[Sách] Bí Ẩn Của Nhân Loại – Minh Anh

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Nyanko, 27 Tháng mười một 2021.

  1. Nyanko

    Bài viết:
    380
    8. BÍ ẨN VỀ SỰ TÁI SINH CÁC CƠ QUAN Ở ĐỘNG VẬT

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nếu cắt đầu một con vật thuộc loài thủy tức, đầu của nó sẽ mọc lại trong 3 ngày. Nếu cắt một giun dẹp ra làm 200 mảnh, 2 tuần sau sẽ thành 200 con giun mới. Việc thằn lằn, kỳ nhông, sa giông mọc đuôi hầu như ai cũng biết, nhưng loài có xương sống này biết tái sinh một chân, một phần hàm, mắt hay tim thì không mấy ai biết được.

    Nằm trong số những yếu tố quan trọng nhất của sự tái sinh là gene, nhà nghiên cứu Kiyokazu Agata và cộng sự thuộc Trung tâm Riken của Nhật đã khám phá những gene khác nhau liên quan đến sự tái sinh của loài giun dẹp dài 1 cm. Những gene ấy phát đi tín hiệu cho phép biến tế bào gốc của con vật thành tế bào thần kinh (vì vậy tên của loài giun này trong tiếng Nhật có nghĩa là "não ở khắp nơi").

    Tuy nhiên, các loài động vật dùng tế bào gốc để tái tạo một cơ quan thường không giống nhau. Giun dẹp có trữ lượng tế bào gốc quan trọng chiếm đến 30% toàn khối tế bào giun. Khi cơ thể con vật bị tổn hại, các tế bào gốc được báo động, di chuyển về nơi bị mất và tiến hành "sửa chữa", tức là sinh sản những tế bào bị thiếu, cho đến khi hoàn thành một cơ thể mới.

    Phương pháp thứ hai là cách của kỳ nhông. Nó không có trữ lượng lớn tế bào gốc mà các tế bào này sẽ được sản xuất tại nơi bị thương tổn, từ những tế bào đã được biệt hóa (tế bào cơ, bì hay thần kinh), được lập trình và trở nên không phân hóa. Vì lý do này, quá trình tái sinh được gọi là "sự mất phân hoá". Mang tính tổng năng (totipotente), các tế bào gốc này có thể sinh sản vô hạn để tái tạo phần cơ thể bị mất.
     
    Nam Dã Tú Nhất thích bài này.
  2. Nyanko

    Bài viết:
    380
    9. NHỮNG GIẢ THUYẾT VỀ VIỆC ĐÁNH MẤT KHẢ NĂNG TÁI SINH

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thoạt tiên, người ta nghĩ sự tái sinh này là một khả năng hiếm thấy trong thế giới động vật, là kết quả của một biến đổi may mắn trong sự tiến hóa. Nhưng không phải vậy. Theo chuyên gia thuộc Đại học Geneve (Thụy Sĩ), đây là tính chất khá phổ biến. Phần lớn các loài có khả năng tái sinh. Tôm hùm thuộc loài giáp xác mọc lại càng, sao biển mọc lại nhánh. Có điểm nghịch lý: Một số loài gần với các loài trên lại không có khả năng tái sinh. Tại sao sa giông tái sinh được mà ếch lại không? Trong khi những gene về phát triển cơ thể vẫn được bảo toàn qua dòng tiến hóa. Có thể thấy trong sự tiến hóa, tại một hay hai điểm trên chuỗi di truyền, những đột biến xảy ra che lấp đi một số gene di truyền chính về mọc lại, đặc biệt ở con người.

