Phân tích 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến - Cảm hứng từ những cuộc hành quân của tác giả Quang Dũng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Leykt, 16 Tháng tám 2023.

  1. Leykt

    Bài viết:
    22
    Phân Tích 14 Câu Thơ Đầu Bài Thơ Tây Tiến - Cảm Hứng Từ Những Cuộc Hành Quân Của Tác Giả Quang Dũng

    Bài Làm

    Mở đầu bài thơ thi sĩ đã triển hiện hình ảnh con sông Mã - dòng sông đã chảy và gắn chặt cả cuộc đời mình với những phút giây hùng dũng, can trường nhưng vẫn khôn ngoa phần hiện thực đau đáu đã bủa vây, trên từng bước đường hành quân của người lính Tây Tiến một thời:

    "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

    Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

    [​IMG]

    Hai câu thơ là cả nỗi nhớ thương thiết tha, dằng dặc được khơi gợi từ miền kí ức xưa-cũ của những tháng ngày thâm trầm "biên cương bất ổn, quê nhà bão giông" . Anh và tôi cùng khoác lên người bộ quân trang, trong dáng dấp đầy tự hào vì đã được vầng dương quán chiếu khắp tinh thần và thể xác - đó là con đường cách mệnh. Người chiến sĩ ấy, đã cùng những đồng đội tay trong tay giữ nước gìn nhà trước gông cùm giặc giáo hoành hành. Từ những phút âm - vâng ỉ âm trong lòng hình chiếu của một con người tìm gặp được thánh ca của đời mình, tựa khi nào đã bật lên thành tiếng gọi "Tây Tiến ơi!" một cách da diết đến nao lòng nao dạ. Sang câu thơ thứ hai ta bắt gặp từ láy chơi vơi kết hợp với từ cảm ơi đầu câu đã cùng thêu dệt nên một nỗi sầu đọng tơ vương trong niềm khắc khoải về cuộc trường chinh lâu dài, đấy là sứ mệnh cũng như mối tương quan hoài trực giữa quân và dân, người lính dù trong hố đen tịch mịch vẫn phải gieo niềm tin dù chỉ còn vương chút sáng, tin về một ngày mai độc lập - tự do. Có chăng những tháng ngày vai kề vai, súng bên súng đã trở thành khoảng thời gian lương thì ngự trị trong trái tim người con đất Bắc cũng như trung đội 52 của một thuở đôi mươi, như có lần Tố Hữu giải bày:

    "Anh ơi mau trở về quê

    Đời anh chết trẻ làm gì uổng thân

    - Tôi dù chết mất tuổi xuân

    Miễn là thắng lợi, được phần tự do."

    Điệp từ nhớ cho ta thấu và cảm nỗi nhớ không còn ở chỉ riêng nỗi niềm thầm kín của nhà thơ Quang Dũng mà đã lan tỏa vào khắp núi rừng thời không, khoảnh khắc ấy dường như thời gian đã câm lặng đi còn không gian đặc quánh lại để người phu chữ cùng bạn đọc ngụp lặn trong bể hoài niệm sặc-mùi-nhớ-thương cùng người lính năm nào.

    [​IMG]

    Các câu thơ tiếp theo thi sĩ đã tái hiện lại những diệu cảnh vừa ủy mị, nên thơ vừa chứa đựng nguy nan, thách thức từng bước chân người lính:

    "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

    Mường Lát hoa về trong đêm hơi"

    Những con người ấy chẳng phải mình đồng da sắt, họ đi vì tiếng gọi tổ quốc thiêng liêng:

    "Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi

    Ngoài cửa ô tàu đói những vầng trăng"

    Những chiến binh hồn phàm ấy, phải lê vết trong những đêm hơi, sương lấp che khuất cả tầm nhìn, tuy không gian lãng mạng như rủ rê hồn người lính rong chơi trên khắp cả những triền đồi, cưỡi gió để được tan vào hương hoa cảm nhận hết vẻ đẹp diệu kì vốn có của núi rừng vùng cao, song họ phải đối mặt với nhiều hiểm nguy, khó khăn còn đang trực chờ về khí hậu, địa hình vùng Tây Bắc như lời thơ của Chính Hữu từng viết:

