Thực hành tiếng Việt trang 80 - Ngữ văn 10, Cánh diều: Sửa lỗi dùng từ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 12 Tháng chín 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Thực hành Tiếng Việt trang 80 - Ngữ văn 10, Cánh diều

    Sửa lỗi dùng từ



    Yêu cầu cần đạt:

    - Nhận diện được lỗi
    và sửa được lỗi dùng từ không đúng quy tắc ngữ pháp.

    - Nhận diện được lỗi và sửa được lỗi dùng từ không hợp phong cách ngôn ngữ.

    - Nhận diện được lỗi và sửa được lỗi dùng lặp từ, lặp nghĩa.


    - Có thói quen cân nhắc sử dụng từ ngữ đúng ngữ nghĩa, phù hợp với phong cách ngôn ngữ để đạt hiệu quả giao tiếp cao.

    [​IMG]

    Câu 1. Phát hiện lỗi và sửa lỗi dùng từ sai quy tắc ngữ pháp trong các câu sau:

    a) Ở lớp tôi, bạn ấy là người hoạt động rất là năng lực.

    b) Trong truyện ngắn, nhà văn đã xây dựng nên nhiều hình tượng đặc sắc với những phẩm chất cao quý và tốt đẹp của nhân văn.

    c) Lớp trẻ của chúng ta là niềm hi vọng đất nước Việt Nam hàng ngàn năm văn hiến.

    d) Qua các vở tuồng, chèo trong bài học này, chúng ta thấy các người phụ nữ trong mỗi câu chuyện đều có những số phận riêng.

    Gợi ý:

    a. Lỗi sai: Dùng từ "là" trước danh từ "năng lực" trong câu này không hợp quy tắc ngữ pháp.

    Sửa:

    Cách 1: Ở lớp tôi, bạn ấy là người hoạt động rất có năng lực. (Thay bằng )

    Cách 2: Ở lớp tôi, bạn ấy là người hoạt động rất năng nổ. (Bỏ từ bị lặp, thay năng lực bằng năng nổ )

    b. Lỗi sai: Dùng tính từ "nhân văn" sau từ "của" là không hợp quy tắc ngữ pháp.

    Sửa: Thay tính từ "nhân văn" bằng danh từ "nhân dân" hoặc "người lính", "nhân vật"...

    Trong truyện ngắn, nhà văn đã xây dựng nên nhiều hình tượng đặc sắc với những phẩm chất cao quý và tốt đẹp của nhân dân.

    c. Lỗi sai: Người viết dùng thiếu quan hệ từ "của" trong cụm từ "niềm hi vọng đất nước Việt Nam" gây mơ hồ cách hiểu nghĩa của câu.

    Sửa: "Niềm hi vọng của đất nước Việt Nam"

    d. Lỗi sai: Dùng sai từ "các" làm cho câu văn diễn đạt không chính xác về mặt số lượng xác định: "Các người phụ nữ trong mỗi câu chuyện".

    Sửa: Thay từ "các" bằng từ "những" : "Những người phụ nữ trong mỗi câu chuyện".

    Câu 2. Phân tích các lỗi lặp từ, lặp nghĩa, lỗi dùng từ không hợp với phong cách ngôn ngữ trong các câu sau và sửa lại cho đúng:

    a) Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến là một trong những tác phẩm tuyệt tác.

    b) Mắc mưu Thị Hến, con đường hoạn lộ làm quan của Huyện Trìa thế là liệu có chấm hết.

    c) Bạn ấy đại diện thay mặt cho những người có thành tích học tập xuất sắc nhất.

    d) Đó là bức tối hậu thư cuối cùng mà cảnh sát đưa ra cho nhóm tội phạm đang lẩn trốn.

    Gợi ý:

    a. Lỗi sai: lặp từ, lặp nghĩa: "tác phẩm tuyệt tác" - "tuyệt tác" đã mang nghĩa tác phẩm hay nhất.

    Sửa: Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến là một trong những tác phẩm hay. (hoặc đặc sắc, tiêu biểu...)


    b)Lỗi sai 1: lặp từ, lặp nghĩa: "Con đường hoạn lộ làm quan"- có nhiều nét nghĩa lặp đi lặp lại: "lộ" cũng là đường, "hoạn lộ" có nghĩa là "con đường làm quan".

    Sửa lại: dùng cụm từ "con đường làm quan", bỏ từ "hoạn lộ".

    Lỗi sai 2: Dùng từ không hợp phong cách: "thế là liệu có chấm hết" là cách diễn đạt của ngôn ngữ nói.

    Sửa: bỏ cụm "thế là", dùng cụm "liệu có chấm hết".


    c. Lỗi sai: lặp từ, lặp nghĩa: "đại diện" đã bao hàm nghĩa "thay mặt".

    Sửa: Chỉ dùng 1 trong 2
    từ "thay mặt" hoặc "đại diện", không dùng cả hai.

    d. Lỗi sai: lặp từ, lặp nghĩa: "bức tối hậu thư cuối cùng". "Tối hậu" đã bao hàm nghĩa là sau cùng.

    Sửa: Dùng một trong hai cách
    "bức thư cuối cùng" hoặc "bức tối hậu thư".

