HOT Nhân tố enzyme - Hiromi shinya

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Nyanko, 5 Tháng một 2020.

  1. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Mỗi Sinh Mệnh Đều Có Một Cơ Chế Giúp Đạt Đến Tuổi Thọ Tự Nhiên

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Người ta cho rằng trong 100 năm qua, Y học đã có những bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên, số người mắc bệnh không những không giảm mà ngày một tăng lên. Vậy nếu y học thực sự tiến bộ thì tại sao số bệnh nhân lại không giảm?

    Liệu có phải y học hiện đại đã sai lầm ngay từ bước đầu? Y học hiện đại ngày nay bắt đầu từ quan điểm "chữa trị" tức là chữa khỏi bệnh. Theo tôi, đây là điều hết sức sai lầm. Đáng lẽ chúng ta phải tìm hiểu cơ thể con người bắt đầu từ trạng thái khỏe mạnh, nghiên cứu về việc làm thế nào để duy trì được sức khỏe và xây dựng nền "y học thực sự" thay vì nền y học bắt đầu từ các loại bệnh tật.

    Tôi bắt đầu nghiên cứu một cách nghiêm túc về mối quan hệ giữa ăn uống và sức khỏe từ hơn 30 năm trước. Hồi đó, tôi đã khám sức khỏe cho rất nhiều người ở Mỹ và tôi nhận ra rằng dạ dày, đường ruột chính là thước đo để biết được tình trạng sức khỏe của một người và cải thiện dạ dày, đường ruột là con đường dẫn đến cải thiện sức khỏe. Vì vậy, bên cạnh việc nỗ lực nghiên cứu và phát triển kỹ thuật polypectomy (kỹ thuật cắt bỏ polyp bằng phương pháp nội soi) để giúp những người bệnh đang đau khổ về căn bệnh này, tôi cũng bắt đầu đi tìm nguyên nhân gốc rễ khiến con người mắc bệnh.

    Tôi đã đọc hàng ngàn tài liệu, cùng với sự giúp đỡ của các bệnh nhân, thu thập các số liệu lâm sàng, tự bản thân kiểm chứng ảnh hưởng của thuốc và nghiên cứu cả các loài động vật hoang dã. Kết quả tôi đã nhận ra rằng "đi ngược lại quy luật tự nhiên bao gồm tất cả mọi điều trên thế giới (có thể cho là ý của chúa trời) sẽ khiến con người mắc bệnh".

    Trong các loài động vật hoang dã, hầu như không có các bệnh liên quan đến lối sống sinh hoạt. Tất nhiên, ta cũng phải thừa nhận rằng một trong số nguyên nhân chính là ở thế giới tự nhiên không bác sĩ, không thuốc thang bệnh tật gắn liền với cái chết.

    Các loài động vật hoang dã hầu như không có tình trạng "mắc bệnh" như ở con người. Tại sao chúng lại không mắc bệnh. Bởi chúng luôn tuân theo các quy luật tự nhiên.

    Bản thân sự sống luôn có cơ chế để đi đến hết tuổi thọ tự nhiên của mình. Không có sự sống nào bắt đầu vòng đời bằng bệnh tật cả. Cũng có những cá thể khi sinh ra đã mang những căn bệnh bẩm sinh, tuy nhiên đó Là hậu quả từ những ảnh hưởng di truyền hoặc ảnh hưởng môi trường trong quá trình hình thành sinh mệnh. Trên thế giới, nếu không có nguyên nhân sẽ không tồn tại kết quả. Kể cả những căn bệnh bẩm sinh không rõ nguyên nhân hay những căn bệnh không rõ nguyên nhân khác, không phải là chúng không có nguyên nhân mà là ta chưa tìm ra được nó.

    Mỗi sinh mệnh, từ khi sinh ra đã mang trong mình một "kịch bản" cần thiết để sống lâu và khỏe mạnh. Tôi gọi đó là "kịch bản cửa sự sống". Nói một cách đơn giản đó là các loài động vật luôn "biết những điều cần thiết theo bản năng" để sinh tồn. Nói cách khác, các loài động vật hoang dã biết được kịch bản của sự sống, nên chúng sống theo bản năng và sống theo kịch bản đấy.

    Răng của động vật ăn thịt và răng của động vật ăn cỏ khác nhau chính là biểu hiện của quy luật tự nhiên, "thức ăn của các người là như thế đấy". Và hàm răng của chúng ta cũng chứa những quy luật tự nhiên trong đó.

    Bản thân con người cũng có "kịch bản của sự sống" nhưng chúng ta lại kiêu ngạo bỏ qua kịch bản ấy. Chúng ta bỏ qua "kịch bản" sắp đặt theo quy luật tự nhiên là do "lòng tham" không đáy của chính mình. Con người đã mắc sai lầm trong "suy nghĩ", ân huệ mà chúa trời ban cho con người, tự con người nghĩ rằng mình là sự tồn tại đặc biệt, coi bản thân là sinh vật bậc cao hơn các loài động vật khác, nuôi các loài động vật như gia cầm hay vật nuôi để bản thân vui vẻ.

    Nền văn hóa mà con người xây dựng được cho đến nay, ở một góc độ nào đấy chính là nền văn hóa "dục vọng". Để thỏa mãn dục vọng được ăn các món ngon hơn, chúng ta đã vượt ra khỏi phạm vi thực phẩm cho phép của tự nhiên. Để thỏa mãn dục vọng được sống tốt hơn, chúng ta đã tạo ra hàng loạt công cụ tiện lợi tại mỗi nền văn minh, và đi cùng với nó là phá hoại môi trường tự nhiên. Vì dục vọng muốn canh tác an nhàn hơn, chúng ta cho ra đời các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.. Và vì muốn có nhiều đất đai, tiền bạc hơn chúng ta đã tạo ra chiến tranh.

    Trong xã hội loài người hiện nay, để đạt được những "ham muốn", những "tiện ích" ngày càng lớn, chúng ta đang phải trả giá bằng chính sức khỏe của mình.

    May mắn là trong tiến trình phát triển của y học hiện nay, chúng ta đang dần nhận ra chúng ta không hề khỏe mạnh. Chúng ta là một phần của tự nhiên. Và một phần của tự nhiên này nếu muốn sống lâu, khỏe mạnh thì phải biết tuân theo các quy luật của tự nhiên. Tuân theo các quy luật của tự nhiên là biết lắng nghe "kịch bản của sự sống" trong mỗi chúng ta. Chúng ta cảm thấy đói mặc dù bản thân lại thừa cân, đó chính là cơ thể đang thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Chúng ta bị táo bón hay tiêu chảy, đó là do chúng ta ăn các thức ăn không phù hợp với bản thân. Và chúng ta bị bệnh, đó là do chúng ta coi thường kịch bản của sự sống.

    Vì vậy, tôi cho rằng Y học trong tương lai không phải là giữ vững nền y học hiện tại, chỉ tập trung vào việc điều trị, mà phải chuyển sang nền y học biết nhìn nhận các quy luật tự nhiên, lắng nghe kịch bản của sự sống, đánh thức khả năng trị bệnh tự nhiên trong mỗi con người và giúp bồi đắp sự sống.
     
    Libra1110, Cổ NgữMạnh Thăng thích bài này.
  2. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Nền Y Học Chuyên Môn Hóa Làm Hỏng Các Bác Sĩ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nếu muốn học tập các quy luật tự nhiên, trước hết chúng ta phải bỏ ngay nền y học chuyên biệt hóa hiện nay. Bởi nền y học chuyên biệt hóa ngày nay là nền Y học "nhìn thấy một cây mà không nhìn thấy cả rừng". Không có cái gì tồn tại độc lập trong tự nhiên. Tất cả vạn vật đều tác động qua lại và tạo nên thế cân bằng.

    Bạn có biết gần đây người ta đang chú ý đến vấn đề "trồng rừng nuôi biển". Đó là dự án trồng lại rừng trên núi để gọi cá trở về sau khi các ngư dân thấy cá từ biển đột nhiên mất hết và tìm hiểu được nguyên nhân do những khu rừng bị chặt phá trên diện rộng để phác triển xã hội mấy năm trước. Việc chặt rừng và cá biển.

    Nhìn qua thì không có quan hệ gì với nhau, nhưng thực ra chúng có quan hệ mật thiết trong vòng tuần hoàn tự nhiên.

    Cơ thể con người cũng giống như vậy. 60 nghìn tỉ tế bào trong cơ thể, mỗi tế bào lại đảm nhiệm một hoạt động khác nhau nhưng thông qua năm quá trình lưu thông là lưu thông máu, bạch huyết, quá trình tiêu hóa, quá trình bài tiết nước tiểu, lưu thông không khí và lưu thông khí mà các tế bào liên kết chặt chẽ với nhau, thực hiện các hoạt động sống của cơ thể.

    Nếu chúng ta bỏ qua các vòng tuần hoàn này mà chỉ cố gắng giải quyết các vấn đề của từng cơ quan riêng rẽ như dạ dày, ruột thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Nếu nền y học chuyên biệt hóa này còn phát triển, thì trong tương lai không xa sẽ không còn tồn tại các bác sĩ. Một bác sĩ thực thụ là người có thể khám tổng thể sức khỏe cho bệnh nhân, trong khi vẫn khám đúng chuyên môn của mình.

