Chương 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH 2.4. Chiến lược cạnh tranh nội bộ ngành về lĩnh vực điện thoại thông minh 2.4. 3. Sự khác nhau trong cách áp dụng 4P ở Việt Nam và trên thế giới (tiếp) Bấm để xem Promotion (Truyền thông) Mỗi khi Apple trình làng mẫu iPhone mới, bao giờ cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của các tín đồ công nghệ. Tạp chí Time cho rằng, bí quyết marketing của Apple nằm ở chiến thuật độc quyền. Nghĩa là không phải ai muốn cũng có thể sở hữu iPhone mới ra lò. Apple cố tình hạn chế số lượng iPhone mới lên kệ và phục vụ khách hàng theo nguyên tắc ai đến trước được mua trước. Chính sách độc quyền không chỉ khiến cho những khách hàng đang sở hữu iPhone cảm thấy mình đặc biệt mà còn tạo cảm giác ghen tị cho những người muốn nhưng chưa tậu được sản phẩm công nghệ này. Càng ghen tị, họ càng quyết tâm sở hữu cho bằng được một chiếc iPhone mới. Theo trang Applehacks, một điều tuyệt vời nữa của chiến thuật độc quyền là nó tạo ra hai nhóm đối lập: Nhóm có và nhóm không có iPhone. Hai nhóm này thường tranh luận với nhau trên các blog, diễn đàn hay thậm chí là tranh luận trực tiếp. Điều này khiến cho iPhone càng trở nên hot hơn và thu hút nhiều hơn sự chú ý của truyền thông. Vẫn được áp dụng theo công thức marketing "bí mật" và "rò rỉ" rồi đến chính thức. Như đã trở thành 1 vòng tuần hoàn, các sản phẩm của Apple luôn đem lại cho người dùng sự ấn tượng ngoài mong đợi, để rồi chính cái ấn tượng ấy làm cầu nối cho sự kỳ vọng vào 1 sản phẩm tiếp theo. Khi ấy tư tưởng này sẽ dẫn dắt họ tìm kiếm thông tin, để đến lúc sắp sửa mở bán chính thức thì Apple mới tung tin chính thức những hình ảnh về sản phẩm, tính năng có những cải tiến gì, giá bán ra sao, có bao nhiêu dòng cụ thể v. V.. Và lúc ấy thì những hình ảnh sản phẩm đẹp, những video giới thiệu sản phẩm tuyệt vời là những công cụ giúp khách hàng đánh giá sản phẩm và có những cái nhìn đầy khao khát đối với sản phẩm. Trong khi đó, Vsmart đã lựa chọn một cách nhập cuộc rất khác biệt: Đó là mời các nhà phân phối, bán lẻ đi thăm quan nhà máy sản xuất smartphone của mình (tại Hải Phòng). Không có đơn vị nào từ chối lời mời, thậm chí họ còn tỏ ra hào hứng và một số không nhỏ lên mạng xã hội để "khoe" về chuyến đi sắp diễn ra. Phân tích về lời mời có phần bất ngờ này của Vsmart, một chuyên gia tư vấn xây dựng thương hiệu đã phải thốt lên: "Đây có lẽ là cách marketing lạ và liều nhất trên thị trường smartphone thế giới chứ không riêng ở Việt Nam". Lạ là bởi các dây chuyền sản xuất, thử nghiệm và kiểm tra sản phẩm là những thứ mà các nhà sản xuất thiết bị điện tử thường "giấu" rất kín, không muốn bất kỳ ai thấy được, kể cả khách hàng hay đối tác. Liều là vì đối tượng thăm nhà máy là những nhà phân phối smartphone lâu năm tại thị trường Việt Nam, những người đã quá am hiểu thị trường, sản phẩm cũng như quy trình sản xuất. Không tung ra sản phẩm trước đó để gầy dựng lòng tin, không marketing rầm rộ, cũng không hô hào những khẩu hiệu xã hội nào đấy, Vsmart đi nước cờ truyền thông bằng chính chất lượng, bằng những gì tai nghe mắt thấy, bằng sự tự tin về công sức mạnh công nghệ tự vươn lên của bản thân mình. Kết quả thu được sau chuyến thăm nằm ngoài mong đợi, khi tất cả các nhà phân phối lớn nhất thị trường hiện nay đều có phản hồi rất tốt và ngay lập tức đặt bút ký thỏa thuận trở thành nhà phân phối Vsmart
