"Số đỏ" – một tác phẩm kinh điển về xã hội và con người. Ngay từ tiên đề truyện, ta đã nhận thấy điều gì đấy mang tính chất nhân cách hóa, số phận hóa nhưng lại hoàn toàn khác biệt nếu so sánh nó với những tác phẩm khác cùng thời "Chí Phèo, Lão Hạc..' Nội dung chính câu chuyện kể về Xuân, thường được mọi người gọi là Xuân tóc đỏ. Xuân là một cậu bé, một đứa trẻ lang thang đầu đường xó chợ, sống bằng nghề trèo me, trèo sấu kiếm tiền sống lay lắt qua ngày.. Vì từ nhỏ mồ côi, không ai nuôi dạy, nên bản chất của Xuân bị tha hóa, hắn có những hành động vô giáo dục nên bị cớm bắt giam. Nhưng cơ may đến, Xuân được cứu thoát bới bà Phó Đoan- là một mụ me Tây vô cùng dâm đãng. Từ đó, Xuân làm phục vụ cho một cửa hàng Âu hóa của vợ chồng Văn Minh do mụ Phó Đoan giới thiệu cho, đây là một cửa hàng chuyên phục vụ phái đẹp, nơi luyện quần vợt của bà Phó Đoan và vợ Văn Minh. Xuân tóc đỏ được nhận danh hiệu" sinh viên trường thuốc "rồi danh hiệu" đốc tờ Xuân ", hắn học thuộc lòng những bài quảng cáo thuốc lậu, gia nhập với xã hội thuộc lưu, mở rộng các mối quan hệ với những nhân vật có thế lực, và được cô Tuyết em của Văn Minh con cụ cố Hồng yêu say đắm. Càng ngày hắn càng được nhiều người kính trọng và sợ hãi. Vô tình hắn gây ra cái chết của cụ cố tổ, và được gia đình nhà cụ cố vô cùng biết ơn vì điều này. Vợ chồng Văn Minh ra sức yêu chiều và tô vẽ cho Xuân, đồng thời cũng có ý định gã em gái là Tuyết cho Xuân dù biết quá khứ của hắn, nhưng vì Tuyết cũng đã mang cho mình cái danh hư hỏng nên đối với gia đình họ lại là niềm vui. Xuân đăng kí đi tranh giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm tới Bắc Kì, hắn xử dụng rất nhiều thủ đoạn đê tiện để được thi đấu với đối thủ chính. Bằng cách hãm hại hai cầu thủ nổi tiếng trước khi trận đấu diễn ra, và cuối cùng hắn là người duy nhất để đấu với quán quân Xiêm. Vì để giữ mối giao hòa với nước Xiêm, nên đã yêu cầu Xuân thua. Kết thúc trận đấu, Xuân diễn thuyết giữa đám đông để mọi người hiểu hắn thua vì tổ quốc, hi sinh vì tổ quốc mình. Thế là hắn được tung hô, trở thành một anh hùng, một vĩ nhân. Được thưởng được tham gia nhiều hội, và hắn trở thành con rể của cụ cố Hồng. " Số đỏ "- đỉnh cao của cái hài châm biếm, khinh bỉ. Một anh chàng lang thang đầu đường xó chợ hết lần này đến lần khác may mắn thoát nạn nhờ vào những trò" con bò "gian xảo cùng cái nhìn, cách sống" thượng lưu "của bọn nhà giàu. Chưa bao giờ ta có thể cười hết cỡ khi được chứng kiến cách em Tuyết hư hỏng nhưng vẫn phải giả vờ ngây thơ, cách cải cách xã hội khi được đến làm tại tiệm may Âu Hóa hay hành động" hy sinh vì tổ quốc "và được mời vào hội Khai trí tiến đức, được nhận huân chương Bắc Đẩu bội tinh và cuối cùng trở thành con rể cụ cố Hồng. Cái mà nhiều độc giả phê bình rằng, có lẽ" Số đỏ "tuy chỉ tập trung phê phán xã hội tư sản về phương diện đạo đức, sinh hoạt, tuy có rộng nhưng chưa thực sự đi sâu vào phản ánh hiện thực xã hội nhất là khi miêu tả có phần sống sượng cái" dâm "của con người, nó làm hạn chế sức tố cáo và chiều sâu của tác phẩm. Còn đối với tôi, một độc giả sau khi thưởng thức xong tác phẩm đã có trong mình những cảm nhận sâu sắc, thấm về xã hội xưa nhiều hơn bao giờ hết. Truyện rất" vui", gây cười, không hề ca thán, và có chút hào hứng với cái số đỏ của Xuân, một con người may mắn hết lần này đến lần khác. Về sau hơi bàng hoàng trước các xã hội suy đồi (tiệm may Âu hóa, đội sừng, bộ đồ thơ ngây) trước cái sung sướng khi chứng kiến cái chết của cụ tổ. Vũ Trọng Phụng đã đả kích xã hội thối nát đương thời, lợi dụng cải cách xã hội để giở những trò đồi bại, ăn chơi, chà đạp trắng trợn lên mọi nề nếp đạo đức.. Trải qua biết bao những thử thách của cuộc sống, con người mưu mô sẽ chiếm được cái gọi là hạnh phúc không thực sự, những phong tục tập quán cổ hủ nên được bài trừ một cách triệt để, gọn gàng mở đường cho những gì tốt đẹp hơn trong tương lai. Reviewer: Nguyễn quỳnh phương