[Tiểu luận] Cạnh tranh trong nội bộ ngành trong lĩnh vực điện thoại di động

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 5 Tháng ba 2023.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Tiểu luận môn học

    Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin

    Đề tài

    CẠNH TRANH TRONG NỘI BỘ NGÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

    MỤC LỤC

     
  2. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    PHẦN MỞ ĐẦU

    I. Tính cấp thiết của đề tài


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bất kể quy mô trong cùng một ngành nhằm để giành được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là điều tất yếu và không thể tránh khỏi. Cạnh tranh được coi như một quy luật vận hành và phát triển của nền kinh tế thị trường khi mà sự chuyển đổi từ nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường diễn ra. Khái niệm "cạnh tranh" được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và nghe qua thì có vẻ rất tiêu cực, song bên cạnh những hạn chế thì những lợi ích mà nó đem lại cho nền kinh tế thị trường cũng như đời sống xã hội mới là cái quan trọng. Như đã nói "cạnh tranh" là cơ chế vận hành và phát triển của nền kinh tế thị trường, nó thúc đẩy sự đổi mới và cải thiện chính bản thân các doanh nghiệp để có thể trụ vững cũng như vươn lên và đồng thời đào thải những doanh nghiệp yếu kém, không phù hợp với thị hiếu của thị trường. Chính nhờ áp dụng những quy luật của sự cạnh tranh tự đào thải này mà nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu: Đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội phát triển hơn, kinh tế phát triển ổn định.

    Cạnh tranh diễn ra ở mọi ngành nghề và mọi sản phẩm, có thể phân cạnh tranh thành hai hình thức là cạnh tranh khác ngành và cạnh tranh nội bộ ngành. Trong đó, cạnh tranh nội bộ ngành được biểu hiện trực tiếp và rõ nét hơn trong đời sống xã hội hiện nay. Để có thể khái quát được sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong việc tranh giành thị phần và lợi nhuận trong cùng một sản phẩm, ta có thể nhìn vào nền doanh nghiệp điện thoại thông minh. Điện thoại thoại thông minh hay smartphone là một sản phẩm tiêu biểu cho nền công nghiệp số hiện nay, đã và đang đóng vai trò tất yếu và quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại. Khái niệm smartphone được ra đời từ năm 2003 dành cho những chiếc điện thoại mang trong mình những chức năng đời thường khác bên cạnh khả năng nghe gọi, kể từ đó đã có rất nhiều cái tên đi theo con đường này với đa dạng các hệ điều hành. Nhưng tính đến nay, hai cái tên lớn nhất còn sót lại trên thị trường chỉ còn hệ điều hành Android (Google) và IOS (Apple). Hai hệ điều hành này đều có những sự khác biệt rất lớn, căn bản nhất ở bản chất của cả hai. Android là hệ điều hành với mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử, trong khi IOS lại là hệ điều hành độc quyền dành cho các sản phẩm của Apple. Đây là minh chứng cho sự cạnh tranh, đào thải đầu tiên trong lịch sử phát triển của smartphone.

    Tính tới thời điểm hiện tại, thị trường nền di động thông minh đã phát triển nhanh chóng trong suốt gần hai thập kỷ qua. Theo số liệu thống kê toàn cầu vào năm 2020, lượng người dùng smartphone đã lên tới 3, 5 tỷ, chiếm khoảng 45, 04% dân số thế giới và gấp ba lần con số của lượng người dùng thiết bị liên lạc thông thường. Và đáng ngạc nhiên hơn cả đó là thị trường tiêu thụ smartphone lớn nhất không nằm ở những khu vực phát triển như Châu Âu hay Châu Mỹ mà là thị trường các nước đang phát triển ở Châu Á, tiêu biểu cho hai cái tên đứng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ.

