Truyện ngắn: Nỗi truân chuyên của khách má hồng Tác giả: Nam Cao Suốt đêm hôm ấy, ông thầy thuốc Nguyễn Văn Thinh không sao ngủ được. Tôi hỏi ông rằng: Sáng mai ông đi cưới vợ rồi thì đêm nay ông có ngủ được không? Ông có là thánh, tôi chắc ông cũng không ngủ được! Ông thầy thuốc Nguyễn Văn Thinh không là thánh. Ngày mai là ngày ông được ra thề với các quan Tây. Đó là điều kể ra cũng không thú vị gì.. - Thề thốt làm chi cho nó nặng lời! Nhưng thú vị ở chỗ thề xong, ông tức khắc thành thủ tướng kiêm nội vụ. Thủ tướng kiêm nội vụ, ngài nghe rõ chưa? Ông thầy thuốc Nguyễn Văn Thinh tưởng có thể điên người lên được. - Thủ tướng kiêm nội vụ.. Thủ tướng kiêm nội vụ.. Ông thầy thuốc Nguyễn Văn Tinh cười lặng tiếng một cái cười rộng lớn, nhắc đi nhắc lại một cách say sưa như vậy. Hai bàn tay múp míp của ông, mở rộng ra, khoát một cái hình tròn trước mặt ông. Ông vuốt ve trong tưởng tượng cái Thủ tướng kiêm nội vụ hiện hình hiện khối. - Thủ tướng kiêm nội vụ!.. Thủ tướng kiêm nội vụ!.. Ông thầy thuốc Nguyễn Văn Thinh nhắm hẳn hai mắt lại, rên lên những tiếng sung sướng ấy, đúng như một anh chàng dâm dục rên lên ở trong ngực một ả giang hồ. "Thủ tướng kiêm nội vụ!.. Thủ tướng kiêm nội vụ!..". Ông lịm đi một phút. Người không biết đã tưởng ông mệt quá, chợp mắt, làm một giấc. Nhưng bỗng ông lại bật người lên như một con lật đật. Cái lò xo giường tung ông xuống khỏi giường. Ông vội vã đi lại gần cái tủ áo có gương kê ở một góc tường nhà. Một hình người múp míp hiện lên trong gương, với một bộ mặt phởn phơ. Cái mặt mãn nguyện ấy mỉm cười, mấp máy môi. Ông Nguyễn Văn Thinh, nhắc lại câu điệp khúc yêu quý của ông: "Thủ tướng kiêm nội vụ!.. Thủ tướng kiêm nội vụ!..". Ông mở tủ. Từng chồng quần áo cao ngất hiện ra. Ông Nguyễn Văn Thinh gật gù nhìn từ trên xuống dưới lại từ dưới lên trên. Ông lục chồng này lại chồng kia. Ông lần lượt lấy ra, ngắm nghía, rồi lại cất vào ba cái sơ-mi. Đến cái thứ tư thì ông tạm vừa lòng. Một tay ông giơ nó ra xa, Ông ngả đầu về đằng sau, ngắm nghía. Mồm ông cười một cái cười xếch lên đến mang tai. Đôi mắt híp lại, ông vừa gật đầu, vừa lẩm bẩm: "Cũng phải thế này mới coi được chứ! Cũng phải thế này mới coi được chứ! Thủ tướng kiêm..". Ông giật mình. Một hồi chuông gắt gỏng đã phạt đứt một mẩu câu nói của ông. Ông lắng tai nghe, mặt hơi tái đi một chút. Ai? Ai có thể đến vào lúc khuya khoắt thế? Máu ông như ngừng lại, lạnh giá trong huyết quản, tuy mồ hôi ông toát ra đẫm trán. Nghe tiếng người bồi dậy, ông vội vàng gọi hắn: - Bồi! - Me xừ! - Viens ic! (vào đây) Anh bồi vào. - Chi vầy? Ông thở ra hai tiếng ấy thì đúng hơn là ông nói: Hai tiếng nói bị hơi thở hổn hển đẩy ra. Mắt ông như mắt