TỎ LÒNG < Thuật hoài > Phạm Ngũ lão I. Tìm hiểu chung về văn bản theo gợi dẫn sau: Phiên âm Hán-Việt : Thuật hoài Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu . Dịch nghĩa: Tỏ lòng Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu, Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu. [3] . Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh, Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu. Dịch thơ: Thuật hoài Múa giáo non sông trải mấy thu Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu. 1. Bài thơ được viết bằng văn tự gì? Thuộc thể thơ nào? Bài thơ được viết bằng chữ Hán, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt 2. Nhân vật "Tỏ lòng" (nhân vật trữ tình) trong bài thơ là ai? Anh/chị biết gì về người này? Nhân vật tỏ lòng trong bài thơ là cái tôi trữ tình của Phạm Ngũ lão. Phạm Ngũ Lão (1255-1320), quê ở làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hưng Yên. - Là danh tướng thời Trần, văn võ song toàn, có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên. 3. Đối chiếu giữa phiên âm với dịch thơ qua bản dịch nghĩa rồi đánh dấu vào những chỗ có thể dẫn đến cách hiểu không đúng và đưa vào bảng sau: 4. Xác định hoàn cảnh ra đời và làm rõ nhan đề "Thuật hoài" : - Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến, quyết thắng chống giặc Mông - Nguyên của quân đội nhà Trần. - Nhan đề: Tên chữ Hán là "Thuật hoài" : Bày tỏ nỗi lòng. 5. Xác định bố cục bài thơ và nội dung từng phần: Bố cục: 2 phần + Hai câu đầu: Hình tượng người trai đời Trần cùng hào khí "ba quân" + Hai câu sau: Nỗi lòng của người anh hùng với chí, tâm lớn lao cao cả. II. Tìm hiểu hai câu thơ đầu theo gợi dẫn 1a: Câu thơ thứ nhất thể hiện hình ảnh của ai? Tác giả lựa chọn chi tiết ấn tượng nào để khắc họa hình ảnh? Câu thơ thể hiện hình ảnh của anh hùng vệ quốc thời trần trong tư thế cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông đất nước. 1b. Câu thơ thứ 2 thể hiện hình ảnh của ai? Tác giả tập trung vào yếu tố nào của hình ảnh này? Câu thơ thứ 2 lại là hình ảnh quân đội nhà trần với sức mạnh, khí thế hào hùng. 1c: Hai hình ảnh này có mối quan hệ ra sao với nhau? Chúng gợi ra bối cảnh lịch sử dân tộc như thế nào? Hình tượng người anh hùng vệ quốc đã làm tôn thêm vẻ đẹp, sức mạnh của cả đội quân và ngược lại. Đội quân nhờ những người anh hùng như vậy mới đoàn kết, dũng mãnh, khí thế.. một đội quân của thời đại nhà trần với ba lần đại thắng quân Mông- Nguyên. 2. Hãy cảm nhận về hình ảnh trang nam nhi thời Trần qua gợi dẫn: + Tư thế: "Hoành sóc" Cầm ngang ngọn giáo. Tư thế dứt khoát, quyết đoán, mạnh mẽ, vững chãi, kiên cường. + Không gian: Giang sơn: Không gian rộng lớn, kì vĩ. + Thời gian: "Kháp kỉ thu" – đã mấy mùa thu: Thời gian dài, kiên trì, bền bỉ. + Tầm vóc: Sánh ngang tầm vũ trụ thậm chí bao trùm cả trời đất, không gian. Với ngọn trường giáo, tráng sĩ đời Trần mang trong mình nhiệm vụ cao cả, trấn giữ non sông thường trực cao độ với ý thức trách nhiệm lớn lao không hề mệt mỏi, sao lãng. Không gian, thời gian dài và rộng, kì vĩ như trở thành một tấm phong vũ trụ tôn lên dáng dấp kiêu hùng của con người thời đại "Đông A". Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. (Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu, Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu) Múa giáo non sông trải mấy thu Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. 