    Bệnh nhân có sắc mặt xấu, nhưng vì chuyên môn của anh là tiêu hóa nên anh chỉ nhét ống nội soi vào dạ dày của bệnh nhân, kiểm tra xem có polyp hay không, sau đó đưa ra vài kết luận "may quá, không có polyp cũng không thấy ung thư" và để bệnh nhân ra về. Như vậy thực sự là quá qua loa.

    Tôi được người ta gọi là "bác sĩ phẫu thuật nội soi số một của Mỹ", nhưng tôi không cho rằng bản thân có tài năng đặc biệt gì. Tôi làm một việc là lắng nghe cơ thể của bệnh nhân và khám bệnh hàng ngày thôi.

    Hiện nay ở Mỹ, việc kiểm tra đại tràng cho bệnh nhân ung thư vú đã rất phổ biến, và bác sĩ đầu tiên đề xuất việc này chính là tôi. Tại thời điểm đó, tôi được nhiều người khen ngợi: Đây là phát hiện tuyệt vời của bác sĩ Shinya. Nhưng theo tôi, nếu có thể khám tổng thể cho từng bệnh nhân thì bất cứ bác sĩ nào cũng sẽ nhận ra.

    Nếu gặp một bệnh nhân ung thư, không cần kiểm tra cơ thể họ tôi cũng có thể nhận ra. Điều này tôi không thể giải thích rõ ràng được nhưng tôi có thể cảm nhận được "khí" của từng người. Khi tôi nói điều này, nó đã trở thành trò cười cho nhiều bác sĩ khác. Nhưng đó không phải chỉ là "cảm giác" đơn thuần mà là "trực giác" của tôi đã được tôi luyện qua các kiểm nghiệm lâm sàng.

    Trước đây, một phụ nữ 38 tuổi đến gặp tôi, chỉ vào vùng bụng trên và nói: "Bác sĩ, chỗ này của tôi bị ung thư". Tuy nhiên, trước khi đến chỗ tôi, người phụ nữ này đã đến vài bệnh viện kiểm tra, và ở chỗ nào cũng nhận được kết quả là "không có gì bất thường". Tôi cũng dùng kính nội soi và kiểm tra cẩn thận cho cô ấy, nhưng thực sự là không tìm thấy ung thư ở bất kỳ bộ phận nào. Thậm chí tôi còn nghĩ cô còn trẻ như vậy, làm gì mà lo lắng đến mức đấy. Nhưng người phụ nữ này vẫn phản ánh là cảm thấy khó chịu nên tôi đã dùng chất cản quang và chụp X-quang từ tá tràng đến ống dẫn mật.

    Vì ống dẫn mật cực kỳ nhỏ nên không thể dùng kính nội soi được. Và việc đưa chất cản quang vào để kiểm tra ống dẫn mật cũng không phải là loại kiểm tra thường được tiến hành.

    Tuy nhiên, nhờ có cuộc kiểm tra này mà tôi đã phát hiện ra khối u bằng ngón tay út trong ống dẫn mật của bệnh nhân.

    Ngoài ra, có nhiều bệnh nhân khẳng định bị ung thư dạ dày và đến chỗ tôi khám. Cũng có một trường hợp, tôi đã kiểm tra nội soi nhưng không phát hiện ra bất thường gì. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bệnh nhân đã phản ánh đến mức như vậy thì tôi nghĩ chắc chắn phải có cái gì đó. Tôi đã chờ khoảng hai tháng và kiểm tra nội soi lại một lần nữa và phát hiện thấy một vết loét nhỏ trong dạ dày. Khi tôi lấy tế bào mô kiểm tra, tôi đã phát hiện ra tế bào ung thư Scirrhous đang lan rộng dưới niêm mạc dạ dày. Tế bào ung thư Scirrhous phát triển rất nhanh và ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện. Nếu nó phát triển dưới niêm mạc dạ dày thì dù nội soi cũng không phát hiện ra được, do đó nó là căn bệnh hết sức đáng sợ. Giả sử, lúc đó nếu tôi không hẹn bệnh nhân đến kiểm tra lại sau hai tháng, thì có lẽ bệnh nhân đó đã tử vong vì ung thư rồi.

    Thời gian một bác sĩ làm việc với một bệnh nhân thực tế không dài như các bạn nghĩ. Và trong khoảng thời gian ngắn đó, bác sĩ phải tập trung tuyệt đối để nắm bắt được tín hiệu SOS mà cơ thể bệnh nhân đang phát đi. Đây là trận chiến "căng thẳng" không thua kém gì trận đấu kiếm thực thụ giữa các kiếm sỹ.

    Tuy nhiên, có một điều đáng tiếc là ngày càng có ít các bác sĩ chịu lắng nghe cơ thể bệnh nhân. Nguyên nhân là do các bác sĩ hiện nay đã bị y học chuyên biệt hiện đại quán triệt toàn diện.

    Tôi nghĩ có lẽ các bạn cũng có kinh nghiệm trong việc này. Các bệnh nhân trước khi đi khám đều phải quyết định xem mình đi khám ở khoa nào. Sau đó trong phòng khám bệnh nhân sẽ được hỏi: Anh cảm thấy thế nào? Nếu bệnh nhân nói là đau dạ dày, bác sĩ sẽ cho kiểm tra dạ dày. Mặc dù bạn đến để kiểm tra xem trong người mình có bệnh hay không, nhưng nếu kiểm tra dạ dày thấy không có gì, bạn sẽ ra về với kết quả: May quá, trên người anh không có vấn đề gì cả. Nếu bệnh nhân không yêu cầu "làm thêm kiểm tra" thì buổi khám bệnh kết thúc tại đây. Thậm chí nếu gặp tay bác sĩ tồi, có trường hợp bác sĩ còn không nghe ý kiến của bệnh nhân mà phán. Đó chỉ là do cảm giác của anh thôi, không cần thiết làm kiểm tra đấy đâu.

    Tuy nhiên, giống như những kinh nghiệm mà tôi đề cập ở trên, bác sĩ cần phải nghiêm túc lắng nghe ý kiến của bệnh nhân.

    Tôi cảm thấy vô cùng thất vọng với nền y học chuyên biệt hóa hiện nay. Nếu cứ tiếp tục như vậy, nền y học này chẳng thể đào tạo ra những bác sĩ đúng nghĩa được.

    Và một điều tồi tệ hơn nữa là hiện nay, đến cả chế độ thực tập cũng bị xóa bỏ. Thời điểm nhận giấy phép hành nghề bác sĩ, các bác sĩ mới quyết định chuyên môn cho chính mình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các bác sĩ hiện nay còn không có cả cơ hội được tìm hiểu về các cơ quan ngoài chuyên ngành của mình.

    Ở phòng khám của tôi tại New York, chúng tôi cho thực hiện dịch vụ kiểm tra đồng thời các bộ phận để giảm sự lo lắng và gánh nặng cho bệnh nhân xuống mức tối thiểu. Đầu tiên, trước khi kiểm tra nội soi dạ dày và ruột, bệnh nhân sẽ được khám tổng thể toàn cơ thể. Chúng tôi kiểm tra xem có hay không dấu hiệu bất thường ở tình trạng da toàn thân, huyết áp, nhịp tim, nồng độ oxy trong máu, tuyến giáp, tuyến bạch huyết, khớp và cơ bắp. Thậm chí nếu là phụ nữ, chúng tôi còn kiểm tra ung thư vú (tất nhiên là phải được sự đồng ý của bệnh nhân).

    Tiếp theo, trước khi kiểm tra nội soi đại tràng, với các bệnh nhân nữ, chúng tôi sẽ hỏi: Chúng tôi có thể kiểm tra cả ung thư cổ tử cung, bạn có muốn làm luôn không. Nếu bệnh nhân yêu cầu kiểm tra thì trước khi đặt ống nội soi vào hậu môn, chúng tôi sẽ dùng ống nội soi đại tràng để khám tử cung của bệnh nhân. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ cũng chỉ đưa thiết bị tiến vào trong âm đạo khoảng 5-8 cm nên dù có kiểm tra tử cung hay không, thời gian kiểm tra cũng không kéo dài thêm phút nào. Nhưng với bệnh nhân mà nói, không cần phải đến khoa phụ sản để kiểm tra là điều hết sức vui mừng.

    Chuyên môn của tôi là đường tiêu hóa, nhưng tôi cũng thực hiện được những kiểm tra tử cung, tuyến tiền liệt, kiểm tra vú. Những lần kiểm tra như vậy, giúp bệnh nhân đỡ phiền phức hơn và bản thân tôi, với tư cách một bác sĩ, tôi cũng học được nhiều điều.

    Chú thích:

    [1] Natto: Món ăn truyền thống của Nhật Bản làm từ hạt đậu tương lên men.
     
    Libra1110, Cổ NgữMạnh Thăng thích bài này.
  3. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Hãy Chọn "Sức Khỏe 10 Năm Sau" Thay Vì "Bữa Thịt Nướng Tối Nay"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Do được khám nhiều bệnh khác nhau nên tôi đã học được nhiều điều.

