LẶNG LẼ SA PA - Nguyễn Thành Long. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: Nguyễn Quang Sáng (1925 - 1991) quê ở Quảng Nam. - Ông là một trong những cây bút có nhiều đóng góp cho nền văn xuôi Cách Mạng nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. - Tác phẩm của ông chủ yếu tập trung vào hai đề tài lớn: + Cuộc đấu tranh chống Mĩ. + Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. - Phong cách sáng tác: Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng, tình cảm, pha chất kí, ngôn ngữ trong sáng, giàu chất thơ, nhân vật mang tính hình tượng. 2. Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa. a. Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1970 - là kết quả của chuyến đi thực tế ở Lào Cai về đề tài cuộc sống và con người trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. - Tác phẩm được in trong tập "Giữa trong xanh" (1972). b. Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề Lặng lẽ Sa Pa là một nhan đề giàu chất thơ góp phần khắc họa chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Lặng lẽ gợi đến một khung cảnh rất em đềm, thanh tĩnh của Sa Pa. Nhưng lặng lẽ chủ là cái không khí bên ngoài của cảnh vật. Đằng sau vẻ lặng lẽ ấy là sự miệt mài, nhiệt huyết hăng say để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. => Dưới vẻ lặng lẽ của Sa Pa luôn có những con người âm thầm làm việc, cống hiến cho sự đổi thay của đất nước. c. Tình huống truyện: Tình huống truyện khá đơn giản, đó chỉ là một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa một anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn với bác lái xe và hai hành khách. => Tác dụng: Để cho nhân vật chính là anh thanh niên xuất hiện một cách tự nhiên, khách quan, không đột ngột. Được soi chiếu, đánh giá và cảm nhận một cách khách quan từ những nhân vật khác. Các nhân vật trong truyện đều xuất hiện một cách tự nhiên, góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm. d. Hệ thống các nhân vật: - Nhân vật anh thanh niên - nhân vật chính hiện lên như một bức chân dung. - Các nhân vật phụ xuất hiện có vai trò làm nổi bật phẩm chất của nhân vật chính. - Các nhân vật trong truyện từ nhân vật chính đến nhân vật phụ đều không có tên riêng, chỉ được gọi tên qua đặc điểm, giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác.. Họ là những con người vô danh ở nhiều nơi trên đất nước đang ngày đêm lặng lẽ say mê trong công việc để cống hiến cho đất nước. => Hệ thống nhân vật được xây dựng theo dụng ý nghệ thuật của nhà văn để thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. e. Truyện được trần thuật từ điểm nhìn của ông họa sĩ. II. Phân tích. 1. Bức tranh thiên nhiên Sa Pa. - Thiên nhiên Sa Pa hiện lên êm đềm, lãng mạn và thật sống động: "Nắng bây giờ bắt đầu lèn tới.. luồn cả vào gầm xe." + Sử dụng biện pháp liệt kê để thể hiện tất cả những nét riêng đặc trưng và độc đáo của thiên nhiên Sa Pa. Vẻ đẹp ấy làm say đắm lòng người và như mời gọi con người hãy đến vùng đất này để khám phá, thưởng thức. - Với nghệ thuật ngôn ngữ qua hình ảnh nắng, mây.. khiến cho cảnh vật sống động như mang được linh hồn của thiên nhiên Sa Pa. - Tác giả đã khắc họa được một bức tranh tráng lệ, rực rỡ, thơ mộng với những đường nét, hình khối, màu sắc đặc trưng của thiên nhiên Sa Pa và đó còn là cái nền để Nguyễn Thành Long tô đậm khắc sâu vẻ đẹp của con người. 