    "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

    Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"

    (Đồng Chí)

    "Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

    Heo hút cồn mây súng ngửi trời"

    Điệp từ dốc kết hợp cùng những từ tượng hình "khúc khuỷu, thăm thẳm" gợi nên hình ảnh núi đèo đầy chông chênh và cam go, chúng như những tử thần đang đợi kẻ hiến dâng. Dữ tợn như thế song vẫn chẳng thể đánh bại được người lính, khiến gan núng, chí mòn đã được bách luyện thành thép trong họ. Bằng cách sử dụng từ láy heo hút càng thể hiện độ cao vun vút đến vô tận, nhà thơ đã nhân hóa hình ảnh súng ngửi trời vô cùng duyên dáng, đã xóa mờ đi vẻ cheo leo, vật vã trên con đường hành quân mà thay vào đó là nét lãng mạng, hào hoa của những chàng trai đất Hà Thành lần đầu lên Tây đánh giặc. Nói như Maiacopxki "Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ" . Lẽ vì thế mà chữ ngửi xứng đáng là nhãn tự của cả bài thơ là tinh hoa cao khiết mà Quang Dũng đã dày công xây dựng. Câu thơ "Heo hút cồn mây súng ngửi trời" đã phần nào lột tả được sự tinh nghịch, hóm hỉnh, trẻ con hóa tâm hồn trong lòng người lính, nó đã nâng tầm vóc con người sánh ngang bằng vũ trụ, một sự chinh phục đỉnh cao - lý tưởng đáng ngời:

    "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"

    Với cách ngắt nhịp 4/3 kết hợp với phép đối "cao, lên" càng khắc họa sinh động hơn những hiểm nguy mà người lính phải trải qua. Thế nhưng, ngoại cảnh càng gian truân, hiểm trở ra sao, càng tôi luyện nên một ý chí thép, một tinh thần bén lửa, giữa máu lửa chiến tranh họ vẫn vững tin vào một ngày mai chiến thắng, giữa cái khốn khổ, truân chuyên họ nghĩ đến quãng thì về sau ấm no, hạnh phúc. Chính cái lý tưởng "chí tang bồng" đã thôi thúc các anh tiến bước, tiến đến Viên Chăn mang hòa bình lập lại trên mảnh đất cố hương. Câu thơ: "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" toàn thanh bằng gợi nên ý thơ thi vị, lãng mạn giàu tính nhạc. Bởi vì Quang Dũng vừa viết văn, làm thơ vừa vẽ tranh, soạn nhạc cho nên thơ ông cũng sẽ tràn đấy tính nhạc. Như nhà thơ Xuân Diệu đã từng nhận định: "Đọc thơ của Quang Dũng ta như ngậm nhạc trong miệng" . Câu thơ đã vẽ nên bức kí họa về những ngôi nhà bồng bềnh lãng mạn trong đêm mưa, đã che chở, bảo bọc, tìm chỗ trú cho các anh tránh dông trên con đường hành quân vất vả, khó nhằn.

    Một tâm hồn luôn neo đậu bến bờ, đã cho ta thấy chiến tranh không đẹp như chúng ta thường hoài tưởng. Nó hào hùng mà cũng rất đỗi đớn hèn. Bởi chiến tranh nào phải trò đùa, chinh chiến đôi khi phải đi kèm với đau thương, mất mác, hi sinh thậm chí là phải trả giá bằng cả sinh mệnh:


    "Anh bạn dãi dầu không bước nữa

    Gục lên súng mũ bỏ quên đời"

    Người phu chữ "Bùi" rất tinh tế khi sử dụng phép nói giảm để diễn tả nỗi đau ra đi của những người đồng đội vô cùng nhẹ nhàng, thanh thản. Dù hi sinh nhưng họ vẫn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Câu thơ "Gục lên súng mũ bỏ quên đời" gợi liên tưởng đến dáng đứng hiên ngang, lẫm liệt của anh vệ giải phóng quân trong kháng chiến trường kì chống Mĩ:

    "Anh ngã xuống đường Băng Tân Sơn Nhất

    Nhưng anh gượng đứng lên, tì súng trên xác trực thăng


    Và anh chết, trong khi đang đứng bắn

    Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng"

