Những bài thơ liên hệ mở rộng trong tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Sướng, 5 Tháng tám 2022.

  1. Diệp Sướng

    Bài viết:
    19
    Ứng dụng trong mở bài:

    1. "Trái bưởi kia vàng ngọt với ai

    Thơm cho ai nữa hỡi hoa nhài

    Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm

    Quanh mặt hồ in mấy trắng bay"

    Bác ơi - Tố Hữu

    Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già vĩ đại của dân tốc Việt Nam anh hùng đã ra đi, ra đi mãi. Thế nhưng như Phạm Tiến Duật từng nói: "Người chết chỉ thực sự chết khi người sống quên ta". Bởi lẽ đó, Bác Hồ sống mãi với quê hương, gấm vóc, sống mãi trong trái tim mọi người và sống mãi trong áng thơ "Viếng Lăng Bác" của Viễn Phương, sáng tác năm 1976 nhằm tỏ lòng thành kính của một người con, một thi nhân dâng lên người. Ứng dụng trong thân bài:

    Nói về mảnh đất miền Nam của tác giả.

    "Con ở miền Nam" gợi cho người đọc cảm xúc rưng rưng vì đây là mảnh đất xưa kia ông cha ta đi mở cõi:

    "Có ai về Bắc ta theo với

    Thăm lại non sông đất lạc hồng

    Từ buổi mang gươm đi mở cõi

    Mà lòng thương nhớ đất Thăng Long"

    Miền Nam trong chiến tranh là mảnh đất với muôn nổi khổ đau nhưng cũng là bức thành đồng của tổ quốc. Sau ngày thống nhất đất nước một năm, Viễn Phương ra thăm lăng Bác. Hai mảnh đất, hai địa cầu của tổ quốc thân yêu đã được nối liền bằng một cuộc hành hương.​

    Nói về hàng tre "Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng" quanh Lăng Bác.

    "Loài tre đâu chịu mọc cong

    Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường"

    Tre Việt Nam - Nguyễn Duy

    Trong tâm hồn nhà thơ. Hình ảnh hàng tre trang nghiêm quanh lăng Bác biểu tượng cho toàn thể dân tộc Việt Nam đã hợp thành đội ngũ vững bền với tấm lòng thành kính hướng về Bác, làm người đọc tự hỏi vì sao khi đứng trước lăng Bác tác giả lại nghĩ đến dân tộc. Phải chăng tình cảm đối với lãnh tụ đã hòa quyện trong tình yêu đất nước quê hương​

    Bác như mặt trời vĩnh hằng mang lại ánh sáng chân lí cho người dân Việt Nam.

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

    Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.​

    Sự vĩ đại của người có thể so sánh với chanh sau còn tranh sau thì thuộc về vũ trụ vĩnh hằng hình ảnh ẩn dụ mặt trời ở câu thơ thứ hai là một hình ảnh để mặt trời của thiên nhiên đem lại ánh sáng sự sống cho cỏ cây muôn loài mặt trời ấy bất diệt còn bác hồ mang lại ánh sáng ấm no hạnh phúc tự do cho dân tộc Việt Nam mang lại ánh sáng lý tưởng cách mạng cho con người.

    "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

    Mặt trời chan lí chói qua tim

    Hồn tôi là một vườn hoa lá

    Rất đậ mhương và rộn tiếng chim"

    Từ ấy - Tố Hữu

    Sự khác nhau giữa mặt trời của thiên nhiên và ánh sáng của Bác

    "M ặt trời lặn mặt trời mang theo nắng

    Bác ra đi để ánh sáng cho đời"

    (Phạm Tiến Duật)​

    Mong ước Bác được yên nghỉ sau tháng năm bôn ba nước ngoài rồi dựng nước, giữ nước.

    Mỗi bước đi của tác giả, cảm xúc như được tăng lên. Từ nỗi xúc động trong lòng nhà thơ khi nhìn thấy hàng tre trong sương bên lăng Bác đến khi cùng dòng người tíến vào rồi nhìn thấy Bác trong giấc ngủ bình yên. Có lẽ Viễn Phương cũng giống như Tố hữu, mong bác phần nào được thảnh thơi sau những năm bôn ba nước ngoài rồi những tháng ngày dựng nước giữ nước đầy khăn khó

    "Ôi phải chi Bác được thảnh thơi

    Năm canh bớt nặng nổi thương đời

    Bác ơi tim Bác mênh mông thế

    Ôm cả non sông mọi kiếp người"

    (Tố Hữu)​

    Thái độ khi cùng dòng người vào thăm lăng Bác.

