Soạn bài: Các loài sống chung với nhau như thế nào - Ngữ văn 6, Kết nối tri thức

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 9 Tháng hai 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Soạn văn 6: Các loài sống chung với nhau như thế nào? - Ngọc Phú

    - Kết nối tri thức với cuộc sống -

    Tri thức ngữ văn


    Tác giả: Ngọc Phú

    Bố cục: 3 phần:

    - Đoạn 1: Từ đầu đến "tổn thương của nó": đặt vấn đề (đời sống của muôn loài trên Trái Đất và sự cân bằng rất dễ tổn thương của nó).

    - Đoạn 2: Tiếp theo đến "đẹp đẽ này": nội dung vấn đề (Sự đa dạng của các loài, tính trật tự trong đời sống của muôn loài, vai trò của con người trên Trái Đất).

    - Đoạn 3: Phần còn lại: Kết luận vấn đề.

    Thể loại: Văn bản thông tin

    Nội dung: Văn bản đề cập đến vấn đề sự đa dạng của các loài vật trên Trái Đất và trật tự trong đời sống muôn loài.

    Ý nghĩa: VB đã đặt ra cho con người vấn đề cần biết chung sống hài hoà với muôn loài, để bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên trên Trái Đất.

    Nghệ thuật:

    - Số liệu, dẫn chứng phù hợp, cụ thể, lập luận rõ ràng, logic có tính thuyết phục.

    - Cách mở đầu - kết thúc văn bản có sự thống nhất, hỗ trợ cho nhau tạo nên nét đặc sắc, độc đáo cho văn bản.

    [​IMG]

    Hướng dẫn học bài

    Trả lời câu hỏi trang 85 – 86 Văn 6, tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống


    Câu 1. Những con số, dữ liệu nào trong đoạn 2 thể hiện sự phong phú của các loài trên Trái Đất?

    Gợi ý:

    Các loài sinh vật trên TĐ rất đa dạng, phong phú, thể hiện qua các con số:

    + Trái đất có khoảng trên 10.000.000 loài sinh vật, bao gồm cả thực vật và động vật.

    + Hiện nay, con người mới chỉ biết được khoảng trên 1.400.000 loài. Trong đó, có trên 300.000 loài thực vật và hơn 1.000.000 loài động vật

    Các số liệu có ý nghĩa: chứng minh sự đa dạng của các loài trên Trái Đất, làm thông tin được rõ ràng, chính xác, tạo độ tin cậy.

    Câu 2. Đoạn (3) (Các loài động vật ... riêng từng loài) đã nói gì về sự đa dạng của quần xã sinh vật?

    Gợi ý:

    Đoạn (3) đã nói về sự đa dạng của quần xã sinh vật:

    + Các loài động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quần xã, trong những bai-ôm khác nhau.

    VD: Vườn quốc gia Cúc Phương là một quần xã rừng nhiệt đới, có nhiều sinh vật cùng sinh sống ở nơi đây như chò xanh, chò chỉ, đăng, khướu mỏ dài, trong một thời gian dài.

    + Những nhân tố ảnh hưởng đến sự đa dạng ở từng quần xã: sự cạnh tranh giữa các loài, mức độ thay đổi các yếu tố vật lý, hóa học của môi trường....

    Câu 3. Nêu những căn cứ giúp ta hiểu được tính trật tự trong đời sống của muôn loài. Theo em, việc thiên nhiên duy trì trật tự ấy có ý nghĩa như thế nào?

    Gợi ý:

    - Căn cứ:

    + Dựa vào tính chất của loài trong quần xã: loài ưu thế, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên, loài chủ chốt, loài đặc trưng. Trật tự này còn thể hiện ở sự phấn bố các loài theo không gian sống chung.

    + Dựa vào mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng. Quan hệ hỗ trợ gắn liền với việc chia sẻ cùng nhau cơ hội sống. Quan hệ đối kháng được biểu hiện qua việc cạnh tranh, kí sinh, ăn thịt lẫn nhau.

    - Việc thiên nhiên duy trì trật tự ấy có ý nghĩa đảm bảo cho loài nào cũng có một "chỗ đứng dưới mặt trời", cũng có điều kiện để sinh trưởng.

    Câu 4. Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng, sự cân bằng trong từng quần xã sinh vật sẽ bị ảnh hưởng ra sao?

    Gợi ý:

    Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng hoặc quan hệ hỗ trợ thì sự cân bằng trong đời sống của các loài trong một quần xã lập tức bị phá vỡ, sự sống của các loài bị đe dọa.

    [​IMG]

    Câu 5. Theo em, đoạn văn nào trong văn bản thể hiện rõ nhất cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả?

    Gợi ý:

    - Đoạn văn số 5: Cách dẫn dắt của đoạn văn:

    + Trên Trái Đất, con người cũng chỉ là một loài sinh vật.

    + Con người có khả năng sáng tạo vô tận, trở nên quá tự kiêu, thấy mình là chúa tể của cả thế giới, có thể tuỳ ý xếp đặt lại trật tự mà tạo hoá đã bền bỉ gây dựng.

    + Chính vì điều này mà sự cân bằng trong đời sống của muôn loài bị xáo trộn, phá vỡ.

    + Hiện nay, có vẻ như con người bắt đầu tỉnh ngộ, biết tìm cách chung sống hài hoà với muôn loài ....

    Đoạn được trình bày theo quan hệ nhân quả.

    Câu 6. Cách mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin này có gì đặc sắc?

    Gợi ý:

    Mở bài và kết bài đều nhắc đến câu thoại của nhân vật Vua sư tử Mu-pha-sa trong phim hoạt hình "Vua sư tử". Đây là cách mở - kết "vòng tròn" (lặp lại).

    - Cách cách mở - kết này tạo cho văn bản thông tin vốn khô khan thêm giàu giàu sắc thái cảm xúc, hấp dẫn người đọc, gợi lên nhiều liên tưởng, mở rộng, làm sâu sắc hơn vấn đề thông tin.

    Câu 7. Con người có thể làm gì để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật?

    Gợi ý:

    Những việc con người có thể làm để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật: Trồng cây gây rừng, bảo vệ các loài động vật quý hiếm và hoang dã, các loại sinh vật biển, cải thiện hồ chứa nước,...

    Viết kết nối với đọc: Viết đoạn văn 5 - 7 câu với câu chủ đề:

    Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài luôn cần thiết cho nhau. Đó là mối quan hệ vĩnh hằng giữa các loài sinh vật. Loài này không chỉ cần đến loài kia để đảm bảo sự tồn tại của mình trong chuỗi thức ăn vô tận mà còn hỗ trợ nhau để cùng sinh sống, phát triển như kiếm mồi, chống lại kẻ thù, báo hiệu nhau nơi trú ẩn tốt... Thử hỏi nếu trên Trái Đất chỉ tồn tại duy nhất một hay một vài loài, làm sao tạo nên sự đa dạng của quần xã sinh vật? các loài đơn lẻ ấy sẽ sinh sống bằng nguồn thức ăn nào hay sẽ tự hủy diệt nhau rồi vĩnh viễn biến mất? Như vậy dù quan hệ hỗ trợ hay đối kháng, muôn loài đều cần thiết cho nhau để tạo nên sự sống bất tận.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...