Dàn Ý – Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Tứ Tuyệt Đường Luật Chi Tiết Nhất

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 29 Tháng mười 2023.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    [​IMG]

    Dàn Ý – Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Tứ Tuyệt Đường Luật

    I. Mở bài

    *Khái quát về tác giả, tác phẩm:

    - Tác giả: Trần Nhân Tông là vị hoàng đế anh minh có đóng góp quan trọng cho nền văn học dân tộc.

    –Bài thơ: Thiên Trường vãn vọng là một bài thơ tiêu biểu thể hiện cảnh thôn quê dân dã nhưng trong con mắt của một vị vua anh minh đầy thân thương, trìu mến.

    II. Thân bài

    1. Khái quát chung

    - Hoàn cảnh sáng tác: Thiên Trường vãn vọng là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, được sáng tác vào cuối thế kỉ XIII, sau khi giặc Nguyên - Mông đã bị nhân dân ta đánh bại..

    - Chủ đề: Bài thơ thể hiện thành công bức tranh làng quê Thiên Trường thanh bình, yên ả vào buổi chiều tà..

    [​IMG]

    2. Nội dung

    a. Hai câu thơ đầu:

    - Dẫn dắt, trích thơ (phiên âm, dịch thơ) : Ở hai câu thơ đầu, nhà thơ khắc họa một không gian làng quê vùng Thiên Trường trong ánh chiều tà đẹp và mộng ảo..

    - Phân tích, bình: Cụm từ "Trước xóm sau thôn" gợi lên cảnh xóm thôn nối tiếp gần xa, đông đúc; " khói lồng" gợi ra gợi lên cảnh xóm thôn sống quây quần, no ấm..

    => Đây cũng chính là khung cảnh yên bình, êm đềm, nên thơ mang đặc trưng của buổi chiều muộn nơi làng quê.

    b. Hai câu thơ cuối: Bức tranh cuộc sống

    - Dẫn dắt, trích thơ (phiên âm, dịch thơ) : Hai câu cuối là cảnh sắc đồng quê rất dân dã, thân thuộc mà đáng yêu..

    - Phân tích, bình:

    +Âm thanh tiếng sáo mục đồng cất lên trong trẻo dẫn đàn trâu đi đúng lối về..

    + Hình ảnh cò trắng từng đôi, từng đôi bay liệng, nối tiếp nhau hạ xuống cánh đồng.

    Hình ảnh Cò trắng từng đôi liệng xuống cánh đồng trong dòng thơ cuối được tác giả gửi gắm nhiều ngụ ý..

    c. Hình ảnh nhà thơ

    - Bài thơ thể hiện tình tình yêu thương dạt dào, sâu nặng của nhà thơ với quê nhà. Đó là niềm vui, hạnh phúc trước cảnh đất nước thanh bình, nhân dân có cuộc sống ấm no sau thời gian dài đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

    3. Nghệ thuật

    - Thể loại, ngôn ngữ, hình thức nghệ thuật, biện pháp tu từ: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. Hình ảnh so sánh, bút pháp tả ít gợi nhiều. Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa..

    4. Mở rộng, liên hệ:

    - Thiên Trường thuở ấy có biết bao cung điện tráng lệ nguy nga, nhưng nhà vua chỉ nói đến cảnh vật đồng quê..

    - Điều đó cho thấy phong cách sống bình dị, dân dã của vị vua anh hùng, thương nước thương dân..

    III. Kết bài

    - Khẳng định lại vấn đề

    [​IMG]

    Bài Làm Tham Khảo

    (Bài Viết Tập Làm Văn, môn Ngữ Văn, Chủ đề Phân tích thơ Tứ Tuyệt Đường Luật)

    Trần Nhân Tông (1258 - 1308) là ông vua anh hùng, học rộng, tài ba, thi sĩ tài hoa của Đại Việt trong thế kỷ XIII. Tên tuổi nhà thơ không chỉ gắn liền với những chiến công hiển hách của nhân dân trong hai cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba đánh thắng giặc Nguyên - Mông xâm lược mà còn gắn với những đóng góp quan trọng cho nền văn học dân tộc. Thiên Trường vãn vọng là một bài thơ tiêu biểu, điển phạm thể hiện cảnh thôn quê dân dã yên vui con mắt của một vị vua anh minh đầy trìu mến.

    Thiên Trường thuở ấy Thiên Trường vốn là Thái ấp của vua chúa nhà Trần, là một trong 12 lộ thời Trần, thuộc Sơn Nam; nay thuộc tỉnh Nam Định. Bài thơ "Thiên Trường vãn vọng" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (luật trắc, vần bằng), là một sáng tác mẫu mực, điển phạm cho thể thơ này, được nhiều nhà văn, nhà thơ ca ngợi hết mực. Tuong truyền bài thơ được sáng tác vào cuối thế kỉ XIII, sau năm 1288, khi giặc Nguyên - Mông đã bị nhân dân ta đánh bại, nước Đại Việt thanh bình, yên vui, vua Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở phủ Thiên Trường, cảm xúc, sáng tác bài thơ này.