    Ví dụ, dù là kiểm tra ung thư vú, tôi cũng hỏi về thói quen, lịch sử ăn uống của bệnh nhân và tôi nhận ra mối quan hệ nhân quả giữa ăn uống và bệnh tật. Những người bị ung thư vú thường thích cà phê, thường xuyên uống sữa, phô mai, sữa chua.. và ăn thịt là chính. Hay phần lớn những người có chế độ ăn như vậy, dù chưa phát bệnh ung thư vú nhưng cũng có những "bệnh trạng tuyến vú" như ngực cảm thấy cứng. Nói cách khác, tôi nhận thấy một điều là chế độ ăn uống cà phê, sữa, thịt sẽ dẫn đến các bệnh trạng tuyến vú, và nếu không cải thiện thì người bệnh có khả năng cao sẽ bị ung thư vú.

    Sau khi nhận thấy điều đó, tôi đã hướng dẫn các bệnh nhân bị bệnh tuyến vú, cần phải cải thiện thói quen ăn uống. Khi tôi hỏi những người bị bệnh tuyến vú: "Chắc cô thích dùng cà phê, sữa và ăn các món thịt nhỉ", mọi người sẽ ngạc nhiên đến tròn mắt "tại sao bác sĩ lại biết". Sau đó tôi sẽ đưa các số liệu lâm sàng thu thập được cho bệnh nhân xem, và khi họ bị thuyết phục, họ sẽ nghiêm túc cải thiện thói quen ăn uống theo hướng dẫn của tôi.

    Như vậy, cách điều trị của tôi dựa trên những điều mà tôi biết được từ cơ thể bệnh nhân. Việc hướng dẫn bệnh nhân cải thiện thói quen sinh hoạt về cơ bản cũng giống như vậy. Để phòng tránh bệnh ung thư vú, cùng với việc cải thiện ăn uống, bạn nên thực hiện năm phút mát xa ngực mỗi ngày. Đây cũng là điều tôi học được từ các nghiên cứu lâm sàng. Trong số liệu lâm sàng thu thập được qua hơn 30 năm, tôi nhận thấy những người thường xuyên mát xa ngực, là nơi lưu thông máu, lưu thông bạch huyết dễ bị ngưng trệ, một hai lần mỗi ngày, không có ai bị ung thư vú cả.

    Tôi không biết các bác sĩ chuyên khoa về ung thư vú có đưa ra lời khuyên về cách phòng tránh như vậy không. Thật vui khi tôi gặp lại bệnh nhân đã làm theo lời khuyên của tôi sau một năm, người đó không phát bệnh ung thư vú, hơn nữa, mô tuyến vú rất mềm, thậm chí các triệu chứng về bệnh tuyến vú cũng được chữa khỏi.

    Điều khiến một bác sĩ như tôi cảm thấy thật sự hạnh phúc không phải là chữa bệnh, cũng không phải là danh tiếng mà là có thể đưa ra lời khuyên cho những người vô bệnh có khả năng phát bệnh cao và giúp họ trở nên khỏe mạnh.

    Qua những năm tháng tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, mỗi ngày tôi lại càng nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của "thực phẩm". Tuy nhiên, hiện nay ở Nhật Bản, nhiều loại thực phẩm có hại cho sức khỏe lại được lưu thông dưới nhãn mác "thực phẩm tốt".

    Trong 30 năm gần đây, cứ mỗi lần có cơ hội là tôi lại đề cập đến vấn đề "quan hệ giữa thực phẩm và sức khỏe" và "các loại thực phẩm nguy hiểm", nhưng tiếc là những cố gắng của tôi chưa đạt đến hiệu quả tạo ra cuộc cải cách về quan niệm thực phẩm trong xã hội. Hơn nữa, nếu nền y học chuyên biệt hóa hiện nay cứ tiếp tục phát triển như thế này thì các bác sĩ trẻ sau này sẽ rất khó để có thể học được từ các kiến thức lâm sàng như tôi.

    Điều cần thiết cho nền Y học trong tương lai đó là y tế dự phòng. Và để xây dựng được một nền y tế dự phòng đúng nghĩa, không thể thiếu các kiến thức đúng đắn về thực phẩm.

    Việc thay đổi nhận thức của con người vốn đã hằn sâu trong tâm trí những quan niệm sai lầm về ăn uống nhưng lại tưởng rằng đúng đắn, là rất khó khăn. Nếu bản thân người đó bị bệnh sẽ lại là chuyện khác, nhưng nếu người đó đang trong giai đoạn vô bệnh thì phần lớn mọi người sẽ chọn "bữa thịt nướng tối nay" thay cho "sức khỏe 10 năm sau". Với những độc giả đã đọc đến đây, tôi hi vọng các bạn, nhất định phải chọn "sức khỏe 10 năm sau" thay vì chỉ có "bữa thịt nướng" mà thôi.

    Điều tôi đang kỳ vọng hiện nay là giáo dục cho các thế hệ tiếp theo. Tôi nghe nói nền giáo dục sau này sẽ lấy ba trọng tâm là: "Trí dục", "thể dục", "đức dục". Nhưng tôi luôn hi vọng, người ta sẽ cho thêm vào một yếu tố nữa đó là "giáo dục thực phẩm", để tạo nên một nền giáo dục hay một nền y học giúp nhiều người nhận thức đúng đắn hơn về thực phẩm.

    Những bữa ăn trong trường học hiện nay được dựa trên tính toán lượng calo và các lý thuyết sai lầm đều rất nguy hiểm. Bởi vậy nên tôi cho rằng việc giáo dục thực phẩm với đối tượng là trẻ em và cải cách suất cơm trong trường là nhu cầu cấp thiết hiện nay.
     
    Libra1110Cổ Ngữ thích bài này.
  4. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Con Người Có Thể Sống Là Nhờ Vi Sinh Vật

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bạn có biết những con cá ở biển sau khi chết đi sẽ thế nào không? Dù chúng ta có tìm dưới đáy biển sâu cũng không thấy xác cá chết lắng xuống dưới đấy. Vậy những xác cá chết đấy đã đi đầu?

    Câu trả lời là chúng đã bị "xóa sạch" rồi. Các vi sinh vật trong biển phân hủy xác cá từng chút một và nhanh chóng xử lý toàn bộ xác cá chết.

    Trong thế giới này tràn ngập các vi sinh vật mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy có nghiên cứu cho rằng ngay cả trong bầu không khí trong lành, cứ một centimet khối lại có khoảng một nghìn vi sinh vật. Thậm chí trên bầu trời cách mặt đất mười nghìn mét, hay trong thế giới sâu mười nghìn mét dưới lòng đất cũng có vi sinh vật. Ngay cả trong đường ruột của con người cũng có rất nhiều vi sinh vật hay còn gọi là "vi khuẩn đường ruột" sinh sống.

    Nói tóm lại, con người chúng ta đang sống cùng các vi sinh vật.

    Trong đường ruột của con người có khoảng 300 loại với hàng trăm nghìn vi sinh vật đang sống. Chúng không đơn giản chỉ là sống ở đấy mà còn giúp chúng ta rất nhiều việc. Trong đó, việc quan trọng nhất là tạo ra các enzyme, nguồn sống của chúng ta. Các vi khuẩn đường ruột này đang giúp chúng ta tạo ra khoảng ba nghìn loại enzyme khác nhau.

    Các vi khuẩn đường ruột được chia làm "lợi khuẩn" và "hại khuẩn". Thông thường, những vi khuẩn có lợi cho cơ thể con người như khuẩn lactic được gọi là "lợi khuẩn", còn những vi khuẩn gây hoại tử, hư thối, tàn phá cơ thể con người được gọi là "hại khuẩn". Nếu nói ngắn gọn, lợi khuẩn là những vi khuẩn có enzyme chống oxy hóa. Khi các gốc tự do phát sinh trong cơ thể, chúng sẽ tự chết đi, biến thành các enzyme chống oxy hóa trong cơ thể và giúp con người trung hòa các gốc tự do đó.

    Bên trong ruột dày đặc những phần nhô lên hay còn được gọi là lớp lông nhung. Giữa các lông nhung này là các lợi khuẩn lactic. Bên trong các lông nhung có các tế bào bạch cầu và tế bào NK (tế bào diệt tự nhiên) có liên quan đến hệ thống miễn dịch. Khi các tế bào này chống chọi lại các dị vật như các protein, các vi khuẩn khác loại hay các vi rút, tế bào ung thư.. sẽ tạo ra lượng lớn các gốc tự do. Và các vi khuẩn lactic sau đó sẽ xóa sạch các gốc tự do cần được giải quyết này.

    Mặc dù đây chỉ là giả thuyết của tôi, nhưng có lẽ bệnh viêm loét đại tràng hay bệnh crohn1 chính là do các gốc tự do vì một lý do nào đấy, có thể là do thiếu các lợi khuẩn, đã không bị trung hòa hết, gây viêm lớp lông nhung vốn cực kỳ nhạy cảm, và phá hoại cơ thể tạo nên.

