Truyện Ngắn Sưu Tầm: Truyện Ngắn Đăng Trên Báo Mực Tím - Nhiều Tác Giả

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Alissa, 12 Tháng mười một 2018.

  1. Thươngchou

    Bài viết:
    12
    30. Truyện ngắn: Cảm xúc nắng

    Tác giả: Đinh Khắc Quỳnh Giang


    (Tác phẩm in trên báo mực tím)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Buổi trưa mùa hè trời nắng gắt, mặt đường rất bỏng và căn phòng bé tí của tôi như một cái lò làm bánh mì, không thể nào ngủ được. Nằm dưới sàn nhà mà tôi cứ ngỡ mình đang ở giữa sa mạc Sahara. Chịu không nổi, tôi quyết định lên thư viện. Mới làm cái thẻ hết năm ngàn đồng mà đến năm 1999 là hết hạn rồi, phải tranh thủ mới được. Tôi kì kèo bà chị sắp đến trường:

    - Chở em tới nghe, năm giờ đón, một chút chớ mấy!

    Một giờ trưa, trường vắng teo. Bao nhiêu sinh viên đang có mặt đều ở trong giảng đường ngáp lên ngáp xuống. Sân trường chói chang, không một cô cậu sinh viên nào thả bộ hay tâm sự trên ghế đá - có mà điên khi làm như thế vào giờ này.

    Tôi lên thư viện, trong lòng hớn hở, được đọc tiếp cuốn sách tuyệt hay ngày hôm qua đối vơi tôi giờ như đang được ở Vũng Tàu.

    - Chào em, hôm nay chiều thứ bảy, thư viện đóng cửa!

    Lời của cô thủ thư như sét đánh ngang mày - tôi phải làm gì đây trong cái màu rực rỡ của buổi trưa hè này cho đến năm giờ chiều - có mà chết? "Không chốn nương thân" - tôi chui vào hốc cầu thang ngồi tự trách mình. Tại sao tôi không đem theo cuốn vở chứ, môn gì cũng được. Tranh thủ học thi luôn, chứ ở nhà học khó vào lắm. Hay là phải chi tôi đem thêm nhiều tiền một chút để ra kia uống nước, nhâm nhi tờ báo, hay là cầm theo cây bút tờ giấy để ghi thơ cho mấy đứa bạn. Có dễ đến chục cái "hay là".. tôi tự đặt ra để cuối cùng ngồi đây một cục, giương mắt ếch nhìn cái đám sinh viên vui vẻ kia qua lại - Trời, khốn khổ thân tôi!

    "À, tại sao mình không năn nỉ cô thủ thư cho vào phòng đọc nhỉ". Tài thuyết phục của tôi cũng không đến nỗi tệ, tôi sẽ mỉm cười thật tươi chào cô, sẽ nói chuyện, hỏi han vòng vo một lúc, rồi tôi sẽ hỏi cô thật tế nhị rằng liệu tôi có thể vào một chút được không, rằng ngoài kia nắng quá, rằng mãi đến năm giờ tối mới được về, rằng cuốn sách hay quá, vân vân và vân vân. Đợi đồng hồ chỉ đúng hai giờ, tôi sẽ hành động (mới có một tiếng mà tôi đã điêu đứng thế này nói gì đến bốn tiếng). Kim phút thẳng đứng, tôi hùng hổ đứng dậy, tuy có hơi run vì biết ít khi thực tế trùng khích với kế hoạch, song không còn cách nào khác, tôi vẫn cứ tiến lên, biết đâu..

    - Không thể được em ạ, chúng tôi đang kiểm sách!

    Đến đây, chiến dịch "đi thư viện đặc biệt" của tôi bị phá vỡ hoàn toàn.

    Lang thang trên hành lang chán phèo, tôi phải làm bộ phớt đời với những đứa sinh viên cười cười nói nói như sáo kia. Chúng làm sao hiểu được nỗi khổ của tôi kia chứ. Cô thủ thư kia, dễ thương thế sao lại có một kỷ luật thép như đội tuyển Đức thế nhỉ - nhất định sẽ thất bại tại France 98 (tôi thù vặt).

    Đúng rồi, tôi sẽ vào nhà sách, sẽ ở trong đó đọc ké khoảng hai tiếng. Nghĩ đến hai tiếng được ở trong phòng máy lạnh tự nhiên tôi thấy mát rượi cả người.

    Tôi đẩy cửa bước vào. Từng dãy sách xếp dài, ngăn nắp, sạch sẽ. Không khí mát rượi. Các cô bán hàng tươi cười, xinh xắn. Họ nghĩ tôi sẽ ôm ra một chồng sách bài luận, từ điển như mấy đứa sinh viên khác hay vào đây chắc? Lựa những cuốn đặc sắc nhất, tôi mê mẫn hết trang này đến trang khác hay tuyệt cú mèo. Sao những nhà viết sách họ giỏi thế không biết, viết cái gì cũng hay. Và chắc hẳn một điều là họ không bao giờ viết trong một chiều rực lửa như thế này dược, còn gì là cảm hứng nữa!

    Sau một hồi nấn ná trước ánh mắt khó chịu của các cô bán hàng, tôi đành vét túi mua một cây bút bi SV mềm giá - dù sao thì cây bút ở nhà của tôi cũng đã sắp hết mực.

    Còn một tiếng rưỡi đồng hồ nữa mới đến năm giờ, không còn việc gì làm nữa dù là vô bổ. Nắng vẫn mải mê rải vàng xuống khắp mọi ngả đường. Trên vỉa hè, tiếng cười nói râm ran của tụi sinh viên may mắn hơn tôi (ít nhất là trong chiều này). Ủa, ai quen quen vậy cà? Lạy Chúa - hai ả bạn thân thiết của tôi đây mà! Tay bắt mặt mừng vì quá xa nhau - khó gặp, chúng lôi tuột tôi vào quán nước bên đường. Vị ngọt ngào, thơm thơm, mát rượi của nước mía lan tỏa khắp khoang bụng như liều thuốc trợ lực, tụi tôi huyên thuyên đủ thứ: Học hành, nhà cửa, nấu ăn, học phí.. nói chung là tất cả những gì có thể cấu thành đời sống sinh viên.

    Còn nữa tiếng nữa mà chúng nhẫn tâm bỏ tôi ở lại một mình để đi cho kịp buổi Anh ngữ ở trung tâm. Chết dở, tôi lại quên mượn chúng cuốn gì đó để đọc!

    Buổi chiều đi đọc sách ở thư viện của tôi thế là đi tong. Nắng đã hơi nhạt, thỉnh thoảng vài cơn gió kéo đến xao động tán lá bàng - một cảm giác vui vui chợt đến trong tôi. Vui vì cái ngớ ngẩn của mình, vui vì những trang sách đã được đọc ké ở hiệu sách, vui vì được nói chuyện thoải mái với mấy đứa bạn thân dễ thương, vui vì.. vì cái gì đó cũng mặc, cơ bản là tôi vui! Cô nhỏ ngồi bên cạnh tôi trên ghế đá còn vương hơi nóng buổi trưa này có gương mặt trông hay lạ. Xin cô nhỏ một tờ giấy trắng, tôi hí hoáy viết về buổi chiều vui vui này của mình. Thì ra một buổi chiều rát nóng cũng có thể tạo cảm hứng cho các nhà viết sách ấy nhỉ?

    Đinh Khắc Quỳnh Giang
     
    Alissa thích bài này.
  2. Thươngchou

    Bài viết:
    12
    31. Truyện ngắn: Ngẫu nhiên

    Tác giả: Mai Thị Hường


    (Tác phẩm in trên báo mực tím)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bỗng dưng, nó trở thành mục tiêu chú ý của lũ học trò hiếu kỳ trong trường. Nếu một kẻ được nhiều người chú ý thì có thể coi là "nổi tiếng." Và đương nhiên nó cũng biết rằng mình đang trở thành kẻ phải "nổi tiếng" bất đắc dĩ. Nó "nổi tiếng", không phải vì bộ quần áo mới toanh đem ra mặc chào mừng.. ngày chị em ta, mà vì một gã khốn kiếp nào đó đã tương một viên đá vào đầu nó khi nó và Nhi đang chơi ngoài bờ sông. Nó lẩm bẩm nguyền rủa và lặng lẻ khóc nhưng rồi lại vội nín bặt. Nhiều khi nó cứ phải giả bộ như thế. Cứ phải kiêu kỳ một chút bởi đó là cách con gái dùng để che giấu và lấp liếm nỗi buồn bực trong lòng - để có thể khóc thỏa thuê vào một lúc khác mà không sợ ai cười mình cả. Với lại, nó không thể tỏ ra "yếu hèn" trong cái ngày "phụ nữ vùng lên" này được.

    Nhưng nó lại bắt đầu hoảng hốt thực sự khi nhận ra vết máu đỏ đang loang ra trên áo. Thế là nước mắt nó lại thi nhau trào ra nhạt nhòa hai mắt kính. Lũ bạn tò mò xúm quanh nó tỏ vẻ cảm thông, ái ngại và hỏi han đủ thứ. Nghĩ sao, nó lại nín bặt, toét miệng cười như thể đó là chuyện quá đỗi tầm thường và nó "hùng dũng" bước vào lớp học. Có tiếng đứa nào hùng hồn: "Thằng nào dám động đến ngọc thể công nương nhà tao, tao mà vớ được tao.. đi gọi bác bảo vệ." Có đứa lại còn cao hứng ngâm nga: "Ghét nhau ném đã vỡ đầu nhau ra." Con Vân ngồi bên cạnh chép miệng bảo: "Chậc, rõ khổ! Thiếu gì chỗ chơi mà lại đi ra sông để nó ném cho." Nó bật cười. Thốt nhiên, nó nhớ đến những câu dặn dò đại loại như vậy của bà ngoại mỗi khi nó mắc lỗi.

    * * *

    Nó lấy lý do là đau đầu để bà ngoại nấu cơm tối. Nó ngậm cái nhiệt kế trong miệng và trùm kín chăn, cố làm cho cái nhiệt kế nóng lên để mẹ tưởng rằng nó ốm thật. Đã vài lần nó giả vờ ốm vì tính ma mãnh, láu cá, đôi khi chỉ là để trốn một buổi học, để được nằm nghĩ vẩn vơ đủ thứ chuyện trên đời, được "làm nũng" mẹ và được ăn nhiều nhiều hơn những thứ mà khi ốm nó dễ được thỏa mãn hơn ngày thường.

    - Thiếu Anh! Con thấy đỡ mệt chưa? - Mẹ đưa cho nó một quả táo đã gọt vỏ và hỏi rất ân cần. Thực ra nó chẳng còn cảm thấy đau hay mệt gì, nhưng nghĩ sao nó lại rên rỉ làm bộ thiểu não:

    - Con chóng mặt và thấy váng đầu lắm! Không biết con có bị "chấn thương sọ não" không mẹ?

    Nói xong câu ấy thì chính nó cũng phải cố gắng lắm để không bật ra tiếng cười. "Sao mình lại có thể nghĩ ra một điều hay ho đến thế nhỉ?"

    - Đừng nói gở vậy con ạ! Rõ khổ! Đi đứng làm sao mà đập đầu vào cánh cửa thì tao cũng chịu mày, phải cẩn thận chứ con!

    Mẹ nói rồi lấy nhiệt kế ra xem và vẫn nghĩ rằng nó đã sốt tới ba tám độ rưỡi. Rõ ràng là mẹ vẫn chẳng biết gì cả. Cũng bởi thế nên mẹ đã xuống nhà rồi mang lên một cái khăn ướt định đặt vào trán nó. Nó vội đón lấy rồi bảo: "Con tự làm được!" Mẹ thở dài ngán ngẫm rồi xuống nhà, không biết rằng những ý nghĩ tinh quái đang nhảy nhót không ngừng trong tâm trí nó.

