Cánh Diều - Soạn bài Nói và Nghe Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ trang 45 – Văn 6

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 14 Tháng chín 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    A. Kiến thức cơ bản về tập làm văn tự sự

    1. Cách làm văn tự sự hay

    *Một bài văn tự sự hay phải đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cần có như: Cốt truyện, nhân vật (nhân vật chính, nhân vật phụ), câu trần thuật, diễn biến sự việc..

    * Các bước xây dựng một bài văn tự sự hay

    - Tìm sự việc, trong đó ác sự việc trong văn bản phải xoay quanh chủ đề chính (các sự việc ấn tượng, bất ngờ càng cần thiết co bài văn tự sự)

    -Sắp xếp các sự việc theo một trình tự nhất định. (để câu chuyện lôi cuốn, ấn tượng. Có thể kể câu chuyện theo trình tự thời gian, hoặc phá cách đảo ngược thời gian. Tùy theo khả năng của mỗi người mà lựa chọn trình tự câu chuyện).

    - Kết hợp với các phương thức biểu đạt khác. (nên kết hợp, đan xen những phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm để bài văn thêm sinh động, giàu cảm xúc, sâu sắc, lôi cuốn hơn).

    - Sử dụng ngôn ngữ phù hợp (cần cân nhắc, lựa chọn từ, câu cho hay, cho đắt, sinh động và độc đáo)


    - Cần có các hình thức liên kết các đoạn văn trong văn bản. (như dùng quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập)

    - Câu chuyện nên kể theo bố cục ba phần

    + Mở bài: Thường bắt đầu bằng giới thiệu nhân vật và sự việc đầu tiên của câu chuyện. Nhưng cũng có khi vào thẳng câu chuyện. Hoặc cảm xúc, ấn tượng về câu chuyện sẽ kể.

    +Thân bài: Kể diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Thân bài tương đương bước Phát triện và Cao trào của cốt truyện

    + Kết bài: Kể kết cục của câu chuyện. Thông thường đó là sự việc cuối cùng, thể hiện mâu thuẫn đã được giải quyết. Cũng có khi là lời nhắn nhủ, mong muốn.. của người kể chuyện nói với độc giả.

    3. Các bước làm bài văn tự sự - kể chuyện

    - Tìm hiểu đề: Đây là bước đầu tiên khi tiến hành làm một bài văn theo đề ra trước. Không làm tốt bước này, bài văn sẽ lạc đề.

    Khi tìm hiểu đề văn tự sự phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.

    - Lập ý: Sau khi đã xác định yêu cầu của đề, người viết phải hình dung ra nội dung sẽ viết theo các yếu tố như: Nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của câu chuyện.

    - Lập dàn ý: Các sự việc phải được lựa chọn, sắp xếp trình tự để đảm bảo diễn đạt được diễn biến câu chuyện, thể hiện được ý nghĩa mà người viết hướng tới.

    - Viết thành bài: Sau khi đã có dàn ý, người viết phải tiến hành viết thành một bài văn tự sự hoàn chỉnh theo kết cấu ba phần.

    B. Hướng dẫn Soạn bài: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ trang 45 – Ngữ Văn 6 - Sách Cánh Diều

    1. Định hướng

    A) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em vẻ người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ) là kể về một sự việc, một hành động.. của người ấy mà em đã chứng kiến và có ấn tượng sâu sắc. Trong bài nói, người kể sử dụng ngôi thứ nhất, thường xưng "tôi".

    B) Để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân trong gia đình, các em cần:

    - Xác định một sự việc, hành động, tình huống.. của người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ) mà em đã chứng kiến và đẻ lại ấn tượng sâu sắc.

    - Xác định đối trợng người nghe và thời gian em sẽ kẻ để có cách trình bày phù hợp.

    - Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.

    - Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh liên quan đến trải nghiệm sẽ kẻ (nếu có).

    - Nêu lên cảm xúc, suy nghĩ hoặc bài học em rút ra từ trải nghiệm đáng nhớ đó.

    - Sử dụng nét mặt, ánh mắt, hành động.. phù hợp với cân chuyện đẻ tác động đến người nghe.

