Vì Sao Cá Voi Được Xếp Vào Lớp Thú? "Vì sao cá voi được xếp vào lớp thú?" Một câu hỏi khá thú vị mang theo một chút khoa học khiến các bạn học môn Sinh Học THCS không khỏi thắc mắc và mơ màng. Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về câu hỏi nhé. Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu lớp thú là gì nhé? Lớp thú là lớp động vật có xương sống, được xem là tổ chức sinh vật cao nhất trong môi trường hệ sinh thái của trái đất. Với đặc điểm có thai, sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, lớp thú phân biệt khoảng cách với các lớp động vật còn lại. Nhưng tại sao cá Voi, khi mọi người đã gọi là "Cá" ròi nhưng vẫn được xếp lớp thú? Khi phân tích các đặc điểm của cá Voi, người ta thấy rằng cá Voi có tất cả đặc điểm của lớp thú như: Thở bằng phổi, tim 4 ngăn hoàn chỉnh, động vật máu nóng, có lông mao. Đặc biệt, cá voi không đẻ trứng như các loài cá khác, nó sinh con và nuôi con bằng chính sữa mẹ. Khi cá Voi bơi trong nước, chúng lấy oxi bằng cách bơi lên gần mặt nước để nhả khí cacbonic và lấy khí oxi ở trong không khí. Điều này khiến cá voi phân biệt hoàn toàn với các loài cá khác (thở bằng mang và hô hấp ở trong nước). Các loài động vật có vú thông thường có lỗ mũi phát triển phía trước đầu, nhưng cá voi có lỗ mũi trên đỉnh đầu.. Có thể nói rằng, cá voi là một "loài đặc biệt" trong lớp thú ngày nay. Thật thú vị phải không nào? Hãy cùng mình tìm hiểu thêm những thông tin khác về cá voi nhé! Cá voi có nguồn gốc từ đâu? Từ rất lâu về trước có một loài động vật có vú và ăn thịt trên đất liền, có hai chi thích nghi với việc di chuyển trên cạn, đuôi của nó dạng thẳng và không thích nghi với việc bơi lội. Thế nhưng loài cá Voi lại có nguồn gốc từ đó. Và nay loài động vật đấy đã tuyệt chủng được 48 năm rồi. Tại sao "loài thú" cá Voi này lại sinh sống dưới nước? Do nhu cầu tìm kiếm thức ăn và mở rộng lãnh thổ nên chúng thường xuyên hoạt động trong môi trường nước. Sau một thời gian hoạt động dưới nước, chân đã thích nghi cả trên cạn lẫn dưới nước, tuy nhiên đuôi vẫn chưa có biến đổi rõ rệt. Trải qua hàng triệu năm, chúng không còn quay về đất liền nữa. Đôi chân sau đó trở nên không cần thiết và dần tiêu biến. Đôi chân trước và đuôi trở thành vây bơi giúp loài động vật này di chuyển về phía trước. Chúng có giống với loài trên cạn không? Bởi tiền thân từ loài động vật ăn thịt trên đất liền, nên mặc dù sống dưới nước nhưng cá voi vẫn mang những đặc điểm của loài động vật thuộc lớp thú. Vây cá voi có cấu trúc xương giống với chi trước của các loài thú như: Dơi, hà mã, người. Đôi mắt của cá voi có thể nhìn tập trung cao và nhìn ở trong những vùng ánh sáng yếu. Đôi tai trong của cá voi hết sức nhạy bén, chúng có thể nghe, cảm nhận từ những tần số âm thanh vô cùng nhỏ dù cách xa chúng hàng chục dặm. Cá Voi ngủ như thế nào? Phổi cá voi có dung tích khổng lồ. Theo đó, chỉ cần một lần lấy hơi khi ngoi lên mặt nước, chúng có thể ở dưới nước hàng chục phút mà không cần thở. Đây chính là thời gian chúng dùng để ngủ. Cơ thế thở khép kín này quyết định thời gian cá voi ngủ dưới nước. Những thông tin của cá Voi trong các trang báo (Trong ảnh là hình ảnh bộ đội biên phòng đang giải cứu cá voi về với biển - Nguồn - báo thanh niên) Người dân đi biển rất quý cá voi, họ hay gọi là Cá Ông. Đã có rất nhiều trường hợp Ngư dân gặp nạn và được cá voi cứu sống và cũng đã có rất nhiều trường hợp cá voi bị mắc cạn được các ngư dân giải cứu trở về với biển khơi. Cá voi khổng lồ dùng vây che chở, cứu nữ thợ lặn khỏi cá mập Con cá voi nặng 23 tấn khiến nữ thợ lặn và các chuyên gia vô cùng bất ngờ vì hành động che chở của nó. Con cá voi thậm chí còn dùng vây để che chở cho Nan, nhà sinh vật học nói. Nan, 63 tuổi, tin rằng đây là bằng chứng cho thấy bản tính bảo vệ những loài khác – bao gồm cả con người - của cá voi. Nan kể rằng ngay gần đó là một con cá mập hổ dài 6m. Tuy nhiên, video không ghi lại được cảnh con cá mập tiến đến gần. Sau đó, một con cá voi khác cũng xuất hiện, liên tục vẫy đuôi để đuổi cá mập đi, Nan kể. Sự việc xảy ra ngoài khơi bãi biển Muri thuộc quần đảo Cook, quốc gia gần New Zealand hồi tháng 10. Khi Nan trở về thuyền, con cá voi thậm chí còn nổi lên mặt nước để kiểm tra cô. Ban đầu, Nan không hề biết tại sao con cá voi lại đến gần cô. "Nó tiếp cận tôi và không ngừng đẩy tôi đi trong 10 phút", Nan nói. "Tôi đã có 28 năm kinh nghiệm lặn dưới biển cùng cá voi nhưng chưa bao giờ có con nào kiên quyết đẩy tôi và giấu tôi dưới vây như vậy". Nữ thợ lặn kể thêm: "Tôi quá tập trung vào cá voi nên không hề biết cá mập ở ngay gần". Thật tuyệt vời phải không nào, những điều kì lạ của cá Voi, không những nó thuộc "lớp thú" khác với loài cá khác và nó còn giúp đỡ những người gặp nạn trên biển nữa. Mong rằng bài viết này bạn sẽ có những thông tin hữu ích về cá Voi kì lạ này nhé! Chúc bạn một ngày vui vẻ!