Soạn văn: Nhớ rừng - Thế Lữ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cần ngừi nui, 29 Tháng tám 2022.

  1. Cần ngừi nui

    Bài viết:
    201
    NHỚ RỪNG

    [​IMG]

    Bài thơ đánh dấu sự trưởng thành, thắng lợi toàn vẹn của phong trào Thơ Mới đối với các thể thơ cũ, các phong cách làm thơ truyền thống, để bắt đầu cho công cuộc hiện đại hóa thơ ca, đánh dấu quá trình hội nhập của nền văn học VN vào dòng chảy chung của văn học thế giới.

    I. Tìm hiểu chung

    [​IMG]

    1. Tác giả: Thế Lữ:

    [​IMG]

    • Tên thật: Nguyễn Thứ Lễ (1907-1989), bút danh Thế Lữ
    • Vai trò: Chủ tướng của phong trào Thơ Mới (1932 - 1945) trong khoảng 5 năm đầu.
    • Phong cách nghệ thuật: Hồn thơ dồi dào, sáng tạo, lãng mạn, tiên phong các thể loại truyện (trinh thám, đường rừng), kịch.
    • Sự nghiệp sáng tác: Nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch, ra tập Mấy vần thơ (1935)

    2. Tác phẩm

    • Hoàn cảnh sáng tác

    + Bối cảnh xã hội: Nước mất độc lập, dân mất tự do, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra rồi bị đàn áp, các phong trào yêu nước lần lượt thất bại -> tâm lý xã hội thời bấy giờ: Kìm kẹp, ngột ngạt, u uất.

    + Bối cảnh văn học: Cuộc trở mình giữa Thơ mới - Thơ cũ vẫn chưa ngã ngũ. -> Nhớ Rừng là tín hiệu tốt đánh dấu thắng lợi của phong trào Thơ mới (Thơ cũ là thứ thơ Đường luật khắt khe, gò bó, vận dụng thủ pháp làm thơ từ thời Trung đại, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và nền văn học Trung Quốc. Thơ mới tự do, giải phóng cảm xúc, cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ, nắm được các cung bậc tình cảm sâu kín và tinh tế nhất trong lòng người)

    • Chủ đề: Thể hiện sự chán ghét thực tại tầm thường, giả dối, niềm khao khát tự do. Ẩn sau đó là một lòng yêu nước thầm kín.

    • Nghệ thuật:

    + Hình tượng thơ: Mượn lời con hổ mạnh mẽ, lãng mạn phóng khoáng, táo bạo -> Giúp tác giả bộc lộ cảm xúc, tư tưởng và liên tưởng

    + Thể thơ tám chữ (thể hát nói Trung Đại) vần nhịp tự do, diễn tả các cung bậc cảm xúc đa dạng, độc đáo, mới mẻ, sống động.

    • Bố cục

    + P1: Tình cảnh và thân phận của con hổ

    + P2: Nỗi nhớ về quá khứ huy hoàng

    + P3: Tâm trạng chán ghét thực tại tầm thường

    + P4: Khao khát tự do thoát ly thực tại

    II. Đọc hiểu văn bản

    [​IMG]

    1. Tình cảnh và thân phận của con hổ

    • Tình cảnh: "Sa cơ"

    - > giống thân phận của một anh hùng tài cao trí lớn nhưng bị "thắt cơ, lỡ vận"

    • Thân phận:

    + Tù nhân, bị nhốt trong "cũi sắt," nhục nhằn "," tù hãm ".

    - > Bị con người khinh bỉ chế giễu, kẻ yếu thắng kẻ mạnh:" Mắt bé "..."

