Nhật ký phòng mạch buổi chiều

Thảo luận trong 'Nhật Ký' bắt đầu bởi TRANG SACH, 2 Tháng bảy 2020.

  1. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Nhật ký phòng mạch buổi chiều.

    Câu chuyện thứ 11.


    Bấm để xem
    Đóng lại
    gày 31/7/20, 20: 24

    Sau một tuần, cô bé 31 tuổi thương tâm với đời sống thực vật 7 năm đã hết sốt. Em chỉ nhiễm siêu vi thông thường, nhưng thể trạng quá yếu nên bệnh kéo dài hơn những người khoẻ mạnh. Em còn ho nhiều.

    "Em gái khoẻ rồi. Cháu chăm sóc em gái quá tốt. Tấm lòng của chị gái như vậy chẳng khác gì một người mẹ. Bác nghĩ, cháu sẽ được đền đáp của ơn trên!"

    "Cũng khổ lắm bác ạ! Nhưng giờ biết làm sao?"

    "Chồng em gái có hay về không?"

    "Nó bỏ cho cháu lo luôn bác. Năm đầu nó về thường, phụ cháu chăm sóc em. Từ từ thấy chán nản nó đi, có khi một hai tháng mới về. Cũng tội cho nó. Em cháu thì sống mà đâu còn biết gì. Nó còn quá trẻ, cuộc đời còn dài..

    Ba năm sau nó lấy vợ. Giờ đã có một con trai 2 tuổi.

    " Vậy nó li dị em gái cháu rồi à? "

    " Cháu cũng không biết nữa. "

    " Thế cháu không định đưa em gái về quê cho tiện chăm sóc em. "

    " Không bác, về quê cháu nghèo lấy gì sống. "

    " Chồng em gái có chu cấp gì không? "

    " Cũng tội thằng chồng nó. Tháng nào cũng ghé qua đưa cháu ba triệu. Có lúc chở con theo.

    Ở đây mỗi tháng cháu có tiền của phường cấp cho hộ nghèo, rồi ít nữa của hội chữ thập đỏ. Thỉnh thoảng các nhà hảo tâm cho tiền hai chị em mới sống được.."

    Cô chị gái kể chuyện đều đều như nói với chính mình.

    Ngoài trời mưa nặng hạt..

    Note: Cô bé thương tâm với đời sống thực vật sau tai nạn (tt).
     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng tám 2020
  2. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Nhật ký phòng mạch buổi chiều.

    Câu chuyện thứ 12:


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngày 12/8/2020: 19: 56

    "Hôm nay em thấy thế nào?"

    "Thưa bác sĩ, chóng mặt đã hết, nhức đầu giảm nhiều, chỉ còn ê ẩm thôi. Em đã ngủ được."

    Bệnh nhân tái khám sau một tuần điều trị. Bác sĩ nói:

    "Từ giờ về sau em phải uống thuốc huyết áp đều và khám đo huyết áp theo bác hướng dẫn.

    Bác có nhiều bệnh nhân trẻ hơn em nữa, cũng nhức đầu, thỉnh thoảng chóng mặt, mất ngủ, đi khám làm nhiều xét nghiệm, CT, MRI đầu đều bình thường. Điều trị giảm một thời gian ngắn là bị lại.

    Người thì trị viêm xoang, viêm họng, rối loạn tiền đình, stress.."

    * * *

    Một tuần trước.

    Bệnh nhân NVH, 41 tuổi.

    Đến khám vì nhức đầu nhiều, chóng mặt, mất ngủ kéo dài gần hơn 2 năm nay.

    Khi bệnh nhân đến mang theo một tập dày toa thuốc, xét nghiệm, hình ảnh CT, MRI..

    Bệnh nhân đến từ giới thiệu của một người bạn nhờ tư vấn vì lần này uống thuốc trị viêm xoang vào không giảm nhức đầu, chóng mặt mà mệt hơn cộng thêm đau bao tử. Bệnh nhân lại điều trị bệnh bao tử ở một bệnh viện nữa thêm một toa bốn loại thuốc. Nhìn một tập hồ sơ, một túi thuốc 9 loại chứng tỏ bệnh nhân rất hoang mang và rối ren.

