Review Sách Số Đỏ - Vũ Trọng Phụng

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi princessmile09, 27 Tháng mười 2023.

  1. princessmile09 nghèo

    Bài viết:
    1
    "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng là tiểu thuyết trào phúng tiêu biểu của văn học Việt Nam – có thể coi là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông vua phóng sự Bắc Kỳ. Truyện kể về cuộc đổi đời đáng kinh ngạc gã ma cà bông vô học Xuân Tóc Đỏ, từ một kẻ hạ lưu – nhờ vào những gian trá lừa lọc rất đúng thời điểm, hợp thời trang với trào lưu Âu hóa lúc bấy giờ – trở thành một người có địa vị danh giá vào hạng bậc nhất trong xã hội. Xuân coi như đã trúng số độc đắc, đã xoay chuyển được cả vận mệnh đời mình nhờ sự hỗ trợ của ba yếu tố được xem như mấu chốt cho mọi sự đổi đời là thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Cái mỉa mai của Vũ Trọng Phụng đã đến ngay từ cốt truyện và càng đi sâu vào tình tiết, nhân vật, bối cảnh..

    [​IMG]

    Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã nêu bật lên tấn trò đời của các nhân vật còn là những diễn viên đại tài, diễn với đời, diễn với người, diễn với chính bản thân mình.

    ".. Cứ ỡm ờ mãi!

    Xin một tị! Một tị tỉ tì ti thôi!

    Khỉ lắm nữa!

    Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn.."

    Xuân Tóc Đỏ xuất hiện một cách vô cùng dân dã, gần gũi mà có thể nói là quá đỗi chân thực đến mức lẳng lơ. Mở đầu bằng việc hắn cố gắng tán tỉnh chị hàng mía và toan cướp giật ái tình về phía mình.

    Gọi hắn là Xuân Tóc Đỏ, nhưng đúng là tên hắn đỏ thật. Bằng cái cách hắn vô tình lọt vào mắt xanh của bà Phó Đoan cũng đủ để biết số hắn ăn may thế nào. Từ một thằng chuyên trèo cây hái sấu, quảng cáo thuốc lậu, nhặt banh ở sân quần vợt đến con rể quyền quý của một danh gia vọng tộc. Xuân Tóc Đỏ may mắn là thật. Nhưng sự may mắn của hắn không phải ngẫu nhiên mà nằm ở cái tài bắt trọn điểm yếu và sắp xếp chúng dựa vào ham muốn của bậc thượng lưu.

    Cuộc đời của Xuân Tóc Đỏ sang trang mới là khi hắn rình mò một người phụ nữ rồi bị bắt nhưng may mắn là được bà Phó Đoan hai đời chồng bảo lãnh cho. Rồi bà giới thiệu cho Xuân vào tiệm may Âu hóa, nhờ đó mà hắn có cơ hội bước chân tham gia vào công cuộc cải cách xã hội.

    "Số Đỏ tập trung cao độ thể hiện sự dị dạng của con người trong một xã hội đang tư sản hóa cuối mùa."

    Ai mà ngờ được một thằng đầu đường xó chợ như Xuân, mồ côi cha mẹ, ma cà bông, lớn lên bằng nghề bán phá sa, làm lính chạy cờ hiệu trong rạp hát, nhờ ơn của bà Phó Đoan mà một bước lên tiên, trở thành ông Đốc tờ Xuân vang danh lừng lẫy hay thậm chí là vĩ nhân cứu quốc và được phong tặng Bắc đẩu bội tinh.

    Xuyên suốt hai mươi chương của Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã từng bước hoàn thành bức tranh châm biếm của xã hội đương thời với những trò lố lăng, kệch cỡm. Ta có thể thấy được bản chất của đồng tiền và danh vọng đã làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống vốn có.

    "Xuân Tóc Đỏ thì còn đứng lại, hai tay gãi sườn nhìn mọi người một cách trịnh thượng, nhìn phòng giam một cách thản nhiên. Nó bĩu mồm nói: Nước mẹ gì! Bóp với chả bóp! Phòng giam thì bằng cái lỗ mũi! Rõ chả biết xấu!