    Mà cũng đúng thôi! Mẹ làm sao có thể biết được cơ chứ. Hồi chiều nó đã nói với cả nhà là nó bị va đầu vào cánh cửa lớp học. Sự rên la của nó ít nhiều có hiệu quả vì chẳng ai nỡ trách mắng người "đang bị ốm". Tất nhiên là nó chẳng dại gì mà nói ra sự thật. Vì nó biết thế nào mẹ cũng nghi ngờ và tra hỏi nó như với kẻ tội đồ. Đại loại như: Hay mày chửi nó, hay mày đánh nhau với ai, sao nó không ném đứa nào khác mà lại nhè đầu mày để ném.. vân vân và vân vân. Người lớn lúc nào cũng đa nghi, đa nghi đến tội nghiệp nhưng lại rất dễ mắc lừa.

    * * *

    - Thiếu Anh ơi! Hôm nay con có đi học được không? - Mẹ nó hỏi vọng lên từ dưới nhà.

    Nó choàng dậy. Nhận ra rằng cũng khá muộn rồi. Hôm nay đúng là một ngày đẹp trời đây. Nó lơ mơ nhìn thời khóa biểu và chợt nhận ra là mình chẳng chuẩn bị bài vở gì cả - vì tối qua giả vờ ốm nên cứ phải nằm im trên giường. Và thế là cái ý nghĩ bỏ một buổi học bắt đầu hiện lên trong nó.

    - Con mệt lắm mẹ ạ! - Nó lại rầu rĩ.

    - Ừ! Mệt thì thôi, đừng cố làm gì con ạ! Bao giờ khỏi hẳn rồi hãy đi. Để chốc nữa thằng Phong nó đến mẹ bảo nó báo cáo cho. Con cứ nằm nghĩ đi, trưa nay mẹ sẽ về sớm. Bà đang nấu cháo dưới bếp ấy. Chốc nữa con cố mà ăn nhá!

    Mẹ nói rồi đi làm. Nằm trên giường, nó bắt đầu nghĩ vẩn vơ đủ thứ trời ơi đất hỡi. Bắt đầu là chuyện ngày hôm qua. Thật lãng nhách! Lúc ấy, nó (và Nhi, và cả lũ con gái của lớp nữa) đang tưởng tượng bọn con trai sẽ đặt gì vào trong hộc bàn sau khi lùa tất cả "chị em phụ nữ" ra khỏi lớp và đóng kín mít thì bị viên đá quái quỉ ấy tương vào đầu. Thế là hết mọi hứng thú! Nó biết trong lớp có nhiều chàng ngấp nghé tặng quà cho nó nhưng thấy tình cảnh "thê thảm" như thế lại đâm ngại, sượng và cuối cùng là.. im re. Rồi nó nghĩ tới việc hôm nay thoát được hai tiết Lý của cô Oanh. Hồi trước thì cũng không sao, nhưng giờ đây lũ bạn hay ghép nó với con trai của cô. Của đáng tội, "thằng bé" kém nó một lớp. Đúng là ngớ ngẩn! Và rồi nó bắt đầu hình dung lại tiết học ngày hôm trước. Hình như lúc ấy nó đang buồn ngủ thì phải, và lúc đó nó đã có ý nghĩ rằng: "Nếu bây giờ mà ở nhà thì mình sẽ vươn vai ngáp một cái đã đời và ngủ một giấc thật thoải mái". Chao ôi! - toàn những chuyện không đâu.. Thỉnh thoảng nó lại thiếp đi. Những giấc ngủ chập chờn ngắn ngủi kéo theo những cơn mơ lạ lùng. Đôi khi chỉ là những chuyện vu vơ dịu ngọt như chăng tơ về những không gian hào phóng sắc màu, những con đường ngập hoa cỏ và trời thì cứ trong veo mãi thôi! Tất cả cứ nhẹ bỗng, mông lung và lặng lẽ đến diệu kỳ. Nhưng cũng có lúc nó lại mơ thấy cả bầy quỷ sứ vác dao đuổi bắt mình. Và khi tỉnh dậy, nó bắt đầu sợ sệt vì nghĩ có lẽ tại mình nói dối nên lương tâm không thanh thản () và giờ đây nó chỉ muốn chạy thật nhanh đến lớp. Cái niềm vui trốn học đã bay biến đi đâu mất!

    * * *

    Sáng ngày hôm sau, nó quyết định đến lớp. Mẹ vẫn tỏ ra lo lắng cho sức khỏe của nó. Rõ ràng là mẹ vẫn chẳng hay biết gì cả.

    Lại một ngày nữa thật đẹp trời và vẫn còn rất sớm. Nó đạp xe thật chậm và cao hứng hát lên khe khẽ. Nó nhớ rằng chị Vân Anh đã dặn nó rằng nếu bị cận thị đi ra đường mà không đeo kính thì tốt hơn hết là vừa cười vừa hát, nhỡ gặp người quen thì họ sẽ nghĩ mình đang chào họ, đỡ mang tiếng khinh người! Bây giờ lời căn dặn ấy thật có ích. Đi qua cổng trường, nó cố hét thật to để chào bác bảo vệ - người mà nó hay gọi là "bố."

    - Thế nào con! Mày khỏe rồi đấy à? Sao hôm nay đi sớm thế hả?

    Nó không nói gì, chỉ vui vẻ gật đầu và cười tinh nghịch:

    - Bố đã tìm ra đứa nào "gây thương tích" cho con chưa ạ?

    - À! Chưa, chưa đâu con! Mà sao lại bỏ thư ở giỏ xe thế con?

    - Ơ!.. - Nó quá bất ngờ về điều này, vì thực sự là có một lá thư trong giỏ xe của nó, chẳng biết từ đâu ra. Thoáng bối rối, nó vội vã cất xe và chạy một mạch vào lớp học. Mấy đứa bạn không hiểu gì cứ ngơ ngác tròn mắt nhìn theo..

    "Thiều Anh thân mến!

    Thanh vô cùng xin lỗi vì đã vô tình ném đá vào bạn. Thực ra đó chỉ là ngẫu nhiên thôi, Thanh không có chủ ý gì đâu. Ban đầu Thanh cũng không biết đó là bạn, chỉ tại bộ quần áo mới nổi bật quá. Áy náy thật đấy, Thiếu Anh ạ. Chắc trên thế giới này chưa có ai lại tặng con gái.. một viên đá vào đầu nhân ngày 8-3 cả. Cho Thanh nói câu ngàn lần xin lỗi nhé!"

    Nó cứ chuyển từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. Nỗi ấm ức cứ tăng dần và dằn dỗi đến bực mình. "Đúng là đồ láu cá." Nó bực tức nguyền rủa nhưng rồi lại buồn cười về cái kiểu chửi thề ngon lành của mình. Rõ thật ngớ ngẩn! Ngẫu nhiên, ngẫu nhiên - ba cái "ngẫu nhiên" như thế có mà chết con người ta. Lại còn nịnh bợ, còn xiên xỏ nữa cơ chứ! Quần áo mới thì can chi nào?

    * * *

    Dù sao thì giờ đây Thanh cũng đang đi bên nó, tay cầm một bó hoa to tướng, khuôn mặt ngây thơ tỏ vẻ biết lỗi, trông "đáng ghét" làm sao. Nó không nói gì nhưng thấy hài lòng về điều đó (nhưng hài lòng không có nghĩa là nhận hoa ngay đâu nhá). Nỗi ấm ức trong lòng đã lắng xuống thật dịu dàng như chưa từng có. Dù sao nó cũng là đứa có nhiều trò để tự dỗ mình.

    Tối nay về nó sẽ viết vào nhật ký: "Biết đâu mọi cái đều có thể ngẫu nhiên xảy ra, như viên đá vô tình, và Thanh cũng chỉ ngẫu nhiên..".
     
    Alissa thích bài này.
    Last edited by a moderator: 13 Tháng năm 2019
  3. Thươngchou

    Bài viết:
    12
    32. Truyện ngắn: Những nốt nhạc trầm

    Tác giả: Lê Quang Vinh


    (Tác phẩm in trên báo mực tím)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trong cuộc đời, có những lúc người ta thấy ray rứt hối hận không phải vì một hành vi lỗi lầm, mà chỉ vì một ý nghĩ hay một cảm giác sai lạc. Phúc nghĩ nhiều đến điều ấy khi đã đi hết gần nửa đời mình, đã vui mừng vì những niềm vui nho nhỏ anh mang lại cho con người qua từng lời ca đẹp và từng nốt nhạc mang giai điệu tươi tắn trẻ trung. Nhưng từ ngày đó, anh cứ bồi hồi mỗi khi nhìn thấy một bóng dáng cao gầy, lặng lẽ; anh cứ ray rứt mỗi lần nghe tiếng chuông giáo đường mỗi sớm mai lướt qua thành phố còn trầm lặng. Anh muốn làm một cái gì đó, không phải để đền bồi cho việc gì, anh cũng không biết mình muốn làm gì, nhưng anh cảm thấy có gì thôi thúc anh mạnh mẽ, nhất là lúc anh cầm bút ghi lại những giai điệu nảy ra trong trí anh.