    "Em có nặng ngực, đau ngực gì không?"

    "Thỉnh thoảng có và thường thì tim đập mạnh."

    Bác sĩ khám: Huyết áp140/110mmHg, m: 92

    "Có khi nào em đo huyết áp không?"

    "Khi nào đi khám cũng có đo

    130-140, y tá các nơi nói bình thường."

    Bác sĩ kiểm tra lại huyết áp ba lần sau khi bệnh nhân ngồi nghỉ 20 phút: 140/110 mmHg.

    Bác sĩ kết luận: bệnh nhân bị cao huyết áp tâm trương nặng ở người trẻ.

    "Khi em đi khám ở bệnh viện, bệnh nhân rất đông. Một số nơi y tá chỉ quan tâm đến số huyết áp tâm thu (số trên), không chú ý số huyết áp tâm trương (số dưới). Họ thấy số huyết áp tâm thu bình thường và ở người trẻ nên không để ý số huyết áp dưới. Khi bác sĩ xem một tập hồ sơ dày lúc khám bệnh, do bệnh đông cộng với tin vào số huyết áp y tá ghi và bệnh nhân trẻ nên cũng không chú ý. Bệnh nhân lại có hình viêm xoang, nên điều trị viêm xoang."

    "Em cũng nghi em bị cao huyết áp, nhưng khi nào đi đo y tá cũng nói bình thường 130-140."

    * * *

    Hiện tại:

    Huyết áp: 120/ 80 mmHg. Mạch: 76

    Bệnh nhân thấy dễ chịu. Đầu nhẹ hẳn.

    Hiện nay ở nhiều người trẻ có bệnh cao huyết áp do béo phì, ít vận động, tăng mỡ máu, stress, có người trên dưới 30 tuổi đã bị. Nhưng do chủ quan ở bệnh nhân và cả thầy thuốc nên dễ bỏ qua, nhất là những bệnh nhân có huyết áp tâm thu bình thường, chỉ cao huyết áp tâm trương, có bệnh nhân 130/100, 135/105 mmHg.

    Bác sĩ khuyên những người trẻ nhức đầu kéo dài, nặng đầu, hoa mắt, căng thẳng, nên kiểm tra huyết áp cẩn thận, vì rất đơn giản và không bỏ qua bệnh cao huyết áp, một bệnh nguy hiểm có thể chết người hoặc để lại biến chứng nặng nề.

    Note: Cao huyết áp tâm trương ở người trẻ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng tám 2020
  3. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Nhật ký phòng mạch buổi chiều.

    Câu chuyện thứ 13:

    Ngày 14/8/2020: 20: 05


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Một bà già ốm yếu, nhỏ người, lưng còng, mắt lem hem chậm chạp đi vào phòng khám.

    "Bác Phi đâu rồi mà hôm nay bác Manh đi một mình?" Bác sĩ hỏi.

    Bác sĩ hỏi thế vì từ ba năm nay bà Phi và bà Manh lúc nào cũng đi cùng nhau. Bà Manh nhiều bệnh, nay ốm mai đau, đi đứng chậm chạp. Bà Phi minh mẫn, lanh lợi, đi lại vững chãi.

    "Bà Phi chết rồi, một tháng trước." Bà Manh nói.

    Bác sĩ quá ngạc nhiên và bất ngờ với tin buồn dù hai bà cũng đã 76 tuổi. Nhưng bà Phi hoàn toàn khỏe mạnh. Bác sĩ vẫn nhớ như in mấy ngày đầu khi hai bà đến khám. Khám xong bà Manh, bác sĩ hỏi bệnh bà Phi. Bà trả lời:

    "Tui bệnh chi mô. Tui chẳng biết bệnh là chi cả. Từ nhỏ tới chừ không biết mặt viên thuốc, không biết bệnh viện là chi cả. Tui dắc bà ni đi khám thôi. Bà Manh ở một mình, con cái ở xa. Bà Manh không biết mở bếp ga, không biết dùng lò vi sóng.. Tui phải làm giúp hết. Không biết không có tui bà Manh sẽ thế nào!"