    Mặt khác, các hại khuẩn do thường phá hủy thức ăn khó tiêu nên thường được cho là các vi khuẩn có hại. Điều này nghĩa là để các thức ăn khó tiêu được nhanh chóng bài tiết ra ngoài cơ thể, các vi khuẩn này khiến thức ăn lên men bất thường để sinh ra các loại khí ga độc hại, đồng thời kích thích ruột, thúc đẩy quá trình bài tiết khí ga và phân ra ngoài cơ thể.

    Vì vậy, tôi cho rằng các vi khuẩn đường ruột không thể phân chia rạch ròi ra lợi khuẩn hay hại khuẩn. Bởi kể cả các hại khuẩn cũng rất cần thiết cho cơ thể nên mới có thể cư trú trong cơ thể chúng ta.

    Ngoài hai loại là "lợi khuẩn" có lợi cho cơ thể và "hại khuẩn" tạo ra các chất độc trong cơ thể, người ta còn xếp thêm một loại nữa là "vi khuẩn trung gian", không gây độc hại cũng không giúp ích cho cơ thể. Tuy nhiên, theo tôi đây là cách phân loại hết sức ích kỷ. Điều quan trọng là phải có sự cân bằng trong toàn bộ cơ thể. Bởi ngay đến chất dinh dưỡng quan trọng như protein, nếu hấp thu quá nhiều cũng có thể gây hại cho cơ thể. Tương tự như vậy, nếu hại khuẩn phát triển quá mức tất nhiên là không tốt cho cơ thể, nhưng đây cũng là loại khuẩn không thể thiếu để duy trì sức khỏe của chúng ta.

    Sự cân bằng của các vi khuẩn trong đường ruột rất dễ bị phá vỡ, bởi các vi sinh vật là sinh vật hết sức mỏng manh. Chúng rất dễ bị chi phối bởi môi trường. Nếu gặp môi trường thích hợp để sinh sôi, chúng sẽ đồng loạt tăng lên đến vài nghìn, thậm chí vài trăm triệu con. Nhưng nếu môi trường sống xấu đi, chúng sẽ chết hàng loạt ngay tức khắc. Thêm vào đó, loại vi khuẩn trung gian lại có tính mập mờ, nếu xung quanh chúng đều là lợi khuẩn, chúng cũng sẽ sinh ra enzyme chống oxy hóa, nhưng nếu xung quanh chúng các hại khuẩn phát triển, thì bản thân chúng cũng sẽ biến đổi thành hại khuẩn, tạo ra các chất oxy hóa. Nói cách khác, loại vi khuẩn trung gian này sẽ đi theo số đông.

    Con người rất ghét các hại khuẩn, nhưng người tạo ra môi trường đường ruột để các hại khuẩn có thể phát triển lại không phải ai khác mà chính là bản thân chúng ta. Với thói quen ăn uống lộn xộn, lối sống sinh hoạt bừa bãi.. bạn không thể đổ lỗi cho các vi sinh vật được. Và các vi khuẩn trung gian sẽ biến đổi thành lợi khuẩn hay hại khuẩn, tất cả tùy thuộc vào chính bạn.

    Chú thích: [1] Bệnh crohn là một bệnh viêm mãn tính của đường ruột.
     
    Libra1110Cổ Ngữ thích bài này.
  5. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Hỗ Trợ Môi Trường Đường Ruột Để Các Lợi Khuẩn Dễ Dàng Phát Triển

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Enzyme là yếu tố thiết yếu cho sự sống của sinh vật, tuy nhiên lượng enzyme mà con người có thể tạo ra lại có hạn. Khi các enzyme biến mất khỏi cơ thể cũng là lúc sinh mệnh con người kết thúc. Theo cách nghĩ như vậy thì cũng không sai khi nói rằng "enzyme diệu kỳ = sự sống".

    Thứ khiến các enzyme này bị tiêu hao nhiều nhất chính là các gốc tự do. Xã hội hiện đại chính là môi trường dễ phát sinh các gốc tự do nhất. Căng thẳng, ô nhiễm môi trường, tia tử ngoại, sóng điện từ, vi khuẩn, vi rút, thậm chí cả khi tiếp xúc với tia X-quang cũng làm phát sinh ra các gốc tự do. Tuy nhiên, trong số các nguyên nhân gây ra gốc tự do, ngoại trừ các yếu tố từ bên ngoài, còn có nhiều nguyên nhân mà nếu có ý chí và kiên trì, bạn có thể phòng tránh được. Điển hình như thói quen uống rượu, hút thuốc, dùng các loại thực phẩm chứa nhiều phụ gia, hay các thực phẩm bị oxy hóa, các loại thuốc.. Vì những nguyên nhân này mà các enzyme trong cơ thể bị tiêu hao một lượng lớn. Do đó, nếu không có ý chí cao và nỗ lực, bạn sẽ rất dễ mắc bệnh.

    Nếu vốn dĩ lượng enzyme có trong cơ thể con người đã được cố định sẵn thì số enzyme được tạo ra sau đó chỉ có thể dựa vào các vi khuẩn đường ruột. Bởi vậy, chuẩn bị môi trường đường ruột để các lợi khuẩn có chứa các enzyme chống oxy hóa dễ phát triển chính là cách duy nhất mà con người có thể làm để tăng enzyme trong cơ thể.

    Hãy ăn thực phẩm giàu enzyme bởi các loại thực phẩm này chính là nguyên liệu để các lợi khuẩn phát triển và tạo ra các enzyme diệu kỳ. Nó cũng giống như môi trường tự nhiên vậy, ban đầu là tích trữ thật nhiều thứ tốt sau đó sẽ tạo ra một vòng tuần hoàn tốt. Ăn thực phẩm tốt, uống nước tốt, thực hiện thói quen sinh hoạt tốt, tự nhiên môi trường đường ruột sẽ được củng cố, các enzyme diệu kỳ sẽ được tạo ra nhiều hơn và con người có cuộc sống tràn đầy sinh lực.

    Ngược lại, nếu bạn làm điều gì xấu, dù chỉ một điều cũng sẽ làm xáo trộn vòng tuần hoàn và khi đó, vòng tuần hoàn xấu sẽ bắt đầu. Vì thích nên bạn thường xuyên ăn các món thịt hay sữa khiến việc tiêu hóa, hấp thu kém đi, và môi trường đường ruột sẽ xấu đi ngay lập tức. Khi môi trường đường ruột xấu đi, số lợi khuẩn sẽ giảm xuống, các vi khuẩn trung gian sẽ biến đổi thành hại khuẩn, cơ thể không thể chống chọi lại các gốc tự do dù chỉ một chút. Bên cạnh đó, trong môi trường đường ruột, khi khả năng tiêu hóa, hấp thu giảm xuống, các thức ăn khó tiêu sẽ bị ủ lên men, và các hại khuẩn coi các thức ăn khó tiêu đấy làm dinh dưỡng, sẽ tạo ra ga độc hại cho cơ thể.

    Những người luôn xì hơi với mùi hôi là do trong bụng của họ đang diễn ra vòng tuần hoàn xấu như vậy. Những bé sơ sinh bú sữa mẹ, phân sẽ không có mùi khó chịu. Mùi này chỉ có sau khi con người bắt đầu ăn các thực phẩm thịt động vật. Và phân của những bé nuôi bằng sữa ngoài chắc chắn khác với phân của những bé nuôi bằng sữa mẹ.

    Khi xuất hiện các độc tố trong đường ruột, hệ miễn dịch cũng sẽ hoạt động để đối phó với những độc tố này. Tuy nhiên, do trong ruột hầu như không còn các lợi khuẩn để trung hòa các gốc tự do sinh ra sau khi xử lý các độc tố nên chúng ta không thể ngăn chặn tác hại của các gốc tự do. Từ đó, tại thành ruột nơi bị các gốc tự do phá hoại sẽ hình thành nên polyp hoặc ung thư.

    Thứ có thể duy trì được vòng tuần hoàn tốt chính là môi trường đường ruột, và thứ chúng ta có thể làm cũng chỉ có thể là chú ý đến chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và hỗ trợ môi trường đường ruột.

    Cho đến khi vòng tuần hoàn tốt này vận hành ổn định, ta cần bỏ nỗ lực không nhỏ. Nhưng khi vòng tuần hoàn đã vận hành thì cho dù một tháng ăn thịt hay uống rượu một lần, các enzyme diệu kỳ bạn tích lũy được sẽ giải quyết vấn đề cho bạn. Hãy nhớ rằng những gì chúng ta tích lũy được mỗi ngày sẽ cứu chính chúng ta trong những lúc nguy cấp.
     
    Libra1110Cổ Ngữ thích bài này.
  6. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Mối Quan Hệ Không Thể Cắt Rời Giữa Con Người Và Thổ Nhưỡng

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Người Âu Mỹ đã có thói quen ăn thịt động vật trong thời gian dài hơn hẳn người Nhật.