    Ngày đó Phúc còn rất trẻ, trẻ hơn những người bạn trẻ bây giờ vẫn thưòng đến gặp anh để xin chữ ký, xin chụp ảnh lưu niệm hay phỏng vấn tập tành viết báo. Nhưng với âm nhạc thì ngay từ lúc ấy anh đã rất mặn mà, đã sáng tác được vài ca khúc có người nghe, và đã tốt nghiệp một khóa nhạc lý. Những người bạn sinh viên của anh thì đi dạy kèm, Anh văn, Toán, Lý, Hóa đủ cả. Còn anh, anh chọn sống bằng âm nhạc. Và cái kiến thức đặc biệt về lịch sử âm nhạc, về những nhạc sĩ lừng danh đã khiến anh có thể đi đây đi đó làm thầy giáo hơn là một nhạc sĩ. Và anh được mời đến phụ trách một "cua" lịch sử âm nhạc trong khóa học nhạc của các ca đoàn một số nhà thờ vùng ngoại ô thành phố. Những buổi chiều khi đến nói về âm nhạc cho lớp học đông đúc đặc biệt mà đa số là sinh viên ấy, anh cảm thấy mình vui một niềm vui dịu dàng mà chắc khó nghề nào có thể mang lại được. "Thầy chắc học nhạc từ lúc còn nhỏ xíu?" Một cô bé có chiếc răng khểnh hỏi anh vừa tò mò vừa dí dỏm. Anh cười: "Không. Tôi học nhạc từ trong bụng mẹ". Cô bé không vừa: "A, từ trong bụng mẹ thầy đã biết trốn ra ngoài!". Anh bật cười, và lớp học cũng cười ồ vui vẻ. Nhưng rồi trong niềm vui cũng có vài hạt sạn. Cả hội trường lớn bao giờ cũng im phăng phắc khi anh giảng bài. Chỉ có tiếng xe ì ầm ngoài xa lộ và tiếng nhạc chim vang vang trên các vòm lá là làm biến đi cái im ắng của lớp học. Rồi một lần tiếng xe cũng ngưng và ca đoàn các loài chim cũng bỗng nhiên ngừng hót. Và khi tất cả im phăng phắc, anh chợt nhận ra những tiếng lách cách, lúc đầu nhỏ xíu và rời rạc, nhưng có lúc lại vang lên như thách thức anh. Anh nhìn ra cửa sổ. Không có gì ngoài ấy. Anh ngưng giảng. Tiếng lách cách cũng ngưng lại. Khi anh nói nhanh, tiếng động cũng nhanh lên như đuổi theo từng lời anh nói. Anh cười cười. Ngày xưa khi đi học, anh chẳng đã từng tinh nghịch trêu cô giáo bằng cách lấy thước gõ nhịp theo lời cô đó sao? Anh lại bao dung mỉm cười. Và lớp học kết thúc vui vẻ. Nếu chỉ một hai lần học trò đùa nghịch thì hẳn anh đã không trách móc. Nhưng cứ thử tưởng tượng, ngày này sang ngày khác, trong giờ học nào ở cuối lớp cũng có tiếng lách cách như trêu ngươi thì có người thầy nào kiên nhẫn đủ để không lên tiếng? Nhưng không sao, những ánh mắt nồng nhiệt, những nụ cười hồn nhiên khiến anh dễ quên đi những phiền toái khi đứng trên bục giảng. Trời đổ mưa. Những cơn mưa buổi chiều thường làm cho cái oi nồng dịu hẳn xuống. Nhưng tiếng mưa rơi làm cho giọng anh lạc đi mất, nhất là khi anh cất tiếng hát. Dạy nhạc không lẽ lúc nào cũng phải hét lên hay phải tìm cách nói cho át tiếng động? Thường những lúc mưa nặng hạt, tiếng ồn ào theo làn nước phủ lấy cả căn phòng, thì anh hay bước lại bên cửa sổ, tựa tay lên thành cửa, đứng nhìn xuống lớp học và mỉm cười nửa vui thích nửa thất vọng, mặc cho những giọt mưa bắn vào người lành lạnh. Có lần một học viên hỏi anh: "Nhạc sĩ hẳn là lãng mạn lắm?" Anh đáp: "Lãng mạn hay không thì tùy người, nhưng nhạc sĩ thường nhìn thấy cái thiên hạ không thấy hay không muốn thấy". "Thầy cho ví dụ được không?" "À, ví dụ như thế này. Khi trời mưa, thiên hạ chỉ thấy nước mưa và những cơn gió giật, sấm chớp. Nhung nhạc sĩ lại thấy những giai điệu như nhà thơ, thấy hình ảnh một gương mặt nào đó sau màn mưa như một họa sĩ, và thấy.." "Nói chung là tuyệt vời thầy nhỉ". Anh nói: "Tuyệt thì tuyệt nhưng mà buồn, vì cô đơn". "Em không hiểu hết được thầy ạ". Anh còn nhớ ngày còn bé, mỗi khi tới giờ học nhạc, cô giáo thường mở đầu bằng lời này: "Bây giờ các em nghe tiếng nói đẹp nhất của con người". Dĩ nhiên anh không hiểu và bạn bè anh cũng thế. Có một đứa bạn nói với anh: "Vậy mà tao tưởng tiếng nói đẹp nhất là tiếng ông bán kẹo kéo". Anh cười thầm nhưng cũng mắng nó: "Mày chả hiểu gì về âm nhạc cả". Người bạn đó sau này là một ca sĩ, không nổi tiếng lắm nhưng cũng đủ làm giới trẻ tìm nghe. Có điều là không một ai trong đám người trẻ ái mộ ấy biết rằng ca sĩ của họ ngày xưa đã từng chỉ có một ước mơ là được nghe tiếng rao kẹo kéo. Phúc thì khác. Am nhạc đã lôi cuốn anh từ ngày anh biết nghe tiếng âm thanh của cuộc đời. Mẹ anh chả là một người chuyên hát dân ca đó sao. Và anh nghĩ là khi nói tới âm nhạc, người ta phải trân trọng chứ không chỉ là thưởng thức. Anh đã đọc ở đâu đó lời này của đại nhạc sĩ J. S. Bach: "Âm nhạc là tiếng lòng con người ca ngợi Tạo Hóa". Cuộc đời đẹp thêm lên là nhờ âm nhạc. Anh tin chắc như thế. Vậy mà trong giờ học nhạc, có một học viên nào đó lại nghịch phá. Mà học viên đó lại là ca viên ca đoàn nhà thờ nữa chứ. Khi tiếng mưa dứt, anh lại nghe rõ ràng tiếng lách cách trêu ngươi kia. Nhưng anh đủ kiên nhẫn để không la lên giữa hội trường. Anh cầm micro không dây bước xuống giữa lớp học. Anh dự tính sẽ đi một vòng, sẽ bắt quả tang kẻ gây rối và sẽ bảo hắn ta đứng lên, cầm micro xin lỗi cả lớp. Anh vừa giảng bài vừa đi gần xuống nơi có tiếng lách cách lách cách khó chịu. Và nỗi bực tức của anh càng tăng lên khi anh chợt nhận ra một cặp kính đen ở cuối lớp. Thế thì khó chịu quá. Anh định gọi lớp trưởng, nhưng anh lại đổi ý. Anh đi thẳng đến người học viên ngang ngạnh ấy, nhìn hắn một cách giận dữ. Nhưng hắn không có phản ứng gì cả. Vẫn tiếng lách cách. Khi cơn giận của anh sắp bật ra thành lời quát tháo thì bất ngờ, thật bất ngờ anh nhìn lên bàn của học viên đeo kiếng đen ấy. Một chiếc máy đánh chữ Braille, máy chữ của người mù! Anh lặng người đi đến hai phút. Và tiếng lách cách kia cũng im hẳn khi anh ngừng nói. Anh nhắm mắt lại và thầm nói: "Xin lỗi, xin lỗi", rồi bước vội lên bục giảng. Anh nói với cả lớp: "Thôi hôm nay ta nghỉ sớm".

    Khi còn một mình trong lớp học, Phúc nhìn ra khoảng sân có những thảm cỏ xanh mượt ngoài kia. Anh học trò mù đang bước đi giữa bạn bè, nhưng dáng cao gầy vẫn cứ rất cô đơn. Phúc muốn chạy theo, nói với anh học trò một cái gì đó, một cái gì anh thực sự cũng chẳng biết. Nhưng Phúc vẫn ngồi im, bất động. Tiếng chuông nhà thờ ngân lên dịu dàng. Và khi bóng tối bắt đầu phủ nhẹ xuống, anh lại chạnh lòng nghĩ tới một người học trò mà bóng tối cứ đeo đuổi triền miên. Anh bâng khuâng tự hỏi: "Am nhạc có là nguồn an ủi cho cuộc đời?" L. Q. V.
     
    Alissa thích bài này.
  4. Thươngchou

    Bài viết:
    12
    33. Truyện ngắn: Tôi tìm nhà trọ

    Tác giả: Lê Quang Vinh


    (Tác phẩm in trên báo mực tím)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngày xưa khi còn học phổ thông, khi nghe câu sáo ngữ "ngày vui qua nhanh", tôi thường phì cười và bảo "chỉ có nỗi buồn qua nhanh, còn niềm vui thì kéo dài đến vô tận". Nhưng cái ngày-xưa-phổ-thông ấy đã qua rồi và tôi bây giờ đường đường là sinh viên năm thứ nhất của trường đại học ở đất Sàigòn đèn ngọn xanh ngọn đỏ. Niềm vui của một kẻ mới đậu đại học thì bao la lắm, nó cứ làm ta lâng lâng như người chiến thắng, làm ta ngây ngất như kẻ sắp khám phá một chân trời rực rỡ và làm ta nôn nao như sắp đi ăn đám cưới. Ấy vậy mà niềm vui ấy qua nhanh cái vèo. Khi phải lo tìm chỗ ăn chỗ ở mệt phờ người thì tôi chỉ có một điều ước: Ước chi mình đã rớt đại học! Nhưng ở đời mấy ai cầu được ước thấy. Và phải chăng niềm vui nào cũng chỉ là tương đối? Tôi nghiệm ra điều này khi bị phòng giáo vụ từ chối chỗ ở trong cái ký túc xá huyền bí kia, mà như tụi bạn tôi diễn tả, trong đó có những căn phòng đầy ắp tiếng cười dù rất ít thức ăn, có những con người dạt dào tình nghĩa dù có những ông bảo vệ chuyên tỏ uy quyền bằng những tiếng la hét và những lời đe dọa đáng sợ. Từ giã mộng làm sinh viên nội trú, tôi lên đường đi tìm nhà trọ.

    Theo bạn bè hướng dẫn, tôi tìm đến một địa chỉ cuối đường Nơ Trang Long ở Bình Thạnh. Sau khi đạp xe cả tiếng đồng hồ, tôi tìm ra được ngôi nhà mới xây ở sâu trong một con hẻm ngoằn ngoèo. Dù hơi xa nhưng chỗ ở lý tưởng vì yên tĩnh, giá cả hợp lý khiến tôi thấy hài lòng. Vậy mà liền sau đó tôi hoảng sợ hết hồn hết vía khi có một thằng nhỏ với mái tóc bù xù thò đầu qua cửa sổ nhe răng bảo tôi: "Ông là học trò ở trọ hở, mỗi ngày nhớ đóng thuế cho các đại ca ở đây vài gói Dunhill nha". Rồi nó cười hí hí và phút chốc tiếng cười cùng với cái đầu bù xù của nó biến mất, thay vào đó là tiếng chửi thề và tiếng chân rầm rập rượt đuổi. Chờ cho yên lặng một chút, tôi đạp xe chạy như bay ra khỏi con hẻm và biết chắc chắn mình sẽ không bao giờ quay trở lại.

    Khi ngồi uống nước mía nghỉ dưỡng sức ở ngã tư Phú Nhuận, tôi chú ý tới một trang báo quảng cáo nhà trọ: "Nhà cho sinh viên ở trọ, tiện nghi, miễn phí. Chỉ yêu cầu nếu có giờ rảnh phụ giúp việc làm ăn chút đỉnh." Tôi hớn hở đạp xe tới liền. Đó là một cơ sở may gia công ở quận tư. Chủ nhà là một phụ nữ đứng tuổi vồn vã đón tôi, hỏi han ân cần và còn nhận đồng hương khiến tôi an tâm ngay từ đầu. Bà bảo: "Cháu ở đây với dì, lo học là chính, nếu rảnh rỗi kèm giúp hai đứa con của dì và lâu lâu đi giao hàng giúp dì thôi. Aên uống dì lo cho, đồng ý không?". Tôi thầm cám ơn người đàn bà tốt bụng, và ngay tối hôm đó, tôi dọn đồ tới nhà trọ, thức viết cho ba mẹ tôi lá thư dài để ba mẹ yên tâm vì tôi đã "an cư" nơi đất khách. Aáy vậy mà chỉ sau một tuần thôi, tôi đã phải nói lời từ biệt với bà bởi vì đàng sau tấm lòng ấy là một tâm trí tính toán phát sợ. Ngày hôm sau khi tôi đi học về, bà đã hối ăn cơm nhanh rồi đạp xe đi giao hàng cho bà ở khắp nơi. Khi tôi về nhà thì đã tới giờ cơm tối, ăn xong thì tôi phải lên lầu dạy kèm cho hai quí tử của bà học cấp hai mà không đứa nào thuộc bảng cửu chương, lại còn ham trò chơi điện tử hơn bài học. Trước khi đi ngủ, tôi còn phải giúp bà tính toán sổ sách. Ngày nào cũng những công việc y hệt nhau. Nếu tôi có một chút giờ rảnh thì bà nhờ chở đi chợ! Khi tôi từ giã bà để dọn đi chỗ khác thì bà bảo: "Học trò ngày nay chẳng đứa nào chịu khó cả. Năm bảy thằng ở trước cậu cũng y như cậu, thấy làm việc là biến hết". Tôi miễn cưỡng cười cười, nhưng lòng hết sức thất vọng. Thì ra người ta hiểu "chịu khó" có nghĩa là làm việc tối mặt tối mày, còn học là chuyện phụ! Tôi có thể tìm đâu ra một bà tiên nhân ái không nhỉ. Ở quê tôi, nếu bạn không có nhà ở thì hàng chục người mời bạn về, tạo điều kiện cho bạn ăn học và không hề tính toán. Nhưng khổ nỗi, quê tôi lại không có trường đại học. Phải chăng đó là luật bù trừ trên cõi nhân gian này hở bạn?