    Lão thầy số giương to hai con mắt:

    Có xấu cái đếch ông đây này!

    Xuân Tóc Đỏ phân vua ngay với mọi người:

    Ê! Ê! Rõ thối chửa! Người ta bảo mình đâu nào! Người ta bảo nhà nước chứ!"

    Dưới kĩ năng viết trào phúng cũng như lối viết hài hước của Vũ Trọng Phụng, Số đỏ đã tạo nên những tiếng cười sảng khoái cho độc giả nhưng sau những nụ cười đó lại là một hương vị đắng ngắt trước cách hành xử của những người trong gia đình và đồng thời cũng là nạn nhân của tấn trò đời.

    "Số đỏ làm cho người đọc cười theo nhiều kiểu. Cười vì cái sự hài hước trong văn của Vũ Trọng Phụng, cười cái sự tình nhố nhăng lộn xộn của gia đình cụ cố Hồng, hay cũng là cười mỉa, cười thẳng mặt cái chế độ phong kiến thối tha, chạy theo cái danh và đồng tiền."

    Trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã nêu bật lên những tính cách khác người và chơi trội của gia đình cụ cố Hồng. Điều đặc biệt là không chỉ những nhân vật nam mà thậm chí những nhân vật nữ như bà Phó Đoan, cô Tuyết hay cô Hoàng Hôn đều sở hữu tính nết hư hỏng, không nên có ở một người phụ nữ.

    Họ là những con người suy đồi đạo đức và thiếu mất nét đẹp thuần túy thường thấy của người con gái Việt Nam.

    Không chỉ dừng lại ở đó, Số đỏ còn xây dựng những hình tượng nhân vật phụ cũng hết sức lố bịch. Những ông bạn thân của cụ cố Hồng với trên áo khoe mẽ thật nhiều huy chương đến những cô cậu Âu hóa đang cười tình với nhau, ghen tuông nhau, bình phẩm nhau.

    Có lẽ, đây chính là hình tượng chung được lấy cảm hứng từ hiện thực của xã hội thời ấy, những nguyên bản thối nát ở đời thực

    Vũ Trọng Phụng và ông hoàng của lối văn hiện thực châm biếm

    Vũ Trọng Phụng có thể được xem là viên ngọc báu của giới văn chương Việt Nam nhờ Số đỏ, Giông tố, Dứt tình, Trúng số độc đắc và một số tác phẩm khác. Không chỉ bởi tài năng mà còn bởi con mắt thấu sự tình, sự đời của ông.

    [​IMG]

    Nhà văn Vũ Trọng Phụng

    Được xem là Balzac của đất Việt bởi giọng văn trào phúng của mình, tuy nhiên những yếu tố về tình dục và phong cách tả chân thực, Vũ Trọng Phụng cũng đã từng phải hầu tòa với tội tổn thương phong hóa do chính quyền thực dân Pháp kết án.

    "Số đỏ, đấy là một tác phẩm tuyệt vời. Nó chứng minh khả năng tưởng tượng rất phong phú của nhà văn mà là nhà văn trẻ. Sở dĩ Vũ Trọng Phụng có được trí tưởng tượng ghê gớm như vậy là do ông viết Số đỏ khi còn rất trẻ. Trí tưởng tượng là ưu thế của tuổi trẻ.

    Khi đã sống quá dày dạn thì trí tưởng tượng sẽ mất dần đi, tôi cũng thế. Tôi chắc chắn là không viết được cái gì như Vũ Trọng Phụng. Vũ khí của ông là trí tưởng tượng và cũng là tuổi trẻ, còn vũ khí của tôi có lẽ là.. một phong cách đa dạng bao gồm nhiều yếu tố khác nhau"

    Thuở nhỏ, ông may mắn được hưởng chế độ giáo dục toàn quyền mới của Pháp, chính vì vậy mà Vũ Trọng Phụng vô cùng thần tượng nền văn hóa phương Tây nói chung và nền văn hóa Pháp nói riêng. Ông cũng là một trong những nhà văn tích cực truyền bá văn học theo chữ Quốc ngữ.