    Việt Nam cũng là một thị trường đầy tiềm năng với vị trí thứ 7 về lượng người dùng smartphone. Theo thống kê cả nước được Adsota phát hành, thị trường Việt nam đến cuối năm 2019 có đến 43, 7 triệu người dùng smartphone, chiếm tỷ lệ 44, 9% dân số cả nước. Tuy nhiên, chiếm phần lớn các thiết bị điện thoại thông minh trong nước đều là các thương hiệu nhập ngoại. Không phải là vì chúng ta không có cho mình những cái tên riêng, bởi từ rất sớm ước mơ về một thương hiệu smartphone Việt đã được những cái tên như Mobiistar hay Q-mobile cho ra mắt từ năm 2009. Mobiistar đã đạt được những thành công bước đầu trong việc chiếm lĩnh thị trường ở phân khúc điện thoại giá rẻ. Thế nhưng trước những đợt sóng liên tiếp đến từ những hãng smartphone Trung Quốc với nguồn lực lớn mạnh hơn trong cùng một phân khúc thị trường, Mobiistar đã gục ngã và đành phải rời bỏ thị trường nước nhà để ra đi tìm cơ hội mới ở thị trường Ấn Độ vào cuối năm 2018. Tất cả đều do khả năng cạnh yếu kém trong môi trường khốc liệt mang tên điện thoại thông minh. Thị trường smartphone thương hiệu Việt từ đó cho đến quý 3 năm 2019 chỉ chiếm vỏn vẹn chưa đến 1% theo IDC. Có thể nói so với các thiết bị điện tử khác, điện thoại thông minh chính là sản phẩm có sự phát triển về mặt công nghệ nhanh nhất. Song song với sự bùng nổ hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và tích hợp trong điện thoại thông minh từ giải trí như quay phim, chụp ảnh.. đến viễn thông, bảo mật và sức khỏe ngày càng được nâng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu thường nhật cũng ngày càng một tăng của con người. Điều đó cho thấy vòng đời của các hệ máy hiện nay ngày càng được rút ngắn và người dùng cũng dần có xu hướng chuyển đổi giữa các hệ máy và thương hiệu. Chính vì thế để có thể sống sót và duy trì chuỗi sản xuất và cung ứng, các hãng điện thoại thông minh nước nhà hiện nay phải thích ứng cũng như bắt kịp xu thế về thiết kế lẫn chức năng và nâng cao khả năng bảo mật của thiết bị. Cái quan trọng không còn nằm ở sự khác biệt hay vượt bậc trong công nghệ mà chỉ đơn giản là sự thấu hiểu thị trường, làm tốt những gì đã có sẵn. Nói cách khác việc nắm bắt những quy luật cạnh tranh chính là chìa khóa giúp cho các hãng smartphone Việt nâng cao vị thế và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên vẫn không được rời xa giá trị cốt lõi của cạnh tranh nằm ở chất lượng của sản phẩm.

    ⦁ Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu:

    Thứ nhất, làm rõ khái niệm cạnh tranh nội bộ ngành.

    Thứ hai, khái quát tình hình cạnh tranh nội bộ ngành công nghiệp smartphone trên thế giới và tại Việt Nam.

    Thứ ba, đưa ra hướng đi cho các doanh nghiệp smartphone thương hiệu Việt nhằm tăng sức cạnh tranh, chiếm được lòng tin từ người tiêu dùng.

    ⦁ Phương pháp nghiên cứu:

    Phân tích tổng hợp, mô hình hóa, phương pháp chuyên gia.

    ⦁ Kết cấu:

    Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tiểu luận bao gồm 3 chương:

    - Chương 1: Khái niệm cạnh tranh nội bộ ngành, các hình thức cạnh tranh nội bộ.

    - Chương 2: Lịch sử hình thành của điện thoại thông minh, thị trường và chiến lược cạnh tranh nội bộ ngành trong lĩnh vực điện thoại thông minh.

    - Chương 3: Hướng đi cho nền doanh nghiệp điện thoại thông minh trong nước.
     
  3. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 1:

    CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH

    1.1. 1/ Cạnh tranh là gì?


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khái niệm cạnh tranh như đã đề cập được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao và kinh tế. Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì: Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.

    Tóm lại, ta có thể hiểu khái niệm cạnh tranh trong kinh tế là là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ trong thị trường để thu lợi nhuận cao nhất. Trong đó, khái niệm thị trường dùng để chỉ nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa bao gồm các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Trên thị trường các nhà sản xuất, người tiêu dùng, những người hoạt động buôn bán kinh doanh, quan hệ với nhau thông qua hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa. Như vậy thực chất thị trường là chỉ các hoạt động kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi, lưu thông hàng hóa và mối quan hệ về kinh tế giữa người với người.