    2. Thực hành

    Bài tập: Hãy kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình

    a. Chuẩn bị

    - Đọc và xác định yêu cầu của đề bài. Sau đó em lựa chọn trải nghiệm mà em có ấn tượng sâu sắc nhất, nhớ nhất, có nhiều cảm xúc nhất về một người thân (như ông, bà, cha, mẹ, anh chị em ruột) Ví dụ: Kể về một lần em bị ốm, em được mẹ đã chăm sóc em như thế nào. Kể về một việc tốt mà em và người thân cùng làm, kể một kỉ niệm sâu sắc với bố, mẹ..

    - Tìm các tư liệu, tranh, ảnh liên quan để minh họa cho trải nghiệm (nếu thấy cần thiết, như ảnh vật kỉ niệm, lưu bút).

    b. Tìm ý và lập dàn ý

    * Tìm ý cho câu chuyện:

    · Nêu thời gian, tình huống xảy ra câu chuyện

    Nêu sự việc, hành động, thái độ, phản ứng của người thân (ông, bà, cha, mẹ) để lại ấn tượng sâu sắc trong em. Ví dụ: Kể về một lần em bị ốm, em được mẹ đã chăm sóc em như thế nào. Kể về một việc tốt mà em và người thân cùng làm, kể một kỉ niệm sâu sắc với bố, mẹ..

    · Phát triển các ý. Sự việc, tình huống đó cụ thể, chi tiết như thế nào? Thái độ, cảm xúc của người thân trong câu chuyện ra sao? Em có cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ gì khi chứng kiến việc đó? Bài học rút ra.

    * Lập dàn ý:

    (1) Mở bài

    Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em.

    (2) Thân bài

    - Lý do xảy ra trải nghiệm đó (thời gian, địa điẻma, hoàn cảnh, tình huống)

    - Diễn biến của trải nghiệm

    + Ngoại hình, dáng vẻ, điệu bộ và tâm trạng của em và người thân trong câu chuyện

    + Hành động, cử chỉ, lời thoại, thái độ, phản ứng, cảm xúc của các nhân vật

    + Nhớ, kể lại cụ thể, chi tiết, tường tận (như thức phim quay chậm) về trải nghiệm đó, có lời thoại, có miêu tả, biểu cảm, tình huống bất ngờ.. Cảm xúc, suy nghĩ của em qua trải nghiệm đó, tình cảm của em với người thân.

    - Kết thúc câu chuyện, kết quả thế nào..

    (3) Kết bài

    - Bài học sau trải nghiệm đó.

    - Thái độ, tình cảm đối với người thân sau trải nghiệm.

    c. Nói và nghe

    - Người nói: Kể miệng về trải nghiệm theo dàn ý. Lời nói chuẩn mực, rõ ràng, ngữ điệu, âm lượng phù hợp..

    - Người nghe: Lắng nghe (có thể ghi chép vài ý tiêu biểu nhất) để hiểu thông tin được chia sẻ, nêu câu hỏi để được người nói chia sẻ thêm..

    d. Kiểm tra và chỉnh sửa

    - Người nói:

    · Qua câu chuyện em kể, đối chiếu với yêu cầu ở mục c, em đã đạt được những gì?

    · Em muốn thay đổi điều gì trong câu chuyện của em?

    - Người nghe:

    · Nhận xét bài nói.

    · Đối chiếu với yêu cầu mục c, em rút ra bài học, kinh nghiệm gì về kĩ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

    C. Top 5 bài văn Kể lại Một trải Nghiệm Đáng Nhớ Về Một Người Thân - hay nhất

    Bài văn số 1:

    Gia đình có vai trò thật quan trọng, và đối với tôi cũng vậy. Bởi thế, vào một buổi ra chơi giữa giờ tuần trước, tôi cùng các bạn ngồi trò chuyện, chia sẻ những câu chuyện cuộc sống. Hôm ấy lại là sinh nhật mẹ tôi, nhớ đến mẹ, tôi hào hứng kể cho các bạn nghe một câu chuyện về mẹ.

    Các cậu có biết không? Trong gia đình, người tôi yêu thương nhất chính là mẹ

    Mẹ tôi là một người phụ nữ giản dị nhưng đã dành cho tôi những sự hy sinh thật phi thường. Bố tôi đi làm xa, đến cuối tháng mới về có một hai ngày. Tôi chủ yếu được mẹ chăm sóc, nuôi dạy, chăm lo. Mẹ vừa phải làm mẹ, vừa phải làm bố. Nhờ có tình yêu thương vô bờ của mẹ đã lấp đầy nỗi nhớ bố trong tôi.