    Mặc dù vậy, họ cũng không phá vỡ cân bằng đường ruột nghiêm trọng như người Nhật. Và tôi đã suy nghĩ xem tại sao giũa người Nhật và người Mỹ lại có sự khác biệt lớn đến như vậy. Tôi đã nghĩ ra một vài lý do, lý do đầu tiên chính là sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực đã được hình thành từ xa xưa. Người Âu Mỹ, trải qua hàng trăm năm vẫn duy trì thói quen ăn thịt. Nhưng người Nhật lại chỉ mới bắt đầu thói quen này từ thời Minh Trị, tính đến nay cũng chỉ được khoảng 150 năm. Đường ruột của người Nhật, vốn có thói quen ăn ngũ cốc và rau củ trong thời gian dài, nếu xét về tỉ lệ so với kích thước cơ thể thì dài gấp một, hai lần đường ruột của người Âu Mỹ. Đường ruột dài hơn dẫn đến thời gian cho đến lúc bài tiết hết thức ăn cũng dài hơn, và ảnh hưởng của thịt đến đường ruột cũng lớn hơn.

    Một nguyên nhân nữa tạo ra sự khác biệt chính là "thổ nhưỡng". Người Trung Quốc cổ có một câu gọi là "thân thổ bất nhị" tức là thân thể con người và đất đai có mối quan hệ khăng khít với nhau.

    Ngày nay chúng ta có thể ở ngay tại nhà mình nhưng vẫn thưởng thức được hết các món ăn trên thế giới. Tuy nhiên có một điều cơ bản trong ăn uống đó là người sống ở vùng nào thì ăn thức ăn trồng được ở vùng đấy. Do đó, tùy theo tình hình thổ nhưỡng mà trạng thái sức khỏe của con người cũng khác nhau.

    Đây là câu chuyện cách đây khá lâu rồi, khi tôi lần đầu trông thấy rau củ bán ở Mỹ. Khi đó tôi rất ngạc nhiên sao chúng có thể lớn đến vậy. Dù là cà tím hay dưa chuột, kích cỡ của chúng hoàn toàn khác với rau củ ở Nhật Bản. Vì thế tôi đã nghĩ rằng dù cùng là cà tím nhưng chắc chắn chúng là các loại khác nhau. Tuy nhiên, thực tế khi giống rau ở Nhật Bản và gieo trồng ở Mỹ, chúng vẫn cho quả, hạt to hơn hẳn khi trồng ở Nhật Bản. Đó chính là do hàm lượng các chất có trong đất ở Mỹ như canxi, khoáng chất, vitamin.. nhiều hơn hẳn đất Nhật. Ví dụ, lượng canxi có trong rau chân vịt trồng ở Mỹ nhiều gấp ba đến năm lần hàm lượng canxi trong loại rau này khi trồng ở Nhật.

    Thêm một ví dụ nữa, tôi đã từng thấy số liệu chỉ ra rằng hàm lượng canxi trong bông cải xanh ở Mỹ là 178 mg trên 100 gr trong khi hàm lượng này ở Nhật là 57 mg trên 100 gr.

    Nói tóm lại người Mỹ dù ăn nhiều món thịt nhưng lại không chịu nhiều ảnh hưởng xấu như người Nhật là do họ ăn các loại rau được gieo trồng trong loại đất đai màu mỡ như vậy, do đó họ có thể cân bằng phần nào độ pH đang có chiều hướng chuyển sang tính axit trong cơ thể.

    Trước đây, người Mỹ và người Nhật có khoảng cách rất rõ về hình thể. Tuy nhiên, hiện nay người Nhật cũng đã to cao hơn rất nhiều so với trước kia. Nguyên nhân chính là sự ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Âu Mỹ. Cùng với sự du nhập của văn hóa ẩm thực ưa chuộng thịt, sữa, phô mai, bơ.. thói quen ăn uống và hình thể của người Nhật cũng thay đổi dần. Nhưng dù chúng ta có muốn thay đổi giống người Âu Mỹ thì cũng có một điều không thể thay đổi được. Đó chính là "thổ nhưỡng". Sự màu mỡ của đất đai, dù chúng ta có muốn cũng không thể bắt chước được.

    Không quá lời khi cho rằng sự màu mỡ của đất đai phụ thuộc vào số lượng các vi sinh vật và các động vật nhỏ sống trong đất. Với phần lớn diện tích đất đai đều là tro núi lửa, đất đai ở Nhật có rất ít thức ăn cho các vi khuẩn làm giàu trong đất.

    Dù chúng ta có bắt chước cách ăn thịt của người Âu Mỹ thì với hàm lượng dinh dưỡng trong rau củ chỉ bằng một phần năm rau củ của Âu Mỹ, cơ thể chúng ta sẽ thay đổi như thế nào. Rõ ràng là người Nhật sẽ bị thiếu vitamin và khoáng chất. Nguyên nhân khiến thực phẩm thịt động vật ảnh hưởng lớn đến cơ thể người Nhật chính là ở "chất lượng" rau củ mà người Nhật đang ăn hàng ngày.

    Đất đai của Nhật vốn dĩ cằn cỗi. Nhưng với những món ăn truyền thống của Nhật từ xa xưa với các loại ngũ cốc, rau củ, cá, rong biển.. được nuôi trồng trên chính đất Nhật, người Nhật đã tạo được sự cân bằng trong cơ thể mình. Và theo tôi, đấy cũng chính là sự cân bằng của tự nhiên.
     
    Libra1110Cổ Ngữ thích bài này.
  7. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Các Loại Nông Sản Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Đều Không Có Năng Lượng Sống

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tất cả các vật trong tự nhiên đều có liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và duy trì sự cân bằng hết sức tinh tế. Chính vì vậy kể cả những thứ "không cần thiết" trong mắt loài người cũng đều là những thứ "thiết yếu" với tự nhiên.

    Trong canh tác nông nghiệp, nhiều người cho rằng nên dùng thuốc bảo vệ thực vật để phòng tránh côn trùng có hại. Tuy nhiên, bản thân cái tên côn trùng có hại này cũng chỉ là cái tên mà con người tự đặt cho chúng theo cảm nhận của chính con người mà thôi. Trong tự nhiên không tồn tại loài côn trùng có hại nào cả.

    Con người luôn rất ghét các loài côn trùng bám lên cây trồng, nhưng dù là côn trùng có hại hay có lợi, nhờ có chúng bám lên cây mà có thể tăng các chất dinh dưỡng cho cây. Đó chính "chitin-chitosan". Chitin-chitosan được biết đến là chất có trong vỏ tôm, cua. Lớp giáp cứng bao quanh côn trùng cũng được cấu thành từ chất này. Khi côn trùng bám lên cây trồng, như lá cây, lá cây sẽ tiết ra các enzyme "chitosanase" và "chitinase", hấp thu một lượng rất nhỏ, khoảng một phần vài trăm triệu nanogram chitin-chitosan từ chân hay thân thể của côn trùng và biến nó thành chất dinh dưỡng cho cây. Và, các chất dinh dưỡng được hấp thu vào cây từ các loại côn trùng sẽ giúp duy trì sự sống cho các động vật ăn thực vật đó. Tuy nhiên, hiện nay chuỗi dinh dưỡng này lại đang bị cắt đứt bằng chiếc kéo tên là thuốc bảo vệ thực vật mà con người đang sử dụng. Thay vì chitin-chitosan, các loại thuốc bảo vệ thực vật được dùng để phòng tránh côn trùng bị hấp thu vào trong rau củ và phá hoại sức khỏe của những người ăn các loại rau củ đó. Hơn nữa, các loại thuốc bảo vệ thực vật này còn lấy đi sinh mạng của các loài sinh vật sống trong đất, vốn là nguồn năng lượng cho các loại cây trồng.

    Các vùng đất thường xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ không có giun đất cũng như các loại vi khuẩn làm giàu cho đất. Tại các mảnh đất cằn cỗi, nghèo nàn và còn bị tước hết nguồn năng lượng sống, cây trồng không thể phát triển được, thế nên con người lại sử dụng thêm phân bón hóa học. Dưới tác dụng của các loại thuốc hóa học, cây có thể phát triển, nhưng chúng sẽ phát triển mà không mang trong mình năng lượng sống nào cả. Đây cũng chính là lý do vì sao hàm lượng chất dinh dưỡng trong rau củ của Nhật lại giảm theo từng năm.

    Tuy nhiên, các thiệt hại do con người gây nên trong nông nghiệp không chỉ có thuốc trừ sâu.

    Vấn đề thứ hai của nông nghiệp chính là "nước". Nước dùng trong nông nghiệp ở Nhật Bản không được tiêu độc bằng lượng lớn clo như nước sinh hoạt, nhưng do ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật, nước ô nhiễm từ các con sông, hay nước thải sinh hoạt.. trong nước dùng cho nông nghiệp chứa rất nhiều chất ô nhiễm.

    Để trưởng thành cây cối cần rất nhiều nước. Hiện nay, con người đã biết rằng các chất độc xâm nhập vào cơ thể có thể được bài tiết ra ngoài phần nào nhờ uống nước tốt. Cây trồng cũng giống như vậy. Tuy nhiên, bản thân nguồn nước vốn dùng để thanh lọc các độc tố trong cây trồng lại bị nhiễm bẩn, dẫn đến các độc tố trong cây trồng lại tích tụ nhiều hơn.