    Từ đó hình thành nên nền kinh tế thị trường với hình thức đầu tiên là kinh tế hàng hóa. Kinh tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi và buôn bán trên thị trường. Nền kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa, mà ở đó mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất đều được quy định bởi thị trường. Xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn muốn có được những điều kiện thuận lợi: Thêu được nguồn lực rẻ với năng suất cao, mua được nguyên vật liệu rẻ, có được thị trường tiềm năng và đầu ra tốt.. Tuy nhiên những mặt lợi kể trên là hữu hạn so với lượng lớn các doanh nghiệp, vì thế việc tranh giành, chiếm giật những điều kiện thuận lợi về phía một đơn vị riêng lẻ là điều tất yếu. Sự cạnh tranh này chỉ kết thúc khi nó được đánh dấu bởi một bên chiến thắng và một bên thất bại. Tuy vậy cạnh tranh không bao giờ mất đi trong nền kinh tế thị trường bợi thị trường là một cánh cổng mở, nơi mà các doanh nghiệp không ngừng được sinh ra. Cạnh tranh chính là sự sống còn giữa các doanh nghiệp. Muốn tồn tại được buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua các biện pháp: Nâng cao năng lực sản xuất, giảm chi phí sản phẩm để cạnh tranh về giá cả.. Điều đó kéo theo những yêu cầu về cải tiến khoa học kỹ thuật, đòi hỏi sự nghiên cứu phát, triển hơn về công nghệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội.

    Trong quá trình cạnh tranh các nguồn lực của xã hội sẽ được chuyển từ nơi sản xuất kém hiệu quả đến nơi sản xuất có hiệu quả hơn. Tạo ra lợi ích xã hội cao hơn, mọi người sẽ sử dụng những sản phẩm tốt hơn. Cạnh tranh đem lại sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ. Do đó tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng, cho người tiêu dùng. Như vậy cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giúp cho sự phân bổ nguồn lực xã hội có hiệu quả, đem lại ích lợi lớn hơn cho xã hội. Cạnh tranh có thể được xem như là quá trình tích lũy về lượng để từ đó thực hiện các bước nhảy thay đổi về chất. Mỗi bước nhảy thay đổi về chất là mỗi nấc thang của xã hội, nó làm cho xã hội phát triển đi lên, tốt đẹp hơn. Vậy sự tồn tại của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan.
     
    Ennee, Kẻ xa lạ, Bin.lotus19 người khác thích bài này.
  4. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 1:

    CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH


    1.1. 2. Các hình thức canh tranh


    Khi đề cập đến cạnh tranh trong kinh tế, ta có thể căn cứ, phân chia theo các hình thức:

    1.1. 2.1. Căn cứ theo các chủ thể tham gia vào cạnh tranh, cạnh tranh được chia thành ba loại

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt, cả hai bên đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Người bán muốn bán với giá cao nhất để tối đa hóa lợi nhuận còn người mua muốn mua với giá thấp nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo và mức giá cuối cùng vẫn là mức giá thỏa thuận giữa hai bên.

    - Cạnh tranh giữa người mua và người mua: Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu, khi trên thị trường mức cung nhỏ hơn mức cầu. Lúc này hàng hóa trên thị trường sẽ khan hiếm, người mua để đạt được nhu cầu mong muốn của mình, họ sẽ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn do vậy mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn giữa những người mua, kết quả là giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, những người bán sẽ thu được lợi nhuận lớn trong khi những người mua bị thiệt thòi cả về giá cả và chất lượng, những trường hợp này chủ yếu chỉ tồn tại ở nền kinh tế bao cấp và tiêu biểu như hoạt động đấu giá.

    - Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất khi mà trong nền kinh tế thị trường, sức cung lớn hơn sức cầu rất nhiều, khách hàng được coi là thượng đế của người bán, là nhân tố có vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp phải luôn ganh đua, loại trừ nhau để giành những ưu thế và lợi thế cho mình. Và từ đó liên hệ trực tiếp đến hình thức phân chia tiếp theo.


    1.1. 2.2. Căn cứ vào phạm vi kinh tế (cạnh tranh giữa người bán với nhau) :

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các ngành kinh tế khác nhau nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất, là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh các doanh nghiệp của ngành này với ngành khác. Như vậy giữa các ngành kinh tế do các điều kiện khác nhau như môi trường kinh doanh, thu nhập khu vực, nhu cầu và thị hiếu nên cùng một lượng vốn đầu tư vào ngành này có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn các ngành khác. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều người sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp có xu hướng chuyển dịch sang sản xuất tại những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Kết quả là những ngành trước kia có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ thu hút các nguồn lực, quy mô sản xuất tăng. Do đó cung vượt quá cầu làm cho giá cả hàng hóa có xu hướng giảm xuống, làm giảm tỷ suất lợi nhuận. Ngược lại những ngành trước đây có tỷ suất lợi nhuận thấp khiến cho một số nhà đầu tư rút vốn chuyển sang lĩnh vực khác làm cho quy mô sản xuất của ngành này giảm, dẫn đến cung nhỏ hơn cầu, làm cho giá cả hàng hóa tăng và làm tăng tỷ suất lợi nhuận.

