Vẻ đẹp của chùm thơ hai - Cư - Ngữ văn 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 13 Tháng một 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023

    Vài nét về thơ hai-cư Nhật Bản

    - Thơ hai-cư được coi là thi quốc, là di sản văn học của nước Nhật.

    - Thơ hai-cư là thể thơ có số lượng âm tiết ít nhất thế giới (17 âm tiết, ngắt làm 3 dòng theo thứ tự 5-7-5).

    - Về nội dung: Mỗi bài thơ hai-cư có một tứ thơ nhất định, thường chỉ ghi lại một khung cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định, để từ đó khơi gợi lên một cảm xúc, một suy tư nào đó.

    - Thời gian trong thơ hai-cư: thơ hai-cư thường có một yếu tố để biểu hiện mùa: tiếng ve mùa hè, trăng thu, sương mùa thu, anh đào mùa xuân, tuyết đông...các từ này được gọi là quý ngữ của bài thơ.

    - Không gian trong thơ hai-cư: nhỏ hẹp, gần gũi, một mái lều, một lữ quán, có khi chỉ là không gian dưới một chiếc ô.

    - Đề tài trong thơ hai-cư: là những sự vật, sự việc, âm thanh, sự chuyển động nho nhỏ trong đời sống: chú khỉ, bông hoa đào, tiếng ve, chú ốc...

    - Về tính chất: thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần thiền tông Phật giáo, văn hóa Nhật Bản và phương Đông nói chung, đề cao cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền, nhẹ nhàng. Thơ hai-cư luôn phản chiếu sự vật trong mối tương quan, giao hòa.

    Vẻ đẹp của chùm thơ hai-cư - Ngữ văn 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

    Mỗi bài thơ hai-cư là một phát hiện thú vị về tư duy nghệ thuật của các nhà thơ Nhật Bản. Với những đặc điểm riêng về bút pháp, thiên về gợi hơn là miêu tả và diễn giải, thơ hai-cư thường biểu hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên bằng số lượng ngôn từ "cô đọng nhất của thơ ca thế giới".

    Bài thơ:

    Trên cành khô

    cánh quạ đậu

    chiều thu.

    của Ba-sô chỉ có trên mười tiếng (trong tiếng Nhật) mà vẫn giàu sức gợi. Mỗi tiếng như gọi về xung quanh nó vùng sáng lấp lánh của cảm xúc và ngữ nghĩa. Có thể nói, ý nghĩa lời thơ đã vượt ra ngoài số lượng câu chữ ít ỏi kia.

    Bài viết chỉ đăng trên Web dembuon.vn, vui lòng không reup

    [​IMG]
    Lấy bối cảnh thời gian chiều thu - thời gian thường lay động trong lòng người cảm giác buồn vắng, hoang sơ, lạnh lẽo, Ba-sô đã phác họa trên nền khung cảnh chiều thu hai nét vẽ đầy sức gợi: cành cây khô và cánh quạ đậu. Tất cả cộng hưởng, giao thoa tạo nên màu sắc và không khí chủ đạo của bức tranh thu. Chiều thu vốn đã gợi buồn, cành cây khô khốc cùng cánh quạ đơn độc càng gợi buồn hơn nữa. Nét buồn của cảnh không chỉ toát ra từ cảnh vật trơ trọi, không sức sống mà còn gợi lên từ sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối của không gian. Từ cành cây đến cánh quạ, từ sự vật khô chết đến sinh vật đang sống - tất cả đều tĩnh, không có dấu hiệu của sự chuyển động, dù là nhỏ nhất. Chưa hết, gam màu của cảnh vật cũng là gam màu trầm, có phần u ám, không một sắc màu nào khác ngoài màu xám nâu của cành khô và màu đen đúa của cánh quạ. Tất cả khiến người đọc liên tưởng đến một bức tranh thủy mặc vẽ bằng gam màu tối, xám là chủ đạo. Hpn mười tiếng thơ đủ cảm xúc người đọc "đi hoang" trong nỗi buồn mênh mông, xa vắng. Nhà thơ như truyền được những rung cảm của chính lòng mình đến người đọc.

    Như vậy, từ lựa chọn hình ảnh, màu sắc, đến tạo "không khí" cho cảnh vật, tất cả đều là sự "tính toán" tỉ mỉ, công phu của người làm thơ. Công phu ấy đã mang lại hiệu quả nghệ thuật đặc biệt cho lời thơ hai-cư: tạo nên sức gợi nhiều nhất trong số lượng ngôn từ ít nhất. Quả thật, sức sống và sự hấp dẫn của thơ hai-cư nằm ở khả năng kiệm lời mà vẫn mang lại nhiều cảm xúc và suy tưởng.