    Vũ Trọng Phụng xuất bản cuốn tiểu thuyết mang tên Chống nạng lên đường trên tờ Ngọ báo và sau có viết thêm nhiều truyện ngắn, nhưng không mấy được chú ý.

    Chỉ khi đến năm 1936, ngòi bút tài hoa của ông bắt đầu nở rộ khi chỉ trong vòng một năm mà có đến tận bốn tập tiểu thuyết bao gồm Giông tố, Số đỏ, Vỡ đêLàm đĩ lần lượt đăng lên khắp mặt báo.

    [​IMG]

    Bìa sách Giông tố

    Trong đó, Số đỏ là xuất sắc nhất và cũng là tác phẩm thành công rực rỡ của sự nghiệp văn chương Vũ Trọng Phụng. Tuy nhiên, tài hoa và bạc mệnh, Vũ Trọng Phụng mất khi chỉ vừa mới 27 tuổi vì bệnh lao.

    Tiếng cười ác ý lại càng lộ rõ. "Số đỏ" không phải là một câu chuyện về lòng yêu thương con người. Tất cả những lời ca ngợi mà các nhà phê bình văn học hay các sách văn mẫu về giá trị nhân đạo và những thương cảm sâu sắc mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm.. chẳng qua chỉ là phóng đại nếu không muốn nói thẳng là dối trá. Chẳng có gì cao thượng hay nhân ái trong "Số đỏ", đó không phải mục đích của nhà văn khi viết tác phẩm.

    Ông chỉ căm ghét, khinh miệt và thẳng thắn thể hiện điều đó bằng những câu văn trào phúng mà ẩn sau tiếng cười là sự cay đắng và tức giận. Ông miêu tả nhân vật với thái độ dè bỉu công khai. Ông muốn công chúng nhạo báng tất cả những nhân vật ấy, lột trần bản chất của một lớp dân thành thị thời ấy với một cụ Cố Hồng suốt ngày chỉ "biết rồi khổ lắm nói mãi" mà hóa ra chẳng biết gì; một cụ Hồng chỉ quan tâm đến cái danh giá bề ngoài của gia đình; một ông Văn Minh, một bà Văn Minh hay một ông Phán "mọc sừng" chỉ biết đến tiền, đến gia sản của cụ cố, đến lợi ích của bản thân; một cô tuyết hời hợt, rỗng tuếch suốt ngày chỉ nghĩ đến những thứ thời trang tân thời, và từ hào rằng mình giữ được một nửa chữ "trinh".. Hay chinh nhân vật xuân tóc đỏ, từ người nhặt bóng trong sân tennis, bằng lời lẽ nịnh nọt đầm bà, hành động dối trá, lấy lòng mà chuyển mình thành người chơi tennis, bước vào tầng lớp thượng lưu bằng thứ mưu hèn kế bẩn. Nhan đề "sốđỏ" cũng chính như nhấn mạnh cuộc đời của nhân vật chính, đến cả những nhân vật phụ đều dựa vào sự "đỏ", sự may mắn mà không có cố gắng nỗ lực, chỉ xoay quanh sự lừa lọc dối trá, phù phiếm.

    Vũ Trọng Phụng đã khắc họa thành công một xã hội "lố lăng, toàn những chuyện ối a ba phèng" trong cái buổi Ta-Tây-Tàu du nhập lẫn lộn ấy bằng một tổ hợp vô cùng đông vui những nhân cách mà nhà văn giễu cợt gọi tên là "khốn nạn và chó đểu". Ngay cả người đọc hời hợt và nông cạn nhất cũng sẽ thấy cuốn tiểu thuyết này gây cười, rất thú vị, rất khôn khéo và thời thượng (dù đã ra đời cách đây hơn chục năm).

    Nhưng sau khi dành thời gian ngẫm nghĩ về nó, về sự thâm thúy của người viết văn, về cái giọng điệu khinh bạc đến điều của ông khi nhìn thẳng vào thói hư tật xấu của con người, dù cho không có cảm giác bình thản hay độ lượng, ít nhất người đọc có thể tự nhìn lại mình và cố gắng không trở thành bất cứ ai trong cuốn truyện trào phúng đó.

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng mười 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...