    - Cạnh tranh nội bộ ngành: Là hình thức cạnh tranh cốt lõi, khốc liệt nhất, dẫn đến sự hình thành giá trị thị trường, là nguyên nhân xa dẫn đến sự chuyển giao tỷ lệ giữa các ngành. Khái niệm cạnh tranh nội bộ ngành có thể hiểu là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất và tiêu dùng cùng một chủng loại sản phẩm. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau, các doanh nghiệp phải áp dụng mọi biện pháp để thu được lợi nhuận như cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cá biệt của hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch. Qua đó thúc đẩy trình độ sản xuất ngày càng phát triển, khiến các doanh nghiệp không có khả năng sẽ bị thu hẹp, buộc phải chuyển hướng thị trường tiêu thụ hoặc ngành khác, thậm chí còn có thể phá sản. Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị thị trường của hàng hóa (giá trị xã hội của hàng hóa). Điều kiện sản xuất trung bình trong một ngành thay đổi do kỹ thuật sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên làm cho giá trị thị trường của hàng hóa đó có xu hướng giảm xuống. Trên thị trường, hàng hóa phải bán theo giá thị trường (giá trị xã hội) mặc dù giá trị cá biệt khác nhau. Điều này làm cho điều kiện sản xuất trung bình của một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hóa giảm xuống, chủng loại hành hóa đa dạng với chất lượng ngày càng cao.
     
    Tiên Nhi, Ennee, Tiên Phan18 người khác thích bài này.
  5. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2:

    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH

    2.1. Lịch sử điện thoại


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Những năm đầu thế kỉ XIX:

    Năm 1876:

    Cha đẻ của chiếc điện thoại đầu tiên là Antonio Meucci nhưng người được cấp bằng sáng chế là Alexander Graham Bell. Đây được coi là mốc son đánh dấu sự ra đời của điện thoại. Chiếc điện thoại được thiết kế khá kiểu cách và cầu kỳ với hai nét đặc trưng là có hai đầu, một ống để nói và một ống để nghe và chỉ có người giàu mới có khả năng sở hữu chúng.

    Thế kỉ XX: Sự phát triển vượt bậc

    Năm 1967: Chiếc điện thoại được coi là "di động" đầu tiên trình làng với tên gọi Carry Phone, rất cồng kềnh cho việc di chuyển vì nó nặng đến 4, 5 kg.

    Năm 1973: Mốc đánh dấu quan trọng, ngày mà tiến sỹ Martin Cooper của Motorola thực hiện cuộc gọi đầu tiên từ chiếc điện thoại di động của mình.

    Điện thoại được miêu tả là một cục nhựa bọc sắt, hơi nặng tầm 4.4kg, bất tiện khi mang đi và khó sử dụng, kết nối kém.

    Năm 1983: DynaTAC 8000x là điện thoại di động cầm tay thương mại đầu tiên. Chi phí để tạo ra là 3, 500 USD và được bán với giá lẻ gần 4000 USD. Điện thoại được miêu tả có hình dáng "cục gạch" với nhiều nút bấm và chỉ có chức năng nghe và gọi.
     
    Tiên Nhi, Ennee, Tiên Phan16 người khác thích bài này.
  6. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2:

    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH


    2.2. Sự xuất hiện của điện thoại thông minh ở Việt Nam


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Năm 2000: Nokia trở thành "vua" của các dòng điện thoại 2G, và rất nổi tiếng ở nội bộ Việt Nam những năm ấy, với những chiếc điện thoại siêu bền và "cứng cáp". Điện thoại Nokia giữ hình dáng cục gạch nhưng được "giảm cân" với hình dáng thon hơn.

    - Motorola thời điểm ấy cũng nắm được sự chú ý của khách hàng. Motorola Razr có lẽ là điện thoại phổ biến nhất của thời đại 3G. Điện thoại Motorola với dạng nắp gập sang chảnh, khung kim loại chắc chắn với thiết kế mang tính độc lạ và thân thuộc với người dùng, tăng tính tiện lợi khi mang đi.

