Phân tích tâm trạng nhân vật Mị trong đêm cứu A phủ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi vivutheogio, 16 Tháng ba 2022.

  1. vivutheogio Thời gian là tĩnh, thứ lưu động là con người

    Bài viết:
    37
    Phân tích tâm trạng nhân vật mị trong đêm cứu A phủ

    (Vợ Chồng A Phủ - Tô Hoài)
    Mở bài:

    Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết ở nhiều thể loại và thể loại nào cũng gặt hái được những thành công rực rỡ, đặc biệt là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống và con người miền núi Tây Bắc, trong đó có truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ". Đặc biệt, đến với truyện ngắn, ta bắt gặp (đề bài) qua đoạn trích sau "..."

    (ghi chữ đầu.. chữ cuối).

    Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là tác phẩm đặc sắc trong tập Truyện Tây Bắc (1953). Đó là kết quả của chuyến đi tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài mà tác giả đã "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với đồng bào dân tộc Tây Bắc trong suốt 8 tháng của năm 1952. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, thống trị dã man của bọn chúa đất phong kiến, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Đoạn trích trên là cuộc đời đầy bất hạnh của Mị/sức sống tiềm tàng, khát khao hạnh phúc mãnh liệt của Mị trong đêm tình mùa xuân/sức phản kháng và khao khát tự do mãnh liệt trong đêm mùa đông ở núi rừng Tây Bắc.

    Thân bài:

    - Mị là cô gái trẻ đẹp, yêu đời, hiếu thảo. Vì đẹp người đẹp nết nên Mị được nhiều chàng trai trong vùng để mắt tới. Thế nhưng chỉ vì món nợ truyền đời của cha mẹ mà Mị bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Cô bị cha con thống lí đày đọa, bóc lột về thể xác lẫn tinh thần, chúng dùng cường quyền và thần quyền đẩy con người tới bước đường cùng. Lúc đầu, Mị còn phản kháng, khóc lóc, toan ăn lá ngón tự tử, nhưng lâu dần, Mị mất hẳn ý thức về không gian và thời gian. Tô Hoài từng khẳng định: "Cái khổ cái nhục mà Mị gánh chịu như lớp tro tàn phủ khuất che lấp sức sống tiềm tàng trong lòng Mị. Và chỉ cần có một luồng gió mạnh đủ sức thổi đi lớp tro buồn nguội lạnh ấy thì đốm lửa ấy sẽ bùng cháy và giúp Mị vượt qua cuộc sống đen tối của mình". Và cuối cùng, luồng gió ấy cũng đến. Đó chính là "những đêm mùa đông dài và buồn" trên núi rừng Tây Bắc đang về.

    1/ Mị bị tê liệt cảm xúc, Mị dửng dưng vô cảm trước A Phủ:

    A/ Mị tê liệt cảm xúc, dấu hiệu của việc tê liệt tinh thần:

    - Mùa đông phương Bắc rét buốt như cắt da cắt thịt, vì thế đêm nào Mị cũng ra bên ngoài bếp lửa để thổi lửa hơ tay. Mị thức dậy và sống cùng ngọn lửa, Mị vẫn câm lặng trong nỗi cô đơn. Và như có mối lương duyên định sẵn, Mị thấy A Phủ đang bị trói đứng chờ chết vì tội để hổ bắt mất một con bò. A Phủ chính là tác nhân đánh thức tình người trong Mị để bông hoa ban rừng tỏa lại hương thơm ngát của mình. Tuy nhiên, giây phút chạm mặt A Phủ, Mị lại dửng dưng, vô cảm, Mị thờ ơ một cách lạnh lùng: "Nếu A Phủ có là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi". Mị vẫn dậy thổi lửa, sưởi ấm, chỉ biết một mình với ngọn lửa.

    => Hàng loạt các câu văn trần thuật lạnh lùng được "ấn ra", nhà văn Tô Hoài như đã lột tả trọn vẹn hình ảnh một con người vô cảm. Sống trong cái khổ, các tàn ác, các nhẫn tâm, các lạnh lùng Mị quen rồi, tâm hồn Mị cũng chai sạn trước tất cả mọi thương đau của người khác, lẫn chính mình rồi! Nên hành động của Mị là hoàn toàn dễ hiểu.

    b/ Nhưng ẩn sâu trong Mị vẫn là một con người, Mị chỉ tê liệt về cảm xúc, tình người trong Mị đã bị vùi dập trong cái đêm tình mùa xuân:

    - Sau cái đêm bị trói đứng, Mị rơi vào cái chết nặng nề tinh thần, đau đớn. Mị chỉ biết một mình ở với ngọn lửa. Lửa thông thường để sưởi ấm khi giá lạnh, vì thế nó cũng có tác dụng tương tự đối với tâm hồn Mị mỗi khi có cảm giác trống trải, cô đơn. Thậm chí, có đêm A Sử bắt gặp đánh Mị ngã ngay xuống cạnh bếp nhưng đêm sau "Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước". Mị đã rất thờ ơ với mọi thứ xung quanh, mặc kệ A Sử đánh đập. Nhưng sao Mị vẫn dậy trở lửa hơ tay, hơ lưng? Phải chăng Mị muốn hơ cho ngọn lửa sống trong Mị không bị nguôi lạnh mà tắt hẳn? Hay Mị hơ để bấu víu sự sống, chờ một tác nhân mạnh mẽ đến đánh thức? Quả đúng là như vậy, bởi hành động trở dậy thổi lửa hơ tay chính là chi tiết thể hiện nhu cầu sống của Mị, dù hiện thực con người Mị đã bị tê liệt, khát vọng sống trong Mị đã bị dập tắt, nhưng thẳm sâu trong con người ấy, vẫn không hề cam tâm buông xuôi. Tuy nhiên, để cái sức sống bị vùi sâu kia thức tỉnh, để phần người trong Mị trỗi dậy thêm một lần nữa, thì phải cần đến yếu tố ngoại cảnh đánh thẳng vào trái tim Mị. Và đó chính là giọt nước mắt A Phủ.