    Bác sĩ nhớ lại những lời bà Phi nói. Bà quá mạnh khỏe, quá tốt với bà Manh bạn mình. Hai bà cùng tuổi mà nhìn như cách nhau hơn cả chục tuổi. Thế mà giờ đây bà Phi ra đi trước bà Manh, như lo lắng của bà "tui đi trước thì không biết bà Manh sẽ ra sao?"

    Sau lúc ngỡ ngàng, nhớ lại hình ảnh đáng yêu, mộc mạc chân chất trong giọng nói vùng quê miền trung của bà Phi.

    Bác sĩ hỏi:

    "Bác Phi có bệnh gì đâu, thế tại sao bác Phi mất?"

    Bà Manh mặt buồn, dòng nước mắt chảy dài xuống hai má hóp.

    "Hôm đó, bà Phi đi điện phân thải độc gì đó. Xe ôm chở bà bị tai nạn. Bà ngã xuống đường và chết ở bệnh viện."

    Bà Manh lọm cọm đi về một mình cô đơn trong trời mưa lất phất..

    Note: Bà khỏe, bà yếu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng tám 2020
  4. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Nhật ký phòng mạch buổi chiều.

    Câu chuyện thứ 14:


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngày 17/8/2020: 19: 56

    "Khi nào rảnh bác bác qua nhà khám, truyền dịch cho chú em của em với. Nó nằm viện nửa tháng nay, truyền nước liên tục vì chẳng ăn gì được. Bệnh viện cho xuất viện, tập ăn hồ, sữa từng muỗng nhỏ." Người đàn ông khắc khổ nói.

    Bác sĩ đến một căn nhà cấp bốn trong hẻm nhỏ. Trên giường ngay giữa phòng trước, một người đàn ông chỉ còn da và xương. Hốc mắt hõm sâu, trắng dã. Đầu gối, cùi chỏ lồi ra lủng lẳng. Bộ xương dài ngoằng, khẳng khiu. Hơi thở yếu, mệt nhọc.

    Bên cạnh giường, người mẹ già, tóc bạc trắng, rối rắm như không chải đã lâu. Vẻ mặt thật buồn của một người mẹ đau đớn nhìn đứa con trai yêu quý của mình thoi thóp, gầy guộc sắp lìa đời như thế!

    Người mẹ thỉnh thoảng nhìn lên tường, mắt buồn xa xăm. Trên đó có treo một cuốn lịch. Trong hình lịch, một thanh niên anh tuấn, một người mẫu thời trang quá đẹp trai.

    "Hình lịch đó nó làm mẫu lịch cho một doanh nghiệp cách đây 7 năm đó bác." Người anh nói.

    Không ai có thể hình dung người trên giường là người trên lịch bảy năm trước.

    "Nhà em sa sút xuống vực sâu như vầy từ một phút sai lầm của nó, vì tin người bạn thân. Gia đình em trước ở nhà mặt tiền một con đường lớn của một quận trung tâm. Giờ thì nhà đã bán. Bao nhiêu của cải ra đi. Gia đình ly tán. Nó thì thân tàn ma dại chỉ chờ ngày chết. Mẹ em sáu năm nay đau khổ theo nó."

    Người anh kể vắn tắt không đầu không cuối trong nỗi buồn đau.

    "A lô, có bệnh nhân đợi hả, bác sĩ về ngay." Bác sĩ xin lỗi phải về khám, bệnh nhân đang chờ.

    Người anh như muốn kể tiếp câu chuyện buồn của nhà mình..

    Mưa lộp cộp trên mái tôn cũ của căn nhà mờ mờ ánh điện sao mà não lòng!..

    Note: Một phút tin bạn thân của tuổi trẻ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19 Tháng tám 2020
  5. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Nhật ký phòng mạch buổi chiều.

    Câu chuyện thứ 15:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngày 19/8/2020: 19: 00

    Cụ bà đến khám bệnh cao huyết áp như mọi lần theo hẹn. Nhưng hôm nay vẻ mặt hốt hoảng, mất bình tĩnh, thở gấp.