    Năm 2007: Steve Jobs của hãng Apple giới thiệu điện thoại Iphone, sự ra đời này đánh dấu sự sáng tạo đột phá về kiểu dáng với nét đặc trưng là màn hình cảm ứng siêu nhạy giúp người sử dụng có thể thao tác dễ dàng chỉ bằng việc "lướt" nhẹ các ngón tay. Đánh bại tất cả đối thủ hiện tại với công nghệ đi trước vài năm. Điện thoại của Iphone với thiết kế tràn viền không có nút bấm, chỉ có một nút "Home". Mọi tương tác chủ yếu qua màn hình và ngón tay của người dùng. Với thiết kế đáng chú ý, người dùng sẽ không còn vận sức để bấm vào những cái nút nữa. Iphone đã tạo nên một cơn sốt chưa từng có và chính thức khởi đầu cho cuộc chạy đua cạnh tranh khốc liệt trong phân khúc dòng điện thoại thông minh (smartphone). Việt Nam cũng không nằm ngoài hiện tượng này, nhu cầu điện thoại smartphone tăng cao. Nhiều người dùng ngày càng xem Apple là một biểu tượng của giàu sang.

    Năm 2010: Samsung ra mắt điện thoại Galaxy S, thiết lập một tiêu chuẩn mới cho smartphone Android chất lượng cao. Điện thoại Galaxy Samsung với hệ điều hành Android, mang phong cách tràn viền cùng thêm hai nút cảm ứng tiện ích kế bên nút Home.

    Năm 2012: Samsung ra mắt Galaxy Note, chiếc smartphone này chính thức mở ra một khái niệm mới về điện thoại thông minh, phablet – smartphone lai tablet. Chiếc điện thoại này đã tạo ra một cơn sốt trên thị trường công nghệ. Điện thoại Galaxy Note II mặc dù là phiên bản thứ hai ra trong cùng 1 năm với bản đầu. Tạo được cơn sốt với màn hình rộng hơn và có bút cảm ứng. Samsung khả định vai trò của mình trong làng điện thoại với cây bút thần thánh. Samsung cũng dần tạo nên giá trị thương hiệu ở lòng người dân Việt Nam với hệ điều hành Android đa dạng và linh hoạt.

    Hình 8. Samsung Galaxy Note 2

    Nguồn: Thegioididong.com

    Năm 2020: Số lượng điện thoại và các hãng điện thoại được tạo ra nhiều vô số kể: Huawei, Xiaomi, Apple, Samsung, Oppo.. với số lượng bán ra choáng ngợp. Những năm gần đây, hãng của Trung Quốc dần chiếm được lợi thế nhờ phân khúc tốt, cấu hình cao nhưng vẫn đảm bảo giá rẻ khiến nhiều người tin dùng, nhất là thị trường Việt Nam.
     
  7. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2:

    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH


    2.3. Thực trạng thị trường điện thoại di động hiện nay:

    2.3. 1. Thực trạng điện thoại di động ở Việt Nam


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mặc dù không được quảng bá rộng rãi và đa dạng về mẫu mã như smartphone, nhưng điện thoại phổ thông – feature phone, hay điện thoại cục gạch – vẫn được người dùng Việt Nam ưa chuộng, luôn duy trì lượng bán ra chiếm khoảng 40%.

    Thống kê cho thấy người dùng ưa thích việc mua điện thoại cục gạch bằng hình thức trực tuyến hơn. Dù vậy thì với mức giá chỉ loanh quanh trên dưới 1 triệu đồng nên mặc dù chiếm thị phần đáng kể nhưng doanh thu của feature phone kém rất xa so với smartphone: Theo thống kê của GfK thì tỉ lệ doanh số của feature phone/smartphone trong tháng 9/2019 là 4, 7%/ 95, 3%.

    Hầu hết điện thoại cơ bản có mức giá dưới 500 ngàn đồng (chiếm khoảng 80%), tiếp đến là từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng và cuối cùng là từ 1 triệu đến 2 triệu đồng.

    Thương hiệu Nokia của HMD Global vẫn là thế lực số 1 ở điện thoại cơ bản. Cụ thể là trong thống kê 20 mẫu điện thoại "cục gạch" có doanh số hàng đầu tại Việt Nam thì thương hiệu Nokia của công ty Phần Lan đã chiếm hơn một nửa. Và rõ ràng về mặt doanh số thì Nokia – qua các thống kê xuyên suốt từ tháng 01/2018 đến nay luôn giữ vững tỉ trọng từ trên 50% đến 70%.