một người mất vía.. - Chi vậy mày? Ông nhắc lại. - Bẩm có chuông kêu cứu. - Ai kêu cứu? - Dạ chưa biết.. Để ra coi.. - Nè! Ông nắm lấy tay áo anh bồi, giữ lại, thì thầm báo: - Coi chừng, nghe không? Ngó cẩn thận rồi hãy mở. Tụi nó ghê lắm đó. - Dạ! Anh bồi cố giấu một nụ cười mai mỉa rồi lui ra. Ông Nguyễn Văn thinh ngồi phịch xuống một cái ghế bành, thở hắt ra một tiếng lớn, giơ một tay lên và lắc đầu chán nản. Tụi chúng nó thật là khó chịu! Sao không muốn làm Tây, lại cứ khăng khăng làm người Việt Nam! Macbupda: Anh bồi vào.. - Bẩm, một người cao lớn, mặc quần áo quan võ, đeo nhiều mề-đay lắm, tự xưng là đại tá.. Ông sửng sốt: - Tự xưng là đại tá? Người Việt hay là người Pháp? - Bẩm không thể biết, bởi vì trông cũng giông giống như bác sĩ. Ông Nguyễn Văn Thinh vụt nhớ ra: - A! Vậy thì chắc là ông Cô-lô-nen Xuân. Đúng rồi. Ra mời ông vô. Anh bồi ra rồi, mặt ông thầy thuốc có vẻ băn khoăn, lo lắng. Ông Xuân đến làm gì khuya khoắt thế? Hay là có sự thay đổi ý kiến gì của ông quan thấy Pháp chăng? Đại tá Nguyễn Văn Xuân. Ông đúng như anh bồi tả thật: To lớn, mặt đỏ gay, mũi chính thật không lõ như ông đã cố kéo ra cho lõ, ngực nhiều mề-đay ngang với ông Tạ Duy Hiển khi ông này cầm roi điện ra bắt hổ nhảy qua vòng lửa. Chẳng kịp chào nhau, ông Nguyễn Văn Thinh vội hỏi: - Thế nào? Lành hay dữ? Có việc chi mà đến chơi khuya thế? - Có việc này, cần lắm.. Chợt trông thấy chiếc áo của ông Thinh còn mở và chiếc sơ-mi lúc nãy ông đã vất tạm lên chiếc ghế, ông Xuân hỏi: - Định đi đâu hay sao mà thay áo thế? Ông Thinh hơi bẽn lẽn: - À!.. không!.. Tôi định lấy bộ lễ phuc mặc thử, rồi tập đọc những lời tuyên ngôn ngày mai xem nó ra thế nào. Phải tập cho quen, lúc đọc trông ra vẻ một chút. Xập xệ, người ta cười cho chết. Thủ tướng kiêm nội vụ kia mà! Quan trên trông xuống, người ta trông vào. Có phải không ông phó? - Trời ơi! Giá ông biết việc gì vừa xảy ra!.. Ông Thinh hoảng hốt: - Việc gì? Việc gì vậy? - Người Pháp định không cho chúng mình thề vội. - Không cho chúng mình thề vội? Sao lại có thể vô lí như thế được? Họ sợ chúng mình trung thành với họ quá chăng? - Thì chính thế. Thí dụ như tôi chẳng hạn; ai còn không biết tôi trung thành với họ hơn chó "béc-giê"? Trong lúc tất cả người Việt Nam vùng dậy chống họ, thì một mình tôi lùi vào thành với họ, dạy họ tập giáo, tập gậy để đánh người Việt Nam. Ngờ rằng ông Nguyễn Văn Xuân kể công như vậy là có ý tranh ngôi thủ tướng với mình, bác sĩ vội bảo: - Tôi còn trung thành bằng mười ông ấy, ông bạn ạ. Trong thời kì người Nhật ở dây, các quý phu nhân còn cần phải giao thiệp với họ nhiều, tôi đã phải đem hết tâm lực ra mà phụng sự những người bỏ nước Pháp để phụng sự