Phân tích chuyên sâu 10 câu thơ đầu bài thơ Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi TruongManVi, 20 Tháng mười hai 2021.

  1. TruongManVi Uống nhầm một ánh mắt, thương nhầm một nụ cười

    Bài viết:
    403
    Đất nước vốn được xây dựng nên bởi những giá trị vĩnh hằng, được vun đắp và giữ gìn qua nhiều thế hệ tiếp nối. Vì vậy mà mở đầu bài thơ, tác giả đã lý giải về nguồn gốc của đất nước một cách đầy mới mẻ nhưng cũng rất gần gũi, thân quen:

    Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

    Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể

    Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

    Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

    Tóc mẹ thì bới sau đầu

    Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

    Cái kèo, cái cột thành tên

    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

    Đất Nước có từ ngày đó..

    Câu thơ mộc mạc, chân thành, giản dị như một lời trò chuyện từ sâu thẳm trái tim của nhà thơ muốn gửi tới người đọc. Danh từ "Đất Nước" ở đây được viết hoa tạo nên cảm giác thiêng liêng, thành kính, từ đó mà đất nước trong trái tim mỗi người càng trở nên thiêng liêng hơn cả. Cách nói "Khi ta lớn lên" là để nói sự trưởng thành của mỗi người, song song với đó là sự trưởng thành trong nhận thức, là ý thức, trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Ba chữ "đã có rồi" vừa là lời khẳng định vừa bộc bạch niềm tự hào về sự trường tôrn của đất nước của nhà thơ.

    Sau lời khẳng định về sự tồn tại và phát triển lâu dài của đất nước, nhà thơ đã lý giải nguồn gốc của đất nước một cách đầy mới mẻ nhưng rất thuyết phục. Đất nước có trong "ngày xửa ngày xưa", bắt đầu với "miếng trầu", "lớn lên khi dân biết trồng tre". Cụm từ "ngày xửa ngày xưa' gợi cho ta nhớ tới những câu chuyện cổ tích bà mẹ kể khi còn thơ bé như:" Con Rồng cháu Tiên "," Thạch Sang "," Tấm Cám ".. Chính những câu chuyện ấy càng làm ta thêm xao xuyến, bồi hồi, bồi đắp cho ta tình cảm với quê hương, đất nước. Bởi truyện cổ tích nước ta mang đầy tính nhân văn, dân tộc, ấy vậy mà nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cũng từng viết:

    Tôi yêu truyện cổ nước tôi

    Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

    Thương người rồi mới thương ta

    Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm..

    Đất nước trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm còn được thể hiện ở nét sống đơn giản nhưng đậm đà bản sắc dân tộc của những người bà, người mẹ Việt Nam. Đó là tục ăn trầu, hình ảnh" miếng trầu "gợi lên các mối quan hệ tình nghĩa, truyền thống tốt đẹp của người dân nước ta. Trong các tục cúng lễ, miếng trầu và quả cau là biểu tượng cho lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên, nó còn là biểu tượng của hôn nhân, tình yêu, gia đình, là mối quan hệ vợ chồng thủy chung, son sắt.

    Một đất nước không thể thiếu truyền thống và một trong những truyền thống quý báu của dân ta là truyền thống đánh giặc giữ nước:" Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. "Câu thơ gợi nhắc cho ta nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc - một vẻ đẹp kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam. Hình ảnh cây tre cũng gợi lên những vẻ đẹp phẩm chất của nhân dân ta: Thật thà, chất phác, kiên cường, dũng cảm kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

    Từ truyền thống đánh giặc ngoại xâm, tác giả lại tiếp tục khai thác thêm những nét đẹp thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam. Đó là vẻ đẹp giản dị của người phụ nữ khi" búi tóc sau đầu ", ca dao xưa cũng từng nhắc tới hình ảnh này:

    Tóc ngang lưng vừa chừng em bới

    Để chi dài cho rối lòng anh..

    Đạo lí ân tình ngàn đời của cha mẹ cũng được nhà thơ khéo léo đưa vào bài thơ:" Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn. "Như một cách riêng để khẳng định tình nghĩa son sắt ấy là nguồn gốc của mọi sự yêu thương, như suối nguồn chảy qua bao thế hệ. Ngoài ra, câu thơ:" Cái kèo, cái cột thành tên.. "còn gợi nhắc đến một văn hóa của người Việt, đó là truyền thống làm nhà bằng kèo, cột. Đất nước ta với nền văn minh lúa nước cùng truyền thống cần cù lao động" một nắng hai sương "để làm ra hạt gạo trắng ngần, hình ảnh ấy đã gợi lên bao sự lam lũ, cơ cực của người nông dân Việt Nam. Qua đó, tác giả cũng khéo léo nhắc nhở thế hệ sau này bằng truyền thống" uống nước nhớ nguồn ", ăn hạt cơm dẻo thơm hôm nay phải biết nhớ ơn công lao của người làm ra nó. Khép lại khổ thơ đầu, nhà thơ khẳng định sự ra đời của đất nước một cách đầy tự hào:" Đất Nước ta có từ ngày đó..", ngày nào không cụ thể, nhưng chắc chắn ngày đó là ngày ta có truyền thống, phong tục tập quán, có nền văn hóa riêng. Đoạn thơ được vận dụng khéo léo những chất liệu văn hóa dân gian như phong tục ăn trầu; sự tích Thánh Gióng; nền văn minh lúa nước;.. Nhà thơ cũng sáng tạo nhuần nhuyễn thành ngữ, ca dao, tục ngữ cùng các biện pháp điệp từ, so sánh.. Tất cả đã tạo nên một đoạn thơ đậm đà không gian văn hóa người Việt. Cũng viết về những truyền thống của nước ta, dễ dàng liên tưởng ngay tới Tố Hữu, thế nhưng ông khai thác sâu hơn về truyền thống đánh giặc của nhân dân ta:

    Ta như thuở xưa thần Phù Đổng

    Vụt lớn lên, đánh đuổi giặc Ân

    Sức nhân dân khỏe như ngựa sắt

    Chí căm thù rèn thép làm roi

    Lửa chiến đấu ta phun vào mặt

    Lũ sát nhân cướp nước hại nòi..
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...