Thực hành tiếng Việt trang 13 - Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 10 Tháng một 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Thực hành tiếng Việt trang 13 – Ngữ văn 6, Kết nối tri thức với cuộc sống

    Tri thức tiếng Việt


    I. Dấu chấm phẩy

    - Công dụng: Dùng để ngắt các thành phần lớn trong một câu, thường các thành phần này có quan hệ đồng đẳng, mang tính liệt kê.

    - Vị trí: Đặt ở cuối dòng có tính liệt kê.

    II. Nghĩa của từ

    - Từ Hán Việt: Nhiều từ Hán Việt được sử dụng trong từ vựng tiếng Việt. Chúng mang nhiều sắc thái, ý nghĩa, biểu cảm và phong cách khác nhau. Sắc thái ý nghĩa thường mang ý nghĩa khái quát và trừu tượng.

    - Thành ngữ: Thành ngữ là những cụm từ được sử dụng để chỉ một ý cố định. Chúng không tạo thành một câu có có ngữ pháp hoàn chỉnh. Vì vậy mà ngôn ngữ của chúng không thể thay thế hay sửa đổi. Nói cách khác, thành ngữ ở đây chính là tập hợp từ không đổi.

    III. Điệp ngữ

    Điệp ngữ là biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ. Mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh, khẳng định.. một vấn đề nào đó.

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi trang 13 – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống – tập 2


    Câu 1. Tìm và cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn sau:

    Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tỉnh.

    Trả lời câu 1 trang 13 văn 6

    - Câu văn sử dụng dấu chấm phẩy:

    + Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

    + Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

    - Tác dụng của dấu chấm phẩy: Dùng để phân biệt ranh giới giữa các bộ phận trong câu có chuỗi thông tin phức tạp.

    Câu 2. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy.

    Trả lời câu 2 trang 13 văn 6

    Ngay câu thơ đầu tiên: "Việt Nam đất nước ta ơi!", hai tiếng "Việt Nam" được đặt lên đầu câu đầy mến yêu, tự hào. Từ "ơi" đứng cuối câu thơ biến ngôn ngữ thơ ca thành tiếng tiếng gọi ngân nga, da diết; tiếng gọi cất lên từ trái tim của biết bao người dân đất Việt nặng tình với non sông. Để rồi sau tiếng gọi ấy, hình ảnh đất nước hiện lên rất đỗi thân thương: "Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn". Trong phép đảo ngữ, từ láy "mênh mông" đứng vị trí đầu câu thơ thứ hai đã mở ra một không gian không giới hạn của những cánh đồng lúa bao la, bát ngát; mở ra hình ảnh một đất nước rất xanh, rất đẹp. Ẩn dụ "biển lúa" như cộng hưởng cùng từ láy "mênh mông" càng tạo ấn tượng về sự vô cùng, vô tận ấy. Việt Nam là đất nước của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Cây lúa gắn bó với đời sống của người dân qua bao thế hệ, vì vậy hình ảnh những cánh đồng lúa thường gợi lên rất nhiều cảm xúc, yêu thương.

    Câu 3. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật Thủy Tinh còn được gọi là "Thần Nước". Trong tiếng Việt có nhiều từ có yếu tố thuỷ có nghĩa là "nước". Tìm một số từ có yếu tố thuỷ được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích ngắn gọn nghĩa của những từ đó.

    Trả lời câu 3 trang 13 văn 6

    - Thủy lực: Lực của nước (sức nước)

    - Thủy quân: Quân đánh theo đường biển

    - Tàu thủy: Tàu chạy dưới nước

    - Thủy chiến: Trận đánh trên sông, biển.

    - Thủy sản: Sản vật dưới nước

    - Thủy lôi: Mìn hải quân ...

    Câu 4. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: hô mưa gọi gió, oán nặng thù sâu. Trong mỗi thành ngữ, các từ ngữ được sắp xếp theo kiểu đan xen: hô - gọi, mưa - gió, oán - thù, nặng - sâu. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được tạo nên bằng cách đan xen các từ ngữ theo cách tương tự.

    Trả lời câu trang 13 văn 6

    - Nghĩa của các thành ngữ:

    + Hô mưa gọi gió: người có sức mạnh siêu nhiên, có thể làm được những điều kỳ diệu, to lớn.

    + Oán nặng thù sâu: sự hận thù sâu sắc, khắc cốt ghi tâm, ghi nhớ ở trong lòng, không bao giờ quên được.

    - Thành ngữ được tạo nên bằng cách đan xen các từ ngữ theo cách tương tự đó là: Góp gió thành bão, đội trời đạp đất, dãi nắng dầm mưa, chân cứng đá mềm, chém to kho mặn...

    Câu 5. Tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ trong văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh (Huỳnh Lý) kể và nêu tác dụng của biện pháp tu từ này.

    Trả lời câu 5 trang 13 văn 6

    Những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ trong văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh:

    - Biện pháp tu từ:

    + Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

    (Điệp ngữ: Vẫy tay, phía đông; phía tây)

    + Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

    (Điệp ngữ: Gọi; gió; mưa)

    - Tác dụng:

    + Liệt kê các phép lạ của Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhấn mạnh sự dứt khoát, hiệu nghiệm tức thì.

    + Làm cho câu văn tăng thêm nhạc điệu.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...