    Tôi nhớ như in kỉ niệm năm ngoái, vào một chiều giữa tuần, sau khi tan học, tôi đến nhà Tú – người bạn thân cùng lớp để chơi. Do quá mải chơi nên khi ra khỏi nhà Tú thì trời đã nhá nhem tối. Vừa đi đường, tôi vừa lo kiểu gì khi về đến nhà mẹ cũng mắng và phạt. Nhưng khi tôi về đến nhà, tôi thấy lạ lắm, nhà yên tĩnh, vắng lặng hẳn. Nhìn quanh, tôi thấy trên bàn là mâm cơm canh nóng hổi, mà không thấy mẹ đâu. Lo và sợ, rồi hoảng, tôi tìm mẹ ở các phòng.

    Bước đến phòng của mẹ, điện không bật nhưng tôi vẫn nhìn thấy mẹ đang nằm trên giường. Tôi khẽ gọi:

    - Mẹ ơi! Mẹ ơi!

    Nhưng không thấy tiếng trả lời. Cảm thấy bàn tay mẹ nóng ran, tôi chạm vào trán mẹ thì thấy nóng bừng. Có lẽ mẹ đã bị sốt.

    Bỗng nhiên tôi cảm thấy ân hận và rằn vặt. Tôi tự trách mình không biết lo nghĩ cho gia đình, quá mải chơi, không biết thương mẹ đã làm việc vất vả. Chao ôi, mẹ bị ốm mà vẫn cố gắng nấu cơm cho tôi, trong lòng tôi thấy hổ thẹn vô cùng.

    Bằng kinh nghiệm, tôi nhanh chóng chạy đi lấy khăn mặt lạnh đắp lên trán mẹ. Rồi nấu nhanh một bát cháo hành, tía tô cho mẹ. Thấy mẹ chưa dậy, tôi liền đạp xe ra đầu ngõ mua thuốc cho mẹ.

    Rồi mẹ tỉnh dậy, tôi thuyết phục mẹ ăn cháo và uống thuốc. Tuy vẫn còn mệt, mẹ vẫn nở nụ cười nhìn tôi vui vẻ.

    Tôi bật khóc, giọng lí nhí:

    - Con xin lỗi mẹ ạ!

    Mẹ cầm tay tôi và nhẹ nhàng nói:

    - Không sao đâu! Nín nào con!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Bài mẫu số 2:

    Tháng trước, vào một buổi tối cuối tuần, lũ trẻ trong xóm tôi thường tụ tập ở đầu ngõ, trò chuyện, chia sẻ những câu chuyện cuộc sống. Sau khi các bạn đã kể xong, tôi thấy bối rối vì đến lượt kể của mình. Được các bạn động viên, tôi cũng kể lại câu chuyện về mẹ.

    Đó là vào thứ hai đầu tuần trước nữa, khi tôi mới bước vào đầu cấp học mới – cấp II, đúng lúc tan học, bỗng trời đổ cơn mưa như trút nước, cơn mưa rào cuối thu đến nhanh không một lời báo trước. Mẹ đã đợi tôi ở cổng trường vì thế cũng không kịp chuẩn bị thêm áo mưa dự phòng, ngoài một bộ áo mưa mẹ luôn mang sẵn ở cốp xe. Không chần chừ, mẹ đã sẵn sàng nhường chiếc áo mưa duy nhất ấy cho tôi, còn mình thì đội mưa về nhà. Về đến nhà, người mẹ ướt sũng nhưng vẫn không quên giục tôi lau người, thay quần áo khác cho khô ráo. Tôi nhận phần nấu cơm để mẹ thay quần áo và nghỉ ngơi. Mẹ mỉm cười nói:

    - Mẹ không sao, con đừng lo.

    Nhưng tối hôm ấy mẹ đã bị cảm vì người ngấm nước mưa. Thấy tôi lo lắng, sốt sắng, hỏi han mẹ liên tục, mẹ cười động viên an ủi tôi để tôi an lòng.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Bài mẫu số 3:

    Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.

    Đó là vào một lần, tôi bị ốm. Cơn sốt kéo dài do tôi bị cảm nắng, người mệt lả, toàn thân nóng ran, miệng khô đắng lại.. Tôi nằm rên ừ ừ.. còn mẹ thì hai chân như đánh ríu vào nhau. Mẹ vo gạo bắc lên bếp chút cháo, rồi chườm túi đá cho tôi. Sau đó mẹ giúp tôi đo nhiệt độ.