    Động vật biết tái sinh, tại sao con người không biết? Làm thế nào để "đánh thức" những khả năng chúng ta có nhưng đã bị vùi đi ấy? ở kỳ nhông và thủy tức, quá trình tái sinh hoạt động vào bất cứ lúc nào trong thời kỳ trưởng thành và tạo ra những tế bào gốc giúp chúng mọc lại những cơ quan đã mất. Trong một số trường hợp các đốt cuối ngón tay của trẻ nhỏ mọc lại, nhưng dường như phôi người thành hình đã đánh mất mọi khả năng về tái sinh. Tại sao phôi lại vứt bỏ khả năng kỳ diệu này? Câu trả lời đơn giản như việc tìm lại những gene bị "lãng quên". Trường hợp của loài thủy tức mở ra cho chúng ta một hướng tìm mới. Loài vật này sinh sản bằng cách "nảy mầm". Nhờ tính tái sinh, từ sườn của nó mọc ra những thủy tức nhỏ khác, chúng sẽ tách ra sau vài ngày. Nhưng nếu ta bỏ đói con vật đó, nó sẽ chuyển sang một kế hoạch khẩn cấp về giới tính. Nó sẽ ngừng mọc chồi, sau đó mọc những tinh hoàn và buồng trứng, thường là cùng một lúc và kích hoạt sự phát triển sinh dục, tạo ra một trứng có sức chịu đựng cao hơn chính con vật để có thể sống sót trong những điều kiện khắc nghiệt. Từ thí dụ này, ta có thể hình dung các sinh vật cao cấp đã tạm thời bỏ đi khả năng tái sinh trong dòng tiến hóa, để nhường chỗ cho khả năng tình dục kịch phát, hiệu quả hơn trong thời kỳ "khủng hoảng", nhất là về khí hậu. Con cái đầy đàn, lại được sinh ra từ một bộ gene, là cách tốt nhất để đảm bảo cho sự tồn tại của loài vật.

    Theo một giả thuyết khác: Mất tính tái sinh thì phải có khả năng lên sẹo nhanh. Theo quan sát của một nhà khoa học Mỹ, một trong những nguồn gốc của chuột, có tên MRL, lên sẹo chậm hơn những gốc khác. Bù lại, MRL biết tái sinh từ những phần bị tổn hại nghiêm trọng ở tim trong khi những con chuột bình thường không có khả năng này. Diễn trình trên cũng có nhiều nét giống với diễn trình tái sinh ở sa giông. Một lỗ 2 mm được xuyên qua tai của MRL sẽ được bịt kín, không để lại một vết sẹo nhỏ. Theo logic: sự lên sẹo giúp miệng vết thương mau liền, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn và sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh. Nhưng sự lên sẹo nhanh cản trở việc khởi phát diễn trình mất phân hóa tế bào hay sự chuyển dịch những tế bào gốc cần thiết cho sự tái sinh.

    Nhưng không có gì là không thể đổi lại. Sự hiện diện của chuột MRL chứng tỏ có thể khởi phát một thế phẩm (ersatz) tái sinh ở loài có vú. Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã kích hoạt quá trình tái sinh sợi cơ của chuột, bằng cách thêm vào những tế bào được trích từ sợi cơ của sa giông. Việc so sánh bộ gene của các loài không có khả năng này sẽ giúp việc nghiên cứu tiến hành nhanh hơn.
     
    Nam Dã Tú Nhất thích bài này.
  3. Nyanko

    Bài viết:
    380
    10. TRUNG QUỐC XÔN XAO VỀ GIỐNG NGỰA CÓ "MỒ HÔI MÁU"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Các chuyên gia trên khắp đất nước Trung Quốc đã họp tại Urumqu, thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, phía Tây Bắc nước này, để thảo luận về những bí ẩn của giống ngựa thuần chủng có mồ hôi đỏ như máu.

    Tại hội nghị, một số học giả kết luận rằng: Màu đỏ của mồ hôi thực chất là một căn bệnh hiếm gặp, do các ký sinh trùng gây ra trên những cá thể ngựa, và không phổ biến trên bất cứ loài nào khác.

    Các chuyên gia cũng cho rằng có khoảng 3.000 con ngựa mắc bệnh tương tự đang sống ở Turkmenistan, Nga, Kazakhstan và Uzbekistan. Chúng thuộc về giống ngựa Akhal- Teke, bắt đầu được thuần hóa cách đây khoảng 3.000 năm. Đây là loài ngựa thuần chủng nhất thế giới, có tốc độ phi cực nhanh và khả năng chịu đựng rất tốt.