    Giờ đây Bác nằm trong lăng với một vẻ đẹp rất đỗi thanh cao, tỏa sáng, giữa một vầng trăng sáng dịu hiền. Sự thật không có vầng trăng nào trong lăng nhưng vì cuộc đời của Bác rực sáng như mặt trời còn nhân cách và tâm hồn bác thì hiền dịu, thanh cao như ánh trăng. Hơn nữa sinh thời Bác rất yêu trăng, Hoài Thanh cũng từng nhận xét thơ Bác tràn ngập ánh trăng. Đó là những lý do Viễn Phương liên tưởng tới trăng trong giấc ngủ của Bác, giấc ngủ bình yên sau từng ấy năm cống hiến cho dân tộc. Vì thế nhà thơ Hải như viết:

    "Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa

    Trăng ơi trăng hãy yên lặng cúi đầu

    Suốt cuộc đời Bác đã ngủ yên đâu

    Nay Bác ngủ chúng ta canh giấc ngủ"

    (Hải Như)​

    Tố Hữu tha thiết thấu hiểu lẽ sống của Người

    Người đã hóa thành thiên nhiên đất nước, thành tinh hoa của thời đại. Ấy vậy mà nhà thơ không kìm nổi xúc động khi nghĩ về Bác, Bác đã đi xa cảm giác nhói trong tim đã diễn tả nỗi mất mát nhớ thương trong tâm hồn Nguyễn Phương đối với bác Hồ

    "Bác sống như trời đất của ta​

    Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

    Tự do cho mỗi đời nô lệ

    Sữa để em thơ lụa tặng già"​

    Bác không chỉ hòa vào cõi bất tử mà còn quyện vào từng giọt lệ của mỗi con người đất Việt thân yêu

    Không riêng Viễn Phương mà ai trong mỗi chúng ta đều đau đáu về ngày 2/ 9/1969. Đó là ngày đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa, là ngày mà hàng triệu trái tim như ngừng đập trong khoảnh khắc tột cùng khi bác ra đi. Lúc bấy giờ Bác không chỉ hòa vào cõi bất tử mà còn hòa quyện trong từng giọt lệ của mỗi con người Đất Việt thân yêu

    "Bác dạy ta lai vô ảnh, khứ vô hình

    Đến rất nhẹ và ra đi rất nhẹ

    Ta lần Bác với bầu trời và giọt lệ

    Với hương mộc trong đêm và lộc nõn trên nhành"

    (Chế Lan Viên)​

    Học tập theo những phẩm chất tốt bao lâu Bác gìn giữ

    Ở Bác ta học được cách sống sao cho tốt, cho vinh. Mọi lời Bác day đều là một hành trang bổ ích cho con người trên con đường mai sau. Từ đó tác giả muốn cống hiến, muốn làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre quanh lăng Bác. Tất cả đều thể hiện sự bồi hồi, lưu luyến không muốn rồi xa của tác giả

    "Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta

    Ta bỗng lớn ở bên Người một chút"​

    Nỗi nhớ thương muốn đời của con người đối với Hồ chủ tịch

    Đằng sau bóng tre râm mát ấy là tấm lòng nghìn đời cả dân tộc lặng lẽ kính dâng Người:

    "Vì sao trái đất nặng ân tình

    Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh"​

    Ứng dụng kết bài:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Để rồi dưới cờ đỏ tung bay phất phới nơi quãng trường Ba Đình ta vẫn thấy

    "Nắng reo trên lễ đài

    Có bàn tay Bác vẫy

    Ấm lòng ta biết mấy

    Ánh mắt Bác nheo cười

    Lồng lộng một vòm trời

    Sau mái đầu của Bác"

    (Nắng Ba Đình_ Trần Phan Hách). ​
     
    Tyniz, phong2009, Ngân1829919 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 9 Tháng ba 2024
Trả lời qua Facebook
Đang tải...