Việt Bắc (Tố Hữu): Phân tích đoạn thơ Mình về mình có nhớ ta... Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 13 Tháng mười hai 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề bài: "Mình về mình có nhớ ta.. Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về chất trữ tình – chính trị trong ngòi bút thơ Tổ Hữu.

    [​IMG]

    BÀI LÀM:

    Tố Hữu là nhà thơ lớn, là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Các tác phẩm của ông luôn in đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, mang tính trữ tình chính trị và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. "Việt Bắc" là một trong những sáng tác hay nhất của đời thơ Tố Hữu, là đỉnh cao của thơ kháng chiến chống Pháp. Đó được xem như một bản tổng kết bằng thơ cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ mà anh dũng kiên cường. Cả bài thơ cũng là dòng chảy cảm xúc dạt dào, tha thiết về nỗi nhớ Việt Bắc. Tiêu biểu trong bài thơ là những dòng kí ức về giờ phút chia tay đầy bịn rịn lưu luyến của kẻ ở người đi:

    "Mình về mình có nhớ ta.. Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"

    Tố Hữu viết Việt Bắc nhân một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, tên giặc Pháp cuối cùng rời khỏi quê hương, cơ quan trung ương chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về tiếp quản thủ đô sau mười lăm năm gắn bó. Trong giờ phút chia tay đầy lưu luyến bịn rị, Tổ Hữu đã viết bài thơ này. Mạch thơ tuôn trào theo dòng hồi tưởng của nhà thơ về những năm tháng gắn bó với mảnh đất và con người Việt Bắc mà khởi nguồn là giây phút chia li thật xúc động nghẹn ngào.

    Chúng ta đã từng có những áng văn chương lớn nói về những cuộc chia ly làm não lòng nhiều thế hệ người đọc Việt Nam. Đó là giọt nước mắt chia li của người chinh phụ tiễn chồng ra biên ải (Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn) ; đó là phút tử biệt "một giã gia đình một rừng rưng" của người chiến sĩ bước vào khói lửa đạn bom (Tống biệt hành – Thâm tâm) ; hay đó là cuộc chia li "chói ngời sắc đỏ" của người vợ xa chồng trong khánh chiến chống Mĩ.. Thế nhưng, có một cuộc chia li không thẩm đẫm nước mắt, không nhuốm màu tử biệt đã đi vào lịch sử, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của dân tộc. Không phải là cuộc chia li chồng vợ hay của đôi trai gái chung tình, mà buổi tiễn chân bộ đội miền xuôi về với thủ đô vẫn nghe sao thật tình tứ, mặn nồng.

    - Mình về mình có nhớ ta

    Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

    Ngay từ câu thơ đầu tiên, người ở lại đã cất lên tiếng lòng đẩy băn khoăn trăn trở về tình cảm của người ra đi. Thật dễ hiểu, bởi trong mỗi cuộc chia li thì người ở lại luôn có tâm trạng nặng nề hơn, vừa phải đối diện với một không gian trống trải, thiếu vắng bóng người, vừa luyến tiếc những năm tháng gắn bó, liệu người đi rồi có còn nhớ ta chăng?

    Câu hỏi tu từ mang âm hưởng ca dao "minh về có nhớ ta chăng? – Ta về ta nhớ hàm răng minh cười", với lối xưng hộ "mình – ta" ngọt ngào, đằm thắm như đôi trai gái yêu nhau đã khơi gợi tình cảm gần gũi, tha thiết nhớ thương của người về xuôi: Người về chốn thị thành phồn hoa, có còn nhớ đến ta?

    Vừa khơi gợi cảm xúc, câu hỏi tu từ vừa như nhắc nhớ về khoảng thời gian gắn bỏ mười lăm năm, kể từ những ngày đầu mới xây dựng căn cứ địa Việt Bắc. Chỉ nhắc đến khoảng thời gian đằng đẳng ấy thôi cũng đủ khơi dậy biết bao kỉ niệm về những gian khổ, thiếu thốn "ta" và "mình" đã trải qua. Nó "thiết tha, mặn nồng" bền chặt, keo sơn và luôn in dấu trong lòng người ở lại.

    Kỉ niệm không chỉ được nhắc nhớ qua thời gian "mười lăm năm" mà còn được nhắc nhớ qua không gian núi rừng Việt Bắc qua cấu trúc câu hỏi được lặp lại:

    "Mình về mình có nhở không

    Nhìn cây nhớ núi, nhìn sống nhớ nguồn?"

    Câu thơ vẽ lên không gian đặc trưng của núi rừng Việt Bắc, không gian đã từng gắn bó một thời gian khổ hào hùng của người đi kẻ ở, giờ đây đã trở thành không gian của nỗi nhớ. Nhà thơ đã sử dụng hai điệp từ lặp đi lặp lại ở hai về "nhìn – nhớ" để nhấn mạnh và khắc sâu những diễn biến sẽ có trong tâm trí người ra đi. Núi rừng, sông suối nơi Việt bắc sẽ trở thành một phần kí ức của bộ đội miền xuôi, để khi về lại thủ đô, mỗi lần nhìn "cây" nhìn "sông" ở nơi ấy sẽ gợi nhắc về không gian "núi", "nguồn" chốn thượng ngàn. Câu thơ bộc lộ sự thấu hiểu tâm trạng người đi và ngâmd ẩn một lời nhắc nhớ ngườ đi gìn giữ tấm chân tỉnh: Đừng vì hoàn cảnh sống thay đổi mà quên những ngày tháng đồng cam cộng khổ ở Việt Bắc thân thương.