    Mấy ngày liền tôi không có chỗ ở. Tôi gửi đồ đạc ở nhà trọ của mấy đứa bạn. Trưa ăn cơm bụi. Tối lẻn vô ký túc xá ngủ ké, mà chẳng đêm nào ngon giấc, hễ nghe có bước chân ngoài hành lang là lo chui xuống gầm giường. Mà bảo vệ ký túc xá tinh ranh lắm, sinh viên ở ké thì ngủ đâu cũng bị họ lôi ra, nên lúc nguy cấp, khi có tin bảo vệ kiểm tra, chỉ có cách duy nhất là chạy vù xuống nhà tắm cho an toàn. Được ba đêm như vậy thì thần sắc tôi suy sụp hẳn, học hành hết vô và đôi mắt thì lờ đờ như con cá mắc câu. Trong giờ học quản trị nhập môn, thầy bảo tôi trình bày phong cách quản lý "nhân hòa" của Nam Triều Tiên, tôi nhớ tới bà chủ nhà trọ nên trình bày rất lưu loát. Thầy hỏi thêm về quản trị theo mục tiêu, quản trị theo lòng trung thành gì gì đó, tôi trả lời trôi chảy, nhưng thầy lại bảo: "Em trình bày đã không đúng, tôi hỏi hai câu em trả lời đều sai cả. Tại sao thế?". Tôi im lặng. Thầy không biết là tôi rất ham học, nhưng thầy có hiểu rằng ban đêm tôi không có chỗ ngủ cho ngon giấc thì ban ngày tôi học hành sao vô được. Tôi không trách thầy, nhưng tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy mấy thằng bạn có gia đình ở gần hoặc có chỗ ở ngon lành, lại không thèm học bài, chỉ lo tìm cách bắt bẻ thầy và lúc nào cũng muốn chứng minh "tôi là kẻ có tiền, tôi đóng tiền vào học thì tôi có quyền làm điều tôi muốn", kể cả sự xấc xược hỗn láo.

    Dĩ nhiên là ở ké lâu thì không ổn nên tôi lại dò tìm chỗ ở mới. Chỗ này là một căn hộ trên lầu bảy của một khu chung cư không xa trường tôi lắm. Khi mới đến, đứng dưới đất nhìn lên tôi thấy ớn lạnh trong người, mỗi ngày leo lên leo xuống vài lần chắc tôi không còn sức mà học bài. Nhưng chí làm trai nổi lên khiến tôi hùng dũng leo cái vèo lên tới ngay lầu bảy. Đứng tựa vào cửa sổ thở dốc, tôi tự nhủ: "Mình đâu có mệt tí nào đâu, đứng lại là để ngắm thành phố bên dưới". Cái thằng tôi thấy lý luận hay quá, bèn nở một nụ cười mà nếu đang ở tầng một thì chắc là tươi lắm. Căn hộ tôi dọn tới là của một bà cụ quen với dì tôi, bà sống một mình đã mấy năm. Ngày dọn về đây là ngày đầu tiên tôi thấy an tâm kể từ ngày làm sinh viên Sàigòn. Số tôi đúng là đã bắt đầu gặp hên. Tôi chưa biết gì nhiều về cái khu này và đang lóng ngóng tính hỏi "hàng xóm" thì một cái đầu bù xù hiện ra ngay cửa sổ. Lần này không phải là xin Dunhill cho đại ca mà là "anh sinh viên ơi, có truyện tranh không cho em mượn". Tôi đáp có rồi hỏi: "Ở đây có chuột không?" Aáy là tại vì tôi vốn sợ chuột mà nhìn cái đầu của con bé tôi liên tưởng! Câu trả lời rất gọn: "Tối mới bò lung tung". Tôi rùng mình rồi hỏi tiếp: "Đi chợ ở đâu?" "Ở chỗ chợ mới". "Còn gọi điện thoại?" "Thì ra bưu điện". Nghe những câu trả lời không có chút thông tin, tôi ngán ngẩm giao cho nó mấy tờ báo cũ rồi đóng cửa ngủ luôn tới sáng hôm sau.

    "Anh sinh viên ơi, dậy đi học". Nghe tiếng gọi lảnh lót, tôi bật ngồi dậy, mở cửa phòng và thấy con bé bù xù đã tề chỉnh áo dài trắng, mái tóc xù được cột lên cao và ôm cặp đi về phía cầu thang. Tôi giật mình khi thấy nắng đã nhảy múa trên những ô cửa kiếng nứt rạn. Có chỗ ở đàng hoàng ở tuốt trên cao thì coi chừng học hành xuống dốc. Mắt nhắm mắt mở, tôi mặc vội áo quần và phi thân xuống cầu thang. Con bé tóc xù đã ngồi lên yên xe nhỏ bạn nó, thấy tôi thì vẫy vẫy "bái bai".

    Chỉ vậy thôi và không có gì khác. Con bé mượn sách tôi, khi trả thì cám ơn và chỉ đường cho tôi đi chợ và ra bưu điện. Sáng gọi tôi dậy đi học. Vẫy chào bái bai. Aáy thế mà bà cụ già khi nhìn thấy đã trách: "Học không lo học mà lo giao du. Con nhỏ đó ranh lắm đó". Tự dưng tôi thấy lòng không vui, nhưng tôi không dám trách bà cụ, người làm ơn cho tôi.

    "Anh sinh viên ơi, mai cho em quá giang tới trường được chứ, bạn em bịnh rồi". Tôi chưa kịp ừ thì bà cụ đã bước ra, liếc mắt nhìn con bé và lạnh lùng bảo tôi: "Lo học bài đi". Con bé lấm lét chạy vù đi mất. Dĩ nhiên là sáng hôm sau bà cụ thức dậy sớm, canh tôi đến tận cầu thang. Con bé chắc là biết trước nên đã xuống sân chung cư đợi tôi từ sáng sớm. Tôi cho nó quá giang đến trường một cách rộng lượng và.. an tâm. Aáy vậy mà không hiểu sao bà cụ biết được. Tôi nghe bà nói với mấy bà hàng xóm: "Học hành kiểu đó thì thà ở nhà đi làm ruộng còn hơn".

    Buổi tối tôi đi ngủ sớm. Không ngủ được, tôi nắm gác tay lên trán suy nghĩ mông lung về đủ thứ chuyện trên đời. Những ngày phổ thông êm đềm không chút ưu tư. Những ngày thi đại học lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Niềm vui ngày được tin trúng tuyển. Những ngày lang thang tìm chỗ trọ. Tất cả cứ đi qua trong trí óc tôi một cách rõ nét và bình thản. Nhưng lòng tôi thì không thanh thản. Trong cái giây phút không thanh thản đó, tôi hiểu rằng nhà trọ không bao giờ là nhà của ba mẹ mình. Dù sao thì chính từ những gian nan này, tôi sẽ trưởng thành hơn. Cái ý tưởng tìm một chỗ trọ khác xuất hiện rồi lại biến đi, tôi biết rằng nếu tôi học cách chấp nhận trước khi học cách tìm kiếm phiêu lưu thì tôi mới có thể thành công trong những chuyến phiêu lưu của cuộc đời. Tôi mỉm cười đi vào giấc ngủ êm đềm, mơ hồ nghe thấy tiếng cười của con bé tóc xù, trong trẻo và rất hồn nhiên.

    L. Q. V.
     
    Alissa thích bài này.
  5. win - wind

    Bài viết:
    58
    34. Truyện ngắn: Mắt kiếng

    Tác giả: Lê Quang Vinh

    (Tác phẩm in trên báo mực tím)​

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Buổi sáng cô bé tóc xõa dài hồn nhiên ngây thơ với sách vở, với tà áo dài dịu dàng tha thướt. Buổi chiều cô bé tóc vấn cao, áo quần gọn gàng giúp mẹ giữ xe ở cổng trường đại học. Vậy mà cũng đã ba năm, ba năm cô bé không hề quan tâm tới điều gì khác ngoài sách vở và công việc.

    Cô bé đã quen thuộc từng khuôn mặt, thậm chí từng bảng số xe ở ngôi trường này. Cô ao ước được vào giảng đường, được có những giây phút say sưa cùng những sinh hoạt trẻ trung sôi nổi. Và dĩ nhiên cô cũng ao ước có những giây phút thật thơ mộng dịu dàng. Thì cô cũng đã chứng kiến những phút giây ấy, khi người ta sánh vai nhau bước vào cổng trường hay khi họ ngượng ngập nơi ghế đá góc sân. Cô cũng đã chứng kiến những tình cảm đơn độc buồn bã. Như anh chàng sinh viên với cặp kiếng dày, mỗi giờ tan học cứ lóng nga lóng ngóng trước bãi xe mà chẳng bao giờ gặp "nàng" đâu cả. Hẳn là nàng đã vội trốn về nẻo khác rồi, cô vẫn thường phỏng đoán. Có lần vào một dịp lễ, "mắt kiếng" mang đến một chùm hoa dại dễ thương, đứng chờ mãi cho đến khi sinh viên về hết mới ngập ngừng bước đi, đôi lúc ngoảnh nhìn lại như còn tiếc nuối.

    Lại mùa tựu trường. Cô bé lại đến bãi xe cổng trường đại học, nhưng những sớm mai cô không còn áo dài trắng đến trường phổ thông nữa. Buổi chiều đầu tiên của ngày sinh viên cũ tựu trường, cô bé lại nhìn thấy "mắt kiếng" với gói quà nhỏ xinh xắn trên tay. Cô bé che miệng cười: "Cuối giờ rồi lại lững thững về thôi". Nhưng vừa khi bãi xe vắng người, anh chàng bước vội đến bên cô bé:

    – Xin lỗi, lâu nay anh định.. Mà thôi, xin tặng cô bé chút quà nhỏ, mừng bé đã đậu vào đại học.

    Sao "mắt kiếng" lại biết bí mật của mình? Cô tròn xoe mắt ngạc nhiên, lòng bồi hồi chưa kịp cám ơn thì anh đã bước đi, vội vã và không hề ngoảnh lại.
     
    Alissa thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng ba 2019
  6. win - wind

    Bài viết:
    58
    35. Truyện ngắn: Tay ga xanh

    Tác giả: Lê Quang Vinh


    (Tác phẩm in trên báo mực tím)​

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cụ già đứng ở góc đường, tay chống gậy, tay cầm chiếc nón để ngửa. Không có vẻ thiểu não của người ăn xin, cụ trông quắc thước với mái tóc và chòm râu bạc trắng. Người qua đường thỉnh thoảng dừng lại bố thí chút tiền và hài lòng đi tiếp. Chỉ có mình anh, khi có dịp đi ngang góc phố ấy, dừng lại dựng chiếc xe đạp cà tàng vào thân cây ven đường, hỏi thăm cụ đôi điều, và cụ già cảm động ứa nước mắt.

    Anh đạp xe về buổi tối. Từ xa, dưới anh đèn đường, anh nhìn thấy một cô gái đang đứng nắm tay cụ già nói với cụ điều gì đó, lòng anh chợt thấy vui vui. Khi anh đến gần cụ già, thì cô gái đi chiếc xe tay ga xanh vừa rẽ sang góc đường bên trái. Anh kịp nhận ra cô gái ấy là cô bạn học chung lớp với anh ở lớp kế toán ngắn hạn. Anh vẫn thầm phục cô vì vẻ duyên dáng, lối ăn nói lịch thiệp và dịu dàng của cô đối với bạn bè trong lớp. Anh muốn thành bạn thân với cô nhưng anh cứ mặc cảm trước cô gái lý tưởng ấy. Có lần cô đã nhìn anh trách móc khi anh vô ý gây tiếng động lúc thầy giảng bài. Anh tiếc là lúc nãy mình đã không chạy nhanh hơn để được gặp cô.

    Khi thấy anh đến, cụ già ngước nhìn anh với vẻ đầy tin tưởng. Anh hỏi cụ về cô bạn lúc nãy. Cụ đáp, giọng khản đặc: "Cô ấy tông vào tôi, lại còn mắng tôi đứng giữa đường". Bỗng dưng anh lẩm bẩm: "Không thể là cô ấy, không thể".

    Trên đường về, lòng anh chùng hẳn xuống.
     