quân đội của Thiên hoàng ấy. Như thế nghĩa là tôi trung thành với họ cả trong sự không trung thành của họ. - Ấy thế cho nên chúng mình mới hỏng. Chúng mình là những con đĩ lứa quá rồi. Họ muốn có những con đĩ kín đáo hơn một chút để có thể lòe thiên hạ là vợ chứ không phải là hạng đĩ. - À! Ra vậy! Macbupda: Bây giờ ông bác sĩ mỡi vỡ lẽ như vậy. Ông thâm tím mặt. Ông thâm tím hai tai. Ông sắp thâm tím đế cả hai bàn tay thì may sao đại tá Xuân lại bảo: - Nhưng mà phúc làm sao lại chỉ có bọn mình là trung thành với họ thôi. Họ không biết làm sao đành lại ưng để cho bọn mình thề vậy. - Ừ, thế chứ! Bác sĩ Thinh vỗ tay xuống đùi, đắc ý, cười lên ha hả. Ông bảo tiếp: - Ta cứ thách già họ tìm được những người Việt Nam ghét làm người Việt Nam hơn chúng mình. Một đồng nghiệp của tôi đấy, ông Xuân ạ. Họ mua chuộc chán không được, xoay ra dọa dẫm, cố ép hắn đứng ra đòi Nam kì cho họ. Hắn trốn đi. Họ chỉ còn một cách là đốt nhà cho hả giận. Ông xem đấy: Tìm được những người như chúng mình có phải là đễ đây? - Đã đành!.. Nhưng trách móc họ có ích gì? Chúng mình đã nhất định trung thành với họ thì chúng mình cứ trung thành.. Ông Nguyễn Văn Thinh lại vội vàng giơ cả hai bàn tay ra trước mặt như phân bua với bạn: - Vâng, vâng.. chính thế! Tôi thề với ông rằng tôi rất trung thành với họ. Tôi mà dám trách họ thì tôi không phải là tôi nữa. Có ông biết đấy! Đại tá Xuân mỉm một nụ cười mệt mỏi: - Vâng, tôi biết lắm. Nhưng tôi đến để hỏi xem ông đã sửa soạn gì chưa? - Có rồi! Có rồi! Đủ cả.. Ông Thinh bảo vậy. - Quốc kì? - Đã! Đã! Các quan tây đã đưa kiểu cho tôi chế tạo. - Cái cờ vàng có ba gạch xanh giữa hai gạch trắng ấy à? - Vâng, các quan đưa cho tôi hôm có cả ông ở đấy. - Ông có hiểu ý nghĩa nó ra thế nào không? - Hiểu lắm chứ! Thế ông không nghe các quan Tây bảo đấy à? Màu vàng là màu Việt Nam.. - Nhưng chúng mình có còn là Việt Nam đâu? - Không biết, nhưng các quan Tây bảo thế tất nhiên là như thế. Ba gạch xanh là con sông Cửu Long Giang. Đại tá Xuân lắc đầu: - Tôi ngờ rằng họ xỏ chúng ta. Có lẽ chính ra thì màu vàng là màu hoàng kim, Tổ quốc của bọn mình. Còn màu xanh là màu mắt các bà đầm, vì là màu mắt nên mới có viền thêm tí trắng. Ông thủ tướng kiêm nội vự tương lai trở nên nghĩ ngợi. Đại tá Xuân bảo tiếp: - Cả Quốc ca cũng thế. Tôi ngờ rằng anh chàng nhạc sĩ cũng muốn xỏ chúng mình. Ông nghe nhé: Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên Xanh kia thăm thẳm từng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này!.. Đúng là giọng một con nhà thổ ế vào hồi loạn lạc. Ông thủ tướng vẫn cúi đầu nghĩ ngợi. Sau cùng ông tặc lưỡi: - Chà! Thì đã sao? Tôi hỏi ông, ông ó muốn làm phó thủ tướng kiêm phó