    Qua hai cặp câu hỏi tu từ giãi bày nỗi lòng nhớ nhung, trăn trở của người ở lại, ta không chỉ thấy được tình cảm đậm đà sâu sắc của đồng bào Việt Bắc dành cho cán bộ miền xuôi, mà còn thấy được sự trân trọng, nâng niu những kỉ niệm buồn vui suốt mười lăm năm gắn bó của họ.

    Để đáp lại những băn khoăn trăn trở của người ở lại, người ra đi đã khẳng định câu thơ đầy xúc động:

    "Tiếng ai tha thiết bên cồn..

    Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"

    Nếu như Việt Bắc chắc chắn về nỗi băn khoăn "mình về mình có nhớ.." thì đây chính là lời khẳng định nhớ, về tình cảm của người đi dành cho Việt Bắc trong sự đồng điệu tâm hồn. Người đi không chỉ nhớ mà còn khắc ghi sâu đậm trong tâm khảm "tiếng" và "hình" của người ở lại. Đại từ phiếm chỉ "ai" khiến đối tượng của nỗi nhớ trở nên bao quát hơn và thi vị hơn, bởi nó khiển câu thơ mang dáng dấp những câu dân ca ngọt ngào, tình tứ: "Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/ Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai". Bởi đã gắn bó rất lâu nên tiếng nói của người Việt Bắc đã trở thành đối tượng sâu đậm đầu tiên của nỗi nhớ. Thứ thanh âm "tha thiết" quen thuộc mang đặc trưng của vùng miền đã gieo vào lòng người đi nỗi "bâng khuâng" vừa buồn vui, vừa luyến nhớ, khiến bước chân trở nên "bồn chồn", bởi lòng ngổn ngang nỗi nhớ, chùng chình nửa ở nửa đi! Trong hai câu thơ lục bát, tác giả sử dụng đến ba từ láy "tha thiết", bâng khuâng "," bồn chồn "để diễn tả trạng thái cảm xúc đang trào dân và luôn thường trực của người ra đi. Lời đáp phải chăng đã giải đáp thỏa đáng nỗi niềm băn khoăn của đồng bào Việt Bắc? Tiếp theo trong lời đáp ấy, nhịp thơ thay đổi, khiến câu thơ như bẻ đôi, chia li, cách biệt:

    " Áo chàm đưa buổi phân li

    Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay "

    Từ nhớ tiếng sang nhớ hình. Một nét ấn tượng nữa trong tâm trí người đi đó lại là hình ảnh của chiếc áo chàm quen thuộc, đặc trưng cho lối ăn mặc của người Việt Bắc. Mượn hình ảnh hoán dụ" áo chàm "để chỉ người dân Việt Bắc, người ra đi đã bộc lộ một nỗi niềm thương nhớ và yêu mến cái chất phác, giản dị toát ra từ cái sắc trầm bền bị, sắc son ấy. Cùng với hình ảnh đồng bảo Việt Bắc, hành động" cầm tay "cũng để lại ấn tượng thật sâu sắc, cái nắm tay thật giản đơn, mộc mạc thôi mà chất chứa bao ân tình, hơn ngàn vạn lời nói. Qua cái nắm tay, người đi cảm nhận được hơi ấm, niềm tin yêu, cảm nhận được tâm tư, tình cảm của người ra đì. Cách ngắt nhịp 3/3/2 của câu thơ và dấu chấm lửng cuối dòng đã tạo nên những khoảng lặng trong cảm xúc người ở kẻ đi. Đó là những giây phút nghẹn ngào không nói nên lời, chỉ biết nắm tay nhau thật chặt để níu lại những thương yêu. Thật xúc động biết bao!

    Bốn câu thơ đáp lời người ở lại của cán bộ miền xuôi bằng tình cảm chân thành và sâu nặng đã thực sự làm yên lòng người ở lại. Dù không dùng đến một từ" nhớ ", nhưng nỗi nhớ tràn ngập bốn dòng thơ và xâm lấn trong tâm hồn, trong chiều sâu cảm xúc của người ra đi. Tình cảm ấy cũng thủy chung son sắt, đậm đà tha thiết lắm thay!

    Nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng thơ Tố Hữu là thơ của thứ tình cảm lớn, niềm vui lớn, cảm xúc thơ luôn gắn liền với những sự kiện chính trị quan trọng có ý nghĩa cộng đồng. Nhưng phải nhận thấy một điều rằng, dù là đề cập đến nội dung chính trị nhưng rất gần gũi, giàu cảm xúc mà không hề khô khan giáo điều. Đoạn thơ nói tái hiện khung cảnh chia tay trong thời khắc lịch sử quan trọng của đất nước giữa đồng bào Việt Bắc và bộ đội miền xuôi mà nghe như cuộc chia tay đầy lưu luyến bịn rịn của đội trai gái yêu nhau vậy. Thật lãng mạn và thẩm thiết tình người.

    Qua tám câu thơ đầu, bằng việc sử dụng cấu trúc đối đáp giao duyên" ta" "mình", kết hợp với việc sử dụng những ngôn từ hình ảnh giàu sức gợi hình, gợi cảm mà mộc mạc chân thành, nhà thơ đã làm nổi bật khung cảnh chia tay đầy lưu luyến giữa bộ đội miền xuôi và Việt Bắc. Đoạn thơ cũng góp phần ngợi ca vẻ đẹp trong tâm hồn con người Việt Bắc, ngợi ca tình nghĩa cách mạng thủy chung gắn bó. Bằng việc sử dụng khéo léo, tài tình ngôn ngữ dân tộc, Tố Hữu đã trữ tình hóa mối quan hệ chính trị, khiến tình quân dân trở nên thi vị và đầy ấn tượng. Đoạn thơ góp phần làm nên thành công của tác phẩm và đem đến cho người đọc ấn tượng thật đẹp về một thời kì đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...