    "Bác Hương mệt hay sao?"

    "Tui mới bị mất 500 ngàn." Bà vừa nói vừa thở ngắt quãng.

    "Sao mà mất, đánh rơi tiền à bác?"

    "Úi trời ơi, làm sao mà rơi tiền được."

    Đúng là làm sao mà rớt tiền của bà Hương được. Mỗi lần trả tiền bà lấy trong túi ra một túi vải, trong hai túi gút, thêm một gói giấy nữa. Bà lần từng lớp, lấy đếm từng tờ, bọt lui tới nhiều lần. Lúc cất lại, bà cũng gói chậm rãi từng lớp như vậy, cho vào túi, kẹp 2 kim băng nữa. Vậy mà bà mất tiền mới lạ.

    "Thế bác mất tiền thế nào?"

    "Úi trời, một thằng đàn ông hớt hải chạy vào:

    - Con bà, Hải con bà bị tai nạn giao thông ngoài đường, tụi cháu đưa vào bệnh viện rồi, chấn thương đầu nặng lắm, máu chảy tùm lùm, thấm đỏ áo quần cháu hết nè. Giờ bệnh viện kêu đóng tiền để chụp hình, xét nghiệm.. đang để ở phòng cấp cứu, bà lên đóng tiền gấp để bệnh viện kịp chữa trị.

    Tui hốt ha hốt hoảng

    - Làm sao, làm sao giờ, nhà không có ai.

    - Thế không đi được bác đưa tiền cháu chạy lên đóng giùm cho.

    Nó nói nhiệt tình thế

    Tui móc hết túi chỉ được 500 ngàn đưa nó.

    Cháu cầm chạy lên viện giúp bà. Người nhà về bà báo lên ngay.

    Nó đi rồi. Bình tĩnh lại, tui gọi điện thoại cho con.

    - Con nằm bệnh viện hả, bị sao bị sao?

    Nó nghe máy chẳng hiểu gì:

    - Má nói cái gì, bệnh viện nào?

    - Có một thằng nói con bị tai nạn. Má đưa nó 500 ngàn rồi.

    - Má bị tụi nó lừa rồi.

    Đúng là tui bị lừa. Trong tích tắc sợ hãi, lo lắng nên không kịp suy nghĩ."

    Bác sĩ khám:

    Huyết áp: 165/95 mgHg

    Mạch: 102. Nhịp thở: 30 lần/ phút.

    "Thôi bác Hương bình tĩnh lại đi. Tiền mất rồi thì thôi, đừng lo lắng, bực mình mà huyết áp lên cao quá thì rắc rối thêm." Bác sĩ cho thuốc. Bà nằm nghỉ.

    Nhịp thở, huyết áp, mạch từ từ giảm xuống.

    Note: Bà già kỷ tính bị lừa tiền.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng tám 2020
  6. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Nhật ký phòng mạch buổi chiều.

    Câu chuyện thứ 16 :(tt câu chuyện thứ 14)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    [​IMG]

    Ảnh: Từ internet.

    Ngày 20/8/2020: 20: 10

    Hôm nay bác sĩ đến thăm bệnh. Người anh kể tiếp:

    Bảy năm trước, em nó tốt nghiệp đại học ngoại thương loại giỏi. Một đại học tốp cao lúc đó. Trong nhà em cả thảy tám anh chị em. Ngày trước khó khăn nên bảy anh chị không được học hành đến nơi đến chốn. Nó út, sáng sủa đẹp trai nhất nhà. Lúc sau này gia đình cũng khá hơn, cả nhà anh chị lo cho em nó, nên nó có cơ hội học hành, không phải động tay chân làm việc gì. Nhà em tự hào về nó, đặc biệt mẹ em hạnh phúc vô bờ khi nó ra trường và có việc làm ngay. Người yêu nó là một cô gái cùng lớp bốn năm đại học, đẹp xinh, giỏi giang, con của một gia đình giàu có và danh giá. Hai đứa đính hôn ngay sau khi ra trường, định ngày cưới năm sau.