    Alissa thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng ba 2019
  7. win - wind

    Bài viết:
    58
    36. Truyện ngắn: Sinh nhật

    Tác giả: Lê Quang Vinh


    (Tác phẩm in trên báo mực tím)​

    Bấm để xem
    Đóng lại
    NHỎ MAI BÊN PHÒNG 405 MỜI SINH NHẬT. Nói là mời cả phòng 414 này nhưng đứa nào trong phòng cũng thừa biết là nó chỉ muốn mời Khôi và Liêm thôi. Nó mời Khôi vì Khôi là vị đại ân nhân của nó, xin xỏ chạy chọt cho nó vào ký túc xá, kiếm chỗ cho nó dạy kèm và nhất là.. giảng cho nó nghe bài học mà nó sắp dạy học trò. Mai đi dạy kèm toán mà toán là môn nó ù ù cạc cạc, hồi học phổ thông chưa bao giờ được trên bốn điểm. Không có Khôi, nó biết gì mà dạy với dỗ. Bạn bè cứ bảo nhau là lẽ ra học phí phải chia ba, Khôi được hai phần mới hợp lý. Mai chỉ ao ước dạy văn cho học sinh tiểu học, nhưng chưa kiếm được chỗ. Còn Mai mời Liêm vì, như tụi bạn trong phòng 414 này hay bàn tán, Mai thích Liêm mà không dám nói. Liêm trông không có chút gì để có thể gọi là đẹp trai, người thấp, hơi lé và đen như bức tường dưới căn tin. Nhưng Mai lại thích cái vẻ "quới nhân" ấy mới hay. Cứ nhìn dáng õng ẹo của nó mỗi khi gặp Liêm thì dù có khờ lắm thì cũng nhận thấy là nó "đối xử tốt" với Liêm lắm.

    Sinh nhật của Mai trở thành đề tài bàn tán cho đám con trai phòng 414. Tụi nó bảo chắc là Mai muốn gieo tú cầu chọn bạn bốn phương, chứ lâu nay cái dãy lầu bốn này đâu có thói quen tổ chức sinh nhật, cả phòng nam lẫn phòng nữ. Nhưng đó là vì nhiều chuyện mà tụi nó bàn vậy thôi. Cái đề tài chính là quà sinh nhật cho Mai. Mười tên con trai trong phòng tổ chức hội nghị bất thường để cử người đi dự và quyết định quà tặng. Đi thì dĩ nhiên là Khôi và Liêm rồi. Và thêm Thịnh nữa, Thịnh đi dự với tư cách là trưởng phòng, dù sao nữa cũng nên có đại diện chính thức để mai mốt có cần nhờ vả cái gì cũng dễ ăn nói. "An" thì dễ rồi, phòng 414 chỉ sợ "nói" lời nhờ vả. Chuyện tiếp theo là quà. Bảo phàn nàn: "Con nhỏ Mai này kỳ quá, sinh gì mà ngay cuối tháng, bất tiện quá". Tụi nó ngạc nhiên: "Nó sinh ngày nào kệ nó, bất tiện gì mày?". Bảo tỉnh bơ: "Phải chi nó sinh khoảng tuần đầu tháng tụi mình có sẵn tiền dễ mua quà. Cuối tháng như thế này đứa nào còn tiền? Không lẽ tặng nó mấy cái muỗng nhôm này sao?" Thằng Dũng cận vốn ngây thơ, góp ý liền: "Hay tặng nó nguyên bộ chén mười cái của phòng mình đi. Mình ăn cơm với muỗng được rồi. Hôm qua tao thấy con Thủy đi rửa chén làm rớt bể hai ba cái". Khôi bật cười: "Phòng con gái có tới trăm cái chén sơ cua mày ạ. Vả lại chén của tụi mình sứt mẻ tùm lum mà tặng ai". Liêm nói: "Thôi vụ quà để tao lo cho. Bây giờ mình bàn tiếp tới y phục. Đâu có đứa nào có đồ mới mà mặc". Khôi bảo: "Mày cứ như con gái ấy. Con trai mặc gì mà chẳng được, không sao đâu. Cứ mặc như đi học là xịn rồi". Thịnh, đúng là trưởng phòng, đưa thêm ý kiến: "Nhưng giờ đó tụi bay phải kiếm chỗ đi chơi chứ có mặt ở nhà mà không qua dự là nó trách đó". Phước lại bảo: "Trách thì chẳng trách gì đâu, nhưng mà hơi kỳ".

    Mai mời sinh nhật năm giờ, nhưng năm rưỡi vẫn còn vắng như chùa bà Đanh. Sáu giờ thì trời mưa, mưa tầm tã như là bao nhiêu nước trên trời đổ hết xuống một cách vội vàng. Bảy giờ rưỡi mưa vẫn chưa ngớt hạt. Thế là buổi sinh nhật bắt đầu trễ hết mấy tiếng đồng hồ mà khách mời vắng tới một nửa vì bạn bè ở ngoài ký túc xá không đến được. Con Phi là trưởng phòng 405 sang nói nhỏ với Thịnh: "Ông ráng kéo cả phòng ông sang cho thêm phần.. chật chội nghe, không thì con Mai nó buồn tội nghiệp". Vậy là cả phòng 414 nai nịt chỉnh tề đi ăn.. làm phước. Thịnh còn rủ thêm mấy đứa bạn ở lầu dưới mang đàn sáo lên tham dự mà quà tặng, theo Thịnh, "chỉ cần giọng ca oanh vàng làm cho chủ nhân cảm động là được rồi".

    Món quà mà Liêm thay mặt thực khách của phòng nam 414 tặng cho Mai là một bức tượng tráng sĩ bằng thạch cao khá đẹp. Bức tượng này Liêm rất quý, nó cất kỹ trong rương, lâu lâu mới đem ra ngắm, lý do là vì nó muốn để cho mới, chờ dịp tặng cho người nó mến nhất. Thằng Thịnh lãnh nhiệm vụ gói quà. Nó lôi từ chồng sách ra tờ giấy màu khá đẹp. Nó loay hoay sắp xong thì bỗng nghe xoảng một cái, cả phòng kêu lên thất vọng, bức tượng thạch cao đã rớt xuống vỡ tan thành nhiều mảnh nhỏ. Liêm cằn nhằn một lúc rồi ngồi yên lặng nghĩ cách gì để cứu vãn tình thế. Một đứa trong phòng bỗng nảy ý kiến: "Thịnh để tao cho các mảnh vỡ vô hộp, gói lại bình thường. Liêm mang đi tặng. Tới cửa phòng đó, khi Mai và các bạn nó ra đón, mày giả vờ vấp té, cho cái hộp văng xuống, và sau đó tụi nó sẽ nói là tượng thạch cao này vỡ vì mày xui bị té". Trong lúc khốn cùng, người ta hay ráng nghĩ ra những cái rất là "trời ơi" như thế, và họ không cho đó là giả dối. Vả lại, tụi nó cũng có ý mai mốt mua cái khác tặng bù lại mà.

    Khoảng tám giờ thì phòng 405 của Mai đã đầy khách, đó là nhờ cả phòng 414 cùng những "người khách chót" kéo tới. Liêm trịnh trọng đi sau cùng, và dĩ nhiên cái màn kịch té văng gói quà được hắn trình diễn trọn vẹn, trọn vẹn đến nỗi đám con trai đã biết trước mà vẫn phải ồ lên ngạc nhiên khi thấy Liêm té rất ư là điệu nghệ. Mai và các bạn nó chẳng chú ý gì món quà, chỉ lo lỡ Liêm bị gãy vài cái răng thì sẽ thiếu người tiêu thụ bữa tiệc hôm nay. Nhưng đám con gái vốn ngây thơ và đầy lòng trắc ẩn ấy đâu có biết rằng sự đời thường không đơn giản.

    Rồi trời cũng dứt cơn mưa. Mà mưa tạnh có nghĩa là khách tới thêm. Và căn phòng bỗng thành chật ních. Khách với chủ đều cười xòa thông cảm: "Càng đông càng.. hao nhưng cũng vui". Giống y như các tiệc sinh nhật khác, thiên hạ chúc mừng, thổi nến, ca hát, chơi trò chơi, ăn uống và vân vân. Cái mục mà đám con trai 414 sợ nhất là phần mở quà. Không biết Mai và các bạn 405 sẽ nói gì khi thấy bức tượng vỡ. An ủi? Ồ lên tiếc xót? Hay là trách con trai bất cẩn? Thôi thì đàng nào cũng lỡ rồi, có lo lắng thì cũng đâu có cứu vãn được tình thế. Nhưng thật không ngờ, không ai ngờ nổi cho dù là thằng con trai nào lanh nhất trong đám con trai có thể ngờ được, trừ cái tên gói các mảnh vỡ giúp Thịnh lúc bức tượng bị vỡ. Hắn đã làm cái trò nghịch ngợm tai ác đến nỗi cái công giả té của Liêm hóa thành công cốc, đem đổ sông đổ biển. Hắn đã gói bức tượng vỡ cẩn thận, vâng, cẩn thận lắm, hắn gói từng mảnh vỡ riêng ra, rồi mới cho chung vào một gói khác. Như thế nghĩa là nó giết anh em trong phòng chứ còn gì nữa. Khi đám con gái mở quà, tụi nó ngạc nhiên y như từ đĩa bay mới bước ra, và mặt cô nào trông cũng giống y như Maika. Tụi con trai sượng sùng cúi gằm mặt, còn hắn, anh chàng Giuđa phản bội ấy cứ câng mặt lên tưởng là mình thông minh lắm. Giữa cái lúc thập tử nhất sinh, tình bạn và uy tín có nguy cơ sứt mẻ ấy thì Thịnh, trưởng phòng 414 trịnh trọng đứng lên và nói, hơi thiểu não: "Thưa các bạn nữ, và riêng bạn Mai quý mến. Thực ra tụi tui rất mến các bạn, nhưng vì tình hình học tập nói chung và tình hình trong phòng nói riêng nên tình hình bây giờ nói chung là bị ảnh hưởng tình hình học tập và.." Giọng thằng Thịnh cứ đều đều cái kiểu đó, bọn con gái không nhịn cười được, và cả đám con trai đang bối rối kia, bật lên cười, cười nghiêng cười ngã. Trong khi đó, Thịnh chạy về phòng. Ba phút sau, nó quay trở lại. Mọi người thấy bóng nó, cứ muốn cười to hơn nữa, nhưng nó khoát tay làm hiệu và tiến thẳng đến trước mặt Mai. Nó trịnh trọng trao cho Mai một chiếc phong bì và nói: "414 thành thật xin lỗi. Và đây là món quà thực tiễn mà 414 xin tặng Mai làm quà sinh nhật. Quà này cả thế giới từ xưa tới nay, từ Đông sang Tây chưa ai tặng, chỉ có 414 trong lúc đặc biệt này mới nghĩ ra được". Những nụ cười lúc nãy bây giờ biến thành những khuôn mặt ngạc nhiên háo hức đợi chờ Mai mở món quà lạ lùng đó. Mai từ từ xé phong bì. Nó lấy ra một mảnh giấy nhỏ, trên có có ba bốn dòng chữ. Mai đọc to lên, ai cũng ngạc nhiên xúc động: "Phòng 414 tặng Mai một chỗ dạy kèm mới nhận chiều nay, mai bắt đầu, hai em học sinh tiểu học ở số nhà.. đường.. quận Tân Bình". Và cả căn phòng bỗng bỗng vang lên tiếng vỗ tay, tưởng không bao giờ dứt.

    Sài gòn cuối tháng 9/96.
     
