Phân tích chuyên sâu tâm trạng Chí Phèo trong buổi sáng sau khi gặp Thị Nở - Love cà phê sữa

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Love cà phê sữa, 8 Tháng chín 2021.

  1. Love cà phê sữa

    Bài viết:
    542
    Đề bài: Phân tích tâm trạng Chí Phèo trong buổi sáng sau khi gặp Thị Nở.

    Lưu ý: Vì dung lượng khá dài nên mình sẽ chia bài này ra thành 4 phần (đọc dài dễ ngán lắm) :

    P1:
    Mở bài, lí luận văn học về nhà văn, về phong cách sáng tác của Nam Cao, tóm tắt nội dung tác phẩm, nói khát quá về nội dung (tâm trạng Chí Phèo trong buổi sáng sau khi gặp Thị Nở).

    P2: Phân tích chuyên sâu về sự thay đổi tâm lí, suy nghĩ của Chí có đan xen so sánh độc lạ duy nhất chỉ có trên dembuon (phần này chủ yếu nói về sự tỉnh ngộ và tự ý thức về cuộc đời của con quỷ dữ làng Vũ Đại)

    P3: Phân tích chuyên sâu về tâm trạng của Chí trước bát cháo hành ấm nóng tình người của Thị Nở, lí giải vì sao bản tính lương thiện được thức tỉnh, so sánh với một nhân vật siêu kinh điển Giăng - van - giăng.

    P4: Phân tích chuyên sâu về khao khát hoàn lương của Chí và một chút về cái kết đắng lòng cho hai con người "xứng đôi vừa lứa", tổng kết nội dung, nghệ thuật, kết bài.

    Bài làm:

    Tôi vô cùng ấn tượng với nhân vật Esméralda – một cô gái du mục tài sắc vẹn toàn với tâm hồn trong sáng, thánh thiện, luôn khao khát mong cầu hạnh phúc; một Xô – cô – lốp với số phận đầy nghiệt ngã, phải chịu sự đày đọa ghê gớm cả về vật chất lẫn tinh thần song vẫn kiên cường và giàu lòng nhân hậu; một Giăng – van – giăng khốn khổ giữa xung đột thiện ác, giữa tôn trọng luật pháp và đạo lí con người. Mỗi nhân vật đều đọng lại trong tôi một thức cảm xúc lưu niên không trộn lẫn. Đến với "Chí Phèo" của Nam Cao, một lần nữa, tôi lại ám ảnh với nhân vật Chí Phèo – con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Và, có lẽ, đoạn văn miêu tả tâm trạng Chí Phèo trong buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất.

    "Nhà văn phải biết vì một con người hôn nay, vì thế giới hôm nay và vì thời đại của mình. Song cái lý tưởng mà khao khát của nhà văn hướng đến vẫn là một giá trị nhân loại trọn vẹn trong thời gian và không gian lịch sử." (Nguyễn Hoàng Đức). Hiện thực cuộc sống phong phú, đa dạng và nhiều chiều luôn là mảnh đất dồi dào thôi thúc sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Đứng trước hiện thực cuộc sống, mỗi nhà văn với những con mắt riêng đều có những cảm xúc, suy ngẫm và lí giải khác nhau, lựa chọn những mảng đề tài khác nhau, đặt ra những vấn đề khác nhau. Song, những đứa con tinh thần mà anh đã cất công hoài thai ấy phải mang giá trị nhân loại trọn vẹn, "khơi nguồn dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông" (Lã Nguyên). Văn học chân chính phải là thứ văn chương vị đời, nhà văn chân chính phải là nhà văn "nhân đạo từ trong cốt tủy". Có như vậy, tác phẩm mới đạt tới tầm nhân bản sâu xa.

    Cũng mang trong mình những trăn trở, suy tư ấy, Nam Cao – đại diện tiêu biểu của nền văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 đã dừng ngòi bút và tài năng của mình để cất bút vẽ nên những bức tranh rực rỡ sắc màu chất chưa hơi thở cuộc sống. Ông không phải là nhà cách tân thể loại truyện ngắn, ông chỉ bồi đắp thêm cho nó, nhưng sự bồi đắp ấy cũng thể hiện cái tài, cái tâm và cái tầm của người cầm bút. Nam Cao đến với văn học Việt Nam với chất giọng riêng. Ấy là cái sắc lạnh gân guốc, tỉnh táo nghiêm ngặt, lạnh lùng, khách quan đôi khi hơi tàn nhẫn nhưng thực chất lại chất chứa tình người, vừa trữ tình, vừa da diết buồn thương. Và, qua chất giọng gân guốc ấy, Nam Cao đi sâu vào hiện thực bần cùng hóa của người nông dân, hiện tượng "chết mòn" trong đời sống tinh thần và sự túng quẫn về vật chất của tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Ông "mổ xẻ tất cả, không né tránh như Thạch Lam, không cực đoạn như Vũ Trọng Phụng, không thi vị hóa như Khái Hưng" (Hà Minh Đức). Lối văn sâu xa, chua chat và tàn nhẫn đã đưa những Lang rận, dì Hảo, Điền, Hộ từ trang sách bước vào cuộc đời thực và khiến người đọc cứ mãi ám ảnh về một Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm người.