    Vấn đề thứ ba chúng ta gặp phải đó là trồng rau trong nhà kính. Thực tế, việc trồng rau trong nhà kính trên khắp Nhật Bản chính là kỹ thuật độc đáo của Nhật và không có ở Mỹ. Mục đích của việc dùng nhà kính chính là để giảm sự phá hoại của côn trùng, quản lý nhiệt độ. Ngoài ra, còn một công dụng nữa mà ít ai biết đến đó là ngăn cản các tia tử ngoại bằng các tấm nhựa. Bản thân thực vật không thể di chuyển giống nhu động vật. Chính vì vậy, chúng phải tiếp xúc với một lượng lớn các tia tử ngoại.

    Vì tia cực tím sẽ khiến sản sinh ra các gốc tự do cực mạnh và thúc đẩy quá trình oxy hóa trong cơ thể động thực vật nên để tự bảo vệ mình, thực vật có khả năng tạo ra trong cơ thể một lượng lớn các chất chống oxy hóa. Đó chính là các loại vitamin như A, C, E, hay các loại polyphenol như flavonoid, isoflavones, catechin có trong thực vật. Các chất chống oxy hóa này sẽ được tạo ra khi thực vật tiếp xúc với các tia tử ngoại. Như vậy, khi dùng các tấm nhựa trong nhà kính để chặn ánh nắng mặt trời, ta đã làm giảm lượng tia tử ngoại chiếu vào thực vật, do đó cũng làm giảm lượng chất chống oxy hóa như vitamin hay polyphnol có trong thực vật.

    Nền nông nghiệp Nhật Bản hiện nay đang ưu tiên tạo ra các loại cây trồng bóng bẩy đẹp mã hơn là chú ý đến giá trị dinh dưỡng bên trong. Các loài phát triển trong tự nhiên đều sẽ có vết sâu cắn, kích cỡ to nhỏ không đều, và không thể nào đẹp mã được như vậy. Nhưng bù lại, trong chúng lại chứa rất nhiều "năng lượng".

    Quả bí ngô trồng ở Nhật mềm đến nỗi chỉ cần bấm nhẹ một cái là ngón tay đã bấm sâu vào trong, trong khi quả bí ngô được trồng ngoài sương gió ở Mỹ lại cứng đến nỗi dùng dao cũng khó mà bổ ra được.

    Con người lấy năng lượng từ thực phẩm, do đó nếu bản thân thực phẩm không còn năng lượng thì chúng ta dù ăn bao nhiêu cũng không khỏe được. Những ai không ăn các thực phẩm nuôi trồng trong điều kiện tự nhiên thì không thể sống khỏe mạnh trong thế giới tự nhiên được.

    Thứ duy trì sức khỏe của bạn chính là những gì bạn đang ăn hàng ngày. Những món ăn này được lựa chọn theo tiêu chuẩn nào sẽ quyết định tình trạng sức khỏe của bạn.

    Hiện nay vẫn còn nhiều hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học, nhưng các phương pháp canh tác không sử dụng thuốc hóa học hay phương pháp trồng rau hữu cơ đang bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Tất nhiên là giá của các loại rau củ trồng theo phương pháp này đắt hơn các sản phẩm thông thường, nhưng với tôi, đó chính là "giá của sự sống".

    Chỉ sự sống mới nuôi dưỡng được sự sống. Thực vật giàu năng lượng sống chỉ có thể trồng trên đất đai màu mỡ, giàu năng lượng. Nếu các vi khuẩn trong đất khỏe mạnh, các loại rau củ, hoa quả, ngũ cốc cũng phát triển khỏe mạnh. Các loại thực vật phát triển khỏe mạnh, khi vào cơ thể cũng giúp các vi khuẩn đường ruột phát triển khỏe mạnh.

    Nếu phải ăn các loại rau củ bị ô nhiễm bởi thuốc nông nghiệp, tôi nghĩ thà ăn các loại cây bị biến đổi gen còn an toàn hơn. Cây trồng biến đổi gen là loại cây trồng đã bị con người làm thay đổi cấu trúc gen, biến thành loại cây khiến các loại côn trùng không thích bám lên hoặc cho nhiều trái. Trồng các loại cây này có ưu điểm, do sâu ít bám nên không cần thiết phải sử dụng thuốc nông nghiệp.

    Nếu hỏi tôi trong hai loại rau củ trên tôi chọn loại nào, tôi sẽ bỏ qua loại rau có sử dụng thuốc và chọn loại rau đã bị biến đổi gen, dù biết rằng loại này cũng không tốt cho cơ thể con người. Bởi không có thứ gì nguy hiểm hơn các loại thuốc bảo vệ thực vật.
     
    Libra1110Cổ Ngữ thích bài này.
  8. Nyanko

    Bài viết:
    380
    "Tình Yêu" Giúp Tăng Cường Sức Đề Kháng

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Con người không thể chỉ sống trong bánh mì", đây là giáo lý của Kito giáo, đồng thời cũng là một triết lý tự nhiên mà nhiều người bệnh đã chỉ cho tôi.

    Có một thực tế là khi bệnh nhân đạt được một mục tiêu nào đó, căn bệnh của anh ta sẽ được phục hồi một cách kỳ diệu. Trên thế giới có nhiều người rất đau đớn vì ung thư, nhưng sau những đau đớn ấy, vì một nguyên cớ nào đấy, họ lại cảm thấy biết ơn cuộc đời và từ đó, căn bệnh của họ được phục hồi từng chút một.

    Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều ẩn giấu những khả năng vô hạn. Khi khả năng ấy được khai mở, các enzyme trong cơ thể được kích thích tạo ra năng lượng, cứu con người từ bờ vực của cái chết.

    Ngược lại, một người dù khỏe mạnh đến đâu, nhưng lúc nào cũng đắm chìm trong những suy nghĩ tiêu cực, luôn sống cô đơn một mình và nghĩ mình thật bất hạnh thì các enzyme trong cơ thể sẽ dần dần mất đi sức mạnh của mình.

    Chính vì vậy, tôi cho rằng việc điều trị bệnh ung thư không khó như chúng ta vẫn tưởng. Nếu người đó thật lòng tin tưởng mình có thể chữa khỏi bệnh, và nhận ra rằng mình yêu thương ai đó từ tận đáy lòng thì việc khỏi bệnh không phải là không thể.

    Nếu một người có niềm tin vững chắc rằng mình muốn sống đến lúc đứa cháu yêu của mình tốt nghiệp, kết hôn rồi có con thì người đó sẽ sống đến lúc đấy.

    Tùy thuộc vào động lực của một người mạnh mẽ đến đâu mà người đấy có thể mở ra những khả năng vô hạn của bản thân.

    Việc chữa bệnh không đơn thuần chỉ là cắt bỏ những bộ phận hư thối, uống các loại thuốc, mà còn tạo động lực giúp người bệnh cảm thấy hạnh phúc tận sâu trong tâm hồn. Chính vì vậy, một bác sĩ thực sự giỏi là người có thể truyền được cho bệnh nhân nguồn động lực ấy. Và tôi vẫn luôn muốn trở thành một bác sĩ như vậy.

    Vậy điều gì sẽ trở thành động lực mạnh mẽ nhất đối với người bệnh.

    Đó chắc hẳn chính là "tình yêu".

    Tình yêu nam nữ, tình thân cha mẹ - con cái, tình cảm bạn bè.. có rất nhiều loại tình yêu. Nhưng dù đối tượng là ai, thì tất cả động lực, sức khỏe, niềm hạnh phúc.. đều sinh ra từ tình yêu với ai đó.

    Để có thể khỏe mạnh, nhất định trong chúng ta phải có tình yêu thương một ai đó. Con người không thể hạnh phúc khi có một mình. Người hạnh phúc là người thỏa mãn trong "tình yêu" mà bắt đầu là tình yêu thương của cha mẹ, sau đó sẽ là những người bạn, người đồng hành trong cuộc sống, từ đó tạo nên một sức sống mới. Đây cũng chính là quá trình phát triển của tình yêu, từ nhận được tình yêu, nuôi dưỡng tình yêu và cho đi tình yêu.

    Nhờ các xét nghiệm máu mà ta biết được rằng khi con người cảm thấy thực sự hạnh phúc, khả năng miễn dịch của cơ thể được tăng lên. Và khả năng miễn dịch tăng là nhờ có các enzyme diệu kỳ, thế nên có thể nói ở những người hạnh phúc, enzyme diệu kỳ của họ tích trữ rất đầy đủ.

    Ngoài ra, khi cảm thấy hạnh phúc, hệ thần kinh sẽ bị chi phối bởi thần kinh phó giao cảm, do đó con người sẽ giảm bớt căng thẳng, và khi căng thẳng được giảm bớt, quá trình sản sinh các gốc tự do bị ức chế, các lợi khuẩn trong đường ruột sẽ phát triển. Tình trạng môi trường đường ruột tốt lên sẽ thông qua thần kinh phó giao cảm, truyền đến vùng dưới đồi của não và để đại não tiếp nhận, khi đó, con người lại một lần nữa cảm thấy "ôi, thật hạnh phúc".

    Nói tóm lại, khi chúng ta cảm thấy thực sự hạnh phúc cũng là lúc vòng tròn hạnh phúc bắt đầu chuyển động: Cảm giác hạnh phúc -> thần kinh phó giao cảm chi phối -> giảm căng thẳng -> cân bằng đường ruột tốt hơn -> thần kinh phó giao cảm chi phối -> truyền tín hiệu đến vùng dưới đồi -> cảm giác hạnh phúc.