    Oai linh rừng thẳm "

    +" Thứ đồ chơi "," trò lạ mắt "

    - > bị giam trong vườn bách thú cho người ngắm, như một thú vui giải trí tầm thường, sánh ngang hàng với bọn gấu báo hiền lành, vô dụng, cam chịu, dở hơi

    - -> Hổ vẫn nhớ nó là một vương giả tự do, không gian, cuộc sống, cuộc đời của nó không phải trong cũi sắt mà là bạt ngàn rừng thiêng –> hổ có thể sống nhởn nhơ, vô lo vô nghĩ như cặp báo, nhưng nó lại chịu đau khổ, bó buộc → thân phận của hổ đã thay đổi, nhưng tấm lòng của hổ vẫn vẹn nguyên, nó vẫn ý thức được vai trò, sức mạnh và uy thế của mình –> hổ lâm vào tâm trạng bi kịch

    • Tâm trạng của hổ:

    - Câu đầu:

    + Thanh điệu: Câu thơ 8 chữ nhưng có năm thanh trắc trong khi ba thanh bằng bị dồn nén ở giữa -> gợi ra sự ấm ức chua chát lạ lùng → câu thơ không bằng phẳng êm dịu mà dậy sóng –> va sít nhau như âm điệu gầm gừ thoát ra từ miệng con hổ.

    + Hình ảnh:" Khối căm hờn "-> thế giới tinh thần được vật chất hóa, dồn thành khối tích tụ trong lòng chúa sơn lâm." Gậm "-> từ cổ –> diễn tả sự ức chế, bức bối không được giải tỏa -> hổ gặm nhấm nỗi đau

    - Câu hai

    + Thanh điệu: 7 thanh bằng -> trầm ổn, tĩnh lặng, đè nén -> câu thơ tựa như một tiếng thở dài đầy chán nản, bất bình, bất lực

    + Hình ảnh: Tư thế" nằm dài "-> không phải nhàn nhã ung dung, thanh thản mà buồn chán, ngán ngẩm, mỏi mệt

    2. Nỗi nhớ về quá khứ huy hoàng

    • Ước vọng thoát ly thực tại

    + Vượt khỏi thời gian: Vườn thú, bọn gấu cáo -> chốn sơn lâm bóng cả cây già

    + Thoát khỏi thời gian: Hiện tại nằm dài buồn chán -> quá khứ huy hoàng lộng lẫy

    - > chuyến du hành bằng trí tưởng tượng, ký ức, hoài niệm

    • Chốn sơn lâm

    + Hình ảnh:" Bóng cả "," cây già "-> lớn tuổi, lâu năm -> không gian hoang sơ, bí ẩn, không dấu chân người

    + Âm thanh: Động từ mạnh:" Hét "," thét "," gào "

    - > tiếng cuồng phong thổi nơi đại ngàn và tiếng nước nguồn vang dội đổ xuống từ vách núi -> hùng vĩ, dữ dội

    - > bản hợp ca," khúc trường ca "

    + Ánh sáng:" Vờn bóng âm thầm "," lá gai, cỏ sắc "

    - >những thứ hiền lành nhỏ bé cũng tiềm tàng những hiểm nguy

    + Đối với chúa sơn lâm:" Chốn thảo hoa không tên không tuổi "

    - -> Chốn sơn lâm là bức phông nền cho sức mạnh, quyền uy của hổ

    • Hình ảnh vị chúa sơn lâm nơi rừng thiêng núi dữ:

    + Hình dáng, tư thế:" Dõng dạc, đường hoàng "

    - > Sự dũng mãnh, tự tin, chậm rãi của một bậc vương giả

    + Chuyển động:" Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng "

    - > Phép so sánh -> những bước đi uyển chuyển, nhẹ nhàng, linh hoạt, không yếu đuối mà có sức mạnh tiềm ẩn bên trong, sức hút bí hiểm khéo léo

    + Ánh nhìn:" Quắc mắt "

    - > nhấn mạnh không gian đen tối -> Hổ ngự trị cả thời gian, từ ngày đến đêm

    - > Hổ không gầm gào, thị uy, phô bày sức mạnh, chỉ tự nhiên xuất hiện trong thái độ khiếp sợ quy phục của vạn vật

    - -> Hình ảnh chọn lọc, đẹp đẽ, hùng tráng, ấn tượng vẹn nguyên, không phai mờ

    * Bộ tranh tứ bình:

    [​IMG]

    • Cảnh đêm vàng bên bờ suối:

    +" Đêm vàng ">< khu rừng hoang vu, bóng đêm đen tối

    - > ánh trăng lãng mạn, lấp lánh, thơ mộng, in bóng vạn vật lên bờ suối trong

    - > hiện lên hình ảnh vị chúa tể đang" say mồi, uống ánh trăng tan "(ẩn dụ CĐCG tinh tế, tài hoa)