3a. Tam quân là để chỉ ai? Tam quân là chỉ quân đội nhà Trần nói chung bao gồm: Tiền quân, trung quân, hậu quân. Một sự bày binh bố trận đoàn kết. 3b. Biện pháp so sánh kết hợp thậm xưng cho thấy quân đội nhà Trần hiện lên như thế nào? Thủ pháp so sánh: Tam quân tì hổ khí thông ngưu (ba quân như hổ báo khí thế nuốt trôi cả trâu/ lấn át cả sao ngưu) - Tô đậm sức mạnh hùng dũng, khí thế ngút trời, tinh thần đoàn kết của đội quân. 3c: Câu thơ này gợi anh/chị liên tưởng đến khí thế của thời đại nhà Trần ra sao? Ấn tượng với một đội quân nhà Trần đoàn kết với khí lực hào hùng trong công cuộc vệ quốc vĩ đại đã làm nên nhiều chiến công vĩ đại: Ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông- nguyên hùng mạnh. Một thời đại hào hùng của dân tộc, thời đại "Hào khí đông A" hay còn gọi là thời đại nhà Trần. 4a. Điều tác giả muốn "Tỏ lòng" qua hai câu thơ đầu là gì? Hai câu thơ khẳng định về sự tự ý thức được trọng trách của trang nam nhi đối với tổ quốc. Đó là còn là niềm tự hào mạnh mẽ về một dân tộc khi đối mặt với cơn phong ba bão táp lịch sử, niềm tự hảo của một dũng tướng khi được đứng trong hàng ngũ đội quân đã làm nên nhiều chiến tích ấy. 4b. Hãy nhận xét về bút pháp, giọng điệu của hai câu thơ đầu? Bút pháp trong hai câu thơ chủ yếu gợi là chính, chỉ qua một vài đường nét kĩ vĩ hoành tráng, tác giả gợi lên trong cảm nhận của mỗi chúng ta về người anh hùng vệ quốc đời Trần và sức mạnh hào hùng của đội quân gồm lớp lớp những tráng sĩ có khí thế xung thiên như vậy. Giọng điệu rắn rỏi, hào sảng như một lời thề chắc nịch với non sông tổ quốc. III. Tìm hiểu hai câu thơ kết theo gợi dẫn 1a. Anh/ chị hiểu như thế nào là "Nợ công danh"? Câu thơ thứ 3 thể hiện tâm trạng gì của nhân vật trữ tình? Nợ công danh là chí làm trai theo tinh thần nho giáo: Thân làm trai phải lập công (để lại sự nghiệp) lập danh (để lại tiếng thơm), đây là lí tưởng chung của bậc làm trai thời phong kiến. Nó thể hiện nghĩa vụ đối với cuộc đời, đối với dân, với nước. Câu thơ thứ 3 là nỗi băn khoăn thường trực của tác giả về nghĩa cụ của mình đối với dân tộc, bấy nhiêu điều đã làm vẫn cho là chưa đủ, chưa thỏa, còn cảm thấy vương nợ, bận tâm, bận lòng. 2. "Thẹn" là trạng thái cảm xúc như thế nào? Hãy ghi lại văn tắt các thông tin anh/chị đã biết về người đang cảm thấy thẹn trong câu thơ này? "Thẹn" là trạng thái cảm xúc tự soi vào bản thân mà nhận ra ở mình có điều gì đó không nên không phải, thấy tự xấu hổ. Người cảm thấy "thẹn" ở đây lại là dũng tướng Phạm Ngũ Lão, một người luôn thường trực trách nhiệm đối với đất nước. Từ một chàng trai đan sọt làng Phù Ủng mải mê suy ngẫm chuyện thời thế, được Trần Hưng Đạo đưa về, không bao lâu đã trở thành cánh tay đắc lực cho Trần Hưng Đạo, tham gia lập nhiều chiến công lớn trong công cuộc chống quân xâm lược Mông- Nguyên, một võ tướng tài ba cảu nhà Trần, làm đến chức Điện súy, được phong quan nội hầu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu (Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh, Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu) Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu. 3a. Nhân vật trữ tình cảm thấy thẹn với