    Câu 3. Kết hợp nào sau đây bị xem là sai hoặc dư thừa? - còn nhiều tồn tại / còn nhiều vấn đề tồn tại - cảnh đẹp / thắng cảnh / thắng cảnh đẹp - đề cập đến vấn đề / đề cập vấn đề - công bố / công bố công khai

    Gợi ý:

    Những kết
    hợp sau hoặc dư thừa:

    - Còn nhiều vấn đề tồn tại

    - Thắng cảnh đẹp

    - Đề cập vấn đề

    - Công bố công khai

    Lỗi trong các trường hợp này đều do dùng lặp từ, lặp nghĩa (trùng nghĩa do yếu tố thuần Việt đồng nghĩa với yếu tố Hán Việt)

    Câu 4. Tìm các từ Hán Việt chỉ người trong văn bản Thị Mầu lên chùa và từ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi từ Hán Việt ấy. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nhận xét về cách sử dụng từ Hán Việt trong các trường hợp đó.

    Gợi ý:

    Tiểu, chú tiểu (người mới tu hành); (thầy - danh xưng chỉ người đi tu); nhà sư (giống thầy tu); thiếp (vợ); sư cụ (thầy tu đã có tuổi); tri âm:(bạn thân); phú ông (người đàn ông giàu có)


    Nhận xét: Cách sử dụng từ Hán Việt trong các trường hợp trên tạo sắc thái trang trọng, tôn nghiêm khi nói về chốn linh thiêng là cửa Phật. Đồng thời, cách sử dụng từ Hán Việt trong trường hợp này còn phù hợp với bối cảnh mà nó xuất hiện: xã hội thời cổ xưa. Nhìn chung từ Hán Việt được dùng linh hoạt, sáng tạo, rất phù hợp với ngữ cảnh, cách nói năng và tính cách của nhân vật...
     
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Bài tập bổ trợ, nâng cao

    Bài 1: Phát hiện và sửa lỗi dùng từ sai quy tắc ngữ pháp trong những câu sau:

    a. Gặp mặt 26 tri thức trẻ làm phó chủ tịch các xã nghèo biên giới.

    b. Tôi đi và ngủ Hà Nội.

    c. Văn bản Xử kiện đều thể hiện tiếng cười phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội.

    d. Văn bản "Thị Mầu lên chùa" là sân khấu dân gian.

    Gợi ý:

    a. Từ "tri thức" trong trường hợp này dùng chưa đúng quy tắc ngữ pháp, thay bằng từ "trí thức".

    b. Cụm từ "đi và ngủ Hà Nội" dùng chưa đúng quy tắc ngữ pháp, sửa lại: Tôi đi Hà Nội và ngủ tại đó.

    c. Từ "đều" dùng chưa đúng quy tắc ngữ pháp, sửa lại: Bỏ từ "đều".

    d. Văn bản không thể là sân khấu được; Sửa: Văn bản "Thị Mầu lên chùa" là kịch bản sân khấu dân gian.

    Bài 2: Phân tích các lỗi lặp từ, lặp nghĩa trong các câu sau và sửa lại cho đúng:

    a. Bài thơ "Tự tình" (bài 2) là bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Hồ Xuân Hương.

    b. Bài thơ "Tự tình" (bài 2) đã thể hiện và nói lên số phận bất hạnh của người phụ nữ.

    c. Tôi đồng tình nhất trí với quan điểm: Thị Mầu là người đáng thương hơn đáng trách.

    d. Việc hình thành một thói quen dù xấu hay tốt, giống như việc bạn dệt một sợi tơ mỗi ngày và sau một thời gian, thu về một sợi dây cáp.

    Gợi ý:

    a. Lặp từ "bài thơ", "bài", "nhà thơ". Sửa: "Tự tình" (bài 2) là bài thơ tiêu biểu của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

    b. Lặp nghĩa: "Thể hiện và nói lên". Sửa: Bỏ một trong hai từ.

    c. Lặp nghĩa: "Đồng tình nhất trí". Sửa: Bỏ một trong hai từ.

    d. Lặp từ "một". Sửa: Việc hình thành thói quen dù xấu hay tốt, giống như việc bạn dệt từng sợi tơ mỗi ngày và dần dần theo thời gian, thu về một sợi dây cáp.

    Bài 3: Phát hiện và sửa lỗi dùng từ sai phong cách trong các câu sau:

    a. "Truyện Kiều" của Nguyễn Du đã nêu cao tư tưởng nhân văn hết sức là cao đẹp.

    b. Hoàng hôn ngày 20 tháng 10, tại km số 9, quốc lộ 5 đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

    c. Bố đã trình bày hết ý kiến, các con đã quán triệt đầy đủ chưa?

    d. Em tha thiết mong cô cho em nghỉ học ngày mai (thứ ba ngày 22 tháng 10) vì em bị ốm. Em xin thề sẽ chép bài và học bài đầy đủ.

    Gợi ý:

    a. Cụm từ "hết sức là" (dùng trong lời nói hàng ngày) không hợp phong cách chính luận. Sửa: Bỏ cả cụm "hết sức là"

    b. Từ "hoàng hôn" (dùng trong văn chương) không hợp phong cách báo chí. Sửa: Thay bằng "buổi chiều"

    c. Các từ "trình bày", "quán triệt" (thường dùng trong hoàn cảnh trang trọng, nghiêm túc) không hợp với hoàn cảnh bố con nói chuyện với nhau. Sửa: Bố đã nói xong, các con nắm được chưa nhỉ?

    d. Các từ "tha thiết", "xin thề" (thường dùng trong lời nói hàng ngày) không hợp với cách viết một lá đơn xin nghỉ học. Sửa: Em xin phép cô cho em nghỉ học ngày mai (thứ ba ngày 22 tháng 10) vì em bị ốm. Em xin hứa sẽ chép bài và học bài đầy đủ.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...