    - > tâm thế của một kẻ trữ tình, một bậc thi nhân say trăng, thưởng trăng

    - > cảm hứng lãng mạn, độc mới

    • Cảnh mưa rừng

    +" Mưa chuyển bốn phương "

    - > mạnh mẽ, rầm rộ, tạo thành suối lũ -> không gian bao la, khoáng đạt

    +" lặng ngắm "

    - > tư thế của một bậc chúa tể trầm tĩnh điềm đạm, đầy nội lực

    • Cảnh bình minh

    +" cây xanh nắng gội "

    - > trong trẻo, tinh khôi, hiền hòa, tươi mới

    +" giấc ngủ tưng bừng "

    - > Hổ thản nhàn nhã ngủ tiếng chim ca ríu rít, trong ánh nắng ban mai tươi mới đầu ngày

    • Cảnh hoàng hôn

    +" mảnh mặt trời "-> làm nhỏ bé đi hình ảnh lớn lao của vũ trụ

    - > mạnh mẽ, dữ dội, khốc liệt

    - > tia sáng le lói còn sót lại, chiếu rọi nơi rừng chiều, sắc máu đỏ nhuộm từ những con mồi của vị đế vương, hơi tanh nồng mùi máu

    - -> Hổ trở thành chúa tể muôn lời, một con mãnh thú săn mồi đầy quyền uy

    • Nghệ thuật:

    + Câu hỏi tu từ kết hợp điệp ngữ" nào đâu "," đâu "-> diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc da diết, đau đớn của hổ với quá khứ huy hoàng của nó

    + Điệp từ" ta "-> diễn tả khí phách ngang hàng, tư thế kiêu hùng, tạo nhịp điệu rắn rỏi, hùng trán

    + Giấc mơ huy hoàng khép lại trong tiếng than u uất" Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? "

    3. Nỗi chán ghét thực tại

    [​IMG]

    • Nhịp thơ ngắn, dồn dập (2/2/2/2), tiết tấu nhanh, giọng điệu đặc biệt (2 dòng đầu mỉa mai, giễu cợt, các dòng sau khinh bỉ tột cùng)
    • Phép liệt kê: Các điểm cao thấp, xa gần, động tĩnh của không gian vườn thú: Có đủ mọi thứ: Cỏ cây, suối, mô gò - những công trình mà con người luôn vỗ ngực tự hào - trong mắt của hổ lại hiền lành, quy củ, thấp kém >< cao cả, hoang vu, bí hiểm

    4. Khao khát tự do thoát ly thực tại

    • Đối thoại với cảnh rừng đại ngàn hùng vĩ, với quá khứ huy hoàng" Hỡi.. ơi "
    • Ngôn ngữ thể hiện niềm tự hào sâu sắc
    • " Hỡi"điệp 2 lần -> cất cao giọng tự hào
    • Khung cảnh núi rừng: Nước non hùng vĩ, thênh thang, ghê gớm
    • Hổ: Ngự trị, hầm thiêng, vùng vẫy -> khát vọng tự do

    - > Hổ đã thoát ly thực tại bằng giấc mộng quá khứ. Tình cảnh của hổ là tình cảnh của người dân Việt Nam đang rên siết dưới sự thống trị của bọn phong kiến thực dân những năm trước cách mạng tháng Tám

    - -> Hồn thơ mới vùng vẫy trong xã hội đen tối. Tác giả mượn hình tượng của con hộ để giãi bày tấm lòng mình -> đó là thái độ của một người dân yêu nước -> nỗi niềm hoài nhớ về quá khứ vàng son của dân tộc giàu tinh thần đấu tranh, khao khát, ước mong đất nước độc lập.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tham khảo đoạn văn NLVH vềNỗi nhớ tiếc quá khứ vàng son của hổ trong tác phẩm Nhớ Rừng

    Nỗi Nhớ Tiếc Quá Khứ Vàng Son Của Hổ Trong Nhớ Rừng - Ngữ Văn 8
     
    Thùy Minh thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...