    Thế mà cuộc đời của nó, kéo theo cả gia đình đi xuống địa ngục chỉ một tích tắc sai lầm. Nó tin tưởng người bạn thân.

    "Mày là thủ quỹ, giữ tiền, cuối tháng mới kiểm quỹ. Tao chỉ kẹt tiền một tuần, mượn đỡ mày tám trăm triệu."

    Nó ngập ngừng chưa quyết.

    "Mày là bạn thân của tao mà không giúp tao lúc tao khó khăn này sao. Tuần sau là tao gửi tiền lại cho mày nhập quỹ. Có ai biết đâu." Thằng bạn nói.

    Thế là một tuần trôi qua. Nhắn tin, điện thoại thằng bạn ò í e.

    Ngày kiểm quỹ, dù giải thích hết lời nhưng chẳng ai tin nó. Gia đình hứa trả lại tiền, một số tiền lớn với gia đình em lúc đó. Nhưng để cứu nó không bị truy tố.

    Cơ quan sa thải. Gia đình người yêu mất niềm tin vào con rể tương lai, đưa con gái họ đi nước ngoài.

    Nó mất việc, mất người yêu, mất niềm tin từ mọi người. Một thằng con trai vừa ra trường, 23 tuổi, cuộc sống từ nhỏ lớn lên đến lúc đó quá bằng phẳng nên cú sốc quá lớn làm nó ngã gục.

    Nó đi từ sai lầm đó đến nghiện ngập ma túy.

    Sáu năm, từ một thanh niên khỏe mạnh, học hành bài bản, một tương lai thành đạt trong tầm tay, thế mà trong một phút yếu mềm trong tình bạn, rồi sa vào ma túy, trượt dài đến hôm nay như vậy.

    Mẹ em đã đưa nó đi hết các nơi để cai nghiện, nhưng không thoát được. Tháng trước lúc lên cơn nó nuốt cây sắt cắm nhang muỗi, phải vào viện mổ do thủng ruột. Giờ nó chẳng ăn gì được..

    Hôm nay, trời lại mưa to. Tiếng mưa rơi trên mái tôn cũ của căn nhà mờ ánh điện, lại càng mờ hơn sao mà nao lòng!..

    Note: Một phút tin bạn thân của tuổi trẻ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng tám 2020
  7. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Nhật ký phòng mạch buổi chiều.

    Câu chuyện thứ 17

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngày 22/8/2020: 20: 15

    "A lô, S hả, lâu rồi không gặp.

    Mình có đứa em con chú, nhà nó nghèo, làm rẫy thanh long.

    Xui xẻo sao bị lá thanh long đụng vào mắt trái. Nó nghĩ không sao, tự mua thuốc nhỏ một tuần không giảm mà ngày càng nặng thêm.

    Đi khám ở huyện, bác sĩ cho đi thành phố gấp. Trị ở bệnh viện mắt thành phố 3-4 tháng nay, giờ mắt mù mà có thuốc thì đỡ đau, không thuốc thì đau nhức dữ dội. Mỗi tháng tái khám mất hơn 2 triệu. Nhà lại quá nghèo. Ông coi kỹ giúp bệnh nó thế nào." Một người bạn cũ gọi.

    "T cứ bảo em nó qua chỗ mình nhé."

    Một giờ sau.

    Một người đàn ông thấp, nhỏ. Đầu đội chiếc mũ lưỡi trai sụp xuống che gần đến mắt. Hai mắt ông chớp liên tục. Tay cứ đưa lên thấm nước mắt. Vẻ mặt buồn, khổ não.

    "Em là em của T, T có điện thoại cho anh."

    "Dạ, em là H, em con chú anh T. Bốn tháng nay em khổ với con mắt trái. Giờ thì mắt trái không thấy gì nữa rồi. Nhưng đau nhức và tốn kém quá. Em chẳng làm gì được, ngủ cũng không."

    Bác sĩ khám:

    Mắt phải: 9/10

    Mắt trái: ST (+) : Chỉ thấy ánh sáng đèn (ST: Sáng, tối)

    Toàn bộ giác mạc (phần tròng đen của mắt) trắng, phù, viêm loét. Kết mạc (phần tròng trắng của mắt) đỏ, xung huyết, cương tụ, rỉ nước mắt liên tục.