    Hội nghị này xuất phát từ sự kiện tháng 4/2001, một chuyên gia Nhật Bản thông báo đã phát hiện thấy con ngựa có "mồ hôi máu" gần núi Thiên Sơn, Tân Cương, và chụp được ảnh của nó. Thông tin này lập tức thu hút sự chú ý của những người nuôi ngựa trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, các chuyên gia Trung Quốc phỏng đoán đó chỉ là một con ngựa lai. Họ tin rằng giống ngựa "mồ hôi máu" thuần chủng không còn hiện diện tại Trung Quốc, mà từ lâu chúng chỉ sống trong điều kiện nuôi nhốt ở vùng Trung Á.

    Nhưng đến đầu năm nay, rất nhiều cuộc điện thoại, thư từ và các bức ảnh, cùng các nhân chứng khẳng định rằng đã nhìn thấy động vật này ở Tân Cương, khiến cho luận điểm của các nhà khoa học bị lung lay. Mới đây nhất, trung tuần tháng 5, Trung Quốc đã nhận một món quà đặc biệt từ quốc gia láng giềng Turmenistan, một con ngựa thuần chủng Akhal-Teke.

    Người Trung Quốc đã nhập khoảng 3.000 con ngựa thuộc loại này vào hơn 2.100 năm trước đây, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia. Tiếp đó, năm 1952, khoảng 101 con khác cũng được nhập vào nước này từ Liên bang Xô Viết. Tuy nhiên những nỗ lực để duy trì sự sống của chúng ở Trung Quốc thì không thành công.
     
    Nam Dã Tú Nhất thích bài này.
  4. Nyanko

    Bài viết:
    380
    11. VÌ SAO LOÀI DÚI CÓ HAI RĂNG CỬA VẬN ĐỘNG ĐỘC LẬP NHAU?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Dù không được bình chọn là loài vật đáng yêu nhất nhưng dúi không lông có đủ đặc điểm để đứng trong hàng ngũ các loài thú kỳ lạ. Loài gặm nhấm này có những chiếc răng cửa rất lớn, với hai chiếc ở hàm dưới có thể vận động một cách độc lập: Sự khác biệt ở đây là nằm trong não của chúng.

    Trong khi những "người bà con" có lông mao của dúi không lông sống theo kiểu cộng đồng (như ở ong và các loài côn trùng khác), thì loài vật này lại sống đơn lẻ. Vẻ ngoài trần trụi với vài cái lông thụ cảm thưa thớt còn sót lại, đôi tai và mắt nhỏ, đầy nếp nhăn, dúi không lông sống chui lủi trong những chiếc hang sâu dưới lòng đất. Những đặc điểm này giúp chúng thích nghi với cuộc sống đào bới và tối tăm. Nhưng chưa hết, điểm kỳ lạ nhất của chúng là những chiếc răng cửa rất lớn, hai chiếc ở hàm dưới có thể vận động độc lập với nhau, giúp chúng đào hang và di chuyển các vật một cách khéo léo.

    Trong một cuộc nghiên cứu mới, các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng: Các vùng não của dúi không lông có sự biệt hóa tương tự, quyết định đến hoạt động của cặp răng kỳ dị này. Kenneth Catania và cộng sự tại Đại học Vanderbilt đã sử dụng các thiết bị điện tử tí hon ghi lại hoạt động thần kinh trong não dúi. Họ nhận thấy gần 1/3 vùng vỏ não chi phối cảm giác xúc giác (somatosensory cortex) là dành cho việc thu và phát thông tin tới những chiếc răng cửa ngoại cỡ. Trong khi đó, hai chân của dúi không lông chỉ nhận được 10% sự chi phối từ não.

    Catania cũng nói rằng: Vùng vỏ não chi phối cảm giác xúc giác của dúi không lông dường như đã lấn át hết vùng vỏ não mới (thông thường có vai trò chi phối thị giác). Có lẽ vì thế mà tầm nhìn của dúi rất kém, nhưng chúng lại làm việc khá nhanh nhẹn trong bóng tối. Cho đến nay, người ta vẫn chưa hiểu vì sao dúi không lông lại dành phần não lớn đến thế cho những chiếc răng cửa. Nhưng dù với lý do gì đi nữa, kết quả cùng chỉ ra rằng: Đã có sự sắp xếp lại não bộ ở loài dúi không lông, song song với việc chuyên hóa các cấu trúc não và những hành vi có liên quan đến đời sống đào bới.
     
    Nam Dã Tú Nhất thích bài này.
  5. Nyanko

    Bài viết:
    380
    12. NHẬN DIỆN MÙI HƯƠNG LÀM GIẢM HỨNG TÌNH

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Lần đầu tiên, các nhà khoa học xác định được một hóa chất làm mất hứng thú ái ân của giống đực. Hóa chất – methyl salicilate- hiện chỉ được biết có tác dụng ở một vài loài bướm, song giới nghiên cứu tin rằng hiện tượng tương tự có thể xảy ra trên người, các động vật và côn trùng khác.

    Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra chất làm suy giảm tình dục trong khi đang tìm hiểu loài bướm trắng gân xanh Pieris napi. Thay vì "tặng bạn gái một chiếc nhẫn đính hôn" để thể hiện rằng nàng đã "có chủ", bướm đực của loài này tặng cho bạn tình một liều methyl salicilate trong tinh dịch của chúng. Mùi khó chịu của hóa chất này sẽ khiến các chàng bướm đực khác phải tránh xa. Chúng đành phải bay đi tìm các cô nàng bướm khác chưa có bạn tình mà lại thơm tho hơn.

    Tuy nhiên, hiệu lực của mùi hương làm mất hứng ái ân không phải là mãi mãi. "Thường thì tác dụng của nó có liên quan đến chu kỳ kết đôi của con cái", Johan Anderson, tại Viện công nghệ Hoàng gia ở Stockholm, Thụy Điển, cho biết. "Điều đó có nghĩa là khoảng thời gian bị kìm chế giao phối kéo dài trong khoảng 4-6 ngày, rồi con cái lại trở nên hấp dẫn như thường và bắt đầu các cuộc tình mới".

    Anderson cho rằng quá trình này đem lại lợi ích cho cả con đực và con cái, bởi từ 4-6 ngày là thời gian đủ dài để con cái đẻ trứng. Nếu không có hóa chất này, nàng bướm sẽ không được yên ổn để sinh nở. Con đực cũng có lợi bởi chúng đảm bảo được "khoản đầu tư" cho cuộc tình với con cái đó và những đứa con ra đời sẽ mang gene của nó.

    Các ấu trùng cũng phải "cảm ơn" thứ hóa chất này, vì trong khoảng thời gian bị buộc "kiêng khem tình dục" sẽ khiến cho con cái chọn lọc hơn trong việc tìm bạn ân ái. Chúng sẽ cố gắng lựa chọn những kẻ phối giống mạnh mẽ và hấp dẫn nhất trong đám bạn tình.

    Methyl salicilate không có tác dụng đối với người. Nhìn chung, động vật có vú sử dụng tất cả các giác quan để ngửi, nghe, sờ và các biện pháp khác nhằm điều tra tiềm năng của bạn tình. Trong số tất cả các giác quan, con người thường sử dụng nhiều nhất là thị giác và xúc giác. "Tuy nhiên, một vài thử nghiệm đã chỉ ra rằng một số hoóc môn của chúng ta cũng có thể có tác dụng làm ức chế sex", Anderson nói.

    Cũng theo Anderson và một số nghiên cứu khác đã cho thấy, khi được chọn một đối tượng, nam giới sẽ tránh xa những người phụ nữ từng được xịt testoterone của một người đàn ông khác.

    Anderson tin rằng việc nghiên cứu hiện tượng ức chế tình dục của loài bướm trong tương lai có thể giúp đỡ được những nhà nông, người làm vườn và người tiêu dùng tránh được tác hại của thuốc trừ sâu và sâu bệnh.
     
    Nam Dã Tú Nhất thích bài này.
  6. Nyanko

    Bài viết:
    380
    13. KIẾN CHÚA THỰC THI QUYỀN LỰC NHƯ THẾ NÀO?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tập tính cộng đồng có thể là bản năng của loài kiến. Nhưng nếu cả kiến thợ cũng dành thời gian để sinh nở, thì năng suất của bầy có thể suy giảm. Bởi vậy, trong vai trò truyền giống, kiến chúa sẽ cố gắng đảm bảo rằng nó là bà mẹ duy nhất. Bằng một cách nào nó sẽ áp đặt quyền lực?

    Một nhóm các nhà nghiên cứu châu Âu đã tìm hiểu loài kiến Capononotus floridanus – một loài chuyên sống thành những tổ lớn - để tìm ra lời giải cho khúc mắc này. Họ phát hiện thấy, kiến chúa bao bọc cho những quả trứng của nó một hóa chất có tên gọi là pheromone, ức chế sự sinh sản của kiến thợ.

    Juergen Liebig và cộng sự tại Đại học Wuerzburg ở Đức đã tạo nên vài đàn kiến chỉ gồm toàn kiến thợ (không có kiến chúa) và bổ sung vào đó nhiều thành viên ở những nhóm tuổi khác nhau như trứng, nhộng và ấu trùng.

    Trong các đàn không nhận được trứng do kiến chúa đẻ ra, kiến thợ bắt đầu tự mình sinh sản. Nhưng khi trứng của kiến chúa và của kiến thợ cùng được thả vào tổ, lũ kiến sẽ phá hủy trứng do kiến thợ đẻ ra. Như vậy, sự có mặt của trứng do kiến chúa sinh ra đã cản trở quá trình sinh sản của kiến thợ.

    Các nhà nghiên cứu đã phân tích bề mặt của những quả trứng ấu chúa này và nhận thấy chúng chứa một hỗn hợp hydrocacbon đặc biệt, rất giống với hóa chất này lên bề mặt trứng của kiến thợ, các quả trứng đó cũng được bảo vệ an toàn.

    Phát hiện được công bố trên tạp chí của Viện Khoa học Quốc gia Đức.
     
    Nam Dã Tú Nhất thích bài này.
  7. Nyanko

    Bài viết:
    380
    14. HOA MỞ "HỘP ĐÊM" MỜI CHÀO BỌ HUNG

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khi những con bọ hung Nam Mỹ muốn có một đêm "vui chơi xả láng" thì chúng tìm đến một loài hoa kỳ lạ có thể tạo ra không khí hộp đêm sôi động. Trong bầu hoa là một không gian tràn ngập hương thơm làm ngây ngất "đầu óc những kẻ say tình", một kho thức ăn dồi dào và cả một nơi yên tĩnh để nghỉ qua đêm.

    Đó là loài hoa philodendron tại French Guiana, nở ra một bông trông giống như hoa lily tỏa hơi nóng. Hơi ấm nồng nàn này là lời mời chào hấp dẫn đối với những con bọ hung, bởi nó giúp chúng bảo tồn năng lượng để đánh chén và làm tình thay vì phải giữ ấm cho cơ thể.