    Trong cơ thể con người, dù là hệ miễn dịch hay hệ thống nội tiết, không có cơ quan, hệ thống nào hoạt động độc lập, một mình cả. Tất cả đều ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, và khi chúng tạo nên một vòng tròn hoạt động tốt, toàn bộ cơ thể cũng sẽ được cải thiện đồng loạt. Khi vòng tròn hạnh phúc chuyển động, các vi khuẩn đường ruột cũng được hoạt động trong môi trường tốt hơn do đó có thể tạo ra lượng lớn các enzyme diệu kỳ cho cơ thể. Khi các enzyme diệu kỳ được kích thích sản sinh nhiều, sẽ dẫn đến kích thích hoạt động của các tế bào trong cơ thể.

    Trong khi khả năng tự chữa bệnh của con người được kích thích do người đó thấy hạnh phúc khi yêu thương người khác thì nhờ có vòng tròn hạnh phúc này, hoạt động sản sinh enzyme diệu kỳ với số lượng lớn cũng bắt đầu.

    Yêu thương một ai đó chính là một chương rất quan trọng trong "kịch bản của sự sống" con người chúng ta. Và tôi hi vọng, các bạn cũng có thể nhận ra điều này.

    Class= "calibre5" >Tất cả đều được viết trong "kịch bản của sự sống"

    Nếu chỉ xem xét cơ thể dưới góc độ từng bộ phận, ta sẽ bỏ qua nhiều điều quan trọng. Tương tự như vậy, nếu chỉ nhìn con người dưới góc độ thân xác hiện hữu cũng là một điều sai lầm. Tâm hồn và thể xác con người có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.

    Khi bạn chịu áp lực về mặt tinh thần, ví dụ như trong công việc, cơ thể sẽ bị chi phối bởi thần kinh giao cảm. Ngược lại, khi trái tim con người tràn đầy hạnh phúc, cơ thể con người sẽ bị chi phối bởi thần kinh phó giao cảm.

    Buổi tối, trong lúc chúng ta đang ngủ, thể lực của chúng ta được phục hồi là do lúc này, cơ thể đã chuyển cho thần kinh phó giao cảm điều hành. Những người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực trong tinh thần, sẽ duy trì chế độ ăn không tốt cho cơ thể dẫn đến cân bằng trong cơ thể đi xuống nhanh chóng. Quá trình dẫn đến bệnh tật không chỉ có một. Và tất cả đều có liên hệ với nhau. Nguyên nhân tinh thần, nguyên nhân cơ thể, nguyên nhân môi trường, tất cả kết hợp với nhau sinh ra "vòng tuần hoàn xấu" và tiến triển thành bệnh tật.

    Chế độ ăn uống kém sẽ khiến sản sinh số lượng lớn các gốc tự do trong cơ thể, các tình cảm tiêu cực như thù hận, ganh tị cũng gây ra tác hại giống như vậy. Vì vậy, không chỉ có thực hiện chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt tốt mà việc duy trì tinh thần trong trạng thái ổn định, yên lành cũng là điều hết sức quan trọng để sống khỏe.

    Tương tự như vậy, ngay cả trong số những người mắc bệnh ung thư, có những người vì bệnh ung thư ác tính, phát triển mạnh nên chỉ trong một thời gian ngắn đã qua đời, nhưng cũng có những người bệnh không phát nặng đến như thế và vẫn tiếp tục sống. Sự khác biệt giữa những người này theo tôi chính là sự khác biệt về thể lực của những người mắc bệnh, hay còn gọi là "vật chủ".

    Ung thư di căn, tái phát ung thư.. đều là do thể lực của vật chủ suy giảm. Vậy, thể lực này là gì, theo tôi đó chính là lượng enzyme diệu kỳ mà người đấy có. Nếu vật chủ có một lượng enzyme diệu kỳ nhất định, dù bệnh ung thư có phát triển trong cơ thể thì cũng không thể phát triển quá mạnh mẽ. Ngược lại, nếu lượng enzyme diệu kỳ ít, ngay lập tức bệnh ung thư sẽ phát tác mạnh hơn. Và ở những người có nhiều enzyme diệu kỳ, các bệnh như ung thư sẽ không xuất hiện ngay từ đầu.

    Nếu nhìn từ không gian vũ trụ to lớn, con người chúng ta chỉ là một tồn tại nhỏ bé đến mức chưa bằng một con vi rút. Nếu xét theo thời gian của vũ trụ, thi thời gian của đời người cũng chỉ ngắn như một cái chớp mắt mà thôi.

    Tuy nhiên, chính vì sự tồn tại phù du ngắn ngủi như thế, tôi mới luôn muốn sống lâu nhất, khỏe mạnh nhất có thể. Và tôi cũng hi vọng phần đông trong các bạn đều muốn sống như vậy. Đó cũng là lý do vì sao tôi hay khuyên mọi người cứ tươi trẻ lên, hãy chăm lo sức khỏe, hay học hỏi nhiều điều, hãy tìm cảm hứng trong nhiều thứ mới lạ.

    Tôi biết rằng sinh mệnh con người, trong đó có cả tôi vốn rất nhỏ bé. Nhưng chính vì thế mà tôi lại càng yêu quý, trân trọng sinh mệnh ngắn ngủi của mình hơn.

    Con người không cần phải chịu đựng những đau đớn, bệnh tật trong cuộc đời mình.

    Tất cả những gì cần để sống khỏe mạnh đều được ghi trong "kịch bản sự sống" của mỗi chúng ta. Điều chúng ta phải làm là lắng nghe cơ thể mình. Nếu không nghe thấy tiếng nói từ chính cơ thể mình, hãy học tập tự nhiên. Nếu nhìn vào các quy luật tự nhiên, bạn sẽ nhận ra những điều cần thiết nhất mà tự nhiên chỉ cho bạn.

    Nếu bạn biết khiêm tốn học hỏi tự nhiên, tuân theo "kịch bản của sự sống", thì phần việc còn lại, các enzyme diệu kỳ sẽ giúp bạn có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và tràn đầy năng lượng.

    Duy trì sức khỏe không phải là mục đích của đời người. Mà đó chỉ là một chương không thể thiếu trong hành trình sống một cuộc đời phong phú. Điều quan trọng là bạn phải biết vận dụng cơ thể khỏe mạnh của mình để sống theo những gì chúng ta luôn mơ ước.

    Dù có sống đến 120 tuổi, tôi vẫn luôn cho rằng "nhân sinh thật ngắn ngủi". Đó là bởi cuộc đời này tràn ngập những điều tôi muốn làm. Thêm vào đó, chúng đều là những việc đòi hỏi động lực và trạng thái sức khỏe tốt, cơ thể tràn đầy năng lượng mới có thể thực hiện được.

    Nhân sinh thật ngắn ngủi. Chính vì ngắn ngủi như vậy nên tôi luôn hi vọng mọi người, có thể sống một cuộc sống tuyệt vời.
     
    Libra1110Cổ Ngữ thích bài này.
  9. Nyanko

    Bài viết:
    380
    Chương Kết: Từ Entropy Đến Shintropy

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tháng Ba năm nay (năm 2005) tôi vừa tròn 70 tuổi. Thỉnh thoảng gặp các bạn đồng niên của minh, tôi đều hiểu rất rõ trong 70 năm qua họ đã sống như thế nào. Có người thực sự đã già rồi, trông họ đúng như một "bà lão" hay "ông lão", nhưng cũng có người vẫn còn rất trẻ khỏe.

    Sự khác biệt đó đến từ sự khác nhau trong "thói quen ăn uống", "thói quen sinh hoạt", "nước", "giấc ngủ", "môi trường sống", và cả "động lực sống". Cơ thể con người không bao giờ biết nói dối. Cách một người tiến bước trên bước đường nhân sinh của mình đều được thể hiện hết trên chính cơ thể người đó.

    Trong số tất cả các sinh vật trong đó có loài người, từ khi sinh ra đã bắt đầu bước đi hướng về "cái chết". Chắc chắn là sẽ có điều này, bởi bất cứ sinh mệnh nào rồi cũng có lúc phải chết. Đó chính là quy luật của tự nhiên.

    Nhưng chúng ta có thể thay đổi tốc độ của những bước đi đó.

    Nếu có người đi hết con đường này chỉ vẻn vẹn trong 40 năm với những căng thẳng cả về thể xác lẫn tinh thần, thì cũng có những người lựa chọn yêu quý cơ thể, tâm hồn mình, vừa đi họ vừa ngắm cảnh, kết bạn, tìm bạn đồng hành cho mình, và họ đi từ từ cho đến hết con đường đấy trong 100 năm.

    Lựa chọn đường đi như thế nào là quyền tự do của chúng ta, nhưng đích đến của tất cả lại đều giống nhau. Như vậy, trải nghiệm cuộc đời một cách từ tốn chẳng phải là tốt hơn sao.