    Chẩn đoán: MT: Viêm loét giác mạc/ nấm.

    "Xui cho em, mắt trái của em rất khó trị (bác sĩ chưa dám nói là không trị được, vì mới gặp lần đầu tiên sợ bệnh nhân sốc)"

    Bác sĩ xem các toa thuốc của bệnh viện điều trị 4 tháng qua.

    "Bệnh viện đã chẩn đoán và điều trị đúng cho em, dùng hết thuốc cho em rồi. Chỉ chưa giải thích kỹ cho em thôi."

    "Dạ, ở bệnh viện em cũng không hỏi được gì nhiều."

    Bác sĩ nói thêm:

    "Gặp bệnh viêm loét giác mạc do nấm bác sĩ nào cũng ngán ngại, vì trị kéo dài, khó lành, có khi nặng hơn. Bệnh nhân rất khó chịu, mệt mỏi, buồn bực, tốn kém."

    "Em ngừng thuốc 1-2 ngày là đau lại ngay. Đôi khi em tự giảm thuốc, ngưng thuốc. Vì trị hoài em nản quá." Bệnh nhân than vãn.

    "Các bác sĩ cũng nản như em vậy. Bây giờ cả em và bác sĩ phải kiên nhẫn thôi. Bác sĩ sẽ hướng dẫn kỹ, thuốc nào bắt buộc phải dùng thường xuyên, thuốc nào có thể ngưng tạm thời, để tiết kiệm tiền một ít. Em phải tuân thủ đúng thì bệnh có thể thuyên giảm dần dần, nhưng khó và rất chậm."

    Có người chỉ bất cẩn khi bị tờ giấy A4 cứa ngang mắt làm rách giác mạc, sau đó dụi và chủ quan tự dùng thuốc không đúng dẫn đến viêm loét giác mạc. Có người đã bị mù hoặc có sẹo giác mạc gây mờ.

    Cuộc sống có những rủi ro đôi lúc rất đơn giản nhưng hậu quả thật nặng nề..

    Note: Hư mắt do lá thanh long.
     
  8. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Nhật ký phòng mạch buổi chiều.

    Câu chuyện thứ 18.

    Ngày 25/8/2020, 19: 55


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thanh niên nam, tên NVQ, 29 tuổi, mặt mày tỉnh táo, không có biểu hiện bệnh mệt gì cả.

    "Con đến khám bệnh gì đây?" Bác sĩ hỏi.

    "Con nhờ bác cắt chỉ giùm."

    "Con bị mổ gì à?"

    "Tuần trước bác sĩ bắt con đi cấp cứu bệnh viện lớn ngay trong đêm đó. Con vào bệnh viên T ngay. Họ cho con làm đủ xét nghiệm, CT bụng. Bệnh viện hội chẩn lại ba giờ sau khi con nhập viện. Các bác sĩ thấy bệnh con lạ, nghi viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ mủ. Nhưng cũng không chắc chắn. Bệnh thì bắt buộc phải mổ cấp cứu trong đêm. Bác sĩ bệnh viện giải thích. Sẽ mổ nội soi, nhưng nếu không giải quyết được, khi đó bắt buộc mổ hở.

    * * *

    Một tuần trước đó, V, cô vợ của thanh niên NVQ nói trên đến khám bệnh nhức đầu, mệt.

    Sau khi khám xong, cô V đưa ra một túi thuốc, hỏi bác sĩ:

    " Bác xem giúp, đây là thuốc chồng con đang uống. "

    Bác sĩ xem, trong đó có kháng sinh, giảm đau, nhuận trường.

