, đến khi chết đi lại khiến cho thứ dân mặc áo xô gai, sớm tối khóc lóc, giảm ăn uống, bỏ cúng tế.. làm cho lỗi ta thêm nặng, thiên hạ sẽ bảo ta là người thế nào? Trẫm xót phận tuổi thơ phải nối ngôi báu, ở trên các vương hầu, lúc nào cũng nghiêm kính sợ hãi. Đã 56 năm nay, nhờ anh linh của tổ tông, được hoàng thiên phù hộ, bốn biển yên lành, biên thùy ít biến, chết mà được xếp sau các bậc tiên quân là may rồi, còn phải thương khóc làm gì?"

    " Việc tang thì chỉ ba ngày là bỏ áo trở, nên thôi thương khóc. Việc chôn thì nên theo Hán Văn Đế, cốt phải kiệm ước, không xây lăng mộ riêng, nên để ta hầu bên cạnh tiên đế. Than ôi! Mặt trời đã xế, tấc bóng khó dừng, từ giã cõi đời, nghìn thu vĩnh quyết. Các ngươi nên thực lòng kính nghe lời trẫm, bảo rõ cho các vương công, bày tỏ cho hết trong ngoài"

    Lời bàn:

    Thói thường, lời vĩnh quyết cũng có thể là lời vô nghĩa nhất mà cũng có thể là lời minh tuệ nhất. Lời Lý Nhân Tông thuộc loại thứ hai. Nhưng, lời ấy không phải là lời bất chợt của phút chót cuộc đời mà là lời phản ánh một đời nặng lo gánh vác trọng trách trước sơn hà xã tắc. Lý Nhân Tông là nhân vật gắn liền với ba sự kiện lớn ở nửa sau của thế kỉ XI. Một là đã mở khoa thi Nho học đầu tiên vào năm Ất Mão (1075). Từ đây, phương thức tuyển lựa quan lại bằng thi cử được thiết lập. Cũng từ đây, đội ngũ quan lại chính quy dần dần thay thế đổi ngũ quý tộc thế tập. Hai là đã lập ra Quốc Tử Giám vào năm Bính Thìn (1076). Từ đây, nền đại học của nước nhà được khai sinh. Cũng từ đây, trước khi tham chính, quý tộc phải trải qua một giai đoạn đào tạo hẳn hoi. Ba là đã chỉ huy quân dân cả nước đập tan cuộc xâm lăng của nhà Tống vào năm Đinh Tị (1077), làm cho "nước lớn sợ", làm cho uy danh của nước Đại Việt trở nên lừng lẫy.

    Con người có nhiều cống hiến lớn lao ấy lại không muốn xây lăng mộ riêng, cho dẫu trước sau ông vẫn là đại diện cao nhất của giai cấp quý tộc đương thời. Ngày nay, khi dền với Thăng Long cổ kính, ai cũng biết và cũng muốn đến với khu Quốc Tử Giám nổi tiếng ngàn năm, nhưng hầu như chẳng ai biết và cũng ít ai muốn về thăm nấm mồ bình dị của ông. Ông đã hóa thân thành lịch sử và chính ông cũng là một phần của lịch sử nước nhà vậy.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...