Phân tích chi tiết cái bóng trong chuyện người con gái Nam Xương

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cam Thuong, 29 Tháng một 2022.

  1. Cam Thuong My name is Cẩm Thương :)

    Bài viết:
    92
    Phân tích chi tiết cái bóng trong chuyện người con gái Nam Xương.

    Bài làm

    Macxim Gorki đã từng khẳng định: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Thật vậy, một tác phẩm văn học có giá trị khi nhà văn sáng tạo ra được những chi tiết hay. Và Nguyễn Dữ cũng đã sáng tạo ra một chi tiết vô cùng đắt giá đó là chi tiết "cái bóng" trong "Chuyện người con gái Nam Xương".

    Trong đời sống đối với chúng ta cái bóng luôn là thứ gắn liền với thân thể con người. Nó là một thứ mà hoàn toàn không thể nào tách ra hoặc làm nó không xuất hiện. Nó như là một phần của thể xác của chúng ta. Nhưng trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương, hình ảnh cái bóng là một chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết

    "Cái bóng" xuất hiện từ đầu tác phẩm làm cho văn bản trở nên thú vị hơn, tạo nên thành công lớn cho câu chuyện.

    Chi tiết "cái bóng" được xuất hiện hai lần trong câu chuyện, một lần ở đầu một lần ở cuối truyện và đều qua lời nói của bé Đản. Mặc dù vậy, nhưng chi tiết ấy lại quyết định đến toàn bộ cốt truyện của tác phẩm này. Tại sao một chi tiết nhỏ xuất hiện từ lời nói ngây thơ của một đứa trẻ mới lên ba tuổi lại có ảnh hưởng sâu sắc đến số phận của nhân vật Vũ Nương như vậy? Có lẽ chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa của chi tiết này.

    Lần đầu tiên, chi tiết cái bóng xuất hiện khi Trương Sinh trở về sau nhiều năm đi lính. Chàng trở về hay mẹ mất Trương Sinh đau lòng khôn xiết, bế đứa con thơ ra mộ mẹ thắp nén hương. Đứa trẻ quấy khóc,

    Trương Sinh dỗ dành: "Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi". Đứa trẻ ngạc nhiên ngây thơ bảo: "Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha tối nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả". Chỉ vì câu nói vu vơ đó của đứa trẻ, Trương Sinh đã nghi ngờ sự trong sạch của vợ mình bỏ ngoài tai những lời khuyên can của hàng xóm. Vũ Nương nghe thấy, nàng hết lời biện bạch, thanh minh nhưng chàng không cho vợ giải thích, đinh ninh là vợ hư, chỉ nhất quyết "đánh đuổi nàng đi". Lần thứ hai, chi tiết này xuất hiện ở gần cuối tác phẩm. Sau khi Vũ Nương chết. Trương Sinh bế con ngồi trước ánh đèn. Đứa bé bỗng reo lên: "Cha Đản lại đến kìa". Chàng hỏi lại mới biết thì ra những lúc mình không ở nhà, khi đứa con hỏi cha đang ở đâu, Vũ Nương thường chỉ vào cái bóng của mình và bảo đó là cha Đản. Lời nói ngây thơ của con

    Trẻ vô tội đã đẩy Vũ Nương vào bi kịch. Nhưng cũng chính lời nói ấy đã giải oan cho nàng. Những lời bênh vực của hàng xóm - người ngoài hay lời thanh minh của Vũ Nương - người trong cuộc cũng không bằng lời nói của bé Đản.

    Chi tiết chiếc bóng giữ vị trí quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển cốt truyện, gắn liền với bước ngoặt trong cuộc đời Vũ Nương. Là một điểm sáng thẩm mĩ của tác phẩm. Trước hết, chi tiết chiếc bóng là điểm thắt nút đẩy kịch tính lên cao độ trong chuỗi sự việc của tác phẩm. Nhờ đó, Nguyễn Dữ xây dựng được tình huống truyện đầy ngẫu hứng nhưng lại chặt chẽ, logic và tự nhiên. Người xưa vẫn dạy:

    "Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ". Lời bé Đản vì thế càng khiến Trương Sinh tin tưởng không chút nghi ngờ nhiều điểm chưa rõ ràng trong đó. Nhưng quả thực, bé Đản

    Cũng không nói sai. Vấn đề nằm ở sự thiếu rõ ràng trong cầu nói lại đặt vào bản tính đa nghi và bảo thủ của Trương Sinh, đều đó đẩy Vũ Nương vào một tình huống nghiệt ngã không lối thoát. Nếu không có chi tiết chiếc bóng, có thể nói, thật khó để tạo nên tình huống độc đáo và thử thách đến vậy cho nhân vật bộc lộ mình.

