Phân tích, đánh giá đặc sắc nội dung, nghệ thuật đoạn thơ trong anh và em hôm nay - Nguyễn Khoa Điềm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Lagan, 1 Tháng sáu 2023.

  1. Lagan

    Bài viết:
    635
    Đề bài: Phân tích, đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong những câu thơ sau:

    "Trong anh và em hôm nay

    [..]

    Làm nên Đất Nước muôn đời"

    Để làm sáng tỏ chất trữ tình, chính luận của Nguyễn Khoa Điềm.

    [​IMG]

    Bài làm

    "Xưa yêu quê hương vì có sông có núi

    Nay yêu quê hương vì sông núi tên anh"

    Dù trong hoàn cảnh nào, thời gian nào, tình yêu đôi lứa vẫn thường gắn liền cùng vẻ đẹp non sông. Non sông Đất Nước nên thơ, trữ tình chính là bởi được phù sa những dòng Tình Giang, Nghĩa Giang bồi đắp xuyên suốt hàng ngàn năm lịch sử oai hùng. Lại một lần nữa hội tụ về đây, tình cảm đằm thắm giữa anh và em hiện hữu và làm nên Đất Nước. Chưa khi nào ta được thấy một bản trường ca, tình ca vừa yêu nước, vừa thương "em" đến như thế. Tôi đang nhắc tới và nhấn mạnh tác phẩm "Đất Nước" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

    Là một người con xứ Huế mộng mơ, Nguyễn Khoa Điềm yêu biết bao nhiêu núi sông gấm vóc. Trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đã cho ông một vốn sống, kiến thức thực tế đầy đủ để bước chân mình nên những trang thơ. Chính vì thế nên thơ ông luôn mới lạ, suy tư, sâu lắng, cảm xúc nồng nàn với cái nhìn mới mẻ, đậm chất suy tư mà cũng hết đỗi trữ tình. Trường ca Mặt đường khát vọng là một trong những tác phẩm hay nhất của cây bút tài năng ấy. Được sáng tác năm 1971 tại chiến khu Bình – Trị - Thiên, in lần đầu năm 1974, tác phẩm đã đề cập đến những sự việc trọng đại của nhân dân, Đất Nước qua đó nêu cao ý thức tự thức tỉnh của tuổi trẻ Việt Nam về bổn phận và trách nhiệm đối với quê hương, Đất Nước.

    Khác với những nhà thơ cùng thời viết về Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận Đất Nước từ những điều giản dị, nhỏ bé. Mượn hình thức tâm sự, tâm tình với người thương, tác giả đã thì thầm kể chuyện lí giải nguồn gốc của Đất Nước rồi quá trình lớn lên sau đó đưa ra những định nghĩa. Dòng chảy thơ ca không ngừng nghỉ mà chở ta đến những bến bờ suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc khôn nguôi:


    "Trong anh và em hôm nay

    Đều có một phần Đất Nước"

    Với hai câu thơ trên, thi nhân họ Nguyễn đã khẳng định rằng Đất Nước đã hóa thân vào mỗi con người, bởi chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên. Người Việt Nam đều đã và đang thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần của Đất Nước. Hơi thở của Đất Nước thấm nhuần trong cơ thể ta một cách tự nhiên và bản năng nhất. Đất Nước đã hóa thân thành phần máu thịt thiêng liêng trong mỗi con người: "Như chim liền cánh, như cây liền cành". Vì thế sự sống của mỗi cá nhân không phải là của riêng mỗi người mà là của cả Đất Nước. Tuy trong anh và em chỉ có "một phần Đất Nước" nhưng không vì thế mà tầm thường vô nghĩa, ngược lại rất đỗi thiêng liêng, sâu sắc bởi nó góp lên cuộc đời. Từ tư tưởng quen thuộc "Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội", "Mỗi công dân là một phần tử của cộng đồng" nhà thơ đã viết nên hai câu thơ ấy.