    2/ Tình người trong Mị trỗi dậy, Mị quyết định cởi trói cho A Phủ:

    - Giọt nước mắt của A Phủ là chi tiết tưởng chừng như không có đáng kể này lại là chi tiết quyết định, xoay chuyển số phận của Mị. Khi "dòng nước mắt của A Phủ bò xuống hai hõm má đã xám đen lại, sự tuyệt vọng cái chết đã xuất hiện trên gương mặt người nô lệ ấy. Giọt nước mắt đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị. Lúc này đây, Mị mới thấm thía được nỗi cùng cực kiếp người. Mị nhớ lại cảnh Mị bị A Sử trói, cũng nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống cổ, xuống miệng, không biết lau đi được, bật lên:" Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. "Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm trời, Mị mới bật tiếng. Nỗi căm phận nhà thống Lý dâng lên khi thốt lên:" Chúng nó thật độc ác ". Mị thương người kia" chỉ đêm nay là chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết ". Mị tự vấn:" Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó thì chỉ còn rũ xương ở đây mà thôi.. Người kia việc gì phải chết? ". Mị nhìn thấu sự phi lí trước cái chết A Phủ và tội ác của cha con thống lí nên trong khoảnh khắc nhất thời, người con gái có tâm hồn trong sáng, nhân hậu của ngày xưa đã lại trở về. Mị quyết định cắt dây cởi trói cứu A Phủ.

    3/ Khát vọng sống trong Mị trỗi dậy, Mị nhận thức và tự giác đứng lên giải phóng con người mình, chủ động thoát khỏi nhà thống lý Pá Tra:

    A/ Tác nhân đánh thức khát vọng sống mãnh liệt trong Mị trỗi dậy:

    - Tô Hoài đã tạo ra một tình huống bất ngờ với hình ảnh A Phủ quật sức vùng lên chạy. Được Mị cởi trói xong A Phủ bỗng khụy xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay. A Phủ quật sức vùng lên chạy".

    => Hình ảnh đó đã tác động sâu sắc đến nhận thức trong Mị: A Phủ, một con người bị trói đến gần chết, cái chết như đã được ấn định mà khi có cơ hội được sống, vẫn vắt kiệt những "giọt huyết" cuối cùng để "chớp" lấy cơ hội sống. Vậy Mị tại sao phải "thoái thác" sự sống của mình mà chấp nhận chết? Cuối cùng tiếng gọi của tự do và sức sống tiềm tàng, khát vọng sống trỗi dậy đã thôi thúc Mị phải sống.

    b/ Mị tự đứng lên giải phóng cuộc đời mình:

    - Đối mặt với hiểm nguy, Mị cũng hốt hoảng "Mị đứng lặng trong bóng tối". Nhưng trong giây phút đối mặt với bản án tử hình ấy lòng ham sống mãnh liệt đã thôi thúc Mị chạy theo A Phủ "A Phủ cho tôi đi! Ở đây thì chết mất". Hai người cũng đỡ nhau "lao chạy xuống dốc núi rồi học đã thoát khỏi nhà thống Lý".

    => Hành động cởi trói cho A Phủ là sự trỗi dậy tất yếu của khát vọng sống, khát vọng tự do dẫn đến hành động cởi trói cho chính mình. Đó là kết quả của sức sống tiềm tàng, âm thầm mãnh liệt của người con gái nhỏ bé dám chống lại thần quyền, cường quyền và cả tiền quyền.

    Phần kết :(đoạn nghệ thuật + đoạn kết bài)

    Với bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, những chi tiết chọn lọc, phát hiện tình huống truyện độc đáo, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị. Cuộc đời đau thương, tủi nhục của Mị có ý nghĩa tiêu biểu cho kiếp sống của người dân miền núi dưới ách thống trị. Tô Hoài viết văn mang tinh thần nhân đạo, cảm thương cho những người lao động nơi núi rừng Tây Bắc, nơi mang niềm tin vào sức sống mãnh liệt. "Dù người ta có thế nào đi chăng nữa thì cuộc sống vẫn luôn tốt đẹp".

    Nhà văn nhân đạo L. Tônxtôi khẳng định: "Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bác ái, luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt kiệt cạn những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu của mình cho nhân loại". Văn học bao đời ví như người hát rong suốt chiều dài cuộc sống. Trong những người hát rong ấy, VCAP/VN, đặc biệt là (đề bài) qua đoạn trích "..."

    Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tình huống truyện độc đáo, đã vì con người mà cất lên yêu thương, cất lên tiếng hát đau buồn, căm hận, ngợi ca cuộc sống con người. Chính tinh thần nhân đạo cao cả ấy khiến nó trở thành tác phẩm vượt qua mọi sự băng hoại của thời gian, không thừa nhận cái chết, trở thành biểu tượng cho tình yêu thương trân trọng con người sâu sắc mãnh liệt tỏng sự nghiệp cầm bút của Tô Hoài/Kim Lân.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng ba 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...