    Anh, dù chết nhưng vẫn gắng gượng chĩa đầu súng vào giặc. Anh, làm cho bọn giặc hãi hùng, khiếp sợ. Anh, dù đã tạm gác lại hành trình cuộc sống tại quán trọ ven đời nhưng hồn thiêng vẫn theo nước non đánh giặc. Máu anh nhỏ xuống đất trời, bất tử với sông núi, hòa vào dòng chảy anh hùng của thời đại. Dáng đứng của anh vô danh hình thành dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ. Về một thế hệ trẻ "Dàn hàng gánh đất nước trên vai" , về cả một dân tộc kiên cường, bất khuất chống đô hộ, trong những năm "toàn đất nước có chung một tâm hồn, có chung một khuân mặt". Qua đó Quang Dũng đã thể hiện niềm xót thương, than van thời chiến. Nói cho cùng chiến tranh chỉ đem lại đau thương, mất mác cho nhân loại:

    "Khi rời đi là cha, khi trở về lại là quốc kì"

    Sinh mệnh có đáng giá không? Vâng, đáng đấy! Nhưng họ thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không làm nô lệ. Người ta càng yêu hòa bình lại càng chán ghét bộ mặt xấu xí, tàn lụi của chiến tranh, bởi ẩn sau những hình ảnh hào hùng của thời chiến, có những cuộc đời đã nằm im lìm dưới nắm mồ đất, cỏ che mưa xóa, nhòe đi theo dòng chảy tháng năm, có những con người dù kinh qua thời chiến, những tiềm tích về thân xác có thể vẫn sẽ chữa lành nhưng còn nỗi đau tâm lí ai sẽ xoa dịu cho họ? Tuy hồn các anh đã về với cõi vĩnh hằng nhưng trái tim vẫn còn sống và đập mãi trong người kẻ ở lại, họ sẽ thay các anh sống thêm nhiều cuộc đời hơn nữa. Là ông, là cha, là anh đã gieo máu tươi xuống nơi chiến hào góp lũy nên thành tiếng gọi "Việt Nam ơi".

    Thử thách không chỉ giới hạn ở thời không, mà còn thể hiện qua vẻ hoang dại, bí ẩn, thâm u của nơi rừng thiêng nước độc, lúc chiều tàn và khi đêm buông:


    "Chiều chiều oai linh thác gầm thét

    Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngươi"

    Chiều chiều, đêm đêm đây là thời điểm đầy trắc trở, hiểm nguy nhất là khi nơi các anh đến đóng quân lại là núi rừng hẻo lánh, hoang sơ. Với sự xuất hiện của thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội và thú dữ. Mỗi bước đi của các anh là mỗi bước hi sinh.

    Trong cuộc đời làm người lính của nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa thành công những con người họ vác trên người ba lô chứa đựng một giấc mơ hiền dịu, đó là được cầm súng. Đường đi của họ không chỉ là nhưng tháng ngày:


    "Khoét núi ngũ hầm

    Mưa dầm cơm vắt

    Máu trộn bùn non"

    Mà còn là những phút giây thấm đẫm tình quân dân gắn bó, nồng nàn:

    "Nhớ ôi! Tây Tiến cơm lên khói

    Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

    Như có lần Puskin giãi tỏ: "Thơ được tạo ra từ cơn động kinh của tâm hồn. Đó là cú đại địa chấn được dồn ứ từ những biến cố, những kỷ niệm, có khi là từ một nỗi nhớ quặn lòng." . Và phải chăng, khi nỗi nhớ đạt đến cao trào, đã rải những con chữ thoát ra từ lòng Quang Dũng tựa dòng nước lũ dâng cao. Chao ôi! Làm sao mà không nhớ không quên cho được? Khi mà những tháng ngày chông chênh chập chùng đấy lại có sự đồng hành của dân, về những đêm cùng nhau xong cơm với đám khói ngút ngàn bay tỏa vào không trung, tạo nên một bầu không khí đầy ấm cúng chan hòa dẫu chẳng phải máu mủ ruột thịt gì, mà tình cảm giữa họ vẫn khăng khít và trân quý như vậy!
     
    Ngáy zzzLieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng tám 2023
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...