    Với âm điệu hài hòa, nhẹ nhàng, thanh thoát, bài thơ thể hiện thành công bức tranh làng quê Thiên Trường dân dã, thanh bình, yên ả vào lúc chiều tà đang ngả dần về tối, gắn liền với tình yêu nước, yêu dân sâu nặng của vua:

    Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên,

    Bán vô, bán hữu tịch dương biên

    (Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

    Bóng chiều dường có lại dường không)

    Trong ánh chiều tà đẹp và mộng ảo, nhà thơ khắc họa một không gian làng quê vùng Thiên Trường đẹp và mộng ảo tựa như tranh vẽ. Tám chữ "thôn hậu, thôn tiền" và "bán vô, bán hữu" ở hai dòng thơ tạo liên kết sóng đôi, cân xứng hài hòa về ngôn ngữ, về nội dung, về bối cảnh không gian, thời gian, gợi lên cảnh xóm thôn nối tiếp gần xa, đông đúc, trù phú.

    Trong bóng chiều nhạt nhòa, nhà nhà trong thôn xóm đều đang nấu cơm, khói bếp lam lan tỏa lên trên những mái rạ tạo thành cả màn khói trắng mờ bao phủ kín thôn. Cụm từ "khói lồng" giúp người đọc hình dung cảnh sống trù phú, sống quây quần, no ấm của nhà nhà trong xóm thôn.

    Cùng với đó, là ánh nắng chiều hoàng hôn xuyên qua những làn khói mờ ảo, chiếu xuống thôn xóm khiến cảnh vật vừa ảo vừa thực, "nửa như có, nửa như không", tựa chốn bồng lai tiên cảnh. Khung cảnh yên bình, êm đềm, nên thơ này cũng chính là đặc trưng của buổi chiều muộn ở mọi nơi làng quê của Việt Nam. Cảnh đẹp đầm ấm, sum vầy của làng quê cũng chính là niềm tự hào về sự phát triển của giang sơn, về cuộc sống ấm no của nhà thơ- vị vua tài đức. Hai câu thơ ẩn chứa niềm vui, hạnh phúc của nhà thơ- vị vua trước cảnh đất nước thanh bình, nhân dân có cuộc sống ấm no sau thời gian dài đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

    Hai câu cuối là cảnh sắc đồng quê rất dân dã, thân thuộc mà đáng yêu:

    Mục đồng địch lí quy ngưu tận

    Bạch lộ song song phi hạ điền

    (Mục đồng, sáo vẳng, trâu về hết

    Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng)

    Đó là khung cảnh trên những nẻo đường quê, các mục đồng đang dẫn đàn trâu nối đuôi nhau về thôn, về mái ấm gia đình, về căn bếp đang đỏ lửa. Âm thanh tiếng sáo mục đồng cất lên trong trẻo, hồn nhiên, du dương dẫn đàn trâu đi đúng lối về. Từng đôi cò trắng bay liệng, nối tiếp nhau hạ xuống cánh đồng.

    Hình ảnh "Cò trắng từng đôi" liệng xuống cánh đồng trong dòng thơ cuối được tác giả gửi gắm nhiều ngụ ý. Gắn với nhân dân, đó là biểu tượng cho nhịp sống thanh bình, biểu tượng cho cuộc sống no ấm, sum vầy gắn liền với những hi vọng về sự phát triển, mở rộng hơn nữa của làng quê. Gắn với triều đại, đó còn là xuất phát điểm của triều đại thịnh trị, ngày càng hưng thịnh.

    Bài thơ thể hiện tình quê và hồn quê chan hòa, hòa quyện, dào dạt. Bởi Thiên Trường thuở ấy đã có đường sá rầm rập ngựa xe, có biết bao cung điện của tôn thất nhà Trần. Nhưng nhà vua chỉ nói đến cảnh vật đồng quê. Điều đó cho thấy phong cách sống bình dị, dân dã của vị vua anh hùng, tài ba, thương nước thương dân. Một vi vua dù có địa vị tối cao, nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã. Đó cũng chính là thơ văn đời Trần, là cốt cách của thời đại nhà Trần, thời đại triều Trần gắn liền với "Hào khí Đông A".

    Bức tranh thôn dã có thêm âm thanh, màu sắc và vài ba cử động. Nơi gần, có mấy "mục đồng" lùa trâu về xóm, vừa đi vừa thổi sáo, tiếng sáo vi vu, văng vẳng cất lên. Nơi xa, mấy cánh cò trắng, từng đôi, từng đôi sà xuống đồng như muốn tìm mồi, hay định nghỉ ngơi! Người và vật, thiên nhiên, đồng ruộng, âm thanh và màu sắc, tất cả đã hòa nhập với nhau vẽ nên bức tranh quê hương thanh bình, êm vắng mà thật có hồn. Nhà thơ chỉ chọn vài chi tiết tiêu biểu, rồi chấm phá vài nét như muốn thổi cả tâm hồn mình vào cảnh vật.

    Bài thơ là một sáng tác mẫu mực, điển hình cho thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Chỉ bằng 3 nét vẽ rất chọn lọc, lối tả ít mà gợi nhiều của thi pháp cổ, thi sĩ đã làm hiện lên một không gian nghệ thuật về cảnh sắc làng quê một buổi chiều tàn phủ mờ sương khói bếp lam và ánh hoàng hôn tà dương êm ấm, nên thơ. Ngoại cảnh và tâm cảnh đồng điệu, hòa hợp.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    chiqudollLieuDuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 30 Tháng mười 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...