    "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác" (Tô Hoài). Quả thực, nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Sáng tạo ra nhân vật, nhà văn nhằm thể hiện những cá nhân nhất định và những quan niệm về các nhân vật đó trong mối quan hệ xã hội. Mỗi nhân vật xuất hiện là tiếng nói của nhà văn về cuộc đời, con người. Có bao nhiêu nhân vật thì có bấy nhiêu dáng vẻ, bấy nhiêu cuộc đời. Mỗi nhân vật lại mang đường nét, diện mạo, tính cách riêng tạo nên thế giới nhân vật vô cùng đa dạng, phong phú.

    Nhằm phản ánh tất thảy hiện thực cũng quẫn của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8 và bộc lộ tấm lòng thương cảm sâu xa, luôn trăn trở đau đáu về nhân phẩm con người bị xã hội phi nhân tính làm biến dạng, Nam Cao đã dùng ngòi bút của mình xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo với đường nét, diện mạo và tính cách vừa khác lạ vừa tiêu biểu. Một Chí Phèo mà ta chưa từng được nghe và chưa bao giờ được thấy, mà chỉ trong trang truyện của Nam Cao ta mới bắt gặp. Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong cái lò gạch cũ, được người dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi, từ anh thả ống lươn cho đến bà góa mù và bác phó cối. Đến khi hắn 18 tuổi thì Chí bắt đầu đi làm thuê cho nhà Bá Kiến. Ở nhà cụ tiên chỉ làng Vũ Đại, Chí Phèo Không chỉ bị áp bức, bóc lột sức lao động mà còn bị chà đạp phần trai trẻ trong sáng, cao đẹp của một con người. Vợ của Bá Kiến bắt Chí làm một việc không chính đáng, chỉ vì ghen tuông vu vơ, Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Sau bảy, tám năm, nhà tù thực dân đã biến Chí thành con quỷ dữ của Làng Vũ Đại cả về hình hài lẫn nhân tính. Hắn bị khai trừ ra khỏi cộng đồng và bắt đầu cuộc đời tăm tối như thú vật xa lạ với mọi người, với xã hội loài người. Những tưởng Chí Phèo mãi mãi sống kiếp thú vật rồi sẽ kết thúc cuộc đời bằng cách vùii xác nơi bờ bụi nào đó. Nhưng không, Nam Cao đã để cho Chí Phèo trở về kiếp sống làm người thật tự nhiên. Thị Nở xuất hiện cùng với bát cháo hành nồng ấm tình thương đã đánh thức lương tri của kẻ bị tha hóa đang chơi vơi trên ranh giới giữa phần con và phần người. Chí tỉnh ngộ và suy ngẫm về cuộc đời mình. Đoạn văn miêu tả tâm lí nhân vật trong buổi sáng sau khi gặp Thị Nở là kết tinh nét tài hoa và trái tim nhân đạo của ngòi bút Nam Cao.

    Sau đêm hôm ấy, Chí Phèo tỉnh rượu vào một buổi sáng đẹp trời. Khác với những ngày tháng triền miên trong men rượu, lần này, Chí đã có thể cảm nhận được cuộc sống đời thường. Có lẽ, kể từ khi bước chân ra khỏi nhà tù thực dân đến nay, đây là lần đầu tiên con quỷ dữ của làng Vũ Đại hết say và hoàn toàn tỉnh táo. Tỉnh táo đến lạ lùng! Giờ đây, Chí đã có thể phân biệt được ánh sáng bên ngoài và bóng tối trong lều: "Mặt Trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ.. Nhưng cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mờ." Giữa "mặt trời và nắng" rực rỡ với "cái lều ẩm thấp" tối tăm, mịt mù càng làm nổi bật rõ sự tỉnh táo của con quỷ dữ sau bao ngày đắm chìm trong men rượu, phần nào thể hiện khát khao được hòa nhập cuộc sống cộng đồng. Chí nhận ra cuộc đời mình và tương lai của mình cũng bị mù chẳng khác nào túp lều ẩm thấp tối tăm mà hắn đang sống. Và rồi, hắn nhen nhóm hi vọng được hòa mình vào không gian đầy ánh sáng và màu sắc ngoài kia, hắn khát khao được hòa nhập với cộng đồng.