    Là người đánh dấu sự hiện diện của các tác giả nữ trong truyền thống thơ hai-cư, thơ của Chi-ô cũng góp cho trào lưu thơ hai-cư một tiếng nói độc đáo, thú vị. Bài thơ:

    Ôi hoa triêu nhan

    dây gàu vương hoa bên giếng

    đành xin nước nhà bên.

    không nhằm phác họa bức tranh thiên nhiên về hoa lá, mà thể hiện sự ý nghĩa triết lý nhân sinh về cách ứng xử của con người với thiên nhiên.

    [​IMG]

    Dù cảm xúc thơ bắt đầu bằng hình ảnh thơ mộng của hoa triêu nhan – loài hoa được người Nhật ưu ái gọi bằng nhiều cái tên gợi cảm: kim tuyến của ban mai, trăng lúc chiều tà hay cô gái đậu tía... nhưng điểm nhấn của bài thơ lại là câu thơ kết, là hành động "xin nước nhà bên" của nhân vật trữ tình.

    Với số lượng từ ngữ ít ỏi, bài thơ kể cho chúng ta một câu chuyện đầy đủ và xúc động về cách con người đối xử với thiên nhiên. Nhân vật trữ tình trong bài thơ một ngày nọ đến bên giếng lấy nước, bỗng phát hiện trong lòng giếng, trên dây gầu vương những cánh hoa triêu nhan. Hình ảnh đẹp đẽ ấy đã đánh thức những cảm xúc thơ mộng nhất trong lòng người dành cho hoa: đó là sự rung cảm trước cái đẹp. Yêu mến những cánh hoa, nhân vật trữ tình không đành lòng múc nước mà quyết định sang xin nước nhà bên, để giữ lại hình ảnh đẹp của hoa triêu nhan trong lòng giếng, giữ lại những xúc cảm đẹp trong chính lòng mình.

    Bài thơ thể hiện một cách tinh tế tình cảm nâng niu, trân trọng của con người đối với thiên nhiên. Dù cánh hoa rơi cũng không nỡ làm tan biến, tâm tư ấy, cách ứng xử ấy thật đáng để mỗi người suy ngẫm. Và có lẽ không ít người, sau khi nhận ra ý tứ sâu xa của bài thơ, sẽ giật mình vì sự vô tình của chính mình trước thiên nhiên.

    Bài thơ tiếp theo của Ít – sa lại mang đến cho người đọc những cảm nhận độc đáo khi đặt các sự vật trong mối tương quan đặc biệt:

    Chậm rì, chậm rì

    kìa con ốc nhỏ

    trèo núi Fu-ji.

    [​IMG]

    Khi nhắc đến con ốc và núi Fu-ji, người ta thường nghĩ đến sự đối lập, tương phản của các sự vật. Con ốc tượng trưng cho sự sống nhỏ bé, yếu ớt, chậm chạp, sự hữu hạn của thời gian sống. Còn núi Fu-Ji lại là hình ảnh lớn lao, hùng vĩ và bền vững muôn đời. Điều gì ẩn sau hành trình của chú ốc sên trên núi Fu-ji kia? Điều gì thổi sức sống cho những từ ngữ đơn giản kia?

    Thơ hai-cư có không ít những bài thơ thể hiện được mối tương quan đặc biệt giữa các cảnh vật. Có thể kể đến hai bài thơ khác của Ba-sô:

    Từ bốn phương trời xa

    cánh hoa đào lả tả

    gợn sóng hồ Bi-oa.

    Và:

    Vắng lặng và u trầm

    thấm sâu vào đá

    tiếng ve ngâm.

    Một cánh hoa đào mỏng manh, nhỏ bé nhưng có thể làm gợn sóng hồ Bi-oa lớn rộng, một tiếng ve trong không gian vắng lặng, u trầm nhưng dường như cũng đang thấm sâu vào đá, một vật biểu tượng cho sự cứng cỏi và vĩnh cửu. Trong bài thơ của Ít-sa cũng vậy: con ốc bé nhỏ, chậm chạm so với ngọn núi sừng sững uy nghi, nhưng sự chuyển động dù chẳng đáng kể ấy của con ốc lại khiến nó mỗi ngày đi gần hơn đến đỉnh núi kia.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Có thể thấy, mỗi bài thơ hai-cư có một tứ thơ nhất định, hoặc ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể trong một thời điểm nhât định (bài 1), hoặc biểu hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên (bài 2), hoặc nói lên mối tương quan giữa vạn vật trong thế giới (bài 3)...nhưng tất cả đều mang đặc trưng chung: giàu sức gợi, mang lại nhiều suy tư sâu sắc và những cảm nhận thú vị trong lòng người đọc.
     
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng mười 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...