    Ví dụ, ở đây tôi có một chiếc đinh. Chiếc đinh này rồi sẽ có lúc bị hoen gỉ và mục nát. Quá trình sự vật sự việc tiến đến sự hủy diệt, sụp đổ như vậy gọi là "entropy".

    Tốc độ của quá trình entropy này thay đổi rất nhiều tùy vào môi trường. Ở những vùng ven biển, không khí có chứa nhiều muối, thế nên cây đinh rất dễ bị hoen gỉ. Nhưng nếu vẫn ở những vùng đấy, ta định kỳ phun sơn hay bôi dầu cho chiếc đinh thì quá trình hoen gỉ này sẽ được kiềm hãm lại.

    Quá trình làm chậm lại entropy, khôi phục, tái sinh, phục hồi lại sụ hủy diệt như vậy gọi là "shintropy".

    Tất cả mọi sự sống đều có chung vận mệnh là "cái chết", cũng có nghĩa là mọi sinh mệnh đang tồn tại trong quá trình entropy. Tuy nhiên, tạo hóa đã ban cho các sinh mệnh đồng thời cả hai khả năng entropy và shintropy. Chúng ta có thể quan sát thấy một trong số các quá trình shintropy trong tự nhiên, khi sinh vật tạo ra sự sống mới bằng chính một bộ phận trên cơ thể mình.

    Với động vật, đó là quá trình trứng của cơ thể mẹ kết hợp với tinh trùng của cơ thể bố tạo nên một sự sống mới. Với thực vật, đó là khi cây mẹ dù mục nát nhưng vẫn tạo ra các mầm non từ hạt hay từ chóp rễ. Ở các loài cá như cá hồi, đó là khi cá bố mẹ sinh ra cá con thế chỗ cho sự sống của chính mình. Đó chính là thời điểm mà entropy chuyển thành shintropy.

    Dù là entropy hay shintropy thì đó đều là quy luật của tự nhiên.

    Con người chúng ta tái sinh mỗi ngày nhờ quá trình trao đổi chất. Dù có bị sinh bệnh cũng đã có cơ chế chữa bệnh tự nhiên. Những cơ chế này đều là cơ chế shintropy mà tạo hóa đã ban cho chúng ta.

    Tuy nhiên, để cơ chế shintropy hoạt động chính xác, hiệu quả, chúng ta cần sống theo đúng quy luật của tự nhiên. Đó chính là "chế độ ăn uống tốt", "thói quen sinh hoạt tốt" mà tôi đã đề cập trong cuốn sách này.

    Với con người, còn có một sức mạnh nữa giúp quá trình entropy chuyển thành shintropy. Đó chính là "sức mạnh tinh thần".

    Trong cuốn sách này, tôi đã rất nhiều lần đề cập đến việc "động lực sống" và "hạnh phúc" có vai trò quan trọng để sống khỏe mạnh hơn. Nguyên nhân chính là tôi muốn để cho các bạn thấy được tinh thần có khả năng tác động một cách to lớn đến các chức năng trong cơ thể.

    Trong nền y học chuyên biệt hóa hiện nay, sức ảnh hưởng của tinh thần lên thân thể như động lực sống luôn bị xem nhẹ. Tuy nhiên, động lực sống lại là điều không thể thiếu để con người có thể sống khỏe mạnh và tươi trẻ.

    Những người ở vị trí được mọi người chú ý đến như diễn viên, ca sỹ, chính trị gia, doanh nhân đều trông tươi trẻ hơn rất nhiều so với tuổi thực. Đó chính là do ý thức "bản thân đang được mọi người chú ý" đã kích thích động lực sống của họ.

    Điều này cũng giống với các nhân viên thông thường. Tôi vẫn hay nghe thấy những chuyện như những người mà chỉ một thời gian ngắn trước vẫn còn đang hoàn thành một đống công việc, ngay khi nghỉ hưu, họ sẽ già đi một cách nhanh chóng. Nguyên nhân lớn nhất chính là "động lực giảm sút". Chính vì vậy, khi không còn say mê làm việc thì động lực lại càng giảm sút và có khi là mất hết. Gần đây tôi cũng hay nghe chuyện ngày càng nhiều nam giới cao tuổi tự sát cũng là vì thế.

    Nếu bạn đọc cuốn sách này và nghĩ: "Ôi, phải dừng ăn mấy món bị gỉ sét đấy lại thôi", "mình phải bỏ sữa thôi", "từ giờ phải uống nước tốt nào", "hãy sống thật hạnh phúc nào".. thì thời điểm đó, trong cơ thể của bạn, quá trình entropy đã bắt đầu chuyển đổi sang shintropy rồi.

    Tất nhiên sau đó bạn cần phải củng cố động lực của mình bằng những hành động cụ thể. Nếu bạn chỉ nghĩ trong đầu là "ăn thức ăn tốt", "uống nước tốt", "bỏ rượu bia, thuốc lá".. mà không có các hành động cụ thể đi kèm thì các cảm giác tội lỗi, cảm giác không thành công "mặc dù mình đã quyết tâm nhưng lại không làm được" sẽ làm giảm động lực và sự hạnh phúc của bạn.

    Điều quan trọng là ta phải có hiểu biết đúng đắn và hành động đúng đắn.

    Dù có hiểu biết đúng đắn mà không chuyển thành hành động thì cũng không có ý nghĩa gì cả.

    Năm 1996, các căn bệnh từ trước vẫn được gọi là "bệnh người lớn" đã được chuyển thành "bệnh liên quan đến lối sống sinh hoạt". Tuy nhiên, mỗi khi có cơ hội, tôi đều nói rằng: "Đây không phải là bệnh liên quan đến lối sống sinh hoạt, mà là bệnh do thiếu khả năng tự quản lý bản thân". Có lẽ nói như vậy là quá cay nghiệt với những ai đang bị bệnh. Những người này vì thiếu hiểu biết đúng đắn mà mắc bệnh, còn kẻ sai có lẽ chính là xã hội và bác sĩ, giống như vụ "nhiễm độc AIDS" (những năm 1980 ở Nhật).

    Mặc dù vậy tôi vẫn sử dụng cái tên "bệnh do thiếu khả năng tự quản lý bản thân" bởi nếu bản thân người đó có thể quản lý chính mình, anh ta sẽ nhận thức được rõ ràng các căn bệnh có thể phòng tránh.

    Mặc dù tôi vừa mới nói, việc mọi người không có nhận thức đúng đắn là trách nhiệm của xã hội và các bác sĩ, nhưng vấn đề này từ trước đến nay vẫn không thể giải quyết triệt để được. Thậm chí trong số các bác sĩ tôi biết, có nhiều người đã bị ung thư, tiểu đường.. Mười mấy năm về trước, tôi đã từng đọc một tờ tạp chí đề cập rằng tuổi thọ trung bình của các bác sĩ Mỹ là 58 tuổi.

    Nói tóm lại, cho đến hiện tại, ngay cả các bác sĩ, những người có chuyên môn về sứcc khỏe, cũng có rất nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về vấn đề này.

    Cuốn sách này là những điều "đúng đắn" mà tôi đã học được từ 300.000 trường hợp lâm sàng. Tuy nhiên, nếu chỉ đọc cuốn sách này, bạn không thể khỏe mạnh được. Thứ tạo nên sức khỏe của bạn chính là những hành động bạn đang làm mỗi ngày và sự duy trì không ngừng nghỉ của những hành động đó.

    Nếu duy trì được thói quen tốt, bạn có thể tổng hợp được sức mạnh to lớn từ những điều nhỏ bé nhất. Chưa bao giờ là "quá muộn" để bạn bắt đầu làm những điều đúng đắn.

    Các tế bào trong có thể con người, tùy vào mỗi bộ phận lại có những đặc điểm khác nhau. Nhưng thông thường, nếu bạn duy trì được khoảng 120 ngày, hầu hết các tế bào trong cơ thể sẽ cải biến. Chính vì vậy, với những người lần đầu thực hiện theo "phương pháp ăn uống Shinya", tôi luôn yêu cầu họ cố gắng duy trì "chế độ ăn uống tốt" và "thói quen sinh hoạt tốt" trong bốn tháng.

    Nếu có thể duy trì sinh hoạt hỗ trợ cho quá trình shintropy trong cơ thể hoạt động thì dù chỉ bốn tháng, cơ thể cũng sẽ thay đổi rất đáng kể.

    Khi bạn ăn thức ăn tốt, sinh hoạt điều độ, uống nước tốt, hấp thu dinh dưỡng đầy đủ, vận động thích hợp, nâng cao động lực sống, hay nói cách khác, khi bạn sống trong hạnh phúc, thì người vui nhất chính là thân thể của bạn. Bởi cơ thể của bạn vẫn đang nỗ lực hằng ngày để khỏe mạnh hơn, dù cho bạn có sinh hoạt không điều độ đến đâu đi chăng nữa.

    Nếu các bạn có thể đọc cuốn sách này, chuyển kiến thức thành hành động và có thể cảm nhận sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ thể mình, dù chỉ có một người thôi, thì đó cũng là niềm hạnh phúc không gì sánh được với các bác sĩ chúng tôi.

    --- HẾT ---
     
    Libra1110, Cổ Ngữ, meomeohh2 người khác thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...