I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: - Nguyễn Huy Thiệp (1950- 2021) - Quê: Hà Nội. - Sinh tại Thái Nguyên. - Ông nổi tiếng với các thể loại, kịch, tiểu thuyết, phê bình văn học và tiêu biểu nhất là truyện ngắn. - Truyện ngắn của ông đề cập đến nhiều vấn đề nóng hổi của đời sống đương đại và khá đa dạng trong cách viết. - Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có: Hơn 50 truyện ngắn, 10 kịch bản, 4 tiểu thuyết và nhiều bài phê bình văn học, tiểu luận. - Tác phẩm nổi bật như: Tướng về hưu, Không có vua, Những ngọn gió Hua Tát, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần.. => Nhà văn có đóng góp trong việc đổi mới nội dung và hình thức nghệ thuật của văn xuôi Việt Nam đương đại. 2. Văn bản "Muối của rừng" A. Thể loại: Truyện ngắn B. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: - "Muối của rừng" được viết năm 1986. - Là tác phẩm nằm trong một chuỗi các tác phẩm về đề tài đi săn của ông. C. Các sự kiện chính và ngôi kể, điểm nhìn: *. Các sự kiện chính - Mùa xuân, ông Diểu đi săn, ông bắn hạ khỉ bố. - Khỉ bố bị thương nặng khỉ mẹ cứu khỉ bố. - Khỉ con xuất hiện cướp súng của ông Diểu và rơi xuống vực với khẩu súng. - Ông Diểu vác khỉ bố về trong tình trạng khỉ mẹ lẽo đẽo theo sau. - Ông Diểu động lòng trước tình trạng và tình cảm hai vợ chồng nhà khỉ, ông băng bó vết thương cho khỉ bố và tha cho nó. - Ông Diểu trở về nhà trong làn mưa xuân dịu dàng và những đóa hoa tử huyền nở rộ mà 30 năm mới nở một lần. * Ngôi kể, điểm nhìn: - Ngôi kể thứ ba. - Điểm nhìn: Linh hoạt + Điểm nhìn của người kể chuyện – tác giả. + Điểm nhìn của nhân vật ông Diểu. D. Bố cục - Bố cục 4 phần: + Phần 1: "Sau tết Nguyên Đán.. hang động đá vôi" : Bối cảnh cuộc đi săn của ông Diểu. + Phần 2: "Nhặt đất đá ném.. Bết bên vai nó" : Hành trình ông Diểu đuổi theo và săn đuổi chú khỉ + Phần 3: "Ông Diểu đặt tay lên.. chỗ con khỉ đực nằm" : Quá trình ông Diểu băng bó, chữa bệnh và quyết định phóng sinh chú khỉ. + Phần 4: Đoạn còn lại: Cảnh ông Diểu ra về gặp hoa tử huyền trong làn mưa xuân. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Nhân vật ông Diểu A. Ngoại hình: - Tuổi trung niên "tuổi sáu mươi" - Mắc bệnh thấp khớp nhưng đôi lúc cũng "nhanh nhẹn dẻo dai". => Ông Diểu dù đã có tuổi, có những sa sút về sức khỏe nhưng vẫn theo đuổi đam mê đi săn. B. Quá trình đi săn của ông Diểu: * Nguyên nhân khiến ông Diểu muốn đi săn: - Ông được con trai học ở nước ngoài gửi khẩu súng hai nòng mới - Thời gian sau Tết Nguyên đán là thời điểm lý tưởng nhất để đi săn trong rừng. * Quá trình đi săn của ông Diểu: - Chuẩn bị đi săn: "Bảo hộ, mặc ấm, đội nón lông và mang giày cao cổ", "cầm theo cả túi xôi nếp" - Đối tượng: "Sau nhiều lần cân nhắc, ông Diểu quyết định đi săn khỉ". - Ông bắn trúng vai khỉ bố: "Phát đạn của ông Diểu bắn vào vai khỉ bố, khiến nó ngã nhào xuống đất.. Ông Diểu tức giận cầm khẩu súng ném về phía trước.. Nhặt đất đá ném theo lũ khỉ.." - Ông đuổi theo khỉ con và khi khỉ con rơi xuống vực: "Ông Diểu tái mặt, mồ hôi toát ra như tắm". - Ông Diểu leo lên mỏm đá để bắt khỉ đực: "Núi đá dốc và trơn"; "ông Diểu thấy nóng bừng người.. ông leo thoăn thoắt". - Ông đặt tay lên con khỉ đực và thấy nó nóng hầm hập.. - Ông thấy thương hại và quyết định băng bó vết thương cho nó bằng chiếc quần lót đang mặc. - Ông trần truồng, vừa bế vừa đỡ con khỉ tìm đường xuống núi. - Ông giật mình quay lại và nhận ra con khỉ cái vẫn đi theo ông từ trên núi, ông lưỡng lự rồi quyết định phóng sinh cho khỉ đực. - Ông trở về nhà với hai bàn tay trắng. C. Nội tâm: - Ban đầu: Ông Diểu có cái nhìn đầy định kiến về loài vật. - Về sau: Ông dần nhận ra loài vật cũng có sứ mệnh riêng, ông rung động trước tình cảm thủy chung của loài vật khi khỉ con, khỉ mẹ liều mình cứu khỉ đực. => Nhận xét: Nhân vật ông Diểu được xây dựng từ ngoại hình, hành động, nội tâm nhưng chủ yếu tính cách được thể hiện chủ yếu qua hành động, nội tâm. Nhân vật đã có sự chuyển biến suy nghĩ và tính cách: Từ cách nhìn nhận và hành xử đối với gia đình khỉ mang tính áp đặt chủ quan, có phần vô cảm đến động lòng trắc ẩn tha cho gia đình khỉ. 2. Những yếu tố kì ảo - Những yếu tố kì ảo trong truyện "Muối của rừng" : + Chi tiết: Sương mù dâng lên cuồn cuộn sau khi chú khỉ con rơi xuống vách đá và cất lên những tiếng kêu thảm thiết. => Gợi lên không khí lạnh lẽo của màn sương vừa thể hiện nội tâm nhân vật cũng mờ mịt, bối rối và lạnh lẽo như vậy. + Hình ảnh hoa tử huyền cuối câu chuyện hiện thân cho điều tốt lành, cho sự may mắn, ấm no. Đặc biệt loại hoa này thể hiện niềm tin chiến thắng của cái thiện. => Tạo nên một không khí huyền thoại. => Những chi tiết này thể hiện chủ đề về nhân sinh. 3. Ý nghĩa hình tượng "Muối của rừng" - Muối của rừng chính là kết tinh của quá trình cái thiện chiến thắng cái ác trong mỗi con người - Thông điệp của tác giả: Mối quan hệ gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Chỉ khi nào con người nhận thức được ý nghĩa thực sự của cuộc sống chọn đứng về cái thiện thì lúc đó thiên nhiên mới ban phát quà tặng cho con người. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Cốt truyện đơn giản, ngắn gọn - Tình tiết hấp dẫn, xung đột, kịch tính - Nhân vật chân thực, sinh động - Ngôn ngữ giản dị, gần gũi 2. Nội dung - Truyện ngắn đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về nạn săn bắt động vật trái phép. Con người cần ý thức bảo vệ các loài động vật nói riêng và bảo vệ thiên nhiên nói chung để góp phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn.