[Sách] Bí Ẩn Của Nhân Loại – Minh Anh

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Nyanko, 27 Tháng mười một 2021.

  1. Nyanko

    Bài viết:
    380
    16. LỜI GIẢI CHO NHỮNG VÒNG TRÒN BÍ ẨN TRÊN CÁNH ĐỒNG

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Người ta gọi chúng – những hình tròn to nhỏ do lúa đổ rạp xuống mà thành – là dấu vết của đĩa bay, kết quả thử nghiệm vũ khí mới, hay thậm chí là một dạng ghi chép bí mật của vũ trụ tối cao... Nhưng thuyết phục nhất là ý kiến rằng đó cho là sản phẩm của các luồng gió xoáy.

    Có rất nhiều kiểu hình tròn khác nhau. Đơn giản nhất là một hình tròn với các bông lúa nằm rạp xuống ở bên trong, nhưng chúng không hề bị gãy mà chỉ quấn quanh rễ. Cũng có khi vòng tròn xuất hiện ở dạng kép, các bông lúa ở vòng ngoài cũng quấn quanh rễ, nhưng lại ngược chiều với lúa ở vòng trong. Đôi khi, bao quanh vòng tròn trung tâm là một loạt các vòng nhỏ (vệ tinh), thường được nối vòng với vòng chính bằng những "con kênh". Trong trường hợp khác có thể thấy những vòng tròn nhỏ với những bông lúa không quấn quanh rễ, mà nằm ngả giữa vòng trung tâm với vòng lớn ngoài cùng.

    Lúc đầu, người ta tưởng rằng vòng trong kỳ lạ chỉ xuất hiện ở miền nam nước Anh. Nhưng khi báo chí bắt đầu viết về nó thì rất nhiều tin tức tương tự từ khắp nước Anh và các nước khác cũng được đăng tải. Các giả thuyết liên tục được đề cử, từ nguyên nhân do đàn nhím hay chồn phá hoại, đếm dấu vết để lại của đĩa bay; từ hậu quả của cuộc chiến giữa các đàn chim cho đến việc lúa bị lây bệnh do nấm; từ việc bón quá nhiều phân cho đến việc thử nghiệm những loại vũ khí mới.

    Ngày càng có thêm nhiều thông tin, không chỉ về số lượng các vòng tròn mà còn có cả các dạng hoa văn cầu kỳ lạ mắt. Trong cuốn sách được xếp hạng "best seller": "Các vòng trong nhân chứng", hai kỹ sư và hiện là hai nhà nghiên cứu về các hình kỳ lạ, Pat Delgaldo và Colin Endrius đã đưa ra giả thuyết vòng tròn chính là một dạng ghi chép bí mật của vũ trụ tối cao. Trong khi đó, những bộ tộc da đỏ vùng Arizona thì cho rằng đó là những ký hiệu báo trước về một hiểm họa chết người đang đe dọa cả thế giới.

    Một giả thuyết "đời thường" mà thuyết phục hơn cả, đó là của giáo sư tiến sĩ Miden, người Anh. Theo ông, trên đường đi của những cơn gió giật, nếu có những ngọn núi nằm chắn ngang, sẽ tạo nên các xoáy khí. Kết quả là không khí thẳng đứng ở phía khuất gió của ngọn núi bị xoáy thành hình trôn ốc, xiết chặt không khí bên trong và tạo nên một luồng điện khí quyển. Khi hiện tượng này xảy ra trên cánh đồng, thì luồng khí xoắn trôn ốc sẽ làm cho các bông lúa rạp xuống đất và tạo nên các vòng tròn. Cùng với việc tạo thành các luồng điện, còn xuất hiện một âm thanh gió rít chói tai ngay trước khi các vòng tròn được tạo thành.

    Lý thuyết của Miden không chỉ làm sáng tỏ các quá trình vật lý của sự tạo thành các vòng tròn mà còn giải thích được trường hợp các hình ảnh kỳ lạ này xuất hiện ngay trước mắt của người chứng kiến.

    Điều này đã xảy ra vào tháng 8/1991 khi Harri và Vivien Tomlison sống ở Hambldon đang dạo chơi ngoài cánh đồng. Bất chợt họ được chứng kiến một cảnh tượng rất lạ ở cánh đồng lúa mỳ phía bên phải. Một đám sương mù che phủ và họ nghe thấy âm thanh kỳ lạ rít lên. Tiếp đó, sau lưng họ một cơn lốc nổi lên với sức gió mạnh đến mức khó khăn lắm họ mới đứng vững được. Mái tóc Harri tập trung nhiều điện tích nên dựng ngược hết lên. Và cũng đột nhiên, gió xoáy giảm hẳn rồi biến mất. Sương mù tan đi, còn lại hai người đứng ở trung tâm một vòng tròn giữa những bông lúa ngả rạp.

    Một nhóm nhà khoa học Nhật Bản do giáo sư Ioshikhiko Oshuki đứng đầu đã khẳng định lại giả thuyết trên của Miden. Vào tháng 6/1991, họ thông báo đã làm được một thí nghiệm, trong đó có đặt các quả cầu nhỏ để kiểm tra sự tác động của các plasma (không khí bị ion hóa) do truyền điện từ vào không khí. Khi tiếp xúc với những chiếc đĩa phủ một lớp bột nhôm, các quả cầu này tạo nên những hình tròn giống như đã xuất hiện trên cánh đồng.

    Tiến sĩ Miden còn gắn những vòng tròn kỳ lạ trên cánh đồng này với tập quán xa xưa của con người. Trong cuốn "Nữ thần đất" của mình, ông đưa ra giả thuyết cho rằng: Những bức họa nổi tiếng trên các chén bát, những hoa văn rắc rối hay những đồ trang sức hình khối là tượng trưng cho những luồng gió gắn với quan niệm từ thời trung cổ về Nữ thần sinh sôi. Rất có thể những tập quán này xuất hiện trong cuộc sống là do con người đã nhìn thấy những vòng tròn trên cánh đồng và đã chứng kiến quá trình chúng được hình thành như thế nào.
     
    Tui Là HủNam Dã Tú Nhất thích bài này.
  2. Nyanko

    Bài viết:
    380
    17. ÁNH SÁNG VĨNH HẰNG TRÊN MẶT TRĂNG

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Các nhà thiên văn đã tìm thấy những vùng trên xứ sở của Mặt trăng nơi mà ánh mặt trời không bao giờ tắt. Đó là 4 khu vực trên rìa miệng hố Peary rộng 73 km cực Bắc mặt trăng.

    Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu là tiến sĩ Ben Bussey thuộc Đại học Jopkins ở Mỹ, đã xem xét các bức ảnh chụp cực mặt trăng do tàu thăm dò Clementine chụp năm 1994. Họ tạo ra một bộ phim thể hiện sự thay đổi độ chiếu sáng trên các vùng trên mặt trăng trong vòng một tháng.

    Trục tự quay của mặt trăng nghiêng 1,5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của trái đất quay quanh mặt trời. Kết quả là mặt trăng có mùa ngắn hơn so với trên trái đất và qua mỗi mùa, điều kiện chiếu sáng lại thay đổi đáng kể tại các cực của nó. Có những đáy hố và thành miệng hố hướng về cực không bao giờ có ánh sáng mặt trời.

    Giới nghiên cứu từng tin rằng: Không có nơi nào trên mặt trăng được chiếu sáng mãi mãi, mặc dù một số công trình đã xác định được vài điểm trên cực Bắc sáng trong 95% thời gian. Tuy nhiên, theo phân tích của nhóm thuộc Đại học John Hop-kins cho thấy, kết luận này có thể là quá vội vàng.

    Không giống như ở cực nam của mặt trăng, nơi không có ngọn núi nào sáng vĩnh viễn, cực Bắc có những đỉnh núi được mặt trời chiếu rọi triền miên – ít nhất là trong mùa hè ở mặt trăng.

    Phát biểu tại Hội thảo khoa học hành tinh và Mặt trăng ở Houston, Texas, tiến sĩ Ben Bussey cảnh báo rằng: Việc chiếu sáng vĩnh viễn có thể là một hiệu ứng theo mùa và nó sẽ biến mất trong mùa đông (vì chúng ta chưa có dữ liệu vào mùa đó).

    Phát hiện về vùng sáng thường xuyên này khiến cho cực Bắc của mặt trăng trở thành một địa điểm thú vị để thám hiểm và để đặt trạm nghiên cứu đầu tiên trên vệ tinh này.
     
    Tui Là HủNam Dã Tú Nhất thích bài này.
  3. Nyanko

    Bài viết:
    380
    18. TÌM THẤY HIỆN VẬT CỦA NGƯỜI HÀNH TINH KHÁC?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mảnh hợp kim nhôm giống như chiếc rìu được tìm thấy giữa đám xương voi 1 triệu năm tuổi ở Auid – một thành phố phía nam Romania – là bí ẩn lớn đối với các nhà khảo cổ. Bởi vì cách đây 1 triệu năm con người chỉ vừa thoát khỏi hình dáng của loài vượn. Và phải đến đầu thế kỷ XIX, họ mới tìm ra cách sản xuất nhôm.

    Hiện vật tìm được gồm hai mảnh xương và một mảnh kim loại nằm sâu 10 mét dưới lớp đất đá ở Romania. Sau khi xét nghiệm, các nhà khảo cổ kết luận, hai mảnh xương thuộc về một giống voi đã tuyệt chủng cách đây 1 triệu năm. Còn mảnh kim loại là một hợp kim nhôm, dài 20cm. Theo phân tích cho thấy, đây không thể là một cấu trúc tự nhiên, mà rõ ràng là một sản phẩm nhân tạo: Hai mặt khoan lỗ tròn, xuyên thẳng vào tâm của vật thể. Ngoài ra, ở đầu hiện vật còn có một mấu treo (đã bị gãy) như một vật dụng ở thời hiện đại.

    Tiễn sĩ I. Niederkorn, Viện nghiên cứu quặng kim loại ở Đức, sau khi nghiên cứu hiện vật đã chỉ ra thành phần của nó như sau: 6,2% đồng, 2,84% silic, 1,81% thiếc, 0,11% cadmium, 0,0024% niken, 0,0023% coban, 0,0002% bạc và 89% nhôm.

    Như vậy, có thể nói rằng, nhôm chiếm đa phần trong hợp kim này. Để tìm hiểu về bí mật của hiện vật, có lẽ chúng ta cũng nên biết một số điều về nhôm. Năm 1825, lần đầu tiên người ta tìm ra cách chế biến nhôm và phải đầu thế kỷ XX, công nghệ sản xuất nhôm mới phát triển. Để có nhôm nguyên chất, người ta phải nung quặng nhôm ở nhiệt độ trên 10000C. Khi nhôm nguyên chất gặp không khí, ngay lập tức nó bị oxy hóa và tạo ra một lớp oxit cực mỏng trên bề mặt. Lớp ôxit mỏng này rất cứng, nhằm bảo vệ các lớp nhôm nguyên chất bên trong.
     
    Tui Là HủNam Dã Tú Nhất thích bài này.
  4. Nyanko

    Bài viết:
    380
    19. ĐẰNG SAU TAI HỌA BÍ ẨN Ở SIBERIA

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Điều gì đã tàn phá ghê gớm một vùng xa xôi của Siberia? Câu hỏi này làm đau đầu các nhà thiên văn trong gần một thế kỷ qua. Các nhân chứng kể lại rằng mờ sáng ngày 30/6/1908, họ đã thấy một vụ nổ khủng khiếp và một cột lửa bừng lên. Hàng ngàn km2 rừng bị thiêu trụi và san phẳng...

    Từ lâu, các nhà khoa học vẫn tin rằng một ngôi sao chổi hay thiên thạch nào đó làm thủ phạm của thảm họa này. Nhưng người ta không phát hiện ra một miệng hố nào, cũng như không thấy bất kỳ mảnh vụn nào thuộc về một vật thể ngoài trái đất.

    Hiện nay, một nhóm các nhà nghiên cứu Italia tin rằng có thể họ đã có câu trả lời chính xác. Sau khi kết hợp thông tin từ các nhân chứng chưa hề được biết trước đây, với các dữ liệu địa chấn, cộng với một cuộc khảo sát mới về vùng bị ảnh hưởng, các nhà khoa học nhận định rằng: Kẻ chủ mưu là một thiên thạch có tỷ trọng nhỏ. Thậm chí họ còn biết vật thể này từ đâu tới trong vũ trụ xa xăm.

    * "Thủ phạm" đã phân rã hoàn toàn

    "Chúng tôi có một bức tranh hoàn chỉnh về những gì đã xảy ra", Tiến sĩ Luigi Foschini, một trong những người lãnh đạo của nhóm thám hiểm cho biết. Vụ nổ này, tương đương với sức công phá của 1- 15 triệu tấn TNT, xảy ra trên các cánh rừng Siberia, gần khu vực Tunguska.

    Chỉ có vài người thợ săn và những người bẫy thú sống trong vùng dân cư thưa thớt đó, vì thế, chắc chắn không có ai bị thiệt mạng. Nếu vụ đụng độ này xảy ra ở một thủ đô của châu Âu, thì hàng trăm ngàn người có thể đã thành nạn nhân của nó.

    Ngay sau tiếng nổ, đám cháy bùng lên làm đổ hàng ngàn cây cối trong khu vực bị ảnh hưởng. Một cơn sóng chấn cực mạnh trong bầu khí quyển đã lan đi hai vòng quanh trái đất và suốt hai ngày sau đó, tro bụi mịn trong không trung nhiều đến nỗi người ta có thể đọc báo vào ban đêm nhờ ánh sáng khuyếch tán trên các đường phố của Luân đôn, cách đó 10.000 km.

    Các nhà khoa học phỏng đoán rằng vật thể này lao đến Tunguska từ phía Đông Nam, với vận tốc gần 11 km/s. Căn cứ vào số liệu này cùng dấu vết tại hiện trường, các nhà khoa học đưa ra danh sách "nghi can", gồm 886 vật thể rắn đang bay trên quỹ đạo quanh trái đất. Trong số đó, hơn 80% là thiên thạch. Nhưng tại sao chúng lại phân rã hoàn toàn?

    Rất có thể vật này được cấu tạo tương tự thiên thạch Mathilde được tàu Near-Shoemaker chụp năm 1997. Mathilde là một đống đất đá vụn với tỷ trọng gần bằng tỷ trọng nước. Điều này có nghĩa là nó có thể bùng nổ và tan thành nhiều mảnh trong khí quyển, mà chỉ tạo ra một sóng chấn động là lan tới được mặt đất.
     
    Tui Là HủNam Dã Tú Nhất thích bài này.
  5. Nyanko

    Bài viết:
    380
    20. LỜI GIẢI CHO SỰ MẤT TÍCH BÍ ẨN CỦA HẠT NEUTRINO

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Một nhóm nghiên cứu Vật lý quốc tế vừa khẳng định đã có đáp án cho bí ẩn kéo dài 30 năm qua: Sự mất tích của các hạt neutrino (dạng hạt cơ bản cấu thành vật chất) phát ra từ mặt trời. Không vật nào khác, mà chính các neutrino đã "thay hình đổi dạng" trên đường bay đến trái đất, khiến các nhà khoa học mất dấu vết của chúng!

    Neutrino là một trong số các hạt cơ bản cấu thành vật chất. Chúng thường được gọi là "bóng ma" do đặc tính tương tác quá yếu so với các dạng khác của vật chất. Chúng chia thành 3 dạng: Electron – neutrino, moun – neutrino và tau – neutrino. Các neutrino sinh ra từ các phản ứng hạt nhân trong lòng mặt trời đều là dạng electron – neutrino.

    Đầu thập kỷ 70, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều thí nghiệm để xác định lượng neutrino đến trái đất. Tuy nhiên, họ chỉ tìm thấy khoảng 1/3 số hạt so với ước tính. Những hạt còn lại đi đâu? Có điều gì sai sót trong lý thuyết về mặt trời, hay nhận thức của chúng ta về neutrino?

    Sau nhiều năm nghiên cứu, đến nay các nhà khoa học Mỹ, Anh và Canada đã có được lời giải rõ ràng: Chính electron – neutrino, trong quá trình "chu du" từ nhân mặt trời tới trái đất, đã chuyển hóa sang dạng moun – neutrino và tau – neutrino khiến các nhà khoa học không phát hiện được. Thực tế, tổng lượng electron – neutrino được sinh ra từ mặt trời vẫn bằng với số lượng tính toán theo mô hình.

    * Máy dò neutrino khổng lồ

    Nghiên cứu được thực hiện bởi một máy dò neutrino khổng lồ đặt ngầm dưới lòng đất ở Canada - Đài nghiên cứu Neutrino Sudbury (SNO). Tổ hợp này nằm sâu 2 km trong một mỏ niken gần Sudbury, Ontario, gồm một quả cầu tròn chứa 1.000 tấn nước nặng, bên ngoài là các máy dò. Nhiệm vụ duy nhất của nó là phát hiện các dạng tương tác của neutrino. Trong phân tử nước nặng, nguyên tử hydro được thay thế bằng đồng vị nặng deuterum. Khi một nguyên tử deuterium – neutrino bắn phá, nó sẽ tách thành một proton và một neutron. Nhờ vậy, các máy dò đếm được số hạt này. Hai dạng còn lại của neutrino không thể bẻ gãy nguyên tử deuterium.

    So sánh số hạt đếm được với một kết quả khác do máy dò ở Nhật thực hiện, số lượng các neutrino đếm được ở Nhật nhiều hơn, với đủ cả 3 loại. Điều đó chứng tỏ trong hành trình bay đến trái đất, eletron – neutrino đã chuyển hóa thành moun – neutrino và tau – neutrino.

    Các nhà khoa học cũng cho rằng: Dù có số lượng rất lớn, nhưng tổng khối lượng của các neutrino lại rất nhỏ, do vậy, chúng hầu như không thể ngăn chặn quá trình nở rộng của vũ trụ.
     
    Tui Là HủNam Dã Tú Nhất thích bài này.
  6. Nyanko

    Bài viết:
    380
    21. BÍ ẨN CỦA SÉT HÒN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trong đêm mưa sấm sét, một vật sáng lóa hình cầu kích thước bằng quả cam hay quả nho bay vụt qua cửa sổ vào nhà và lướt qua sân, chớp nhoáng trong vài giây, phá hủy đồ đạc rồi biến mất, để lại đằng sau âm thanh và một thứ mùi kỳ lạ. Đó là "nhận dạng" sơ bộ của sét hòn.

    Sét hòn là một trong những hiện tượng vật lý chưa có lời giải thích thỏa đáng. Nhiều người gắn chúng với ma quỷ hay vật thể bay không xác định (UFO). Một số nhà khoa học khó tính xem chúng là kết quả của ảo giác hay những sai lệch trong hoạt động của các giác quan trong cơ thể con người. Trên thực tế, sét hòn là một hiện tượng tự nhiên đã được quan sát và miêu tả tỉ mỉ từ thời Hy Lạp cổ.

    Theo ý kiến của McNally (đưa ra vào thập niên 1960) khoảng 5% dân số trên trái đất đã tận nhìn thấy sét hòn. Trong một lá thư gửi Nhật báo Bưu điện London, Moris (1936) đã mô tả trường hợp sét hòn làm sôi cả một két nước.

    * "Bạn đồng hành" của sét


    Phần lớn các quan sát được thực hiện khi có sấm sét. Đa phần những sét hòn đó xuất hiện hầu như đồng thời với một tia sét đánh từ mây xuống đất. Chúng xuất hiện cách mặt đất vài mét. Còn khi xuất hiện lúc không có sét đánh, chúng bay thấp hơn nữa. Người ta cũng quan sát được những sét hòn bay cao trên không và những sét hòn từ một đám mây đánh nhanh xuống mặt đất.

    * Không cứ phải tròn

    Chúng thường có dạng hình cầu nhưng cũng có hình dạng khác. Đường kính quả cầu thay đổi từ 0,01-1 m, trong đó thường gặp là đường kính 0,1 – 0,2 m. Sét hòn có nhiều màu khác nhau, thông thường là màu đỏ, da cam và màu vàng. Chúng không nhất thiết phải tỏa sáng rực rỡ nhưng có thể nhìn thấy rất rõ dưới ánh sáng ban ngày. Chúng thường giữ nguyên độ sáng và kích thước trong suốt thời gian xuất hiện, tuy không hiếm trường hợp có sự thay đổi.

    * "Hành vi" kỳ quặc


    Sét hòn thường chuyển động theo phương nằm ngang với vận tốc vài mét một giây. Chúng có thể đứng yên trên không trung hoặc từ trên mây bay xuống mặt đất. Chúng ít khi bay lên như trường hợp các quả khí cầu nóng chuyển động trong không khí. Nhiều báo cáo mô tả chúng tự xoay khi đang chuyển động. Thỉnh thoảng chúng bay lên trên các đồ vật cứng hay trên mặt đất.

    "Hành vi" của sét hòn là điều gây chú ý nhất đối với các nhà khoa học. Không giống các loại sét thông thường và hiện tượng điện khác, nó không "chú ý" tới dây dẫn, vật kim loại và nước hơn các vật dụng kém hay không dẫn điện. Thay vào đó là một hành vi giống như được điều khiển bởi sự tò mò và trí thông minh cỡ loài vật: Bay vòng quanh và bay theo người, "khám phá" các căn phòng và treo giữa khoảng không gần các đồ vật như để "nhìn" cho rõ hơn. Sét hòn thường bám vào các đồ vật kim loại như hàng rào dây thép gai hay đường dây điện thoại. Sau khi bám, chúng thường chuyển động dọc theo những đồ vật này.

    * Tồn tại ngắn ngủi

    Sét hòn thường có thời gian tồn tại không quá 5 giây. Một số trường hợp tồn tại hơn một phút.

    Ít người khi quan sát cảm thấy sức nóng của nhiệt. Tuy nhiên, nhiều sét hòn làm cháy đồ vật hay làm nóng chảy kim loại. Báo cáo của McNally năm 1996 mô tả một sét hòn chạm vào bình nước cùng với đó là tiếng xèo xèo phát ra như khi nhúng một miếng kim loại nung đỏ vào nước. Đôi khi, chúng phát ra âm thanh như tiếng huýt còi. Nhiều người ngửi thấy mùi khác lạ, rất khó chịu, giống như mùi ozone, sulphur cháy hay oxit nitric.

    * Đột nhập như "thần"

    Sét hòn thường vào nhà qua màn che hay ống khói. Đôi khi, chúng đột nhập qua cửa kính mà không làm vỡ kính. Cũng đã thấy trường hợp sét hòn xuất hiện chính trong các tòa nhà, có trường hợp từ máy điện thoại. Sét hòn cũng có thể xuất hiện và tồn tại trong một cấu trúc toàn kim loại, ví dụ trong khoang máy bay, như một báo cáo của Uman năm 1968.

    * Hoàn tất "chuyến du ngoạn"

    Sét hòn phân rã theo một hai cách: Im lặng hay kèm theo một tiếng nổ. Phân rã im lặng có thể xảy ra nhanh hay chậm. Sau khi phân rã, thỉnh thoảng sét hòn để lại một chút sương mù hay chất bã. Hiếm khi quan sát thấy một sét hòn phân rã thành hai hay nhiều sét hòn nhỏ hơn.

    Năm 1928, Reverend John Henry Lehn đang ở phòng tắm tại căn nhà ở Jim Thorpe, Pennsylvania (Mỹ) thì nhìn thấy giữa một cơn giông có sét thì xuất hiện một quả cầu lửa màu vàng cỡ bằng quả nho ngay bên ngoài rèm cửa sổ. Nó từ từ xuyên qua tấm rèm mà không làm rách hay hỏng rèm rồi lượn tròn quanh bàn chân Reverend. Sau đó nó bay vào một chậu dùng đựng nước và làm nóng chảy sợi dây thép trên cái nút ngắt nước. Rất kỳ lạ là vài tuần sau, Reverend gặp trường hợp tương tự, nhưng lần này hành trình của sét kết thúc ở bồn tắm, cũng với việc làm nóng chảy cái nút ngắt! Điều thú vị là dù có khả năng gây ra chấn thương và cái chết, dường như sét hòn rất nhẹ nhàng trong cách đối xử với con người. Có một trường hợp, sét hòn bay chầm chậm qua sân hướng tới một cái bàn, nơi hai đứa trẻ đang chơi đùa. Một chú bé đá vào quả cầu và nó phát nổ. Kết quả là 11 con bò trong chuồng bị chết, còn hai cậu bé vẫn vô sự. Ở trường hợp khác, sét hòn bay quanh một bé gái rồi chạm vào chú mèo con đang ngồi trong lòng bé. Chú mèo chết tức thì trong khi em bé không sao cả. Rất nhiều súc vật bị sét hòn làm chết, còn con người ít khi phải chịu thảm cảnh đó.

    * Các lý thuyết về sét hòn


    Các mô hình nạp năng lượng bên trong:

    - Sét hòn là một loại khí hay không khí "hành xử" một cách bất thường. Trong mô hình này, sét hòn là loại khí cháy chậm.

    - Sét hòn là quả cầu không khí, bị nung nóng ở áp suất khí quyển.

    - Sét hòn là một khối plasma có mật độ rất cao, với các tính chất lượng tử đặc trưng cho chất rắn (Neugebauer, 1937).

    - Sét hòn là một trong những cấu hình của một dòng điện khép kín được duy trì bởi từ trường do chính nó sinh ra. Finkelstein và Rubinstein (1964) cho rằng plasma loại này không thể xuất hiện trong điều kiện thời tiết thông thường.

    - Sét hòn là một vùng không khí xoáy (giống như các vòng khói).

    - Sét hòn là trường bức xạ vi sóng trong một vành đai plasma hình cầu mỏng (Dawson và Jones, 1968).

    Các mô hình năng lượng bên ngoài:

    - Trường điện từ tần số cao (hơn 100 MHz): Cerrillo (1943) và Kapitsa (1955) giả định về năng lượng sóng vô tuyến hội tụ từ đám mây tích điện có thể hình thành và duy trì một sét hòn. Tuy nhiên, chưa bao giờ người ta thấy một trường điện từ lớn, cần thiết cho cơ chế này.

    - Dòng điện không đổi từ đám mây xuống đất: Finkelstein và Rubinstein (1964), Uman và Helstrom (1966) giả định một dòng điện không đổi chạy từ đám mây xuống đất sẽ co lại về tiết diện ngang ở vùng có độ dẫn cao (quả cầu). Lý thuyết này không phù hợp với các sét hòn hình thành trong các cấu trúc, đặc biệt trong các cấu trúc kim loại như khoang máy bay hay tàu ngầm.

    - Các hạt vũ trụ hội tụ? Arabadzhi (1957) giả định các hạt vũ trụ phóng xạ có thể được hội tụ bởi điện trường trong cơn dông, chúng tạo ra một sự phóng điện trong không khí ở tại điểm sinh ra sét hòn.

    * Bí ẩn của sét hòn

    Sét hòn không bao giờ xuất hiện ở vách núi cao, các cao ốc hay các điểm cao thường thu hút các loại sét khác. Nó "tới gần" các nông dân và lảng tránh các nhà khoa học! Những điều này đã ủng hộ cho lý thuyết khả dĩ nhất về sét hòn: Soliton-Maser.

    Trong số các mô hình về sét hòn, chỉ có lý thuyết của nhà vật lý Nga Nobel Pyotr Kapista (mô hình Trường điện từ tần số cao) là được nhiều người quan tâm chỉnh lý, bổ sung. Ban đầu, Kapista coi sét hòn là sự phóng điện phi điện cực, tạo ra bởi các sóng đứng siêu cao tần UHF, nguồn gốc chưa rõ, tồn tại giữa mặt đất và đám mây.

    Trên cơ sở lý thuyết này, Giáo sư Peter H. Handel, Đại học Misourri (Mỹ) đã đưa ra lý thuyết Soliton-Maser năm 1975. Theo đó, sét hòn ngoài trời được tạo ra bởi một maser khí quyển có thể tích nhiều km3. Maser là thiết bị tạo ra sự khuếch đại ánh sáng. Trong một số điều kiện nhất định, maser tạo ra một điện trường định xứ (hay soliton), xuất hiện như một sét hòn quan sát được. Nói cách khác, sét hòn là các soliton (các hạt giả) do maser tạo ra trong không khí. Tuy nhiên, một sự xuất hiện như vậy chưa được tạo ra trong phòng thí nghiệm.

    Có ba lý giải ủng hộ cho lý thuyết Soliton-Maser:

    Đầu tiên, sét hòn không hề có mặt tại các vách núi cao, nhà cao tầng hay các điểm cao thường thu hút các loại sét khác. Chính điều đó khiến nhiều người nghi ngờ sự tồn tại của chúng. Tuy nhiên, theo lý thuyết Soliton-Maser, các vùng không gian chật hẹp bên cạnh các cấu trúc độ cao lớn như thế là không thích hợp cho sự xuất hiện sét hòn. Ngược lại, khi sét đánh xuống cánh đồng vắng, trường tác động cao 3 km và rộng tới 10 km. Đó là lý do sét hòn giữ được bí mật của mình: Nó "tìm gặp" những nông dân và "tránh xa" những nhà khoa học!

    Thứ hai, sét hòn vô hại trong khoang máy bay, tàu ngầm hay những ngôi nhà có cấu trúc dẫn điện. Theo lý thuyết Soliton-Maser, năng lượng của maser trong các cấu trúc đó chỉ khoảng 10 jun, so với mức hàng tỷ jun ngoài trời, nên không nguy hiểm đối với con người.

    Thứ ba, sét hòn ngoài trời thường kết thúc bằng một vụ nổ mạnh, đôi khi có sức phá hoại ghê gớm. Đặc biệt là các đồ vật có tính dẫn điện chịu tác động mạnh hơn rất nhiều so với vật không dẫn điện.

    Ngoài ra, lý thuyết trên còn được ủng hộ bởi những thí nghiệm về phóng điện UHF của hai nhà nghiên cứu sét hòn Ohtsuki và Ofuruton tại Đại học Kỹ thuật hàng không, Nhật Bản và của các nhà khoa học tại Trung tâm khoa học Kurchatov, nước Nga, bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 90.

    * Nhầm lẫn vô hại

    Sét hòn và ngọn lửa St. Elmo (ngọn lửa của Thánh Elmo) thường bị đánh đồng với nhau một cách sai lầm. Lửa St.Elmo là sự phóng điện từ một vật dẫn nhọn khiến cho mật độ điện tích tăng cao, dẫn tới sự phóng điện do có điện trường mạnh. Giống sét hòn, lửa St.Elmo có dạng hình cầu. Nhưng có điểm không giống với sét hòn, đó là ngọn lửa này vẫn tiếp xúc với vật dẫn, mặc dù có lúc nó di chuyển dọc theo vật dẫn. Hơn nữa, lửa St. Elmo có lúc thời gian tồn tại lâu hơn sét hòn rất nhiều.
     
    Tui Là HủNam Dã Tú Nhất thích bài này.
  7. Nyanko

    Bài viết:
    380
    22. SÉT HÒN VẪN LÀ KHOẢNG TỐI TRONG KHOA HỌC

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Một quả cầu cỡ như trái bóng rổ, chói lòa, lơ lửng trên mặt đất vài giây rồi biến mất, thường xuất hiện trước các cơn dông. Đó là chân dung của một vật thể bí hiểm – sét hòn. Các nhà khoa học đã tin chắc về sự tồn tại của nó, nhưng thừa nhận rằng tất cả những giả thuyết trước đây về sét hòn mới chỉ là "thầy bói xem voi".

    Trong một báo cáo mới đây, Hiệp hội hoàng gia Anh đã đưa ra lời kể của các nhân chứng, vốn chưa hề được công bố. Một trong số họ mô tả quả cầu sáng lòa đã để lại một cái hố to bằng quả bóng rổ trên bức tường khi nó bay vào một ngôi nhà ở Oregon. Sau đó quả cầu lửa này chui xuống tầng hầm và gây hỏng một máy cán vải. Trong trường hợp khác, một quả cầu rực rỡ có đường kính 80 cm lại "trêu người" một giáo viên người Nga, bằng cách đập vào đầu ông ta hơn 20 lần trước khi biến mất.

    Trước nay, lời kể của các nhân chứng như thế thường bị coi là ma quái, là sản phẩm của trí tưởng tượng. Nhưng với khoảng 10.000 nhân chứng thu thập trong vài thập kỷ qua, các nhà khoa học buộc phải tin rằng sét hòn thực sự tồn tại. Vì các bức ảnh chụp được về chúng rất hiếm hoi. Theo phác thảo của Hiệp hội hoàng gia Anh, sét hòn có những nhận dạng chính như sau:

    - Một quả cầu lửa sáng chói, tồn tại khoảng 10 giây.

    - Quả cầu này chạy quanh, đôi khi lao xuống hoặc bay vụt lên, đôi khi lẩn vào trong nhà hoặc xuyên qua cửa kính.

    - Chúng thường biến mất sau một tiếng nổ, đôi khi kéo theo sự phá hủy.

    * Các "thầy bói xem voi"


    Lý giải về quả bóng sét này là điều cực kì phức tạp. Người ta không hiểu tại sao sét hòn có thể sáng như một bóng đèn 100 W, nhưng lại không có năng lượng hữu hình. Nó không bức xạ nhiệt, dù có thể làm tan chảy kính khi lơ lửng trên các cánh cửa.

    Theo một giả thuyết có ảnh hưởng lớn, sét hòn hình thành khi một tia chớp đánh xuống làm bốc hơi silic dioxin trong đất. Hơi silic này ngưng tụ dưới dạng bụi mịn, gắn kết với nhau nhờ các điện tích, tạo nên một quả cầu trôi nổi, bị ôxi hóa và bùng sáng. Một khả năng khác là không khí bị các tia chớp ion hóa đã hóa hợp với nước, tạo thành một quả cầu plasma nóng với lớp vỏ là ion và nước lạnh. Tuy nhiên, báo cáo của Hiệp hội hoàng gia Anh lại cho rằng không có giả thuyết nào trong số các giả thuyết hiện nay giải thích trọn vẹn bí ẩn về sét hòn, mà nó có thể là sản phẩm của một chuỗi các quá trình khác nhau. Mô phỏng những quá trình này trong phòng thí nghiệm có thể tạo được một quả cầu sét, nhưng nhỏ hơn nhiều so với các dạng thức kỳ lạ trong tự nhiên và không tồn tại được lâu như thế. Theo các nhà khoa học, nếu có thể hiểu đầy đủ về sét hòn và tạo ra nó trong phòng thí nghiệm, người ta sẽ tìm ra một phương pháp mới duy trì các phản ứng ở nhiệt độ cao, rất có ích trong công nghiệp.
     
    Tui Là HủNam Dã Tú Nhất thích bài này.
  8. Nyanko

    Bài viết:
    380
    23. LỜI GIẢI CHO NHỮNG VÒNG ĐÁ BÍ ẨN TRÊN BẮC CỰC

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Các nhà nghiên cứu đã tìm ra tung tích "người thợ điêu khắc" đã tạc nên những vòng đá gần như hoàn hảo trên mặt đất Alaska và quần đảo Spisbergen ở Na Uy: Đó là một quá trình sàng lọc tự nhiên. Kết luận này cũng chứng tỏ rằng những sinh vật vũ trụ và các thế lực siêu phàm không đến nơi này.

    Vùng đất lạnh lẽo và cằn cỗi nhất thế giới ở bắc Alaska và quần đảo Spitsbergen từ lâu đã được biết đến với vô số những vòng tròn, những hình đa giác và những vạch sọc bằng đá, đều đặn và tròn trịa như được một bàn tay của người nghệ sĩ tạo nên. Tuy nhiên, bằng cách nào để tạo ra những hình thù tuyệt đẹp đó thì vẫn còn là điều bí ẩn. Nhiều giả thuyết cho rằng các bà mẹ thiên nhiên không thể làm được điều đó, mà phải là các thế lực ngoài vũ trụ hay các thế lực siêu nhiên.

    "Chúng quả là kỳ lạ", nhà nghiên cứu Mark Kessler của Đại học California tại Santa Cruz, cho biết. Ông nhận định rằng nếu những hình thù này xuất hiện ở các vùng đất ấm hơn, chúng sẽ được chú ý nhiều hơn. Nhưng vì người ta chỉ tìm thấy chúng trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở vùng cực hay trên đỉnh núi cao, nên việc chú ý và quan sát của mọi người bị giảm đi đáng kể.

    Để giải đáp bí ẩn này, Kessler và cộng sự đã phát triển một mô hình máy tính 3 chiều về bề mặt đá, trong đó tính tới tất cả các khả năng biến đổi của nó dưới điều kiện của khí hậu, nhất là trong chu kỳ ngày và đêm: Nở ra vì đóng băng và co lại khi băng tan (hiện tượng này rất phổ biến trên các vùng đất đóng băng vĩnh cửu).

    Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy rằng: Qua nhiều thế kỷ đóng băng – tan băng, các tảng đá từ từ nhô lên khỏi mặt đất, co cụm lại với nhau, bao lấy những chỗ không có đá, tạo ra những chỗ trũng giống như những miệng hố. Trên các sườn đồi, quá trình tương tự đã tạo ra những dải đá.

    Nhóm khoa học nhận định: Phát hiện này đã mở ra một hướng mới cho giới nghiên cứu, vì từ xưa đến nay đa phần các cảnh quan được xem là sản phẩm của quá trình xói mòn, đứt gãy do động đất và các quá trình tách đất khác, chứ chưa ai biết đến trường hợp đất và đá tự phân loại như trong trường hợp này.
     
    Tui Là Hủ thích bài này.
  9. Nyanko

    Bài viết:
    380
    24. BÍ MẬT CỦA NHỮNG CON SÔNG MA

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khác với những con sóng thần – tsumani, được sinh ra từ các vụ động đất hoặc trượt đất dưới đáy biển, sóng ma (freak wave) thường xuất hiện đột ngột không vì lý do gì. Lâu nay, người ta không giải thích nổi vì sao từ lòng biển yên bình bỗng dưng dựng đứng lên những cột sóng cao tới mấy chục mét.

    Trong những giai thoại do những người đi biển kể lại, thì sóng ma luôn là một nỗi ám ảnh, bởi vì nó xuất hiện đột ngột như một hung thần, khó có thể hiểu được. Nhiều người cho rằng, nó thực ra không có thật, mà chỉ là sản phẩm tưởng tượng của những đầu óc con người ưa phiêu lưu. Tuy nhiên gần đây, các nhà khoa học Anh đã tìm ra những bằng chứng khá thuyết phục về sự hiện hữu của sóng ma.

    Năm 1978, con tàu chở dầu khổng lồ Munchen (Đức), một trong những con tàu lớn nhất thế giới, đã bị chìm một cách bất ngờ. Nhiều người cho rằng, nó gặp sự cố kỹ thuật. Tuy nhiên, gần đây khi phân tích những mảnh vỡ của nó, các nhà khoa Anh thấy rằng con tàu đã bị tấn công bởi một lực lớn khủng khiếp, ập từ trên cao xuống. Rất có thể đó là một con sóng ma.

    Hiện nay trên thế giới, cứ mỗi tuần lại có một con tàu nhỏ bị nhấn chìm một cách hết sức khó hiểu. Nhiều nhà khoa học cho rằng, chúng đều bị tấn công bởi các con sóng ma đơn lẻ, đột ngột trồi lên từ đáy biển. Các bức ảnh chụp từ vệ tinh gần đây cho thấy, những con sóng ma này là hoàn toàn có thật.

    Các nhà khoa học giải thích rằng: Sóng ma xuất hiện trong những trường hợp đặc biệt, khi sóng thủy triều kết hợp với các cơn gió mạnh bất chợt, tạo ra một khu vực nhỏ "bất thường". Khu vực này nhanh chóng cuốn các con sóng "bình thường" khác vào nó, "nuốt" năng lượng của chúng để tạo ra một cột sóng lớn. Cột sóng này chỉ xuất hiện đơn lẻ, ào lên một lần rồi tan ngay. Quá trình này xảy ra rất nhanh, khiến người ta hầu như không kịp phản ứng.

    Việc nghiên cứu sóng ma là rất cần thiết, vì nó giúp các nhà khoa học thiết kế những con tàu có thể chống lại nó.
     
    Tui Là Hủ thích bài này.
  10. Nyanko

    Bài viết:
    380
    25. VÌ SAO TRỤ SẮT DELHI KHÔNG GỈ?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cột sắt 1.600 tuổi tại Delhi (Ấn Độ) từ lâu đã nổi tiếng vì không hề bị gỉ sét trong hàng nghìn năm qua, bất chấp điều kiện khắc nghiệt của thời tiết trong vùng. Các chuyên gia của Viện công nghệ Ấn Độ mới đây phát hiện ra một lớp màng mỏng, là hợp chất của sắt, oxy và hidro, đã bảo vệ cho cột trụ này.

    Cột trụ sắt ở Delhi cao hơn 7 m, nặng hơn 6 tấn, được dựng nên bởi hoàng đế Kumara Gupta của triều đại Gupta (thống trị Bắc Ấn vào năm 320-540). Các nhà nghiên cứu cho biết lớp màng bảo vệ được hình thành trong khoảng 3 năm sau khi công trình được dựng lên và kể từ đó, tốc độ dày lên rất chậm. Sau 1600 năm, bề dày của nó chỉ là 1/10mm. Màng xuất hiện nhờ sự xúc tác của số lượng lớn phốt pho trong sắt, khoảng 1% (trong khi sắt thời nay chứa lượng phốt pho không quá 0,05%).

    Lượng phốt pho cao như vậy là hệ quả từ một quy trình chế tạo sắt độc đáo của người Ấn Độ cổ đại: Trước khi quặng sắt được ép thành thép, họ trộn nó với than củi, là loại vật liệu chứa rất nhiều phốt pho. Trong khi đó, các lò luyện kim hiện đại sử dụng đá vôi thay cho than củi để tách xỉ quặng khỏi kim loại. Lượng kim loại này sau đó được chuyển thành thép. Chính trong quá trình tách xỉ quặng, hầu hết phốt pho đã bị loại bỏ.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...