ai? Người đó có những phẩm chất, công trạng gì? Người mà Phạm Ngũ lão tự thấy mình còn phải thẹn thùng, chưa xứng tầm là Vũ hầu Gia Cát Lượng, tức Khổng Minh. Đây là nhân vật thời Tam Quốc, có tài mưu lược lập được công trạng to lớn trong việc giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán. Ông nổi tiếng trung thành, được người đời yêu quý và nói về ông với những cái tài: Ông có thể hô mưa gọi gió, rắc đậu thành binh, thông thiên văn, tường địa lí, biết pháp thuật, giỏi âm dương. 3b: Chuẩn mực hướng đến của nỗi thẹn cho ta biết thêm điều gì về tác giả? Chuẩn mực hướng đến trong nỗi thẹn ở vị võ tướng tài ba đã nâng tầm cho nỗi thẹn ấy. Đó là cái thẹn cao cả của một nhân cách lớn. Nỗi thẹn đó giúp con người không dừng lại, tự thỏa mãn đắc ý với bản thân mà luôn hướng về phía trước, quyết tâm thực hiện lí tưởng.. Chúng ta hiểu hơn vì sao những nhân vật nhân cách lớn lại tự thẹn hơn với chính mình. 4. Ý nghĩa của nỗi thẹn? Biểu hiện của sự khiêm tốn, ý thức trách nhiệm của một người dân khi đất nước lâm nguy và khát vọng tận hiến cho đất nước của PNL® nỗi thẹn nâng cao nhân cách con người. 5. Đọc thêm những câu thơ viết về nỗi thẹn sau đây: - Ơn vua chưa chút báo đền Cúi trông hổ đất, ngẩng lên thẹn trời (Nguyễn Khuyến) - Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. (Nguyễn Khuyến) - Xuân ơi xuân, xuân có biết chăng, Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng. (Phan bội Châu) IV: Hãy viết đoạn văn, trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: "Biết tự hào về bản thân là điều cần thiết, nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn" Gợi ý: * Nêu vấn đề: Để không ngừng hoàn thiện và phát triển bản thân, con người cần nhận thức được ưu điểm cũng như những hạn chế của bản thân, cần biết tự hào về bản thân để chủ động, tự tin hơn trong công việc, cuộc sống nhưng cũng cần biết tự xấu hổ với những hạn chế, thiếu xót để có ý thức khắc phục, hoàn thiện mình. * Dẫn vào ý kiến. Giải thích ý kiến - Biết tự hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt mà mình có, về những đóng góp của mình cho cuộc sống, biết xấu hổ là cảm thấy hổ thẹn về sự kém cỏi và những lỗi lầm của mình trước người khác. - Nội dung ý kiến: Đề cao việc nhận thức đầy đủ sâu sắc về bản thân, hướng đến sự hoàn thiện mình. Luận bàn ý kiến – Biết tự hào về bản thân: + Khi biết tự hào về bản thân là khi con người biết tự công nhận chính mình, biết hãnh diện về lợi thế từ mình đang đó. + Tự hào về bản thân sẽ giúp con người tự tin hơn trong công việc, cuộc sống cũng như có thêm những động lực lớn lao để vươn tới những điều tốt đẹp, những đỉnh cao mới trong cuộc sống của chính mình. + tin tưởng vào bản thân mới có thể huy động mọi năng lực, tài năng, nhiệt huyết cho công việc, mang đến kết quả như mong muốn. – Khi biết xấu hổ: + xấu hổ là biểu hiện của sự tự giác, nó được nhận thức xuất phát từ lương tâm, nó có thể giúp con người nâng cao năng lực, nỗ lực rèn luyện, thay đổi để hoàn thiện + Nếu nhận thức được những sai lầm của bản thân con người sẽ biết thay đổi, điều chỉnh hành vi của mình theo những chiều hướng tích cực. + Khi nhận thức được những sai lầm của bản thân, con người sẽ không cho phép mình phạm phải sai lầm ấy lần nữa – Biết xấu hổ không có nghĩa là thường