    Chốc chốc, mẹ lại đến sờ vào trán tôi. Đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp. Cái khô ráp chai sạn biến đâu cả rồi, tôi chỉ thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kỳ khi chạm vào da thịt tôi. Mẹ đỡ tôi ngồi dậy, kê đầu tôi vào cánh tay, mẹ chăm cho tôi từng viên thuốc. Thấy tôi uống có vẻ khó khăn mẹ tôi lại động viên: "Ráng uống cho mau lành bệnh rồi còn đến trường với thầy cô, bạn bè, còn nghe mẹ kể chuyện, dạy con học nữa chứ?"

    Dù mệt nhưng tôi vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ, tóc lòa xòa dính bết vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại. Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn nước mắt. Mẹ cho tôi nằm xuống gối, vừa thổi cháo, vừa đút cho tôi. Cái hương vị quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong tôi. Tay mẹ luồn chiếc khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho tôi. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cho tôi.

    Lúc này, tôi mong mình chóng khỏe để ánh mắt mẹ lại cười thật vui. Sự ấp ủ yêu thương của mẹ để lại cho tôi bao nghĩ suy về cái mênh mông, bao la của tình mẹ! Tôi lại cầu mong mẹ tôi mãi bình an. Và, tôi cũng mong mình khỏe mạnh để mẹ bớt vất vả vì tôi. Tốiẽ mãi trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh mẹ.

    Bài mẫu số 4

    Trong gia đình, tình cha con là một trong những tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Với em, cha em là mái ấm che chở, bảo vệ em, là trụ cột vững chắc trong gia đình em.

    Em khâm phục bố không chỉ ở tính chịu khó mà còn ở cách sống lạc quan, yêu câu cối của bố. Em thương bố lắm vì bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời nhá nhem tối thì bố mới về. Em luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố chịu thương, chịu khó như vậy. Mẹ thường nói: "Bố con là chỗ dựa về vật chất lẫn tinh thần của cả gia đình ta đấy". K hi em mắc lỗi, bố từ tốn phân tích để em nhận ra lỗi và sửa chữa. Trong những bữa cơm bố thường dạy bảo em cách sống, cách làm người sao cho phải đạo.

    Tuy công việc thường xuyên bận bịu, bố vẫn cố dành thời gian quan tâm chăm sóc đến việc học hành của em. Bố rất lo cho việc học hành của em. Bố không bao giờ tiếc một thứ gì để lo cho em được học hành đầy đủ. Bố cũng thường dạy em có tri thức chưa đủ, mà còn phải thường xuyên rèn luyện sức khỏe nữa.

    Với em, bố là một ông bố vĩ đại tuyệt vời nhất. Em sẽ cố gắng sống tốt và hết lòng phụng dưỡng bố mẹ.

    Bài mẫu số 5

    Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.

    Còn nhớ có một lần, trên đường em đi học về thì trời đổ mưa rất to. Do chủ quan nên em đã không mang áo mưa, nên em đã bị ốm mấy ngày. Lần ấy, vì thức đêm chăm em làm mẹ hao gầy và sút hơn một ki-lô-gam. Ánh mắt mẹ tràn đầy sự lo lắng dù rất mỏi mệt. Suốt mấy ngày ấy, mẹ lơ là cả việc chăm sóc chính mình nên nhìn khuôn mặt lo âu của mẹ, em cảm thấy rất áy náy. Sau lần đó, em càng hiểu ra được sự quan tâm, lo lắng của mẹ và yêu thương mẹ hơn. Đó là những tình cảm thiêng liêng, cao quý được trao đi mà không đòi hỏi bất cứ điều gì. Đối với em, mẹ là một thiên thần vĩ đại, luôn ở bên cạnh em, yêu thương và giúp em trưởng thành.

    Hiểu được sự vất vả của mẹ, em đã tự hứa sẽ cố gắng học hành chăm chỉ hơn. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, em còn chia sẻ, giúp đỡ mẹ những công việc nhà.

    Quả thật, đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Ễm sẽ luôn cố gắng học tập chăm chỉ, sống tốt để làm mẹ vui lòng.

    * * * Bài tiếp theo: Soạn Bài Thực Hành Đọc Hiểu Trang 42 - Ngữ Văn Lớp 6 – Sách Cánh Diều - Việt Nam Overnight
     
    Thùy Minh, JancyhaJodie Doyle thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng chín 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...