    Alissa thích bài này.
  8. win - wind

    Bài viết:
    58
    37. Truyện ngắn: Học phí

    Tác giả: Lê Quang Vinh


    (Tác phẩm in trên báo mực tím)​

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tấm bảng thông báo trước văn phòng khoa bỗng gây xôn xao trong sinh viên với dòng chữ đầy đe dọa: Thông báo khẩn: Những sinh viên nào chưa đóng học phí học kỳ hai hãy đến phòng tài vụ đóng gấp, nếu chậm trễ sẽ có ảnh hưởng lớn đến thi học kỳ, kết quả thực tập và hồ sơ sinh viên. Lưu ý: Cấm xóa. Có một hai vị giám thị uy nghi đứng canh tấm bảng, đề phòng những tay sinh viên có máu khôi hài hay có đầu óc phá hoại gây phiền toái như nhiều lần trước. Ấy vậy mà chỉ hơn một ngày sau thì dòng thông báo đã bị biến dạng: Thông báo khẩn cấp: Những sinh viên nào chưa đóng học phí hãy đến phòng tài vụ đóng gấp, nếu chậm trễ dù một ngày, sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của Khoa và đến kỳ thi học kỳ.. Lưu ý: Cấm xóa (nhưng đuợc thêm vào). Đọc những dòng thông báo đã được chế biến này, sinh viên bật cười thích thú, còn các vị giám thị thì đằng đằng sát khí. Bắt được tên nào cả gan xâm phạm thô bạo tới tấm bảng này thì thế nào cũng phải cho nó một bài học dài bằng cả học kỳ. Thế nhưng cũng có một thầy giáo trẻ nói với các vị giám thị rằng xét cho cùng sinh viên nào quậy như thế cũng chẳng có lỗi gì, vì ta chỉ cấm xóa đi thôi mà. Và vị giám thị kia nóng nảy: Như thế là ngụy biện!

    Hệ thống điều tra của Khoa ráo riết làm việc, phân tích đủ mọi bằng chứng và những chứng cứ ngoại phạm, cuối cùng kết luận: Sinh viên X. Là kẻ chủ mưu. X. Là ai thì các vị giám thị còn giữ bí mật, nhưng hình phạt thì đã rõ: Cấm thi học kỳ hai (nhưng cho thi lại với điều kiện đóng đủ học phí và viết tờ kiểm điểm trước Khoa). Khi thủ phạm X. Được công bố thì mọi người bật ngửa vì đó chính là nàng sinh viên hoa khôi của Khoa, có mái tóc dài óng ả và đôi mắt nai ngơ ngác. Nàng ăn nói nhỏ nhẹ dịu dàng, nhưng có biệt tài khôi hài làm cho những ai tiếp xúc đều thấy dễ chịu. Vậy mà từ bây giờ, đối với Khoa, nàng hoa khôi đã trở thành gai xương rồng. Có kẻ bảo nàng ta liều lĩnh. Có người thì rằng: Nàng lạc quan nên cuộc sống sẽ thanh thản. Không ít người nói: Nếu Khoa bắt lỗi nàng thì đó là lỗi gì? Nhưng điều quan trọng là làm sao Khoa lại biết đuợc Bích Anh, cô hoa khôi ấy là thủ phạm?

    Trong khi văn phòng Khoa chấm dứt cuộc điều tra về cái tên sinh viên cả gan thêm thắt, thì sinh viên lại ráo riết điều tra xem làm sao Khoa có thể khám phá ra chuyện bí mật như vậy. Ở căn tin, tụi bạn hỏi Bích Anh: "Lúc mầy thêm mấy chữ đó vào, chung quanh có ai đứng nhìn không?". Trả lời: "Tao quan sát kỹ rồi". Ở trong lớp học, có đứa khều nhẹ Bích Anh: "Lúc bà quậy, bà có ghi tên bà lên không?". Trả lời: "Bộ tao điên hở?". Trên đường đi học về, thằng bạn nổi tiếng quậy của Khoa chạy theo hỏi: "Bích Anh có sợ gì không?". Trả lời: "Hơi hơi". Ở ký túc xá, mấy tên khoa khác tò mò sang hỏi: "Bạn nghĩ gì khi làm cho Khoa rối lên như vậy?". Trả lời: "Nghĩ là mình hơi bị liều". Tổng hợp những câu hỏi đơn giản và những câu trả lời chẳng có gì phức tạp ấy, cuộc điều tra trong sinh viên rút ra kết luận: "Không biết tại sao Khoa tìm ra thủ phạm". Một cái kết luận giống y chang cái mở bài!

    Trời Sài gòn đang nắng cháy người chợt dịu hẳn đi vì những cơn mưa. Tôi không học chung khoa với Bích Anh và không hề quen với cô nàng, nhưng nhờ những cơn mưa đầu mùa vội vã, tôi có những lúc trú mưa trước cổng trường, được nghe bạn bè kháo nhau bao nhiêu chuyện xảy ra trong trường, dĩ nhiên chuyện học phí thường là chủ đề chính và do đó được nghe chuyện kể về Bích Anh. Tôi thì không phải lo học phí, bởi vì vài chỗ dạy kèm với một chân tiếp thị cho hãng dầu gội đầu CHIKILLER (giết chấy), tôi cũng đủ trang trải nợ áo cơm. Thỉnh thoảng chuyện học phí cũng có ảnh hưởng đến tôi đôi chút, đó là có những bữa cơm nửa chừng không nuốt nổi khi nghe có một bạn nào ở ký túc xá bị cấm thi hoặc bị đuổi học vì nhà chưa gửi tiền lên được. Rồi chuyện cũng qua mau bởi vì người kia, may mắn thay, không phải là mình ().

    Mỗi lần tới chỗ công ty CHIKILLER, tôi hơi oải vì nghĩ tới cả buổi chiều phải đi quảng cáo sản phẩm, nhưng rồi cũng phải tự tìm cách an ủi mình, nào là mình có việc làm thời thượng cũng đỡ, nào là nhờ mình mà tóc con gái Sài gòn mượt mà hơn (). Nhưng khó chịu nhất là chuyện phải tiếp xúc với cô nàng điều hành tiếp thị, người đâu mà nhìn mặt giống y mặt trăng, sáng đẹp nhưng chẳng có lấy một nụ cười. Mỗi lúc chờ đợi, tôi hay rút tập vở ra ôn bài, nàng tròn mắt nhìn tôi không biết là thán phục cái nhãn hiệu sinh viên hay là chê tôi là con mọt sách. Thôi mặc kệ nàng, mọt gặm hoài thì mọt khỏi thi lại. Mà nàng có là sinh viên đâu mà biết chuyện thi với cử. Tôi chả bao giờ trò chuyện với nàng, chỉ tới nhận hàng mẫu, ký rồi ra đi, vậy thôi.

    Thời sinh viên, khủng khiếp nhất là những kỳ thi, đặc biệt đối với những kẻ mà nguồn học phí dồi dào như tôi. Sinh viên làm thêm thì có nhiều cái hay lắm, nhưng càng chạy theo công việc thì kiến thức sẽ tỉ lệ nghịch với túi tiền, dĩ nhiên. Mấy ngày thi cử mà phải đi làm, tôi phát ghen với cô điều hành tiếp thị. Việc nàng làm khỏe re mà nàng không có thi với cử chi cả.

    Thằng bạn cùng lớp với tôi bị cấm thi, lý do dễ hiểu: Chưa đóng học phí. Một vị nào đó trên tài vụ nói rằng: "Không có tiền mà bày đặt đi học!". Nó tức sôi gan nhưng chẳng biết làm gì. Bạn bè trong phòng ngậm ngùi nhìn nó chuẩn bị khăn gói về quê. Có đứa bảo: "Hay là mày mượn đỡ thằng Tuấn cận đi". Nghe nhắc đến tên tôi, tôi bình tĩnh trở mình làm như đang say ngủ. Rồi cả phòng im lặng. Không biết tụi nó nghĩ rằng tôi không có sẵn tiền hay là vì tụi nó nghi ngờ tôi?

    Sáng hôm sau, nhỏ Hà lớp phó thông báo rằng nó đã mượn được tiền đóng học phí cho Khánh, bạn tôi. Lại tin đồn lan ra: Bạn nhỏ Hà chính là Bích Anh, cô nàng bị khóa bên kia cấm thi. Tự dưng tôi thấy hơi xấu hổ. Mà thôi, chuyện này con gái lo dễ hơn! Hóa ra Bích Anh quậy một chút đâu có phải vì nàng không có tiền. Con gái khó hiểu thật, tôi lẩm bẩm, và tự dưng nghĩ: "Bích Anh là bạn tốt".

    Mưa. Trời lại mưa như trút. Tôi không mang áo mưa nên phải ngồi lại tại công ty nhìn thằn lằn đợi mồi. Tôi lại không mang sách vở theo nên đành phí thời gian. Mai thi nữa rồi. Cô nàng điều hành tiếp thị, tôi bắt chước tụi nó gọi là cô chủ nhỏ, ái ngại nhìn tôi. Đang vui thích nhìn những chú thằn lằn nghịch ngợm, bắt gặp ánh mắt của nàng, tôi bật cười thân thiện. Và nàng cũng mỉm cười, nụ cười rất dễ thương mà chẳng hiểu sao nàng lại quá tiết kiệm. Tôi định hỏi nàng câu đó thì trời gầm lên một tiếng, mưa dứt hẳn, mấy sợi nắng chiều từ đâu vươn tới níu tay tôi. Chợt nhớ bài thi ngày mai, tôi theo nắng chạy vù ra cổng.

    Khi chúng tôi thi xong thì hoa phượng cũng đã ngủ yên lành. Kết quả thi không được sinh viên quan tâm cho bằng mức học phí năm tới. Thằng Khánh tuyên bố: "Cho tao thi lại hết các môn mà học phí giảm là tao chịu liền". Có đứa thì không nói gì nhưng cứ trầm tư ủ rủ. Mùa hè về quê mà không có đủ tiền thì khó mà nghĩ tới chuyện lên học tiếp năm sau. Văn phòng các khoa đã khép lại, chỉ còn những bảng thông báo lạnh lùng, và những ánh mắt sinh viên đăm chiêu.

    Trước khi về nghỉ hè, lớp tôi tổ chức một cuộc liên hoan nho nhỏ để gọi là chia tay. Nhỏ Hà nói nó sẽ mời Bích Anh, cô bạn có nhiều cái nổi tiếng đến chơi cho con trai lớp tôi thán phục. Bàn tiệc được bày ra, mấy ký táo ta, một bịch mận đỏ, mấy chùm me và một lô củ sắn. Chợt có tiếng la: "Hoa khôi Bích Anh giá lâm". Tôi giật mình nhìn ra và thấy lảo đảo. Bích Anh, cô bạn đi với nhỏ Hà hóa ra là cô chủ nhỏ của tôi. Điều này hoàn toàn bất ngờ, bất ngờ đến độ tôi không muốn tin. Ánh mắt cô chủ dịu dàng nhìn tôi mỉm cười. Tôi liên tưởng đến tất cả những gì đã xảy ra và thấy xấu hổ vô cùng. Nhưng mọi người đã tưng bừng nhập tiệc, và chẳng ai, kể cả Bích Anh, biết những điều làm tôi dằn vặt.

    Tôi quyết định lập công với Bích Anh bằng cách sẽ chạy sang khoa của cô nàng để điều tra tiếp tại sao khoa bên đó khám phá ra trò tinh nghịch của cô nàng. Nhưng khi biết ý định của tôi, nhỏ Hà nói: "Thôi ông khỏi nhọc công vô ích. Bích Anh không phải là thủ phạm. Nó nhận tội dùm một thằng bạn cùng lớp. Bạn ấy chưa đóng một xu học phí lại bị khoa chú ý vì nhiều thứ. Nếu để phát hiện, thế nào cũng có nguy cơ lớn". Nghe Hà kể lể, tôi lẩm bẩm: "Lại có người cao thượng thế sao?" Hà nói: "Sinh viên mà ông!". Tôi lại giật mình, mình có phải là sinh viên thật không?"