trực cảm giác tự ti, mặc cảm thiếu tự tin về bản thân, đó là sự tự ý thức để hoàn thiện không phải là việc đánh giá thấp năng lực, khả năng của mình. Bài học ý thức và hành động Nhận thức sâu sắc những điểm mạnh điểm yếu của bản thân. Nghiêm khắc với chính mình, không ngững trau dồi, rèn luyện đạo đức, nhân cách - Đánh giá về ý kiến: Câu nói "Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn" đã mang đến những nhận thức sâu sắc về điểm mạnh cũng như những hạn chế, thiếu xót của bản thân. V: Qua bài thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão, Anh/chị thấy hình ảnh của trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹ như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Gợi ý: * Giới thiệu vấn đề cần bàn luận. Ý nghĩa của lời thơ "Tỏ lòng" đối với thế hệ trẻ hôm nay và ngày mai. * Vẻ đẹp hình ảnh trang nam nhi thời Trần. - Con người mang tầm vóc, vũ trụ, kì vĩ, phi thường. - Con người có nhân cách cao đẹp, hoài bão lớn lao. *Ý nghĩa với thế hệ trẻ hôm nay và ngày mai. - Hình ảnh đấng nam nhi thời Trần có sức ảnh hưởng lớn đến thế hệ thanh niên thời đại mới. + Thanh niên Việt Nam ý thức được về tầm vóc, vị trí của bản thân. + Thanh niên Việt Nam có hoài bão, khát vọng công danh, khát vọng cống hiến. - Ý thức về tầm vóc, vị trí của bản thân và khát vọng công danh, khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ hôm nay là sự kế thừa truyền thống của cha ông, là phẩm chất vốn có trong mỗi con người thời đại mới. VI: Từ ý nghĩa hai câu kết bài thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ lão, hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 đến 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm xây dựng đất nước của mỗi cá nhân thế hệ trẻ hôm nay. Gợi ý: Bài viết cần đảm bảo các ý sau: * Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Trách nhiệm xây dựng đất nước của mỗi cá nhân thế hệ trẻ ngày nay. * Nêu ngắn gọn ý nghĩa của hai câu kết. - Thể hiện khát vọng lớn lao, cao đẹp của Phạm Ngũ Lão: Khát vọng được cóng hiến hết mình cho vương Triều nhà Trần, cho đất nước, giang sơn. * Bàn luận về trách nhiệm xây dựng đất nước của mỗi cá nhân là thế hệ trẻ ngày nay: - Mỗi cá nhân chúng ta đều thuộc về một đất nước, một thời đại cụ thể. Sống trên đất nước, trong thời đại đó, con người không thể chị vị kỉ mà còn phải hoàn thành nghĩa vụ, phải có trách nhiệm đối với đất nước, tổ quốc mình. Trách nhiệm đó trước hết phải được hình thành trong ý thức, sau đó cần phải được hiện thực hóa thông qua hành động cụ thể. - Trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày hôm nay là hình thành lý tưởng cống hiến, rèn luyện phẩm chất đạo đức, say mệ học tập, lao động.. góp phần xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Trách nhiệm công dân luôn luôn phải được ý thức trong mỗi cá nhân. Trong thực tế có nhiều bạn trẻ mang trong mình khát khao cống hiến và đã nỗ lực bến khát vọng đó thành hiện thực. (lấy dẫn chứng minh họa) - Bàn luận: + Phê phán một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, ham chơi, thích hưởng thụ, không quan tâm đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. + Khẳng đinh trách nhiệm xây dựng đất nước của mỗi cá nhân thế hệ trẻ ngày này là sự tiếp nối truyền thống yêu nước ngàn đời của dân tộc.