nội vụ không? Đại tá Xuân toét miệng ra cười: - Tôi đùa ông đấy. Thật ra thì tôi cũng nghĩ rằng cái gì các quan Tây bảo đều tốt cả. Chúng mình chỉ việc nghe là có phận nhờ đấy. Tôi đã mạn phép ông đi lùng được một bọn đào kép ở Phú Nhuận trước để ngày mai chúng nó cử Quốc ca. - Ấy chết! Ấy chết!.. thủ tướng Thinh trợn trừng hai mắt, xua tay lia lịa và kêu lên như thế. - Sao vậy? - Bọn cô đầu ở nước Bắc Kỳ vào cả đấy. Đại tá Xuân mìm môi, trợn mắt, đập mạnh nắm tay xuống bàn một cái: - Chẳng hề chi cả! Tôi sẽ ra lệnh cho chĩa hết súng vào mặt chúng. Đứa nào láo lếu là.. "Đoàng! Một phát cho về âm phủ mà đòi Việt Nam thống nhất. Ông hiểu chữa? Ông sùi bọt mép, mắt quắc lên, nảy lửa. Bác sĩ Thinh tái mặt đi run cầm cập. Cười gượng để lấy lòng nhà võ: - Vâng.. vâng. Ông nói phải; ông không kém gì Hít-le. Hai người bắt tay nhau, ông Thinh chỉ tay trái vào ngực mình, mỉm cười, dõng dạc: - Thủ tướng kiêm nội vụ. Ông Xuân cũng làm như vậy: - Phó thủ tướng kiêm phó nội vụ. Rồi hai người cũng ngả nghiêng cười ha hả: - Hà hà!.. Nam kì tự trị và tự do.. Sáng hôm sau, lễ tuyên thệ cử hành rất long trọng trong thành phố Sài Gòn. Người đến dự khá đông. Người ta đếm được sáu ngàn một chục người trong đó có mười ông Chính phủ (ông Lưu Văn Lang không hiểu vì cớ gì vắng mặt) và sáu ngàn lính kín chuyên việc giữ tự do cho địa hạt Sài Gòn - Chợ Lớn, ấy là chưa kể một đoàn ca nhạc một một kép ba đào, một đội lính Pháp có xe tăng và liên thanh và mấy quý quan người Pháp. Đúng giờ, ông Lơ-cờ-léc, nụ cười hóm hỉnh ở trên môi, một tay dắt bác sĩ Thinh, một tay dắt đại tá Xuân, bước lên đài. Công chúng - cái công chúng toàn lính kín - nhìn nhau: Anh nào cũng nghĩ đến việc nhìn xem người bên cạnh mình có tỏ ý gì phản đối không. Thành thử không ai nhớ vỗ tay. Bọn lính Pháp chĩa súng vào đám đông, hô: - Vỗ tay đi, không ta bắn! Tức thì tiếng vỗ tay nổ lên như pháo nổ. Đại tá Xuân ưỡn cái ngực mề-đay ra. Bác sĩ Thinh cười chúm chím, đung đưa đôi mắt. Bọn lính Pháp lại hô: - Im! Im không ta bắn! Tức thì im. Súng chĩa vào bọn cô đầu. Đàn nổi điệu phưng phưng. Tiếng ca sĩ ai oán của" khách má hồng"cũng nổi lên theo, hòa với tiếng đàn. Lá cờ màu vàng điểm mắt xanh từ từ kéo lên như một tấm khăn người ta vừa rút ở trong một cái hộp quỷ thuật ra. Giữa lúc ấy thì ông Nguyễn Văn Tâm, nguyên chủ huyện Cai Lậy tỉnh Mỹ Tho, hiện giờ giữ chức tổng trưởng phụ trách chính trị, lật đật ở dây hạy đến. Tay ông cầm một cái hộp có nắp kín, to bằng cái hộp bánh bích quy.. - Xin lỗi các ngài! Tôi đến hơi muộn quá. Nhưng tôi còn phải cố tìm cho được cái bảo vật này. Ông vừa giơ cái hộp của ông ra, vừa bảo vậy. Mọi người ngơ ngác: - Hộp gì? Ấn ngọc