Chương 3: HƯỚNG ĐI CHO THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH Bấm để xem - Trong 2 năm trở lại đây, thị trường smartphone đang có dấu hiệu bão hòa. Theo lí thuyết, bão hòa thị trường xảy ra khi khả năng tiêu thụ của thị trường đã đạt giới hạn. Có thể hiểu là toàn bộ các OEM (nhà sản xuất) đã có thể tiếp cận với các thị trường mà họ mong muốn, nhưng việc có quá nhiều OEM trong một thị trường làm sự cạnh tranh trở nên rất gay gắt. Để rồi đến một thời điểm, nhu cầu tiêu thụ của thị trường đó đứng lại, không gia tăng hoặc tăng rất chậm. Các OEM buộc phải giành thị phần của nhau, thay vì khai phá và mở rộng độ bao phủ thị trường. - Có hai giả thuyết giải thích cho hiện tượng này: Smartphone không có nhiều đổi mới, tức các sản phẩm giờ không còn đủ tính đột phá để lôi kéo người dùng mua điện thoại mới. Yếu tố thứ 2 chính là các thiết bị smartphone đang có 'tuổi thọ' cao hơn bao giờ hết, điều này khiến chu kì thay máy trở nên dài. Thông thường chu kì của một chiếc smartphone là 6 tháng đến 2 năm. Tuy nhiên, với chất lượng và độ hoàn thiện của smartphone hiện nay, chu kì này đã có thể lên đến 2 năm đến 4 năm. - Khi doanh số smartphone chững lại, các ông lớn công nghệ phải nỗ lực tìm cách đa dạng hóa, cách thức mới để thu hút khách hàng. - Mỗi hãng lại có cách tiếp cận khác nhau để đối phó. Chẳng hạn, Apple tập trung hơn vào mảng dịch vụ - Apple Music, iCloud, Apple Pay, Apple Tv, Apple News, Apple Aircade – để giúp công ty thu được nhiều doanh thu hơn từ mỗi người dùng iPhone, bù đắp cho việc bán iPhone sụt giảm. - Những công ty khác như Huawei và Motorola lại đặt cược vào các công nghệ mới như 5G, màn hình gập hay camera ẩn dưới màn hình để lôi kéo mọi người. Dù vậy, còn lâu 5G mới thực sự đến với số đông và sự cố liên quan đến màn hình Huawei Mate X khi ra mắt ám chỉ smartphone màn hình gập chưa sẵn sàng bùng nổ. - Một số công ty khác như Samsung - vốn đã có ưu thế khác về các mảng điện tử như máy lạnh, máy giặt, tivi, ngoài việc nâng cấp công nghệ mới lên điện thoại của mình, họ cũng đầu tư mạnh mẽ để tạo ra 1 hệ sinh thái thông minh mang thương hiệu Samsung
KẾT LUẬN Bấm để xem Nhìn chung, mỗi sản phẩm smartphone đều có những ưu điểm, cá tính riêng. Hơn cả thế, mỗi chiếc điện thoại thực sự là 1 trái ngọt đọng lại trên những vườn cây công nghệ mà những nhà phát triển, phân tích đã dày công nghiên cứu. Còn việc phân phối những chiếc điện thoại này đến tay người dùng thì thực sự là 1 cuộc chiến khốc liệt giữa các chiến lược gia cũng như những bộ óc có tầm nhìn vĩ mô, tuy nhiên, tất cả những việc họ làm đều hướng về một mục đích duy nhất: Giúp người dùng tìm ra thiết bị phù hợp nhất với mình. Nếu các bạn muốn sở hữu một chiếc điện thoại tốt với mức giá hợp lý thì Samsung sẽ là một lựa chọn lý tưởng. Nhưng nếu bạn muốn sở hữu một chiếc smartphone thời thượng để khẳng định đẳng cấp thì đương nhiên không chiếc điện thoại nào vượt qua được iPhone. IPhone và SamSung luôn sở hữu lượng fan trung thành riêng và mỗi nhóm fan luôn có những lý lẽ thuyết phục riêng của mình để giải thích lý do vì sao lại đam mê thương hiệu đó. Thông qua những thông tin được phân tích như trên, có thể thấy cạnh tranh nội bộ ngành có ích bởi nó tăng cường sự phát triển, thúc đẩy các nhà sản xuất không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như là giá cả được điều chỉnh cho hợp lí để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, kéo theo đó là những hệ thống, dây chuyền sản xuất có liên quan cũng sẽ dần được cải tiến. Tuy nhiên, mặt trái là cạnh tranh sẽ dẫn đến mức giá thấp hơn so với thị trường chung và sẽ dẫn đến doanh thu thấp hơn. Từ đó doanh nghiệp sẽ không trả được số vốn ban đầu. Suy cho cùng, chính vì cạnh tranh đóng 1 vai trò không hề nhỏ trong quá trình phát triển của xã hội loài người văn minh hiện nay, chúng ta vẫn luôn cần nó. Và đôi khi, yếu tố quan trọng này cũng đem đến sự phát triển sai lệch, đặc biệt là về mặt đạo đức, lúc đó chúng ta cần phải không ngừng nâng cao hiểu biết để nhận thức rõ và có những biện pháp ứng dụng linh hoạt trong từng giai đoạn của thị trường