Chào các bạn! Trong số chúng ta chắc hẳn có nhiều người đã nhìn thấy cá voi và từng thắc mắc: Tại sao cá voi là cá và sống dưới nước mà lại được xếp vào nhóm động vật thuộc nhóm thú? Cá voi nó có gì khác so với các loại cá khác? Hôm nay để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu thêm về loài cá to lớn của biển khơi này nhé: Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu vì sao cá voi lại được xếp vào động vật nhóm thú. Cá voi được xếp vào động vật nhóm thù bởi vì cấu tạo của chúng có đầy đủ đặc tính của lớp thú sống trên cạn: - Cá voi có thể thở bằng phổi trong khi các loại cá khác thở bằng mang - Cấu tạo tim của cá voi có 4 ngăn trong khi loài cá có cấu tạo tim 2 ngăn. - Cá voi sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ (đặc điểm này giống các loại động vật thuộc nhóm thú nhất) trong khi các loài cá khác không hề nuôi con bằng sữa mẹ. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về cá voi nhé: Cùng với sự thay đổi của môi trường sống trên trái đất, loài khủng long tuyệt chủng tạo cơ hội cho các sinh vật khác phát triển rất nhanh. Sự sinh sôi nảy nở đó bao gồm có cả cá voi. Sự sinh sôi nhanh chóng dần dần tạo nên áp lực cho các loài sinh vật về chổ ở và thức ăn: Chổ ở ngày càng chật chội, thức ăn ngày càng khan hiếm. Trong hoàn cảnh đó Cá voi với cơ thể to lớn đã phải di dời dần từ vùng núi xuống đồng bằng ven biển để sinh sống và tìm kiếm thức ăn. Trải qua một thời gian dài tiến hóa loài cá voi đã thích nghi với môi trường nước cho đến tận bây giờ. Cùng với sự thay đổi của môi trường sinh sống, loài cá voi buộc phải tiến hóa và thay đổi về cơ thể để thích nghi với cuộc sống dưới nước. Khi di chuyển đến môi trường nước cùng với các loại thức ăn chúng kiếm được, Cá voi từ từ tiến hóa thành hai nhóm: Nhóm có răng và nhóm không có răng: + Nhóm có răng: Là nhóm chuyên ăn các loại cá và nhuyễn thể ở biển nên răng càng ngày càng phát triển nhanh. + Nhóm không có răng: Là nhóm chuyên ăn các sinh vật phù du mềm nên răng chúng dần dần biến mất hoàn toàn. Cá voi được phân làm nhiều loại như: Cá voi Xanh, Cá voi Xám, Cá voi lưng gù.. To nhất có lẽ phải kể đến là cá voi Xanh (chúng dài khoảng 30m và nặng trên 150 tấn). Cá voi có thân hình thon dài, xương sống rất mềm dẻo nên nó có khả năng bơi lội uốn lượn dưới nước rất tốt. Da của chúng láng mịn và trơn nên khả năng chịu lạnh rất cao. Phổi cá voi có khả năng lọc khí tuyệt vời: Chỉ cần ngoi đầu lên mặt nước khoảng 2 giây là có thể hít thở và lọc khí trong phổi đến 90% và với lượng khí lọc tích trữ này chúng có thể lặn sâu 2h đồng hồ mà không có vấn đề gì. Cá voi bình thường sinh sống ở vùng có khí hậu lạnh như Bắc cực, tuy nhiên khi sinh sản chúng thường phải di chuyển về vùng phía Nam ấm áp hơn. Chúng mang thai gần 1 năm (10-11 tháng). Những chú cá voi con khi sinh ra đã có thân hình to lớn (thường dài 7-8m nặng 3-4 tấn và sau 1 tháng thì có thể lớn gấp đôi). Mỗi chú cá voi con có thể uống 200 lít sữa mỗi ngày và thật may mắn khi tạo hóa ban cho cá voi mẹ thừa khả năng để đáp ứng điều đó. Các nhà khoa học nghiên cứu và chỉ ra rằng: Tuổi thọ trung bình của cá voi khi sống trong môi trường tự nhiên có thể lên đến 50 năm thậm chí còn lâu hơn. Để liên kết bầy đàn các chú cá voi thường phát ra các âm thanh đặc trưng riêng để nhận diện, Đặc biệt âm thanh đó được sử dụng nhiều trong việc báo hiệu cho nhau những mối nguy hiểm đang đe dọa. Đối với các ngư dân vùng biển, cá voi được họ tôn thờ và gọi bằng cái tên: "Cá Ông". Có rất nhiều ngư dân đi đánh cá xa bờ gặp nguy hiểm được cá voi cứu sống và đưa vào bờ. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều chú cá voi bị mắc cạn đã được ngư dân giải thoát và đưa trở lại biển khơi. /