chăng? Hay bạc giấy? - Ông lắc đầu, cười: - Sai! Sai! Thưa các ngài đoán sai tất cả. Bẩm, chính là tổ kiến. Vâng, tổ kiến! Tổ kiến để trị những đứa nào còn cứ khăng khăng muốn quay về Tổ quốc. Mới đầu, ông Nguyễn Văn Tâm nội giận. Rồi bỗng ông sợ hãi. Ông lấm lét nhìn thật nhanh về phái các quan Tây, rồi cuống quýt nhìn đó, nhìn đây, như muốn tìm một cái lỗ nẻ để chui, sau cùng ông đành phải quát bọn lính kín quá ư sốt sắng kia: - Chúng bay đáng chém đầu! Tao biểu chúng bay đi bắt những con mụ nào đòi Nam kì là đất Việt Nam kia mà! Bọn lính kín nhao nhao thưa một lượt: - Bẩm chính nhng mụ này đi biểu tình, đòn Nam kì phải là đất Việt Nam đấy. - Bậy nào! Chúng mày không biết rằng toàn là những bà vợ các ông tổng trưởng đấy ư? Bọn lính kín đứng sững người, chưa biết đáp ra sao thì chính bà Nguyễn Văn Tâm đã xấn xổ buốc lên, chỉ vào tận mặt chồng: Công chúng, dù chỉ là cái công chúng toàn lính kín, bật cười. Ông quắc mắt lên: - Chúng bay cười? Trói cổ những đứa nào cười lại cho ta! Bỏ tổ kiến vào ống quần chúng nó, thắt cho chặt lại. Ý chừng ông chợt nhớ ra bọn người đứng đấy đêu là thủ hạ của ông, ông hơi bẽn lẽn nhưng vốn nhanh trí vội quát tiếp một câu, chữa thẹn: - Quân này ngu quá! Chỉ biết cười! Ngoài kia, hỗ nào cũng nhanh nhản những đứa đòi thống nhất Việt Nam, không biết đi tóm cổ mấy mụ đàn bà về để ta cho kiến đốt chơi. Bọn lính kín dạ ran. Chúng chạy đi. Một lái sau, một bọn lôi về một xâu đến chín, mười người đàn bà, quần áo khá sang. Nguyễn Văn Tâm hếc mũi lên, hít vào, như một con thú dữ đánh hơi thấy mồi ngọn. Đôi mắt vọ của y sáng lòe lên. Y cầm cái hộp, xăm xăm chạy ra, đón sẵn. Nhưng khi y tiến đến chỗ chỉ còn cách những người đàn bà chừng mười bước, y bỗng đứng dừng lại, há hốc mồm. Ôi chao! Y lóa mắt chang? Này đây là bà Nguyễn Văn Thinh, bà Nguyễn Văn Xuân, bà Trần Văn Tánh.. các bà Nguyễn Thành Lạp, Bảo Toàn, Nguyễn Thành Vinh.. đủ mặt các bà chồng có chân trong Chính phủ Nam kì tự trị. Lại cả bà Nguyễn Băn Tâm nữa mới chết người ta chứ! Bọn lính kín này định xược ông tổng trưởng Nguyễn Văn Tâm đây phỏng? - Phải chúng tôi chính là vợ các ông đây. Nhưng vợ các ông cũng không muốn chịu lấy cái nhuc bán nước của các ông. Vợ các ông ăn cơm hẳn hoi chứ không ăn bẩn bao giờ, nên không lú lẫn cho Nam kì không phải là đất Việt Nam, người Nam kì không phải cùng nòi giống với tất cả những người Việt Nam ở Bắc, Trung, và giở trò đòi Nam bộ tự trị để bản đất nước, bán đồng Bào cho người ngoài. Ông tổng trưởng Nguyễn Văn Tâm chết đứng như Từ Hải. Cái hộp tổ kiến từ cái bàn tay rã rời của ông buột rơi xuống đất. Người ta vội khiêng ông vào nhà thương Sài Gòn tiêm. Nam Bộ ngày 9-6-1946 Tiền Phong