Soạn bài: Cuộc tu bổ lại các giống vật - Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 10

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 24 Tháng sáu 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    >> Kiến thức Văn học

    - Xuất xứ: Theo Nguyễn Đổng Chi, in trong Cuốn Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003

    - Thể loại: Truyện thần thoại

    - Chủ đề: Lí giải về đặc điểm của các loài vật có trong tự nhiên.

    - Giá trị nội dung: Truyện kể về quá trình Ngọc Hoàng sai các vị thiên thần tu bổ, bù đắp những phần cơ thể còn thiếu cho các giống lòng để chúng có hình dạng giống ngày nay. Qua đó lí giải một cách hài hước về đặc điểm của các loài vật trong tự nhiên.

    - Giá trị nghệ thuật

    +Văn bản thể hiện được những đặc trưng của thể loại thần thoại, chứa nhiều sự tưởng tượng, hư cấu.

    +Cốt truyện đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với dân gian.

    + Từ ngữ sử dụng giản dị, mộc mạc, gần gũi, dễ hiểu.

    + Giọng điệu tươi vui, hóm hỉnh, hài hước.

    [​IMG]

    >> Hướng dẫn Soạn bài: Cuộc tu bổ lại các giống vật - Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 10

    Câu 1 (trang 22) : Bạn hãy đọc văn bản "Cuộc tu bổ lại các giống vật" và tự kiểm tra kĩ năng đọc hiểu thể loại thần thoại bằng cách điền thông tin vào bảng sau:

    - Đặc điểm về nhân vật:

    +Ngọc Hoàng: Là người đứng đầu và có quyền năng nhưng cũng có lúc vì vội vàng mà làm việc hấp tấp và không cẩn thận, tạo ra nhiều loại động vật như vịt, chó, chiền chiện đều thiếu mất bộ phận cần thiết.

    (Chi tiết: Nhưng lúc sơ khởi, một phần vì thiếu nguyên liệu, một phần cũng vì vội vàng.. cho nên một số động vật có cấu tạo chưa được đầy đủ: Có con thiếu cánh, có con thiếu chân).

    + Ba vị Thiên thần: Rất trung thành với Ngọc Hoàng, làm việc rất có trách nhiệm, có khả năng phi thường; tìm mọi cách để giúp đỡ những con vật còn bị thiếu bộ phận trên cơ thể.

    (Chi tiết: Thiên thần cố lo làm tròn nhiệm vụ trong những ngày lưu lại ở hạ giới; thiên thần thương tình bèn tạm bẻ chân ghế chắp một chân cho vịt và một chân sau cho con chó; bẻ một nắm chân hương gắn cho chiền chiện, ốc cau, đỏ nách; mỗi con một đôi làm chân).

    - Đặc điểm về không gian: Không gian chung chung, không có địa điểm cụ thể, rõ ràng.

    (Chi tiết: Không gian trên trời khi Ngọc Hoàng phái ba vị thiên thần ; không gian hạ giới khi các thiên thần xuống tu bổ các giống loài).

    - Thời gian: Là thời gian sơ khởi, trước khi Ngọc hoàng tạo ra con người

    (Chi tiết: 2 câu đầu của truyện)

    - Cốt truyện: Xây dựng tình huống truyện và sự việc thú vị, lôi cuốn.

    (Dẫn chứng: Chọn tình huống truyện là từ việc do Ngọc Hoàng nóng vội tạo nên vạn vật nên có con vật bị thiếu bộ phận; nhiều chi tiết bất ngờ.

    Sự việc các thiên thần thông minh, nhanh trí, ứng biến nhiều cách để giúp đỡ những con vật còn bị thiếu bộ phận trên cơ thể như bẻ chân ghế làm chân cho vịt và chó; bẻ chân hương làm chân cho chiền chiện, ốc cau, đỏ nách).

    =>Nhận xét chung: Đây là một câu chuyện thần thoại giải thích nguồn gốc các loài vật rất hấp dẫn, hài hước, sáng tạo, thú vị, lôi cuốn.

    Dưới đây là bảng tổng hợp:

    [​IMG]

    Câu 2 (trang 22) :

    Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" có gì giống và khác với truyện "Prô-mê-tê và loài người"?

    Trả lời: So sánh

    *Điểm giống nhau:

    - Đều thuộc thể loại truyện thần thoại.

    – Đều thuộc chủ đề: Giải thích nguồn gốc của các con vật.

    - Nội dung đều kể về nguồn gốc của vạn vật.

    - Cốt truyện có nhiều sự việc tương đồng. Ví dụ như: Ngọc Hoàng và thần Ê-pi-mê-tê đều hấp tấp, mắc lỗi khi tạo ra vạn vật. Các thiên thần và thần Prô-mê-tê đề là người đi giúp đỡ, sửa lại cho vận vật hoàn chỉnh hơn.

    *Điểm khác nhau:

    - Truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật là thần thoại Việt Nam. Còn truyện Prô-mê-tê và loài người là thần thoại Hy Lạp

    - Truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật không nói về quá trình tạo lập con người. Còn truyện Prô-mê-tê và loài người còn nói về quá trình tạo lập con người

    – Các con vật trong truyện thần thoại Hy Lạp được nặn ra từ đất và nước; sau đó được ban cho đặc ân, "vũ khí" riêng để tự bảo vệ mình. Còn các con vật trong truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật được nặn ra từ nguyên liệu không cụ thể; nên chưa được hoàn thiện, nên không thể tự bảo vệ mình.

    - Ngôn ngữ của truyện thần thoại Việt Nam dễ hiểu và đơn giản hơn thần thoại Hy Lạp.

    Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau:

    [​IMG]

    Câu 3 (trang 22) : Bạn rút ra bài học gì về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên?

    Trả lời:

    Những bài học về cách đọc thể loại thần thoại:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    THG Nguyen, balaxitamon, Admin7 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 16 Tháng chín 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...