Soạn bài: Chùm thơ hai – cư Nhật Bản – Ngữ văn 10

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 4 Tháng ba 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Soạn văn 10: Chùm thơ hai – cư Nhật Bản
    - Kết nối tri thức -



    Tri thức ngữ văn

    Vài nét về thơ hai-cư Nhật Bản

    - Thơ hai-cư được coi là thi quốc, là di sản văn học của nước Nhật.

    - Thơ hai-cư là thể thơ có số lượng âm tiết ít nhất thế giới (17 âm tiết, ngắt làm 3 dòng theo thứ tự 5-7-5).

    - Về nội dung: Mỗi bài thơ hai-cư có một tứ thơ nhất định, thường chỉ ghi lại một khung cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định, để từ đó khơi gợi lên một cảm xúc, một suy tư nào đó.

    - Thời gian trong thơ hai-cư: thơ hai-cư thường có một yếu tố để biểu hiện mùa: tiếng ve mùa hè, trăng thu, sương mùa thu, anh đào mùa xuân, tuyết đông...các từ này được gọi là quý ngữ của bài thơ.

    - Không gian trong thơ hai-cư: nhỏ hẹp, gần gũi, một mái lều, một lữ quán, có khi chỉ là không gian dưới một chiếc ô.

    - Đề tài trong thơ hai-cư: là những sự vật, sự việc, âm thanh, sự chuyển động nho nhỏ trong đời sống: chú khỉ, bông hoa đào, tiếng ve, chú ốc...

    - Về tính chất: thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần thiền tông Phật giáo, văn hóa Nhật Bản và phương Đông nói chung, đề cao cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền, nhẹ nhàng. Thơ hai-cư luôn phản chiếu sự vật trong mối tương quan, giao hòa.

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi trang 46 – SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

    Câu 1. Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên và cho biết đặc điểm chung của các hình ảnh ấy.

    Câu 2. Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô với các yếu tố thời gian và không gian.

    Câu 3. Bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn, vì sao phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang "xin nước nhà bên"?

    Câu 4. Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về "con ốc" và "núi Fu-ji", hãy nhận xét về tương quan giữa hai hình ảnh này?

    Câu 5. Khoảnh khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô có thể khơi gợi những cảm xúc gì ở người đọc?

    Câu 6. Từ bài thơ của Chi-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra.

    Câu 7. Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình "chậm rì" của con ốc trong bài thơ của Ít-sa?

    Hướng dẫn

    Câu 1.

    - Hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên:

    Bài 1: cánh quạ

    Bài 2: hoa triêu nhan

    Bài 3: con ốc nhỏ

    - Đặc điểm chung của các hình ảnh trên: đều là những hình ảnh, sự vật nho nhỏ, bình dị trong đời sống.

    Câu 2. Mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô với các yếu tố thời gian và không gian:

    Hình ảnh trung tâm "cánh quạ" được đặt trong thời gian "chiều thu", trong không gian ảm đạm, thiếu sức sống "trên cành khô". Sự cộng hưởng của những yếu tố trên góp phần phác họa một bức tranh buồn, u ám, ảm đạm, gợi cảm giác lạnh lẽo, hoang vắng.

    Câu 3. Bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện của nhà thơ về hình ảnh hoa triêu nhan vương trên dây gầu. Phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang "xin nước nhà bên" vì nhân vật trữ tình thấy hoa dù rơi rụng, vương trên dây gầu nhưng vẫn đẹp, gợi cảm giác thơ mộng. Yêu mến những cánh hoa, nhân vật trữ tình không đành lòng múc nước mà quyết định sang xin nước nhà bên, để giữ lại hình ảnh đẹp của hoa triêu nhan trong lòng giếng, giữ lại những xúc cảm đẹp trong chính lòng mình.

    Câu 4. Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về "con ốc" và "núi Fu-ji", ta nhận thấy tương quan giữa hai hình ảnh này:

    Khi nhắc đến con ốc và núi Fu-ji, người ta thường nghĩ đến sự đối lập, tương phản của các sự vật. Con ốc tượng trưng cho sự sống nhỏ bé, yếu ớt, chậm chạp, sự hữu hạn của thời gian sống. Còn núi Fu-Ji lại là hình ảnh lớn lao, hùng vĩ và bền vững muôn đời.

    Câu 5. Khoảnh khắc cánh quạ đậu trên cành khô trong buổi chiều thu được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô khơi gợi ở người đọc những cả xúc buồn, hoang vắng, cô đơn...

    Câu 6. Bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ của Chi-ô gợi ra:

    Bài thơ thể hiện một cách tinh tế tình cảm nâng niu, trân trọng của con người đối với thiên nhiên. Dù cánh hoa rơi cũng không nỡ làm tan biến. Dù phải đi đường xa để xin nước cũng không nỡ đánh dộng dây gàu. Đó là cách ứng xử đầy nhân văn của con người trước thiên nhiên.

    Câu 7. Hành trình "chậm rì" của con ốc trong bài thơ của Ít-sa miêu tả đặc điểm riêng của giống loài. Điều đặc biệt là con ốc bé nhỏ, chậm chạm so với ngọn núi sừng sững uy nghi, nhưng sự chuyển động dù chẳng đáng kể ấy của con ốc lại khiến nó mỗi ngày đi gần hơn đến đỉnh núi kia.

    Như vậy, trong bài thơ trên, những sự vật nhỏ nhất cũng có mối tương quan, tác động tới những yếu tố mang tầm vũ trụ và vĩnh cửu. Các sự vật không tồn tại độc lập mà luôn có mối tương quan, giao hòa, tác động lẫn nhau. Đó là quy luật của cuộc sống.


    Xem thêm: Vẻ Đẹp Của Chùm Thơ Hai - Cư - Ngữ Văn 10, Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng tám 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...