    Cô V nói tiếp:

    " Tối kia, chồng con đau bụng dữ dội, khuya bác không làm nên con đưa chồng ra phòng khám đa khoa. Họ siêu âm, chụp XQ, truyền nước và cho thuốc này về uống. Hôm nay bớt đau bụng, nhưng còn mệt và lại thêm sốt nữa. Bác xem cho thêm thuốc gì cho ảnh khỏe. "

    " Chồng con đang làm gì ở nhà? "

    " Ảnh lười đi khám, nói bác thêm thuốc cho khỏe thôi. Bụng thì bớt đau, chỉ mệt và hơi sốt thôi. "

    " Gọi ra bác khám mới được, không có gì mệt lắm thì cứ dùng thuốc phòng khám đã cho. Nếu không giảm mai phải đi khám. "

    " Bác cho thuốc cho ảnh khỏe thêm thôi. Ảnh hay đi toilét nên ngại ra đây. "

    " Lại thêm tiêu chảy nữa à? "

    " Không bác, chỉ đi ít ít thôi. "

    " Không được đâu con, gần hai ngày dùng thuốc này rồi, thêm tiêu chảy, sốt nên phải ra bác khám thôi. "

    Cô V gọi cho chồng:" Chồng ra khám đi, bác sĩ không cho thuốc thêm đâu. "

    Người chồng có vẻ không muốn đi. Cô vợ giận" Khuya có gì vợ không đưa chồng đi bệnh viện đâu."

    Giới trẻ bây giờ gọi nhau chồng chồng vợ vợ nghe lạ mà cũng vui tai. Cặp vợ chồng này trẻ nhưng đã có hai con, con gái 6 tuổi, con trai 4 tuổi rất dễ thương!..

    Note: Bệnh đơn giản, thông thường, viêm ruột thừa
     
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng tám 2020
  9. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Nhật ký phòng mạch buổi chiều.

    Câu chuyện thứ 19. (tt Câu chuyện thứ 18)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngày 26/8/2020, 20: 05

    Mười lăm phút sau, anh Q bước vào phòng khám. Anh Q cao lớn, vẻ mặt nhăn nhó, mệt mỏi, bước đến giường nằm ngay.

    Bác sĩ khám: Mạch 102, sốt nhẹ 38•C. HA 120/70.

    Bụng căng cứng.

    "Bệnh con không đơn giản như tụi con nghĩ đâu. Dù sốt không cao lắm, bụng đã giảm đau so với khuya hôm kia, nhưng bụng căng cứng như vậy kèm sốt và vẻ mặt nhiễm trùng của con bác nghi ngờ một tình trạng nhiễm trùng trong đường ruột hoặc ổ bụng. Con phải vào bệnh viện lớn ngay hôm nay. Bác không cho thêm thuốc gì được đâu."

    "Để sáng mai đi được chứ bác? Con hơi mệt thôi."

    "Giờ còn sớm, 8h15 tối, con vô giờ này nhập viện, bệnh viện theo dõi yên tâm hơn. Rủi khuya trở nặng đi khuya khoắt không tốt."

    Hai vợ chồng lừng khừng, muốn ở nhà hơn..

    * * *

    Tối đó tụi con về, nữa đi viện nữa không. Cuối cùng, vợ bảo nghe lời bác đi cho yên tâm.

    Các bác sĩ bệnh viện thảo luận, thấy các triệu chứng không rõ ràng lắm. Chẩn đoán: Viêm phúc mạc, chưa rõ nguyên nhân, nghi do viêm ruột thừa vỡ mủ. Bác sĩ giải thích phải phẫu thuật.

    "Con còn may đó. Bệnh viêm ruột thừa vỡ mủ đến trễ quá là vô sốc nhiễm trùng rất nguy hiểm."

    "Bệnh viện có giải thích là nếu mổ nội soi không làm sạch mủ được thì phải mổ hở. Một đường mổ lớn ngay giữa bụng."

    "Bệnh viêm ruột thừa, nếu đến bệnh viện sớm, mổ sớm thì cuộc mổ rất đơn giản, không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ cả. Nhưng đã có người chủ quan dẫn đến tai họa.

    Bác sĩ có một người quen, lúc 16 tuổi bị viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ mủ. Anh ấy suýt chết. Vì hồi đó ở quê xa bệnh viện.

    Hiện nay, anh ấy hơn 40 tuổi rồi, nhưng thường nhập viện do di chứng của lần vỡ mủ ruột thừa đó. Anh hay đau bụng, có lúc đau dữ dội do bán tắc ruột, do dính ruột. Cơ thể ốm yếu vì ăn uống rất kém."

    Do vậy, đừng bao giờ chủ quan. Cẩn trọng luôn tốt trong cuộc sống..

    Note: Bệnh đơn giản, thông thường, nhưng bất cẩn sẽ nguy hiểm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng tám 2020
  10. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Nhật ký phòng mạch buổi chiều.

    Câu chuyện thứ 20.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngày 25/8/2020, 19: 55

    Nhân ca bệnh viêm ruột thừa vỡ mủ, bác sĩ nhớ lại một ca bệnh khá đặc biệt gần 20 năm trước.

    Khoa cấp cứu bệnh viện.

    Đêm khuya, 0h35.

    Cô bé 18 tuổi, xinh xắn, khuôn mặt còn có chút trẻ con.

    "Cháu nó đau bụng từ sáng, chiều nay đau nhiều. Có uống thuốc giảm đau nhưng bớt rồi đau lại. Tối đến giờ nó đau quằn quại." Người mẹ khai bệnh.

    Cô bé mặt tái mét, vã mồ hôi, ôm bụng, chứng tỏ đau nhiều.

    Bệnh án: Nữ, 18 tuổi

    Đau bụng vùng hố chậu phải, giờ thứ 19, cơn đau từng cơn dữ dội dạng co thắt, chưa có gia đình.

    Không rối loạn tiêu hóa.

    Tiểu không đau rát.

    Không sốt.

    Không có dấu hiệu lâm sàng bệnh lý đường tiêu hóa, tiết niệu, cơ xương..

    Dù đau hố chậu phải, nhưng bệnh cảnh không giống ruột thừa. Bệnh cảnh nghi thai ngoài tử cung. Nhưng người mẹ nhất nhất là con mình không thể có thai.

    Hai bệnh này đều cấp cứu ngoại khoa cả. Thai ngoài tử cung vỡ sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

    Trong phòng hội chẩn:

    "Con tui đêm nào cũng ngủ với tui, làm sao nó có thai được. Bác sĩ đừng nói bậy bạ. Tui bảo đảm nó không có thai." Người mẹ hằn học, như bị xúc phạm khi bác sĩ nói "nghi con bà có thai ngoài tử cung."

    Bác sĩ ra gặp bệnh nhân.

    "Cháu có bạn trai chưa?"

    Bé gái im lặng..

    "Các bác sĩ đã hội chẩn, nghi cháu bị thai nằm ngoài tử cung, bệnh phải mổ cấp cứu. Nếu không sẽ nguy hiểm. Cháu phải nói thật. Bác sĩ sẽ giúp. Bác sĩ sẽ nói chuyện với má cháu và giữ kín chuyện này. Cháu có quan hệ với bạn trai chứ?"

    Bé gái gật đầu. Hai dòng nước mắt chảy dài hai má.

    "Bác sĩ giúp cháu." Bé gái cầu khẩn.

    Trở lại phòng hội chẩn. Người mẹ đã bình tĩnh hơn.

    "Bây giờ chị ký giấy cho tụi tui mổ cấp cứu cho cháu. Nếu thai ngoài tử cung vỡ sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Cháu đã có bạn trai. Chị bình tĩnh, đừng la mắng cháu nó tội nghiệp.

    Còn chị nói với hàng xóm, bà con là con gái chị mổ ruột thừa. Thế nhé."

    Người mẹ nhẹ người hơn, thở ra.

    "Nhờ các bác sĩ giúp cháu nó."

    Cuộc phẫu thuật thành công. Cái thai nhỏ nằm ở vòi trứng, xung huyết, dọa vỡ.

    Hôm sau, ở phòng hậu phẫu, bé gái mặt mày vui vẻ. Người mẹ nói chuyện thoải mái với những người bệnh trong phòng và khi bà con đến thăm. "Cháu nó mổ viêm ruột thừa, bác sĩ giỏi, vết mổ đẹp lắm.."

    Note: Thai ngoài tử cung.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng tám 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...