2. Nhân vật anh thanh niên. Anh là một người yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. - Một người yêu nghề dám chấp nhận hi sinh: + Chấp nhận sống và làm việc trong một hoàn cảnh, một môi trường đặc biệt: Trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m quanh năm chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. + Anh coi công việc như một như một người bạn: "Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất." + Anh tìm thấy ý nghĩa trong công việc: Báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. + Anh tự hào và hạnh phúc bởi không chỉ giúp ích cho lao động mà cả trong chiến đấu: Phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực của Mĩ trên cầu Hàm Rồng. - Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc: + Làm việc một mình trên đỉnh núi cao không có ai giám sát, song anh vẫn luôn tự giác, tận tụy: Mỗi ngày đều bốn lần đi "ốp" không ngần ngại những đêm mưa tuyết.... + Anh có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc đúng giờ giấc và chính xác đến từng phút: Anh đếm từng phút trong cuộc gặp gỡ vì sợ hết 30 phút. + Anh luôn hoàn thành xuất sắc công việc của mình. => Anh thanh niên là hiện thân cho những con người lao động mới trong cồn cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Anh - một con người có tinh thần lạc quan và yêu tha thiết cuộc sống. - Anh biết tạo ra niềm vui trong cuộc sống của mình bằng việc trồng đủ các loại hoa rực rỡ để làm đẹp cho ngôi nhà mình ở, nuôi gà để làm giàu nguồn lương thực cho bản thân. - Luôn tự trau dồi bản thân bằng cách đọc sách để nâng cao hiểu biết và chất lượng cuộc sống. Không chỉ sắp xếp tổ chức công việc một cách khoa học mà ngay trong cuộc sống anh cũng thật gọn gàng, ngăn nắp: Một căn nhà ba gian sạch sẽ khiến ông họa sĩ phải trầm trồ và bất ngờ. => Tinh thần lạc quan là điểm tựa vững bền giúp anh chủ động vượt lên hoàn cảnh còn những khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần và tìm được niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống. _Còn tiếp_
_Tiếp_ Anh thanh niên - một con người chân thành, cởi mở và hiếu khách. - Điều đó thể hiện ở nỗi thèm người, muốn được nhìn ngắm, trò chuyện với con người. Vì thế anh đã lấy khúc cây chắn ngang đường để dừng những chuyến xe hiếm hoi. - Khi gặp được người anh mừng đến tất tả, cuống cuồng như không kìm được cảm xúc. Anh chạy vụt đi cũng tất tả như khi đến, người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ. - Anh là một người thân thiện, cởi mở ngay cả với những người mới gặp lần đầu: Niềm nở, hồ hởi.. pha trà, tặng hoa và cả quà ăn đường. - Anh trân trọng từng giây, từng phút gặp gỡ: Đếm từng phút vì sợ hết 30 phút gặp gỡ vô cùng quý báu. - Anh quan tâm chu đáo với cả những người tình cờ gặp gỡ, sẵn sàng yêu thương sẻ chia. Nghe bác lái xe kể về việc vợ mình bị bệnh anh đã lặng lẽ đi tìm củ tam thất gửi bác lái xe mang về. => Anh thanh niên xứng đáng trở thành biểu tượng cho phẩm chất con người nơi mảnh đất Sa Pa. Anh thanh niên – một con người khiêm tốn. - Công việc của anh đang làm góp một phần quan trọng cho những bước chuyển mình của đất nước: Phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu. Nhưng anh lại cho những đóng góp của mình là vô cùng nhỏ bé so với bao người khác. - Khi ông họa sĩ xin kí họa chân dung anh từ chối, e ngại. => Tóm lại, anh thanh niên hiện lên thật chân thực, sinh động, đẹp đẽ qua những nét phác họa của Nguyễn Thành Long. Giữa thiên nhiên im lặng, hắt hiu, giữa cái lặng lẽ muôn thủa của Sa Pa đã vang lên những âm thanh trong sáng, những sắc màu lung linh của những con người lao động mới như anh. 3. Các nhân vật phụ. a. Nhân vật ông họa sĩ. * Tuy không phải là nhân vật chính của truyện nhưng ông họa sĩ có vị trí quan trọng mang quan điểm trần thuật của tác giả. Người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát, miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện. - Trước hết ông là một nghệ sĩ chân chính nghiêm túc say mê tìm cái đẹp: "Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. Ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng chặng đường đi nhỏ của ông, nhưng nó như là một quả tim nữa của ông, hay chính là quả tim cũ được" đề cao "lên, do đó mà ông khao khát, mà ông yêu thêm cuộc sống. Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan." - Ngay từ những phút đầu gặp anh thanh niên ông họa sĩ đã xúc động và bối rối: "Và tại sao họa sĩ cảm giác mình bối rối? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẻ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe? Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài." - Trước chàng trai trẻ đáng yêu, ông họa sĩ bỗng thấy như "nhọc quá" vì những điều người ta suy nghĩ về anh. - Những lời tâm sự của anh thanh niên khiến ông chấp nhận những thử thách của quá trình sáng tác. => Những cảm xúc suy tư của ông họa sĩ về anh thanh niên và về những vấn đề nghệ thuật được gợi lên từ câu chuyện của anh đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và tạo được chiều sâu tư tưởng của tác phẩm. b. Nhân vật cô kĩ sư. - Cô kĩ sư là một hình ảnh đẹp biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ: Cô vừa tốt nghiệp đã tình nguyện lên miền núi, Lai Châu nhận nhiệm vụ. - Cuộc gặp gỡ bất ngờ của cô với anh thanh niên, được nghe những điều anh tâm sự, chia sẻ về bản thân và những người khác khiến cô bàng hoàng. - Cái bàng hoàng như một sự va đập giúp cô bùng dậy những tình cảm và suy nghĩ lớn lao, đẹp đẽ: Cô đánh giá, kiểm điểm đúng hơn về mối tình đầu nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ. Cô vững tin và quyết tâm về quyết định cho sự lựa chọn đầu tiên của mình. Cô dám xa gia đình, người thân, nơi phồn hoa đô thị. - Từ quý mến, khâm phục, cô dần thấy biết ơn vô cùng anh thanh niên. Không phải vì bó hoa to anh tặng mà còn vì bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mộng mơ ngẫu nhiên anh cho thêm cô. * Cuộc gặp gỡ đã khơi lên trong tâm tư cô gái trẻ những tình cảm và những suy ngẫm mới mẻ cao đẹp về con người và cuộc sống. Đó là sự đồng cảm về lý tưởng của thế hệ thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ. Đồng thời qua tâm tư, cảm xúc của cô kĩ sư ta nhận ra vẻ đẹp và sức mạnh của nhân vật anh thanh niên. c. Nhân vật bác lái xe. - Là người xuất hiện từ đầu tác phẩm, bác là người dẫn dắt, giới thiệu một cách sơ lược và kích thích sự chú ý về nhân vật chính của tác phẩm - Bác là một người yêu nghề và có trách nhiệm với công việc: Đã có 30 năm lái xe và hiểu tường tận Sa Pa. - Bác là một con người niềm nở, cởi mở: Trên khuôn mặt hồ hởi bác giới thiệu về thiên nhiên và cảnh sắc Sa Pa, chia sẻ với ông họa sĩ, cô kĩ sư về anh thanh niên. - Bác có một tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa. - Bác là cầu nối giữa anh thanh niên với cuộc đời: Bác mua sách giúp anh, giới thiệu anh với những người bạn mới. - Mặc dù chỉ xuất hiện qua một vài chi tiết của truyện nhưng bác lãi xe đã góp một phần quan trọng giúp nhân vật anh thanh niên xuất hiện một cách tự nhiên và góp phần dẫn dắt truyện. d. Những nhân vật được giới thiệu gián tiếp. - Đó là những con người làm việc miệt mài, cống hiến thầm lặng: Anh bạn trên trạm đỉnh Phan Xi Păng cao hơn 3000m, ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa ngày ngày ngồi im trong vườn su hào rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho su hào. - Họ dám hi sinh cả tuổi trẻ và hạnh phúc cá nhân: Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét luôn trong tư thế sẵn sàng chờ sét: Nửa đêm mưa gió rét buốt cứ nghe tiếng sét là choáng choàng chạy ra và 11 năm chưa ngày nào xa cơ quan. * Trong tác phẩm những nhân vật này không xuất hiện một cách trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, song họ đã thể hiện được những phẩm chất vàng trong tâm hồn, cách sống và góp phần làm sáng tỏ chủ đề, tư tưởng của truyện được mở rộng. III. Tổng kết. Ghi nhớ: Sgk _Hết_