Vì sao lại nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc?

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Hanthienlam321, 23 Tháng sáu 2021.

  1. Hanthienlam321

    Bài viết:
    62
    Để có được độc lập như ngày hôm nay, thì Việt Nam chúng ta đã trải qua không biết bao lần kháng chiến chống lại quân xâm lược. Với sự lãnh đạo tuyệt vời của những người đứng đầu, chúng ta đã có những trận đánh trên không, trên bộ hay thậm chí những trận thủy chiến thắng lợi làm dân tộc ta tự hào. Trong đó trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo đã làm cho quân Nam Hán khiếp sợ và thất bại dưới sự lãnh đạo tuyệt vời của ông.

    Vậy Ngô Quyền là ai?

    - Ngô Quyền sinh năm 898 tại Đường Lâm (nay là Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) và mất năm 945. Ông chính là vị vua đầu tiên của thời nhà Ngô. Ngoài tên Ngô Quyền, ông còn được mọi người biết đến với các tên khác như Ngô Vũ Vương hay Tiền Ngô Vương.

    - Sinh ra trong một gia đình dòng họ có thế lực, cha ông là Ngô Mân làm chức châu mục Đường Lâm, ngay khi còn nhỏ ông đã là người có trí dũng, văn võ song toàn nên lớn lên ông được Dương Đình Nghệ tin tưởng và gả con gái cho.

    - Vì Ngô Quyền là người mở ra thời kì độc lập huy hoàng cho dân tộc, cùng sự thông minh và nhạy bén của mình nên ông được giới sử gia tôn vinh là "vua của các vị vua". Ngô Quyền được vinh danh là một trong 14 người anh hùng của dân tộc Việt Nam.

    [​IMG]

    Tình hình nước ta trước khi trận sông Bạch Đằng 938 diễn ra?

    - Trước khi diễn ra trận chiến trên sông Bạch Đằng thì nước ta có tình hình tương đối phức tạp.

    - 937 vì muốn cướp ngôi Tiết độ sứ mà con rể Kiều Công Tiễn đã giết hại Dương Đình Nghệ. Vụ giết hại này gây nên sự căm phẫn của các vị hào trưởng và nhân dân lúc bấy giờ.

    - Khi nghe tin, tháng 12 năm 938 Ngô Quyền gấp rút tiến quân từ Châu Ái (Thanh Hóa) ra Bắc để tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Do Kiều Công Tiễn quá hoảng sợ mà đã qua cầu vua Nam Hán giúp đỡ. Lấy cớ đó vua Nam Hán Lưu Cung phái con trai Lưu Hoằng Tháo đem quân sang xâm chiếm nước ta.

    - Tuy nhiên, trước khi quân Nam Hán qua xâm lược thì Kiều Công Tiễn đã bị Ngô Quyền trừ khử. Sau đó ông tập hợp lực lượng cùng kêu gọi người dân chuẩn bị kế hoạch đánh quân Nam Hán.

    Sách lược của Ngô Quyền diễn ra thế nào?

    [​IMG]


    - Với sự thông minh và tài quan sát xuất sắc của mình ông đã nhìn ra được lợi dụng sông Bạch Đằng để dàn trận, với chủ trương phải đánh thắng quân Nam Hán trong lần đầu tiên.

    - Tại cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã huy động binh lính và người dân cùng nhau đóng cọc xuống sông. Hơn ba nghìn cây gỗ được vót nhọn rồi bọc đầu sắt được cắm xuống lòng sông với một quãng khoảng 3 dặm khi thủy triều lên che hết cọc nên không bị lộ.

    - Chiến lược của Ngô Quyền là dụ địch vào trận địa khi nước thủy triều gần rút hết, khi đó thuyền của địch sẽ bị mắc kẹt vì nước thủy triều rút nhanh chóng. Vào một ngày mùa đông năm 938 Hoàng Tháo dẫn quân của mình đến cửa sông Bạch Đằng. Ông sai thuyền quân mình ra đánh và giả vờ thua để dụ địch đuổi theo vào sông Bạch Đằng. Địch không nghĩ gì đuổi theo, kế hoạch đúng như dự định. Địch đuổi theo, quân ta đánh cầm cự với giặc. Đúng lúc này nước thuỷ triều rút nhanh chóng, làm đám cọc bày trí sẵn nhô lên đâm vào thuyền địch hàng loạt. Quân ta nhân lúc này phát động tổng tấn công, đánh cho địch không kịp trở tay. Kết quả quân Nam Hán bị tiêu diệt gọn, thuyền địch bị phá hủy toàn bộ cùng Hoàng Tháo tử trận.

    [​IMG]

    Vì sao lại nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc?

    Vì:

    - Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử của Việt Nam. Trận thủy chiến này đánh tan âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán, mặc dù Nam Hán còn tồn tại trong một khoảng thời gian nhưng không dám lăm le tới đất nước ta.

    - Đại thắng trận Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng hào hùng, chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Trận chiến này kết thúc nền thống trị hơn 1000 năm Bắc thuộc mà nó mở ra một thời kì mới cho đất nước ta.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...