    Không chỉ có ý nghĩa sống còn với cốt truyện và tình huống truyện, chi tiết chiếc bóng còn dồn nén tình cảm sâu sắc của các nhân vật. Với Vũ Nương, chiếc bóng là sự hiện hữu của tấm lòng nhớ chồng thương con, không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng cha nên mới nói chiếc bóng là cha nó. Đó là lời nói dối xuất phát từ tình yêu thương của một người phụ nữ. Với bé Đản, mới ba tuổi còn ngây thơ và hồn nhiên, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin về một người cha như thế, đêm

    Nào cũng đến, hiện hữu trên vách nhà, dưới ngọn đèn dầu khuya. Với Trương Sinh, chiếc bóng vừa là bài học cay đắng vừa cho thấy sự bất công chàng trút lên vợ mình. Với tác phẩm, chi tiết cái bóng là điểm thắt nút cao trào, đem lại bước ngoặt và xung đột sâu sắc cho tác phẩm. Kịch tính càng được đẩy lên đến gay gắt và nung nấu hơn khi Trương Sinh không chịu nói ra, không kể lời con mà chỉ lấy chuyện bóng gió mắng nhiếc, đánh đuổi nàng.

    Mối oan của Vũ Nương được buộc bởi chính hành động của nàng mỗi ngày, bởi lời của đứa con đứt ruột đẻ ra và bởi sự tàn nhẫn của người chồng đầu gối tay ấp. Nàng rơi vào bi kịch bởi chính cái bóng của mình, hạnh phúc bao lâu nay luôn cố gắng vun đắp, "giữ gìn khuôn phép" đã tan vỡ không thể cứu vãn. Hạnh phúc với người phụ nữ thật mong manh, ngắn ngủi, luôn có những những bất trắc, rủi ro, nghịch lý

    Vận vào cuộc đời họ, đẩy họ tới bước đường cùng.

    Chiếc bóng là một thứ dù nhìn rất mỏng manh nhưng chúng ta không thể xóa bỏ được, không chiếm lấy, không chạm vào. Vũ Nương và những người phụ nữ Việt Nam ở thời đại phong kiến cũng vậy. Họ rất mỏng manh, tưởng như có thể bị tổn thương bất cứ lúc nào. Nhưng không, họ kiên cường hơn rất nhiều. Dù phải sống trong bao nhiêu định kiến, bao nhiêu sự hà khắc, coi thường thân phận, số phận nhưng họ vẫn sống và làm tốt trách nhiệm của một người con, người vợ và một người mẹ.

    Cũng như chi tiết chiếc lá trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O. Henry. Chiếc bóng trên tường là người giả, chiếc lá trên tường là lá giả. Nhưng hai chi tiết,

    Hai cái giả ấy đã đưa đẩy cốt truyện lên đến cao trào, đã đưa đến hai sự thật đối nghịch: Cái chết và sự sống. Con người vững lòng tin ở sự sống trong việc chờ chồng nuôi con như Vũ Nương vì "cái bóng" mà nàng phải tìm đến cái chết, còn con người đang tuyệt vọng trong cuộc chiến với bệnh tật, đang đi dần vào cõi chết như Giôn-xi lại tìm thấy sự sống qua "chiếc lá". Hai chi tiết nghệ thuật với những quan niệm nhân sinh sâu sắc mà mỗi tác giả muốn gửi gắm, chứa đựng cảm xúc và tư tưởng thật đáng quý trọng.

    Tóm lại, chi tiết "cái bóng" chính là nhãn tự của toàn bộ tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương". Chỉ bằng một tình tiết hết sức đơn giản, thế mà Nguyễn Dữ đã tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, hình thành nên tư tưởng cho tác phẩm. Chi

    Tiết "cái bóng" có giá trị nhằm tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ, đã đẩy họ vào bước đường cùng không lối thoát. Quả đúng là "chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn", chi tiết phần nào cũng thể hiện sự tài năng của tác giả, đánh dấu tên tuổi của Nguyễn Dữ.

    Tác giả: DNNY
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...