    L. Q. V. `
     
    Alissa thích bài này.
  9. win - wind

    Bài viết:
    58
    38. Truyện ngắn: Tôi đi dạy kèm

    Tác giả: Lê Quang Vinh


    (Tác phẩm in trên báo mực tím)​

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mặc dù mẹ dặn rằng "Con hãy ráng mà học, đừng có lo chuyện gì khác", nhưng khi tính sổ chị Năm bán cơm và bà Tư cà phê "kho", tôi mới tá hỏa nhận ra rằng ngân sách hao hụt đến mức báo động. Nguồn thu thì hữu hạn mà khoản chi thì vô hạn không thể cân đối kế toán được. Thế là tôi nảy ra ý định đi dạy kèm để vừa ôn lại kiến thức vừa có thêm thu nhập chính đáng. Dĩ nhiên là thu nhập lúc này quan trọng hơn kiến thức. Mà muốn kiếm chỗ dạy kèm nhanh chóng thì chỉ có đến cầu cứu mục Địa chỉ của bạn trên báo Mực Tím. Tôi rủ thằng bạn thân ở cùng phòng trọ thực hiện ý định vĩ đại này. Nó là một sinh viên có nhiều kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm thi lại liên tục. Mà có kinh nghiệm thi lại nghĩa là biết cách dạy cho học sinh khỏi thi lại (). Suy đi nghĩ lại thật kỹ càng rồi hai đứa soạn mẩu quảng cáo như sau: "Hùng và Bảo, hai sinh viên, nhận dạy kèm Anh, Toán, Lý, Hóa từ lớp sáu trở xuống. Thù lao tượng trưng, không đáng kể". Hai đứa nắn nót, ghi chép, xóa đi xóa lại mấy lần rồi cũng được một bản chép tay thật tươm tất, đáng được đăng báo. Xong xuôi, hai đứa lao xuống cầu thang, lấy xe đạp vù tới 12 Phạm Ngọc Thạch, nơi tọa lạc của tờ báo mà chúng tôi đặt hy vọng vào. Vừa tới Hồ Con Rùa thì chúng tôi gặp nhỏ Loan ù đi tập thể dục thẩm mỹ ở Câu lạc bộ Phụ Nữ vừa về. Biết ý định ghê gớm của hai đứa tôi, nàng nói:

    – Cho tui coi mẩu quảng cáo của hai ông đi.

    Liếc qua tờ giấy, Loan ù làm như hoa mắt, nàng lảo đảo rồi bật cười rũ rượi:

    – Hai ông quả là khờ quá. Này nhé, Hùng và Bảo là hai sinh viên, chứ chẳng lẽ là một hay ba? Dạy kèm Anh, Toán, Lý, Hóa mà từ lớp sáu trở xuống! Lớp sáu làm gì có Lý, Hóa mà dạy. Còn nữa: Dạy lớp sáu trở xuống, làm như hai ông không đủ khả năng dạy lớp bảy. Rồi thù lao tượng trưng nữa chứ. Sao mà cao thượng quá dzậy, người ta sẽ nghĩ là hai gia sư này hơi ế đó quý ông ạ!

    Nghe Loan lý sự, thằng Bảo tròn mắt thán phục, còn tôi thì thực tế hơn:

    – Thôi trăm sự nhờ bà. Bà soạn lại giùm cho có lý có tình giúp tụi tui đi, mai mốt có gì sẽ đền ơn sau.

    Kéo nhau vào sân tòa soạn, ba đứa bắt đầu làm việc, nói đúng ra là Loan làm việc, còn chúng tôi đứng ngắm thán phục tài hoa của cô bạn học. Loan lên giọng:

    – Đi dạy học có nghĩa là vì đàn em thân yêu, phải nhớ kỹ điều quan trọng đó. Mà làm gì có đàn em thân yêu nếu không có bố mẹ chúng nó, đúng không nào?

    Hai đứa tôi đồng thanh:

    – Không sai!

    Loan phấn khởi nói tiếp:

    – Vậy mở đầu phải viết là: "Các bậc bố mẹ đầy kính thương".

    Nàng lý luận thêm, nhấn mạnh từng chi tiết một và cuối cùng thì nàng viết ra giấy, chữ có hơi xấu nhưng mà đọc được. Quảng cáo như sau: "Các bậc làm bố mẹ đáng nể và đáng thương. Một nhóm nhiều sinh viên xuất sắc của đủ mọi trường đại học trong thành phố, đủ các hệ chính quy, tại chức, mở rộng, chuyên tu, cử tuyển, ngắn hạn, cấp tốc, hàm thụ v. V.. nhận dạy kèm Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Vi tính, Nữ công v. V.. đủ mọi trình độ, từ mẫu giáo đến luyện thi đại học. Xin liên lạc điện thoại 38333333 hỏi Hùng và Bảo, hoặc đến phòng 910 ký túc xá..".

    Khi Loan viết xong, tôi băn khoăn:

    – Ôi bà Loan Ù ơi, làm sao dạy nhiều quá như thế được. Còn nữa, 38333333 là điện thoại của hãng xe taxi Bay Bay mà.

    Nàng cười to:

    – Quảng cáo mà ông. Còn điện thoại đó ghi cho nó oai thôi. Gọi không có thì phụ huynh leo lên lầu 9.

    Bảo thêm:

    – Tui đâu có biết gì các môn kia mà dạy với dỗ?

    Loan trợn mắt:

    – Ông học marketing chưa? Đã nói là quảng cáo thì phải làm cho thiên hạ tâm phục khẩu phục trước.

    Tôi im lặng, thôi cũng liều nhắm mắt đưa chân một phen!

    Rồi đúng như dự tính của chúng tôi, sau khi báo đăng quảng cáo, thư của các vị phụ huynh kính mến tới tấp bay đến. Thế là chúng tôi nai nịt gọn gàng đi tầm môn sinh dạy học. Địa chỉ đầu tiên tôi đi tìm là 120 Bà Huyện Thanh Quan. Sau khi chạy vòng qua vòng lại, thở dài mà nghĩ rằng địa chỉ này chắc là ở dưới đáy kênh Nhiêu Lộc, vì đường Bà Huyện Thanh Quan đến số 88 là hết rồi. Và sau đó là con hẻm dẫn xuống bờ kênh. Không biết kẻ nào nhẫn tâm lừa dân sinh viên nghèo như hai đứa tôi. Địa chỉ thứ hai nằm ở đường Võ Văn Ngân, Thủ Đức, xa quá chắc không kham nổi, Bảo và tôi không đứa nào chịu đi. Cứ như vậy mãi cho đến lần thứ mười tôi mới diện kiến một bậc phụ huynh đeo kính trắng, hút ống píp ở Thị Nghè. Tôi đang đứng lớ ngớ ở cửa thì bậc phụ huynh ấy hét lớn:

    – Dạy môn gì?

    Tôi hết hồn, bật ngửa ra sau, ngồi phịch vô chiếc ghế mây kê trên hàng hiên và hổn hển nói:

    – Dạ.. Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Vi tính vân vân..

    Ông khoát tay:

    – Con bé nhà tôi học Toán thôi. Thù lao?

    – Dạ bác cho bao nhiêu cũng được.

    –?

    – Dạ dạ một vài trăm cũng được ạ.

    Ông gõ ống píp lên bàn tay:

    – Được, để tôi bàn lại một chút.

    Ông vào nhà trong, tôi nghe loáng thoáng ông nói với ai đó:

    – Học phí có một vài trăm, chắc tay này dạy kiểu bổ túc chuyên tu gì đây.

    Và dĩ nhiên là ông từ chối khéo trong nỗi thất vọng ê chề của tôi. Rút kinh nghiệm, gặp bậc phụ huynh thứ mười một tôi hét giá:

    – Ba triệu một tháng, học tuần hai buổi!

    Lần này phụ huynh bật ngửa ra sau, ngồi phịch xuống chiếc ghế bành. Và dĩ nhiên là tôi ủ rủ ra đi.

    Phụ huynh tiếp theo trông có vẻ rất trí thức, tiếp tôi rất nồng nhiệt và hỏi han rất tận tình. Tôi nghĩ nếu mà nhận dạy ở gia đình này được thì tôi rất thích. Ông bà nói với tôi:

    – Cậu dạy cho một cháu lớp mười và một cháu lớp mười hai, Anh văn, Toán, Lý Hoa luôn được chứ?

    Tôi toát mồ hôi, từ chối bớt:

    – Dạ cháu chỉ dạy môn Lý thôi, và chỉ dạy cho em lớp mười thôi ạ. Để cháu giới thiệu thêm người..

    Nữ phụ huynh mỉm cười hiền hậu:

    – Sinh viên các em giỏi lắm mà, cứ nhận dạy cả đi, không sao đâu.

    – Dạ thôi, cháu chỉ dạy lớp mười thôi.

    – Ủa sao vậy?

    – Dạ, tại hồi đó cháu học lớp mười tới ba năm nên có nhiều kinh nghiệm.

    Nam phụ huynh tròn mắt rồi bật cười ha hả. Khi tiễn tôi ra cửa, hai vị chúc tôi "quên quá khứ, hướng tới tương lai để học mau thành tài"!

    Về tới phòng, tôi ngã người ra giường mà mồ hôi ướt đẫm mùng mền chiếu gối. Bảo cũng chẳng hơn gì tôi. Khi vừa lấy lại sức, hai thằng lại lên đường đi tìm Loan ù nhờ nàng soạn cho cái quảng cáo mới: "Các công ty sản xuất và dịch vụ thân mến, nhóm sinh viên giỏi.. nhận tiếp thị.."

    L. Q. V
     
    Alissa thích bài này.
  10. Alissa Trên đời này không có Nếu Như vì thế đừng Hối Hận.

    Bài viết:
    1,858
    39. Truyện ngắn: Mặt Trời Hạnh Phúc

    Tác giả: Kristine Vũ


    (Tác phẩm in trên báo mực tím)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Họ hỏi cô:

    - Ngắm mặt trời ở đâu là đẹp nhất?

    Cô trả lời:

    - Với tôi, có lẽ mặt trời đẹp nhất khi tôi ngắm cùng người mình yêu. Dù là ở bất cứ đâu, chỉ cần ngắm mặt trời cùng với người đó thì ngày hôm đó mặt trời là đẹp nhất.

    ***

    Ngày 15/8.

    Hôm nay tại Nhà Văn hoá Thanh Niên có buổi triển lãm ảnh của các nhà chụp ảnh nghiệp dư. Và cô đã có mặt ở đó từ rất sớm để có thể chiêm ngưỡng từng bức ảnh một cách hoàn hảo nhất. Những bức ảnh khác nhau từ hoa cỏ, con người đến biển cả, các nhiếp ảnh gia đã bắt trọn từng khoảnh khắc đẹp nhất của chúng. Đi đến bức ảnh cuối, bức ảnh với ánh mặt trời rực rỡ nhưng mang một chút buồn, một chút cô đơn, lẻ lôi đến lạ.

    - Bức ảnh này có gì đặc sắc mà em nhìn lâu quá vậy cô bé? - Một giọng nam trầm ấm vang lên bên cạnh cô.

    - Có lẽ người chụp bức ảnh này rất cô đơn, nhìn vẻ đẹp rực rỡ của mặt trời kìa thật đẹp! Nhưng nó lại thiếu cái gì đó... Là...

    - Sự ấm áp!!! - Cô và chàng trai nói cùng lúc.

    Cô và anh chợt chạm mắt nhau, cái nhìn có vẻ rất thân thiết, dường như họ đã liên kết với nhau từ lâu.

    - Khôi Nguyên? - Cô nhìn bảng tên được dán trên áo anh và tên tác giả trên bức tranh.

    - Anh... Anh là tác giả bức tranh này ạ?

    - Ừm. Em cũng thích chụp ảnh à?

    - Vâng, em thích nhất là chụp ảnh mặt trời, đặc biệt là lúc bình minh. Vì với em lúc đó là lúc mọi thứ bắt đầu lại, sự tái sinh của mọi thứ. - Cô vui vẻ đáp.

    - Anh cũng thế, hay chúng ta làm bạn nhé, mình cùng nhau chụp những bức ảnh đẹp nhất của mặt trời. - Anh cười dịu dàng nhìn cô.

    - Được ạ! - Cô cười e thẹn.

    ***

    1 năm trôi qua.

    Cô và anh đã cùng nhau chụp ảnh, làm bạn, chia sẽ mọi thứ với nhau đã 1 năm hơn. Từ người lạ, họ thành bạn bè thân thiết lúc nào không hay. Và cô cũng không hề biết rằng tình cảm cô dành cho anh vượt qua rào cản bạn bè từ khi nào cô cũng không biết.