    (hết phần 1, mọi người đừng bình luận ở dưới nhé)
     
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng mười hai 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Love cà phê sữa

    Bài viết:
    542
    Phần 2: Phân tích chuyên sâu về sự thay đổi tâm lí, suy nghĩ của Chí có đan xen so sánh độc lạ duy nhất chỉ có trên dembuon (phần này chủ yếu nói về sự tỉnh ngộ và tự ý thức về cuộc đời của con quỷ dữ làng Vũ Đại)

    Men rượu đã làm hồi tỉnh các giác quan của Chí Phèo. Hắn lắng tai nghe tiếng chim hót ngoài kia, "tiếng cười nói của những người đi chợ" và tiếng "anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá", tiếng hai người đàn bà buôn vải ở Nam Định về. Tất cả hiện lên thật đáng yêu, thật hiền hòa trước mặt Chí. Những âm thanh bình dị, quen thuộc của cuộc sống đời thường ấy chưa bao giờ Chí nghe thấy, cảm nhận thấy. Chỉ đến hôm nay hắn mới hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan đến bây giờ mới hoạt động bình thường. Những âm thanh ấy phải chăng là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống lần đầu tiên vọng đến đôi tai tỉnh táo của Chí Phèo. Nó thôi thúc Chí quay về với con đường làm người, quay trở về với bản chất hiền lành, cần cù, chăm chỉ của anh nông dân nghèo. Những âm thanh ấy khơi gợi lòng khao khát hòa nhập với cộng đồng của con quỷ dữ làng Vũ Đại. Thì ra, ẩn sâu trong vỏ bọc của lối sống bất nhân hình và bất nhân tính ấy vẫn le lói chút hi vọng và khao khát được làm người. Những âm thanh của cuộc sống bình dị, quen thuộc tác động vào tâm hồn Chí, làm thức tỉnh phần người trong hình hài dường như đã bị phần con nuốt trọn. Đọc đến đây, tôi lại nhớ đến âm thanh tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" – Tô Hoài. Tiếng sáo từ chỗ là một sự việc của thực tại khách quan "lửng lơ bay ngoài đường" đã thâm nhập vào nội tâm nhân vật Mị, khơi dậy khát vọng sống và thức tỉnh trong Mị niềm say mê yêu đời. Dùng ngoại cảnh tác động tâm cảnh, Nam Cao và Tô Hoài đã làm nổi bật lên hình tượng điển hình cho số phận con người lao động vượt lên trên sự đè nén của cường quyền để khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của chính họ. Từ đây, cuộc đời Chí đã bước sang một trang mới với hình hài của một con người mới.

    Điều gì đã thay đổi cách suy nghĩ của một kẻ vốn dĩ đã không được công nhận là người? Tại sao con người triền miên trong những cơn say ấy, bỗng chốc lại hoàn toàn tỉnh táo? Phải chăng, là vì cuộc gặp gỡ với Thị Nở - người phụ nữa xấu ma chê quỳ hờn? Điều ấy đúng nhưng chưa đủ. Là cây bút hiện thực có chiều sâu, Nam Cao đã lí giải sự thay đổi tâm lí nhân vật một cách vô cùng thuyết phục. Điều đó được thể hiện qua sự thay đổi trong tâm sinh lí của Chí Phèo. Hắn đã nhận ra vị đắng chát của rượu và vị mặn của đời: "Hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn", "sợ rượu như người ốm thường sợ cơm". Đồng thời, Chí cũng ý thức về cuộc đời mình. Hắn nhìn lại quá khứ, nghĩ đến hiện tại và trăn trở về tương lai. Trước hết, hắn nhớ lại những ngày rất xa xôi khi nghe âm thanh hai người đàn bà buôn vải ở Nam Định về. "Hắn đã từng ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm". Mộng ước ấy bé nhỏ, giản dị như thế, đáng trân trọng đến thế, nhưng sao suốt bao năm qua vẫn chưa thực hiện được? Vì hắn không tìm được tình yêu đích thực? Hay thực ra là do xã hội phong kiến tàn bạo đẩy hắn đến bước đường cùng buộc hắn phải trở thành quỷ dữ, không cho hắn có quyền được làm người?

    Đó là quá khứ, vậy còn hiện tại? Hiện tại của hắn thật đáng buồn. Quá khứ tuột khỏi tầm tay, hiện tại thì tù túng. Chí Phèo nhận thấy mình đã già "ngoài bốn mươi tuổi đầu", "đã tới cái dốc bên kia của đời người", "cơ thể đã hư hỏng nhiều" mà hắn vẫn đang cô độc. Tương lai thì lại càng đáng buồn hơn, hắn bị "đói rét, ốm đau và cô độc" bủa vây. Đối với hắn, "cô độc còn đáng sợ hơn cả đói rét và ốm đau". Sự ý thức thấu suốt cuộc đời mình từ quá khứ - hiện tại – tương lai qua sự hòa trộn giọng điệu người kể chuyện (nhà văn giấu mình) với dòng suy nghĩ của nhân vật đã làm nổi bật rõ phần người trong con người Chí. Từ khi đi tù trở về, hắn "bao giờ cũng say", "say vô tận". Và vì thế, hắn sống trong vô thức. Nếu nhân vật Mị trong "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài dưới sự tác động của men rượu mà nhìn nhận lại cuộc đời chính mình thì Chí Phèo sau khi thoát khỏi cơn say thì tỉnh ngộ. Giờ đây, lần đầu tiên hắn tỉnh táo, suy nghĩ nhận thấy tình trạng bi đát, tuyệt vọng của đời mình.
     
    Mình là Chi, Ột Éc, Lagan13 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...