    Nếu như hai câu thơ trên khẳng định Đất Nước có trong anh và em thì đến đây nhà thơ thể hiện Đất Nước "hài hòa nồng thắm" trong tình yêu đôi lứa và khối đoàn kết dân tộc:


    "Khi hai đứa cầm tay

    Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm

    Khi chúng ta cầm tay mọi người

    Đất Nước vẹn tròn, to lớn"

    Hành động cầm tay hết sức bình dị nhưng lại là một biểu trưng đẹp. "Khi hai đứa cầm tay" là khi anh và em gắn bó yêu thương, khi ấy, Đất Nước trở lên hài hòa tươi đẹp bởi tình yêu đôi lứa nằm trong hạnh phúc của cộng đồng. Nhà thơ Pháp đã nói: "Từ chân trời của một người đến chân trời của nhiều người". Tình yêu lứa đôi là cơ sở của tình yêu Đất Nước. Đây là tứ thơ quen thuộc được nhiều nhà thơ nói đến:

    "Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

    Có những lần trốn học bị đòn roi

    Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

    Có một phần máu thịt của em tôi"

    (Giang Nam)

    Hay:

    "Anh yêu em như yêu đất nước

    Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần"

    [​IMG]

    Càng yêu em anh càng thêm yêu Đất Nước. Lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục khẳng định khi chúng ta cầm tay mọi người, từ tình yêu đôi lứa phát triển thành tình yêu đồng bào và khi mọi người biết cầm tay nhau thì mới có một Đất Nước "vẹn tròn to lớn". Từ "hài hòa nồng thắm" đến "vẹn tròn to lớn" là cả một bước phát triển đi lên tạo nên sức mạnh đại đoàn kết. Ý thức này đã được đúc kết từ ngàn đời:

    "Một cây làm chẳng nên non

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

    Trong hoàn cảnh Đất Nước dang có chiến tranh, hai miền Nam Bắc chia cắt, nhà thơ nói đến cầm tay, nói đến vẹn tròn to lớn là muốn nói đến tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cộng đồng, niềm tin vào Đất Nước nối liền một dải như Bác Hồ từng kêu gọi:

    "Đoàn kết! Đoàn kết! Đại đoàn kết!

    Thành công! Thành công! Đại thành công!"

    Mạch cảm xúc về Đất Nước tiếp tục vận động để hướng về mai này trong sự tiếp nối linh thiêng:

    "Mai này con ta lớn lên

    Con sẽ mang Đất Nước đi xa

    Đến những tháng ngày mơ mộng"

    Thế hệ con cháu sẽ tiếp bước cha ông "gánh vác phần trọng trách người đi trước để lại", xây dựng nước Việt Nam tươi đẹp hơn, đàng hoàng hơn. Hai chữ "lớn lên" bộc lộ bao tự hào về trí tuệ, bản lĩnh của nhân dân trên hành trình tiến về ngày mai tươi sáng. Niềm tin ấy được gửi gắm vào "con ta", những đứa con của cộng đồng, những hạt giống được "gieo mầm" bởi tình yêu chung thủy của lứa đôi. Thế hệ sau này sẽ tiếp bước con đường của thế hệ trước, sẽ viết tiếp những trang sử hào hùng, viết tiếp những ước mơ còn dang dở. Thế hệ con cháu giỏi giang hơn sẽ biến ước mơ thành hiện thực. Tóm lại, ba dòng thơ là sự khái quát về chân lí lịch sử, quá khứ là sự chuẩn bị cho hôm nay và ngày mai. Đất Nước Việt Nam không chỉ có trong những cái ngày xửa ngày xưa mà sẽ còn chói lòa rực rỡ trong mai này.

    Có lẽ, đó chính là lí do nhà thơ cất lên tiếng gọi thiết tha, một lời thủ thỉ như của người anh trai nói với em gái về trách nhiệm của cá nhân đối với Tổ quốc:


    "Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

    Phải biết gắn bó và san sẻ

    Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

    Làm nên Đất Nước muôn đời."

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem

    Đọc một áng thơ hay như chiêm nghiệm một điều cao cả, bởi vậy nên khi gấp lại những trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm, lòng ta vẫn còn bồi hồi xao xuyến, vấn vương một mối tình nặng nghĩa non sông. Lời thơ Nguyễn Khoa Điềm như du dương, khi trầm, khi bổng mà mãi ngân vang tựa bao lớp sóng lòng, sóng tình đủ sức nâng tác phẩm lên hàng tuyệt tác, trở thành một tinh tú rực sáng trên bầu trời văn học nước nhà.

    Xem thêm:

    Phân Tích, Đánh Giá Đặc Sắc Nội Dung, Nghệ Thuật Ở Đoạn Thơ Đất Là Nơi Anh Đến Trường - Đất Nước

    Cảm Nhận 9 Cậu Thơ Đầu Đoạn Trích Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm
     
    Lntv2612, tangvan268, nguoiyeu98 người khác thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...