    Số liệu thống kê của GfK cho thấy, thương hiệu đứng thứ hai thị trường Việt Nam và luôn chiếm 14-15% lượng điện thoại cơ bản bán ra chính là Masstel, nhãn hiệu của một công ty Việt Nam. 9 tháng đầu năm 2019, tổng lượng điện thoại cơ bản bán ra tại Việt Nam đạt khoảng 6 triệu chiếc. Với 15% thị phần, ước có khoảng 900 ngàn máy Masstel bán ra, tức trung bình có khoảng 100 ngàn điện thoại thương hiệu Việt này bán ra mỗi tháng. Masstel không phải là tay chơi mới trên thị trường. Thương hiệu điện thoại của công ty Masscom này xuất hiện trên thị trường từ năm 2010. Không chỉ có điện thoại cơ bản, Masstel còn có cả smartphone và tablet. Tất nhiên mảng điện thoại cơ bản của Masstel có thành tích cao hơn hẳn khi đứng thứ hai thị trường Việt Nam về doanh số.
     
  8. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2:

    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH


    2.3. Thực trạng thị trường điện thoại di động hiện nay


    2.3. 2. Trên thị trường smartphone


    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Những thương hiệu đã từ bỏ cuộc chơi:

    Có thể kể đến Mobiistar, được thành lập từ năm 2009, tập trung chủ lực vào phân khúc giá rẻ. Từ năm 2016, Mobiistar lọt vào top 4 thương hiệu smartphone tại Việt Nam. Năm 2017, thị phần bán ra chiếm 6%, tuy nhiên sang 2018 giảm chỉ còn 1%, rồi tới tháng 4/2019, Mobiistar đã ngừng kinh doanh tại thị trường Việt. Một số cái tên khác như Asanzo, Q-Mobile.. từng gây nhiều tiếng tăm những năm trước, cũng đã biến mất trên bản đồ smartphone Việt Nam.

    - Những thương hiệu tiếp tục theo đuổi thị trường điện thoại thông minh:

    Điển hình, Bkav đã tự nghiên cứu, tự phát triển và sản xuất, mất 5 năm để đưa smartphone "không thể tin nổi" vào thị trường. Năm ấy, BPhone đã thành công khi tạo làn sóng mới, với mong muốn Việt Nam cũng có thể tạo ra smartphone dẫn đầu về công nghệ. Sau khi gây được tiếng vang trong nước, đến năm 2019, họ thử vận may tại Myanmar, bằng cách hợp tác với Mytel, nhà mạng của Viettel tại đất nước này. Còn tại Việt Nam, Bphone đã không còn xuất hiện tại những cửa hàng bán lẻ. Khi lên trang chủ, bạn có thể thấy Bkav đang bán máy qua nhà mạng Mobifone hoặc mua online. Với tổng doanh số hiện tại chỉ dưới 100.000 máy, Bphone cũng không thể xuất hiện trên bản đồ thị trường smartphone Việt.

    Bên cạnh đó, VinSmart ra mắt 4 smartphone đầu tiên vào tháng 12 năm 2018. VSmart bước đầu tập trung vào phân khúc giá rẻ và tầm trung cho tham vọng thị trường Việt và đang dần được yêu thích hơn với hệ điều hành VOS mang chất xám của người Việt. Với nguồn lực tài chính lớn, VSmart thực hiện chiến lược đi nhanh, đánh nhanh thắng nhanh, họ chọn hợp tác với công ty BQ của Tây Ban Nha, có luôn nhà máy sản xuất lớn tại Hà Nội, với tham vọng giành 30% thị phần trong năm 2020. Ngoài ra, công ty con của VinGroup cũng đang mở rộng nhà máy quy mô sản xuất lớn hơn, tham vọng lớn hơn. Vào tháng 3 họ bán máy ra tại Tây Ban Nha thông qua MediaMarkt, tháng 5 tại Myanmar qua Strong Source, tại Nga vào tháng 10 qua TFN Trading. Tháng 6/2019, họ còn hợp tác với Qualcomm để sản xuất smartphone 5G. Có thể thấy, Vsmart đang từng bước khẳng định mình, việc hợp tác đã giúp họ đi nhanh hơn những nhà sản xuất khác.
     