    "Điều thú vị là từ trước tới nay người ta vẫn cho rằng hoa tỏa hơi nóng để giúp hương thơm thêm nồng nàn chứ không phải để giúp mấy vị khách vãng lai", tác giả nghiên cứu Roger Seymour tại Đại học Adlaide ở miền nam Australia phát biểu. Nay các nhà khoa học đã chứng tỏ rằng sức nóng cũng có một vai trò quan trọng không khác gì mật hoa và phấn hoa. Đổi lại loài hoa này sẽ được các loài bọ hung giúp thụ phấn và sinh sản thành công. Ban đầu, các nhà nghiên cứu định tìm hiểu khả năng đặc biệt của hoa philodendron trong cách thức tỏa ra hơi nóng giống như chim và động vật có vú. Một số hoa hâm nóng mình bằng cách đốt mỡ hoặc tinh bột – một sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất. Nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy hoa philodendron chỉ tự hâm nóng mỗi khi có một con bọ trong bầu hoa. Những con bọ này sẽ giảm đi 2-5 lần năng lượng cần thiết để hoạt động trong bông hoa so với ở bên ngoài. Các nhà khoa học đã tìm hiểu và xây dựng nên mối quan hệ kỳ lạ giữa hoa philodendron và bọ hung. Bầu hoa màu xanh có một thân trắng muốt ở bên trong. Chiếc thân này gồm hàng trăm bông hoa nhỏ. Những bông ở trên cùng là hoa đực tạo phấn, còn bông ở dưới là hoa cái sinh sản. ở giữa là những hoa đực tạo ra hơi nóng và thức ăn hấp dẫn cho bọ hung. Để tránh việc thụ phấn cho chính mình, hoa tự điều chỉnh thời gian sao cho hoa cái trưởng thành trước. Khi đêm đến, hoa nóng dần lên và hương thơm của nó cuốn hút rất nhiều bọ hung. Chúng nhanh chóng lao đến chui đầu vào bầu hoa và say sưa đánh chén rồi giao phối ở đó. Nhiệt độ trong bầu hoa có thể cao hơn vài độ C so với không khí bên ngoài. Khi những con bọ di chuyển, phấn của chúng lấy từ hoa khác dính trên cơ thể sẽ được thụ phấn cho những hoa cái ở đây. Khi bọ hung đã mệt và ngủ thiếp đi ngay trong bầu hoa, những hoa đực nhanh chóng thụ phấn và trưởng thành. Trước khi bình minh lên, bông hoa khép chặt vỏ lại buộc những con bọ phải bay ra nếu không muốn bị nghiền nát. Khi "khách chơi" đã đi khỏi, thân thể của chúng dính đầy phấn hoa và lại mang tới những bông hoa khác để tiếp tục vòng đời ở đó. Seymour cho biết: Những bông hoa tự nóng lên này rất phổ biến ở các cánh rừng nhiệt đới, nơi bọ hung có thể thụ phấn cho ít nhất 900 loài. Ông tin rằng: Hơi nóng có thể có tầm quan trọng hơn trong thời kỳ đầu tiến hóa của các loài hoa.
     
    Nam Dã Tú Nhất thích bài này.
  8. Nyanko

    Bài viết:
    380
    15. TÔM GIAO TIẾP BẰNG ÁNH HUỲNH QUANG

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tôm sử dụng những màn trình diễn ánh sáng huỳnh quang đầy ấn tượng để xua đuổi kẻ thù và thu hút bạn tình. Đây là lần đầu tiên hoạt động giao tiếp bằng huỳnh quang được tìm thấy trong thế giới động vật.

    Các nhà nghiên cứu đã tìm một loài bọ ngựa phổ biến vùng Đại Tây Dương sử dụng sắc vàng xanh nhợt nổi bật ở dưới nước để cảnh báo nguy hiểm. "Chúng tôi biết rằng san hô có huỳnh quang nhưng không thể gây ấn tượng bằng màu sắc sáng lóa của tôm", Justin Marshall tại Đại học Queensland cho biết. Theo nhóm nghiên cứu, khi tôm bọ ngựa Lysiosquillina glabriusla cần phải bảo vệ lãnh thổ hoặc xua đuổi kẻ thù, nó cảnh báo bằng cách tăng cường ánh vàng huỳnh quang trên cơ thể. Màn trình diễn tương tự cũng diễn ra khi tôm đực gặp tôm cái. "Ngoài việc cảnh báo kẻ thù, ánh sáng này còn được sử dụng để thu hút bạn tình", Marshall nói. Dài tới 22 cm, tôm bọ ngựa tương đối to so với một con tôm bình thường. Nó là loài ăn thịt hung dữ ở dưới đáy đại dương, trồi lên bất thình lình từ trong hang và sử dụng đôi càng trước to khỏe để bắt cá. Trong suốt màn trình diễn màu sắc – phần cơ thể của chúng phản ánh vàng thông thường, đồng thời tỏa ra ánh sáng huỳnh quang màu vàng và xanh nhợt.