    Cô và anh có hẹn cùng nhau đo chụp ảnh ở Đà Lạt, với cô đây có lẽ không chỉ là chuyến đi phượt đầu tiên mà còn là chuyến du lịch đầu tiên cùng người mình thích.

    Sáng ngày đầu tiên tại thành phố mộng mơ.

    - Không khí ở đây thật thích anh nhỉ?

    - Nhìn em kìa, cứ như lần đầu được đến Đà Lạt vậy.

    - Em đến đây nhiều lần rồi, nhưng đây là lần đầu tiên em đi bằng xe máy và còn với... - Cô ngại ngùng nói.

    - Nào, chúng ta đi dạo rồi chụp ảnh thôi. - Anh cắt ngang lời cô.

    - Vâng. - Cô hơi hụt hẫng vì bị cắt ngang.

    Sau một ngày chụp ảnh khắp nơi, cô và anh cũng thấm mệt, cô và anh cùng quay về khách sạn. Từ lúc đến Đà Lạt, cô cứ thấy anh không được vui nên tối đó cô đã rủ anh đi chợ Đà Lạt và ăn uống để cùng chia sẻ với anh.

    19g30 tối.

    *Cốc...cốc...* Cô gõ cửa phòng anh.

    - Anh Nguyên ơi, mình đi chợ Đà Lạt nhé, ở khách sạn mãi em buồn lắm.

    - Anh không muốn đi, em đi đi.

    - Một mình em đi, anh không sợ em bị bắt cóc hả? Đi đi nha anh. - Cô nũng nịu kéo tay anh.

    Đành chấp nhận, cô và anh cùng nhau đi bộ ra chợ.

    - Sao từ lúc đến Đà Lạt em cứ thấy anh buồn buồn, anh không vui sao?

    - Anh không sao, chỉ là hơi mệt thôi, em đừng lo.

    - Anh này, trước giờ anh từng đến Đà Lạt với người anh yêu chưa? Anh có tin vào chuyện cặp đôi yêu nhau đi Đà Lạt sẽ chia tay không?

    Anh không trả lời, chỉ nhìn xa xăm vào cái nhộn nhịp của chợ Đà Lạt. Cô và anh tản bộ về khách sạn, cô vào phòng anh để mượn laptop xem lại những bức ảnh sáng nay, còn anh thì vào phòng tắm để rửa mặt. Bấm xem từng bức ảnh, cô rất vui vẻ vì thành quả của bản thân mình. Thoát ra ngoài, cô thấy một tệp ảnh với cái tên "kỉ niệm". Với sự lịch sự, đáng lẽ cô không tính bấm vào xem, nhưng vì tò mò nên cô đã bấm vào. Loạt ảnh trước mắt làm cô ngỡ ngàng, bất ngờ. Người con gái và người con trai trong hình thật hạnh phúc, họ cùng nhau ngắm nhìn mặt trời một cách thật viên mãn. Người con trai trong ảnh là anh, còn cô gái kia... Có lẽ là người anh yêu. Vậy tại sao anh chưa bao giờ kể cho cô nghe về cô gái đó? Cô gái đó là ai? Nếu đã có người yêu tại sao anh còn kết bạn và quan tâm, chăm sóc cô nhiều đến vậy? Hàng ngàn câu hỏi bủa vây lấy tâm trí cô.

    - Em đang làm gì đó? - Anh bước ra khỏi phòng tắm.

    - Em... - Cô bất giác giật mình ấp úng.

    - Này? Tại sao em lại xem ảnh của anh mà chưa xin phép? - Anh nói với giọng tức giận.

    Cô giật mình làm rơi laptop xuống đất, máy tắt nguồn.

    - Em xin lỗi. - Cô chạy về phòng bỏ anh ở lại.

    Sáng hôm sau.

    Cô không dám bước ra khỏi phòng để gặp anh sau chuyện ngày hôm qua, cả cuộc gọi của anh cô cũng không dám bắt. Mặc cho anh qua phòng gõ cửa bao nhiêu lần, cô cũng không dám ra khỏi phòng. Nhưng cô... Đói không chịu nổi nữa nên đành ló mặt ra ngoài. Vừa bước ra cô đã thấy anh đứng chờ sẵn ở cửa.

    - Anh cứ tưởng em sẽ ở trong phòng không chịu ra luôn chứ.

    - Em... Em xin lỗi chuyện ngày hôm qua, laptop của anh vẫn ổn chứ ạ? - Cô cúi sầm mặt không dám nhìn mà anh hỏi.

    - Sáng nay anh đã đem sửa, vẫn dùng được... Nhưng... Có vài tệp ảnh bị mất không khôi phục được.

    Cô lo lăng, không biết một trong những tệp đó có ảnh "Kỉ niệm" kia không.

    - Trong số đó, có...

    - Có. - Anh lạnh lùng trả lời.

    Không khí bây giờ thật ngượng ngùng, cô không biết nên đối diện với lỗi lầm của mình như thế nào.

    - Có phải em rất tò mò người con gái ấy là ai đúng không?

    - ...

    - Cô ấy, là người con gái anh từng rất yêu. Người con gái luôn bên cạnh anh những lúc anh mệt mỏi nhất.

    - Vậy bây giờ chị ấy đâu rồi, tại sao chưa bao giờ em nghe anh nhắc đến chị ấy?

    - Cô ấy mất rồi, mất vì tai nạn xe trong chuyến đi di lịch cùng bạn bè. Giá như lúc ấy anh đi cùng cô ấy, nhưng không... Anh đã lựa chọn chuyến đi chụp ảnh ở Đà Lạt, để cho cô ấy đi một mình. Bọn anh đã cãi nhau rất nhiều.

    - ... - Cô im lặng nhìn anh.

    Có lẽ bây giờ cô và anh cần nhất là sự im lặng.

    - Bức ảnh được triển lãm cũng là bức ảnh cuối cùng anh chụp mặt trời mọc khi nghe tin cô ấy mất, anh dường như không muốn chụp ảnh nữa trong một khoảng thời gian dài. Nhưng sau khi thấy em ngắm nhìn bức ảnh của anh, cái dáng vẻ rất giống cô ấy khi lần đầu gặp gỡ. Có những lúc anh đã lầm lẫn em và cô ấy, chuyến đi Đà Lạt này anh rủ em đi cùng cũng là vì...

    - Anh rủ em đi Đà Lạt là hoàn thành sự ích kỉ của mình phải không? Anh xem em là hình ảnh của chị ấy, anh dẫn em đi chụp ảnh khắp Đà Lạt để lấp đầy khoảng trống trong anh hay sao? - Cô cắt ngang lời anh.

    - Anh... Anh... Anh xin lỗi. Anh không có ý đó.

    Có lẽ cô mong nhận được một câu trả lời khác, nhưng câu trả lời của anh làm cô buồn đến rơi cả nước mắt trước mặt anh. Cô chạy nhanh vào phòng. Đóng sầm cửa lại, cô ngồi gục xuống và khóc. Chàng trai mà cô luôn muốn làm cho vui vẻ trong từng khoảnh khắc, người mà luôn lo lắng cho cô, chỉ cô cách chụp ảnh, người khích lệ cô theo đuổi sở thích chụp ảnh của mình. Mọi thứ cô dành cho anh là vì yêu, còn những thứ anh dành cho cô chỉ vì cô là hình bóng thay thế của người anh yêu.

    Sáng ngày thứ ba, cũng là ngày cô và anh hẹn nhau chụp ảnh bình minh ở đỉnh Pinhatt. Anh đến gõ cửa phòng nhưng cô không trả lời. Anh sợ cô có chuyện gì nên nhờ lễ tân mở cửa giúp nhưng cô lễ tân bảo với anh rằng cô đã trả phòng và đi từ sớm.

    ***

    Đã bao ngày từ chuyến đi Đà Lạt của anh và cô. Anh nhận công việc mới ở studio chụp ảnh của người anh họ thân thiết. Từ ngày cô bỏ anh ở lại một mình ở Đà Lạt, anh không tài nào liên lạc được với cô. Cô khoá máy, chuyển chỗ trọ, bạn bè cô cũng không ai biết cô đang ở đâu, cô cứ như biến mất.

    Nhưng... Thật lạ, thiếu đi bóng dáng của cô cuộc đời anh trở nên trống vắng hơn. Anh cười ít đi, cũng rất kiệm lời. Cuộc sống của anh như thiếu đi ánh mặt trời vậy, mọi thứ không còn vui vẻ như trước.

    - Xin hỏi ở đây có ai tên Nguyên không? Có chuyển phát nhanh cho anh Nguyên.

    - Là tôi, có chuyển phát nhanh sao? Là ai gửi vậy?

    - Dạ, mời anh ký nhận giùm em. Người gửi không để tên ạ.

    Kì lạ, trước giờ anh làm gì có bạn bè ở xa đâu mà lại có chuyển phát nhanh, lại còn ẩn tên người gửi. Anh mở gói hàng ra, bên trong là một bức ảnh cùng một lá thư.

    "Anh Nguyên,

    Xin lỗi anh vì ngày đó để anh lại một mình và rời khỏi Đà Lạt. Thật sự lúc đó em không biết nên đối diện với anh và với tình cảm của mình như thế nào nữa. Em... Em thật sự đã yêu anh rất nhiều, có lẽ tình yêu này xuất hiênh từ lúc nhìn thấy bức ảnh của anh ở triển lãm. Nó có cái gì đó rất thôi thúc em, nhìn bức ảnh đó, em chỉ muốn phá tan sự cô đơn của tác giả mang vào đó mà thôi. Và em đã gặp được anh, em rất vui vì anh muốn làm bạn và chia sẻ mọi thứ với em. Cho đến khi chuyến đi Đà Lạt diễn ra, em đã nghĩ rằng em sẽ dũng cảm nói ra tình cảm của mình ở nền trời thơ mộng giữa lòng thành phố Đà Lạt. Nhưng mọi thứ lại không theo ý em, em đã chọn cách biến mất khỏi anh để chôn vùi tình cảm và những kỷ niệm không dành cho mình. Nhưng... Nhưng em không thể. Thật sự, em chỉ muốn hỏi anh rằng, anh thật sự chỉ xem em là hình ảnh của chị ấy thôi sao? Có bao giờ anh nhìn nhận em bằng chính em hay không? Nếu câu trả lời của anh là có thì anh hãy tìm em ở nơi lời ước hẹn chưa được thực hiện. Em sẽ chờ anh.

    Em."

    Bức ảnh đính kèm là bức ảnh mặt trời ở đỉnh Pinhatt ở Đà Lạt, ngày cô quyết định rời đi cô đã đến Pinhatt để chụp lại. Đọc từng dòng từng chữ trong bức thư, những kỷ niệm giữa anh và cô lần lượt hiện lên. Người con gái mang lại ánh nắng, sự ấm áp để làm ấm trái tim anh là cô...

    ... Anh đã đến đỉnh Pinhatt, nơi mà anh và cô từng hẹn sẽ cùng nhau chụp ảnh bình mình ở đây. Anh đã đến, nhưng... Người con gái ấy không ở đây, cô đã không thể chờ được anh, cô không thể chờ lúc anh nhận ra sự ngốc nghếch của mình sao?

    - Mặt trời đẹp thật anh nhỉ?

    Anh quay lại, nụ cười rạng rỡ tựa ánh mặt trời nhìn anh cười trìu mến, anh cầm máy ảnh lên bắt trọn khoảnh khắc ấy.

    - Cảm ơn em đã đợi anh.

    - Em không đợi anh, em chỉ đợi mặt trời của mình mà thôi.

    - Em đã từng nói, mặt trời lúc bình minh chính là mặt trời của sự khởi đầu... Chúng ta có thể bắt đầu lại được không?

    Cuối cùng, mặt trời đẹp nhất là khi chúng ta không còn cô đơn ngắm nhìn vẻ đẹp huy hoàng của nó.
     
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...