  9. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2:

    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH


    2.3. Thực trạng thị trường điện thoại di động hiện nay


    2.3. 3. Tình hình năm 2019


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Theo thống kê của Counterpoint Research, Huawei đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới.

    Cụ thể, công ty Trung Quốc bán được 238, 5 triệu smartphone trên toàn cầu trong năm 2019, thị phần đạt 16%. Đứng thứ nhất vẫn là Samsung với doanh số 296, 5 triệu sản phẩm, chiếm 20% thị phần. Apple bị đẩy xuống thứ 3 với 196, 2 triệu thiết bị, tương đương thị phần 13%. Lưu ý thống kê của Huawei bao gồm doanh số của thương hiệu con Honor.

    2 cái tên đứng thứ 4, 5 là Xiaomi và Oppo với doanh số lần lượt 124, 5 triệu và 119, 8 triệu smartphone, tương đương 8% thị phần. 5 nhà sản xuất này chiếm 66% thị phần smartphone toàn cầu trong năm qua.

    Tổng kết lại, doanh số smartphone trong năm 2019 đạt 1, 48 tỷ chiếc, giảm 1% so với năm ngoái.

    Ngay cả khi chịu sức ép hạn chế thương mại từ Mỹ và bị Google tước giấy phép sử dụng Android, Huawei vẫn tăng trưởng mạnh mẽ với thị phần tại Trung Quốc đạt 40%. Đây cũng là thị trường chiếm 60% doanh số smartphone của Huawei. Dù vậy, việc không trang bị dịch vụ Google có thể khiến người dùng quốc tế e ngại khi chọn mua sản phẩm từ thương hiệu này.

    Tính riêng quý IV/2019, có 408 triệu smartphone được bán ra trên toàn cầu. Apple là cái tên đứng đầu với doanh số iPhone đạt 72, 9 triệu chiếc, chiếm 18% thị phần. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm Táo khuyết mới trở thành hãng smartphone lớn nhất thế giới trong một quý.

    Theo sau Apple là Samsung với 70 triệu smartphone bán ra trong quý IV/2019, chiếm 17% thị phần. Còn với Huawei, tập đoàn Trung Quốc đã bán được 56 triệu smartphone (thị phần 14%), con số ấn tượng mặc cho việc phải chịu lệnh trừng phạt nặng nề từ chính phủ Mỹ.

    Motorola, Nokia, LG, HTC giờ đây đã trở thành những thương hiệu điện thoại ít được người dùng biến đến. Cùng với các nhà sản xuất điện thoại nhỏ khác, các công ty này đã chứng kiến sự sụt giảm hơn 20% trong các lô hàng điện thoại thông minh.

    Cách giải quyết của mỗi công ty đều không giống nhau. Có thương hiệu chỉ biết im lặng chờ đợi người mua quay trở lại. Có công ty như Gionee, để chủ tịch cầm tiền của công ty đi đánh bạc và thua tới 1, 4 tỷ USD, khiến bản thân rơi vào cảnh nợ nần. Một nhà sáng lập thương hiệu smartphone khác là Smartisan, từng nổi tiếng với việc chê bai Apple và Xiaomi, giờ đã chuyển sang bán thuốc lá điện tử.
     
  10. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2:

    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH


    2.4. Chiến lược cạnh tranh nội bộ ngành về lĩnh vực điện thoại thông minh

    2.4. 1. Giới thiệu về 4P


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Marketing hỗn hợp là một khái niệm cơ bản trong lĩnh vực marketing (đồng thời được biết đến như là 4P), là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Thuật ngữ lần lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp. Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960, mà nay đã được sử dụng rộng rãi. Khái niệm 4P được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về marketing và trong các lớp học.

    4P gồm bốn mục đó là:

    - Product (Sản phẩm) : Một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình đó là khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể của đơn vị.

    - Price (Giá cả) : Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp.

    - Place (Phân phối) : Đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua.

    - Promotions (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng) : Hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự.

    4P có tầm ảnh hưởng tới nhiều hoạt động kinh doanh và là tiền đề cho nhiều chiến lược marketing về sau như 4C và phát triển lên 7P. Đối với cạnh tranh nội bộ ở Việt Nam, việc mà các nhà kinh doanh luôn cố sử dụng 4P linh hoạt nhất, tiện lợi nhất và mạnh mẽ trên thương trường thương mại.
     
    Tiên Nhi, Ennee, meomeohh13 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...