    Những màu sắc bình thường rất khó phân biệt được khi ở dưới nước do các đặc tính của nước. Nhưng ánh sáng huỳnh quang nổi bật trong điều kiện dưới nước hơn là ngoài không khí. Tôm bọ ngựa cũng có loài có hệ thống tiếp nhận màu sắc khá phức tạp, do chúng có bộ cảm thụ màu sắc nhiều gấp 4 lần so với con người.
     
    Nam Dã Tú Nhất thích bài này.
  9. Nyanko

    Bài viết:
    380
    16. XƯƠNG RỒNG MEXICO "PHỤ TÌNH" DƠI ĐỂ THEO CHIM

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Nam Dã Tú Nhất thích bài này.
  10. Nyanko

    Bài viết:
    380
    17. NHỆN SÓI KHÔNG QUÊN NGÀY "HẸN HÒ" ĐẦU TIÊN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nếu một con nhện đực trông quen mắt với cô bạn tình thì nó sẽ ít bị ăn thịt hơn trong thời gian giao phối. Các nhà khoa học đã tìm thấy nhện sói cái (schizocosa uetzi) thích quan hệ với những anh chàng trông giống với những con chúng đã gặp gỡ trước khi trưởng thành.

    Trong tự nhiên, nhện sói đực trưởng thành nhanh hơn nhiều so với con cái. Điều này có nghĩa là trong khi bản thân chưa thể giao phối thì con cái đã gặp gỡ rất nhiều con đực đã trưởng thành về mặt tình dục. Những gì cô nàng nhìn thấy vào thời điểm quan trọng này sẽ quyết định sở thích bạn tình về sau. Thông thường, nhện sói đực quyến rũ đối phương bằng cách vẫy vẫy đôi chân trước. Những chiếc chân lông lá này có màu sắc khác nhau, từ nâu sẫm sang đen tuyền, tùy thuộc vào mỗi cá thể. Đó chính là đặc điểm để nhện cái phân biệt những anh chàng theo đuổi. Chúng sẽ chọn những con đực có đôi chân có màu tương tự với những anh chàng mà chúng nhìn thấy khi tuổi dậy thì. Kẻ không đạt tiêu chuẩn không những bị loại bỏ mà còn có thể trở thành bữa trưa cho các cô nàng kiêu kỳ. Nói theo cách khác, nhện cái không thích những anh chàng lạ mắt. Kết quả này cho thấy động vật không xương sống có khả năng nhận biết xã hội, một điều chưa từng được tìm thấy trước đó. Tiến sĩ Eileen Hebets tại Đại học Cornell ở New York (Mỹ), đứng đầu nghiên cứu, phát biểu: "Kinh nghiệm xã hội đã ảnh hưởng tới sự lựa chọn bạn tình của nhện. Điều này cho thấy động vật không xương sống biết nhận thức về mặt xã hội và có khả năng ghi nhớ sự kiện qua các giai đoạn trưởng thành. Hành vi này có thể có ích về mặt tiến hóa, bởi những con nhện khỏe mạnh thường trưởng thành sớm hơn, do vậy mà con cái chọn lựa những anh chàng đã được kiểm chứng trước đó, để cho ra những anh chàng đã được kiểm chứng trước đó, để cho ra những đứa con khỏe mạnh", Herbets giải thích. Ngoài ra, nhện sợ sống giữa nhiều bầy đàn khác nhau, nên việc chọn bạn đời quen mắt cũng là một cách đảm bảo chúng chọn đúng giống nòi. Ở động vật có vú thì lại ngược lại, chúng chọn bạn đời không giống mình để tránh giao phối phải những con có cùng dòng họ.
     
    Nam Dã Tú Nhất thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...